1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Tóm tắt hướng dẫn quản lý huyết áp tăng và tăng huyết áp ESC 2024

Tóm tắt hướng dẫn quản lý huyết áp tăng và tăng huyết áp ESC 2024

Tóm tắt hướng dẫn quản lý huyết áp tăng và tăng huyết áp ESC 2024

 Tài liệu nguồn: ESC Guidelines 2024

Khoa Nội tim mạch – Viện tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tải PDF TẠI ĐÂY

1 Lưu ý trong Hướng dẫn ESC 2024

1.1 Phân loại khuyến cáo và mức chứng cứ

Loại khuyến cáo Định nghĩa Gợi ý sử dụng
Loại I Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều trị mang lại lợi ích và hiệu quả. Được khuyến cáo/chỉ định
Loại II Chứng cứ đang còn bàn cãi và/hoặc ý kiến khác nhau về sự hữu ích/hiệu quả của việc điều trị  
Nhóm IIa Phần lớn chứng cứ/ý kiến chưa có thấy hiệu quả/hữu ích. Nên được xem xét
Nhóm IIb Chứng cứ/ý kiến chưa cho thấy hiệu quả/hữu ích. Có thể được xem xét
Loại III Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều trị không mang lại lợi ích và hiệu quả, trong vài trường hợp có thể gây nguy hại. Không được khuyến cáo

 

Mức chứng cứ A Dữ liệu có từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các phân tích gộp.
Mức chứng cứ B Dữ liệu có từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên.
Mức chứng cứ C Sự đồng thuận của các chuyên gia và/hoặc các nghiên cứu nhỏ, các nghiên cứu hồi cứu.

1.2 Những điểm lưu ý

Tiêu đề đã thay đổi từ "Hướng dẫn về quản lý tăng huyết áp động mạch" thành "Hướng dẫn về quản lý huyết áp tăng và tăng huyết áp."

Điều này dựa trên bằng chứng cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) liên quan đến Huyết Áp (BP) là theo thang đo liên tục, không phải là thang đo nhị phân của huyết áp bình thường so với tăng huyết áp.

Hướng dẫn năm 2024 vẫn tiếp tục định nghĩa tăng huyết áp là huyết áp tâm thu đo tại phòng khám ≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg.

Tuy nhiên, một phân loại mới gọi là “huyết áp tăng" đã được giới thiệu. Huyết Áp tăng được định nghĩa là huyết áp tâm thu đo tại phòng khám từ 120–139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 70–89 mmHg.

Một thay đổi lớn dựa trên bằng chứng trong Hướng dẫn năm 2024 là khuyến cáo hướng tới mục tiêu huyết áp tâm thu 120–129 mmHg ở người lớn đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.

Có một số lưu ý quan trọng đối với khuyến cáo này, bao gồm:

(i) điều trị đạt mục tiêu phải được bệnh nhân dung nạp tốt.

(ii) thực tế rằng các mục tiêu Huyết Áp có thể được cân nhắc cao hơn một chút ở những người có hạ huyết áp tư thế có triệu chứng, từ 85 tuổi trở lên, suy yếu từ mức độ trung bình đến nặng hoặc có tuổi thọ giới hạn.

(iii) nhấn mạnh đo Huyết Áp ngoài phòng khám để xác nhận rằng mục tiêu Huyết Áp tâm thu 120 - 129 mmHg. Nhấn mạnh việc quyết định lâm sàng cá nhân hoá.

2 Khuyến cáo mới

Các mục khuyến cáo mới bao gồm:

  • 5. Đo huyết áp
  • 6. Định nghĩa và phân loại huyết áp tăng (elevated blood pressure) và
  • Tăng huyết áp (hypertension), đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch
  • 7. Chẩn đoán tăng huyết áp và nguyên nhân gây tăng huyết áp
  • 8. Phòng ngừa và điều trị huyết áp tăng
  • 9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể
  • 10. Hạ huyết áp cấp tính và ngắn hạn
  • 11. Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm trong điều trị tăng huyết áp
Khuyến cáo Loại khuyến cáo Mức chứng cứ
5. Đo huyết áp    
Khuyến cáo đo huyết áp bằng thiết bị đã được kiểm định và hiệu chuẩn, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật đo và áp dụng phương pháp nhất quán đối với mỗi bệnh nhân. I B

Khuyến cáo đo huyết áp ngoài phòng khám cho mục đích chẩn đoán, đặc biệt vì có thể phát hiện cả tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu.

Trong trường hợp không khả thi về trang thiết bị vận hành và/hoặc kinh tế để thực hiện đo huyết áp ngoài phòng khám, khuyến cáo chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách đo huyết áp nhiều lần tại phòng khám, sử dụng kỹ thuật đo chuẩn.

I B
Hầu hết các thiết bị đo huyết áp tự động chưa được tin dùng để đo huyết áp trong rung nhĩ; trong những trường hợp này, nếu có thể nên cân nhắc sử dụng phương pháp đo thủ công sử dụng kỹ thuật nghe thông thường. IIa C

Đánh giá hạ huyết áp tư thế (giảm ≥20 mmHg huyết áp tâm thu và/hoặc ≥10 mmHg huyết áp tâm trương sau 1 và/hoặc 3 phút đứng dậy) nên được cân nhắc trong chẩn đoán ban đầu huyết áp tăng hoặc hạ huyết áp; Nếu sau đó nếu xuất hiện các triệu chứng gợi ý, tiếp tục cân nhắc thực hiện.

Đánh giá hạ huyết áp tư thế nên được thực hiện sau khi bệnh nhân nằm hoặc ngồi yên trong 5 phút.

IIa C
6. Định nghĩa và phân loại huyết áp tăng (elevated blood pressure) và tăng huyết áp (hypertension), đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch    

Khuyến cáo sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên yếu tố nguy cơ (risk-based approach) trong điều trị huyết áp tăng.

Những người được coi là có nguy cơ cao hơn xuất hiện các biến cố tim mạch bao gồm: có bệnh thận mạn tính (CKD) mức độ từ trung bình đến nặng, bệnh tim mạch (CVD) đã được xác định, tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp (HMOD), bệnh tiểu đường hoặc tăng cholesterol máu di truyền.

I B
Khuyến cáo những người có huyết ap tăng và nguy cơ bệnh tim mạch theo thang điểm SCORE2 hoặc SCORE2-OP ≥10% nên được coi là có nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch (với mục đích quản lý huyết áp tăng dựa trên yếu tố nguy cơ, bất kể tuổi tác) I B
Thang điểm SCORE2-Diabetes nên được dùng để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có huyết áp tăng, đặc biệt là đối với người dưới 60 tuổi. IIa B
Tiền sử các biến chứng trong thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, sinh non, tiền sản giật, một hoặc nhiều lần thai chết lưu, sẩy thai tái phát) là các yếu tố điều chỉnh nguy cơ đặc thù theo giới tính cần được cân nhắc để phân loại cao hơn đối với những cá nhân có huyết áp tăng và nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm ở mức biên (từ 5% đến dưới 10%). IIa B
Chủng tộc có nguy cơ cao (ví dụ: Chủng Nam Á), tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch khởi phát sớm, khó khăn về kinh tế xã hội, rối loạn viêm tự miễn, HIV, và bệnh tâm thần nặng là các yếu tố điều chỉnh nguy cơ chung cho cả hai giới tính cần được cân nhắc để phân loại cao hơn đối với những cá nhân có huyết áp tăng và nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm ở mức biên (từ 5% đến dưới 10%). IIa B
Sau khi đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch (CVD) dự đoán trong 10 năm và các yếu tố điều chỉnh nguy cơ CVD không truyền thống, nếu quyết định điều trị hạ Huyết Áp dựa trên đánh giá nguy cơ vẫn chưa chắc chắn đối với những người có Huyết Áp tăng, có thể cân nhắc đo điểm số vôi hóa động mạch vành (CAC), mảng xơ vữa động mạch cảnh hoặc đùi bằng siêu âm, các biomarker troponin tim có độ nhạy cao hoặc peptide natriuretic loại B, hoặc độ cứng động mạch bằng cách đo vận tốc sóng mạch để cải thiện phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân có nguy cơ CVD trong 10 năm ở mức biên (từ 5% đến dưới 10%) sau khi quyết định chung và cân nhắc chi phí. IIb B
7. Chẩn đoán tăng huyết áp và nguyên nhân gây tăng huyết áp    

Khám sàng lọc khi có cơ hội đối với huyết áp tăng và tăng huyết áp nên được cân nhắc như sau:

  • Ít nhất 3 năm/ 1 lần với người < 40 tuổi.
  • Ít nhất 1 năm/ 1 lần với người ≥40 tuổi trở.
IIa C
Những cá nhân có huyết áp tăng nhưng chưa đạt ngưỡng nguy cơ để điều trị hạ huyết áp thì nên cân nhắc đo lại huyết áp và đánh giá nguy cơ trong vòng 1 năm. IIa C
Các hình thức khác để sàng lọc tăng tăng huyết áp có thể được cân nhắc (như sàng lọc có hệ thống, tự sàng lọc, và sàng lọc không do bác sĩ thực hiện), phụ thuộc vào tính khả thi của từng hình thức ở các quốc gia và hệ thống y tế khác nhau. IIb B
Khuyến cáo đối với cá nhân có nguy cơ bệnh tim mạch tăng mà kết quả đo huyết áp tại phòng khám là 120–139/70–89 mmHg thì cần: đo huyết áp ngoài phòng khám bằng cách sử dụng đo huyết áp lưu động và/hoặc đo huyết áp tại nhà hoặc, nếu không khả thi về mặt hậu cần, thực hiện đo huyết áp tại phòng khám nhiều lần trong hơn một lần thăm khám. I B
Đánh giá khách quan về sự tuân thủ điều trị (bằng cách quan sát trực tiếp khi điều trị hoặc gián tiếp thông qua phát hiện các loại thuốc được kê đơn trong mẫu máu hoặc nước tiểu) nên được cân nhắc trong quá trình thăm khám lâm sàng đối với bệnh nhân có tăng huyết áp kháng trị, nếu nguồn lực cho phép. IIa B
Khuyến cáo với bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn tính từ mức độ trung bình đến nặng cần thực hiện các xét nghiệm đo creatinine huyết thanh, eGFR và tỷ lệ albumin/creatinine trong nước tiểu (ACR) ít nhất mỗi năm một lần. I C
Thang điểm vôi hóa động mạch vành có thể được cân nhắc cho bệnh nhân có huyết áp tăng hoặc tăng huyết áp khi nó có khả năng thay đổi trong việc quản lý điều trị của bệnh nhân. IIb B
Bệnh nhân có tăng huyết áp kháng trị nên được cân nhắc chuyển đến các trung tâm lâm sàng có kinh nghiệm về quản lý huyết áp để thực hiện các xét nghiệm bổ sung. IIa B
Khuyến cáo các bệnh nhân tăng huyết áp có các dấu hiệu gợi ý tăng huyết áp thứ phát (triệu chứng, tiền sử bệnh lý liên quan) nên được sàng lọc để phát hiện tăng huyết áp thứ phát. I B
Cân nhắc sàng lọc cường aldosteron nguyên phát bằng cách đo renin và aldosterone cho tất cả người lớn bị được chẩn đoán tăng huyết áp (Huyết Áp ≥ 140/90 mmHg). IIa B
8. Phòng ngừa và điều trị huyết áp tăng    
Cân nhắc khám sàng lọc khi có cơ hội bằng cách đo huyết áp tại phòng khám để theo dõi tiến triển của huyết áp trong giai đoạn cuối thời kỳ thiếu nhi và thanh thiếu niên, đặc biệt trong trường hợp một hoặc cả cha mẹ bị tăng huyết áp. Mục đích để dự đoán tốt hơn sự phát triển của tăng huyết áp ở người trưởng thành và nguy cơ bệnh tim mạch liên quan. IIa B
Khuyến cáo hạn chế tiêu thụ đường tự do với tối đa là 10% lượng năng lượng tiêu thụ, đặc biệt là các loại đồ uống có đường. Không khuyến khích nên tiêu thụ các loại đồ uống có đường (như nước ngọt và nước ép trái cây), bắt đầu từ khi còn nhỏ. I B
Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp không có bệnh thận mạn tính từ mức độ trung bình đến nặng và có lượng natri tiêu thụ hàng ngày cao, nên cân nhắc tăng lượng Kali tiêu thụ thêm 0,5–1,0 g/ngày — ví dụ bằng cách thay thế natri bằng muối giàu kali (gồm 75% Natri clorua và 25% kali clorua) hoặc thông qua chế độ ăn giàu trái cây và rau củ. IIa A
Đối với bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính hoặc đang dùng các thuốc giữ kali như một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin hoặc spironolacton, nên cân nhắc theo dõi nồng độ kali trong huyết thanh nếu đang tăng lượng kali trong chế độ ăn uống. IIa C
Khuyến cáo uống thuốc vào thời điểm thuận tiện nhất trong ngày đối với bệnh nhân, để hình thành thói quen uống thuốc đều đặn nhằm cải thiện sự tuân thủ điều trị. I B
Ở người lớn có huyết áp tăng và nguy cơ bệnh tim mạch thấp/trung bình (<10% trong 10 năm), khuyến cáo hạ huyết áp bằng các biện pháp thay đổi lối sống và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. I B
Ở người lớn có huyết áp tăng và nguy cơ bệnh tim mạch cao, sau 3 tháng can thiệp cải thiện lối sống, khuyến cáo dùng thuốc hạ huyết áp đối với những cá nhân có huyết áp là ≥130/80 mmHg để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. I A
Khuyến cáo ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp có chẩn đoán xác định huyết áp ≥140/90 mmHg, bất kể nguy cơ bệnh tim mạch là gì, cần nhanh chóng bắt đầu thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị hạ huyết áp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. I A
Khuyến cáo duy trì điều trị bằng thuốc hạ huyết áp suốt đời, ngay cả khi vượt qua tuổi 85, nếu dung nạp tốt. I A

Điều trị hạ huyết áp chỉ nên được cân nhắc từ mức ≥140/90 mmHg (đo tại phòng khám) ở những người đáp ứng các tiêu chí sau (Vì lợi ích trong việc giảm các bệnh lý tim mạch còn chưa chắc chắn trong những trường hợp này, và lưu ý rằng cần theo dõi chặt chẽ khả năng dung nạp điều trị):

  • Hạ huyết áp tư thế có triệu chứng trước khi điều trị;
  • Tuổi >85;
  • Suy yếu trung bình đến nặng có ý nghĩa lâm sàng và/hoặc tuổi thọ dự đoán còn ít (<3 năm).
IIa B
Trường hợp điều trị hạ huyết áp dung nạp kém và không thể đạt được mục tiêu huyết áp tâm thu 120–129 mmHg, khuyến cáo điều trị để đạt được mức huyết áp tâm thu "thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý" (nguyên tắc ALARA). I A
Khi huyết áp đã được kiểm soát và ổn định khi điều trị bằng thuốc hạ huyết áp, nên cân nhắc theo dõi huyết áp và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác ít nhất mỗi năm một lần. IIa C
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Người trẻ tuổi    

Khuyến cáo thực hiện sàng lọc toàn diện các nguyên nhân chính gây tăng huyết áp thứ phát ở người lớn được chẩn đoán tăng huyết áp trước 40 tuổi.

Trường hợp người trẻ tuổi bị béo phì, nên bắt đầu bằng đánh giá hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

I B
SCORE2 chưa được xác thực cho những người dưới 40 tuổi, nên cân nhắc sàng lọc tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp (HMOD) ở những người trẻ tuổi có huyết áp tăng mà không có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác để xác định những cá nhân có thể cần điều trị y tế. IIb B
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa, Khuyến cáo tập thể dục với cường độ thấp đến trung bình cho tất cả phụ nữ mang thai không có chống chỉ định để giảm nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. I B
Cân nhắc sử dụng đo huyết áp lưu động và/hoặc đo huyết áp tại nhà để loại trừ tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu, những tình trạng này thường phổ biến hơn trong thai kỳ. IIa C
Khuyến cáo điều trị huyết áp tăng và tăng huyết áp ở những bệnh nhân lớn tuổi (dưới 85 tuổi), không bị suy yếu từ mức trung bình đến nặng, nên tuân theo các hướng dẫn giống như đối với người trẻ tuổi, với điều kiện là việc điều trị hạ huyết áp được dung nạp tốt. I A
Khi khởi trị hạ huyết áp cho bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên và/hoặc bị suy yếu từ mức trung bình đến nặng (ở bất kỳ độ tuổi nào), nên cân nhắc sử dụng thuốc chẹn kênh calci dihydropyridine tác dụng kéo dài hoặc thuốc ức chế hệ renin-angiotensin (RAS), sau đó, nếu cần thiết, có thể thêm thuốc lợi tiểu liều thấp nếu dung nạp được, nhưng không ưu tiên dùng thuốc chẹn beta (trừ khi có chỉ định bắt buộc) hoặc thuốc chẹn alpha. IIa B
Vì tính an toàn và hiệu quả của điều trị huyết áp ít chắc chắn hơn ở những người bị suy yếu từ mức độ trung bình đến nặng, các bác sĩ nên cân nhắc sàng lọc tình trạng suy yếu ở người lớn tuổi bằng các công cụ lâm sàng đã được kiểm định; các ưu tiên về sức khỏe của bệnh nhân suy yếu và phương pháp quyết định chung nên được cân nhắc khi quyết định các phương pháp điều trị và mục tiêu huyết áp. IIa C
Trước khi bắt đầu hoặc tăng liều dùng thuốc điều trị hạ huyết áp, khuyến cáo kiểm tra hạ huyết áp tư thế bằng cách để bệnh nhân ngồi hoặc nằm trong 5 phút, sau đó đo huyết ap sau 1 và/hoặc 3 phút khi đứng dậy. I B
Khuyến cáp áp dụng các phương pháp không dùng thuốc là biện pháp điều trị đầu tiên cho hạ huyết áp tư thế ở những người bị tăng huyết áp khi nằm. Đối với những bệnh nhân này, khuyến cáo chuyển đổi các loại thuốc hạ huyết áp làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp tư thế sang thuốc hạ huyết áp khác, chứ không chỉ đơn giản là giảm cường độ điều trị. I A
Ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn tính và eGFR >20 mL/phút/1,73 m2, khuyến cáo sử dụng thuốc ức chế SGLT2 để cải thiện kết
quả điều trị trong với đặc tính hạ huyết áp mức độ nhẹ của các thuốc này.
I A
Khuyến cáo điều trị hạ huyết áp bằng thuốc cho những người bị tiền đái tháo đường hoặc béo phì khi: Huyết áp đo tại phòng khám ≥140/90 mmHg hoặc; Huyết Áp tại phòng khám là 130–139/80-89 mmHg và bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm dự đoán là ≥10% hoặc ; Có nguy cơ cao, mặc dù đã trải qua tối đa 3 tháng điều trị bằng thay đổi lối sống. I A

Ở những bệnh nhân có tiền sử hẹp van động mạch chủ và/hoặc hở van động mạch chủ cần điều trị hạ huyết áp, nên cân nhắc sử dụng thuốc chẹn hệ renin- angiotensin (RAS) như một phần của điều trị.

IIa C

Ở những bệnh nhân có tiền sử hở van hai lá từ mức độ trung bình đến nặn cần điều trị hạ huyết áp, nên cân nhắc sử dụng thuốc chẹn hệ renin-angiotensin (RAS) như một phần của điều trị.

IIa C
Cân nhắc tạo hình động mạch thận mà không đặt stent đối với bệnh nhân tăng huyết áp và hẹp động mạch thận do loạn sản cơ gây thay đổi về huyết động. III A
Tạo hình và đặt stent động mạch thận có thể được cân nhắc ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận xơ vữa động mạch gây thay đổi đáng kể về huyết động (hẹp 70%-99%, hoặc 50%-69% với giãn sau hẹp và/hoặc chênh lệch áp lực qua hẹp đáng kể) kèm theo: Suy tim tái phát, đau thắt ngực không ổn định, hoặc phù phổi cấp tính khởi phát đột ngột mặc dù đã điều trị y khoa dung nạp tối đa; Tăng huyết áp kháng trị; Tăng huyết áp kèm theo thận một bên nhỏ không giải thích được hoặc bệnh thận mạn tính; Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận một bên ở thận duy nhất còn hoạt động. IIb C
10. Hạ huyết áp cấp tính và trong thời gian ngắn    
Ở những bệnh nhân xuất huyết não có huyết áp tâm thu ≥220 mmHg, không khuyến cáo hạ huyết áp tâm thu cấp tính quá 70 mmHg so với mức ban đầu trong vòng 1 giờ sau khi bắt đầu điều trị. III B
11. Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm trong điều trị tăng huyết áp    
Khuyến cáo cần hành thảo luận về nguy cơ bệnh tim mạch và lợi ích điều trị phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân như một phần của quản lý tăng huyết áp. I C
Cân nhắc phỏng vấn giáo dục cho bệnh nhân tăng huyết áp tại các bệnh viện và trung tâm y tế cộng đồng để hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát huyết áp và tăng cường tuân thủ điều trị. IIa B
Giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân thông qua nền tảng web là một công cụ hiệu quả, nên được cân nhắc trong chăm sóc ban đầu, bao gồm việc báo cáo các kết quả đo huyết áp tại nhà. IIa C
Khuyến cáo đo huyết áp tại nhà để kiểm soát huyết áp tốt hơn. I B
Khuyến cáo bệnh nhân tự đo huyết áp đúng cách, việc này tác động tích cực đến xác nhận chẩn đoán tăng huyết áp, tăng cường sự chủ động và tuân thủ điều trị của bệnh nhân. I C
Cân nhắc tăng cường tự theo dõi huyết áp bằng cách sử dụng thiết bị kết nối với ứng dụng trên điện thoại thông minh, mặc dù các bằng chứng cho đến nay cho thấy rằng điều này có thể không hiệu quả hơn so với việc tự theo dõi thông thường. IIb B
Khuyến cáo tiếp cận đa chuyên ngành trong quản lý bệnh nhân có huyết áp tăng và tăng huyết áp, bao gồm chuyển giao nhiệm vụ phù hợp và an toàn từ bác sĩ cho các chuyên gia khác để cải thiện việc kiểm soát huyết áp. I A

3 Các khuyến cáo thay đổi

6. Định nghĩa và phân loại huyết áp tăng (elevated blood pressure) và tăng huyết áp (hypertension)
Khuyến cáo năm 2018 Loại
khuyến
cáo
Mức
chứng cứ
Khuyến cáo năm 2024 Loại
khuyến
cáo
Mức
chứng
cứ
Huyết áp được khuyến cáo phân loại thành tối ưu, bình
thường, bình thường cao, tăng huyết áp độ 1-3 theo huyết
áp tại phòng khám.
I C Huyết áp được khuyến cáo phân loại thành huyết
áp không tăng, huyết áp tăng và tăng huyết áp để
hỗ trợ quyết định điều trị.
I B
Đánh giá nguy cơ tim mạch với hệ thống SCORE được
khuyến cáo đối với bệnh nhân tăng huyết áp không có
nguy cơ cao hoặc rất cao do bệnh tim mạch, bệnh thận
hoặc đái tháo đường, một yếu tố nguy cơ đơn lẻ tăng đáng
kể (ví dụ, cholesterol), hoặc phì đại thất trái do tăng huyết
áp.
I B Hệ thống SCORE2 được khuyến cáo dùng để
đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch gây tử vong
và không tử vong trong 10 năm đối với những
người từ 40–69 tuổi có huyết áp tăng nhưng chưa
được coi là có nguy cơ cao do bệnh thận mạn tính
từ trung bình đến nặng, bệnh tim mạch đã được
xác định, tổn thương cơ quan đích do tăng huyết
áp (HMOD), tiểu đường, hoặc tăng cholesterol
máu do di truyền.
I B
    Hệ thống SCORE2-OP được khuyến cáo để đánh
giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch gây tử vong và
không tử vong trong 10 năm đối với những người
từ 70 tuổi trở lên có huyết áp tăng nhưng chưa
được coi là có nguy cơ cao do bệnh thận mạn tính
từ trung bình đến nặng, bệnh tim mạch đã được
xác định, tổn thương cơ quan đích do tăng huyết
áp (HMOD), tiểu đường, hoặc tăng cholesterol
máu do di truyền.
I B
7. Chẩn đoán tăng huyết áp và nguyên nhân gây tăng huyết áp
Chẩn đoán tăng huyết áp được khuyến cáo dựa vào:
• Lặp lại đo huyết áp tại phòng khám nhiều hơn một lần
khám, trừ khi tăng huyết áp nặng (như độ 3 và đặc biệt ở
bệnh nhân nguy cơ cao). Tại mỗi lần khám, ba lần đo
huyết áp nên được thực hiện, cách nhau 1-2 phút và đo
thêm nếu hai lần đo đầu tiên khác nhau > 10 mmHg.
Huyết áp của bệnh nhân là trung bình của hai lần đo cuối
cùng.
HOẶC
• Đo huyết áp ngoài phòng khám với theo dõi huyết áp lưu
động và/hoặc huyết áp tại nhà miễn là các lần đo này khả
thi về mặt hậu cần và kinh tế.
I C Khi huyết áp đo tại phòng khám là 140–159/90–
99 mmHg, khuyến cáo chẩn đoán tăng huyết áp
nên dựa trên đo huyết áp ngoài phòng khám
bằng huyết áp lưu động và/hoặc huyết áp tại nhà.
Nếu các phép đo này không khả thi về mặt hậu
cần hoặc kinh tế, chẩn đoán có thể được thực
hiện dựa trên các lần đo huyết áp tại phòng khám
lặp lại trong hơn một lần thăm khám.
I B
    Khi huyết áp đo sàng lọc tại phòng khám là
≥160/100 mmHg:
- Khuyến cáo huyết áp 160–179/100–109 mmHg
nên được xác định càng sớm càng tốt (ví dụ:
trong vòng 1 tháng), ưu tiên bằng cách đo huyết
áp tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động.
- Khuyến cáo khi huyết áp ≥180/110 mmHg thì
cần loại trừ tình trạng tăng huyết áp cấp cứu.
I C
Khuyến cáo siêu âm tim được ở bệnh nhân tăng
huyết áp khi có bất thường trên điện tâm đồ (ECG)
hoặc có dấu hiệu/ triệu chứng của rối loạn chức
năng thất trái.
I B Khuyến cáo siêu âm tim được ở bệnh nhân
tăng huyết áp khi có bất thường trên điện
tâm đồ (ECG) hoặc có dấu hiệu/ triệu chứng
của bệnh tim.
I B
Siêu âm tim có thể được cân nhắc khi việc phát hiện
phì đại thất trái có thể ảnh hưởng đến quyết định
điều trị.
IIb B Khuyến cáo siêu âm tim được ở bệnh nhân
tăng huyết áp khi có bất thường trên điện
tâm đồ (ECG) hoặc có dấu hiệu/ triệu chứng
của bệnh tim.
IIb B
Siêu âm động mạch cảnh có thể được cân nhắc để
phát hiện các mảng xơ vữa động mạch không triệu
chứng hoặc hẹp động mạch cảnh ở những bệnh
nhân đã được chẩn đoán có bệnh mạch máu ở
nơi khác.
IIb B Siêu âm động mạch cảnh hoặc động
mạch đùi để phát hiện mảng xơ vữa có thể
được cân nhắc ở bệnh nhân có huyết áp
tăng hoặc tăng huyết áp khi nó có khả
năng thay đổi quản lý điều trị của bệnh
nhân.
IIb B
Đo vận tốc lan truyền sóng mạch (PWV) có thể được
cân nhắc để đánh giá độ cứng của động mạch.
IIb B Đo vận tốc lan truyền sóng mạch (PWV) có
thể được cân nhắc cho bệnh nhân có huyết
áp tăng hoặc tăng huyết áp khi nó có khả
năng thay đổi quản lý điều trị của bệnh
nhân.
IIb B
8. Phòng và điều trị huyết áp tăng
Khuyến cáo tập thể dục thường xuyên (≥ 30 phút tập thể dục hoạt động
 trung bình vào 5-7 ngày mỗi tuần).
I A Người ta khuyến nghị tập thể dục aerobic với
cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần (≥30
phút, 5–7 ngày/tuần) hoặc thay thế bằng 75 phút
tập aerobic cường độ cao mỗi tuần trong 3 ngày
và nên được bổ sung bằng các bài tập kháng lực
động hoặc tĩnh với cường độ thấp hoặc vừa (2–3
lần/tuần) để giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim
mạch
I A

Kiểm soát cân nặng được chỉ định để tránh béo phì (BMI > 30 kg/m2
, hoặc vòng eo > 102 cm ở nam và > 88 cm ở nữ) và đạt BMI khỏe mạnh
(khoảng 20-25 kg/m2) và trị số vòng eo (< 94 cm ở nam và < 80 cm ở nữ)

để giảm huyết áp và nguy cơ tim mạch (CV).

I A Khuyến cáo đặt mục tiêu duy trì chỉ số BMI ổn
định và khỏe mạnh (20–25 kg/m2) và số đo vòng
eo (<94 cm ở nam và <80 cm ở nữ) để giảm
huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch (CVD).
I A
Khuyến cáo tăng sử dụng rau, trái cây tươi, cá, quả hạch,
axit béo không bão hòa (dầu ôliu); ít sử dụng thịt đỏ; và sử
dụng các sản phẩm từ sữa ít béo.
I A Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
và cân bằng, như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc
DASH, để giúp giảm huyết áp và nguy cơ bệnh
tim mạch.
I A
Hạn chế sử dụng rượu < 14 đơn vị mỗi tuần đối với nam
và < 8 đơn vị mỗi tuần đối với nữ.
I A Hạn chế sử dụng rượu nhiều hơn giới hạn trên,
tương đương khoảng 100 g rượu nguyên chất
mỗi tuần. Số lượng đồ uống cụ thể phụ thuộc vào
tiêu chuẩn mỗi quốc gia, nhưng hầu hết các đồ
uống chứa từ 8–14 g rượu mỗi ly. Tốt nhất,
khuyến cáo tránh uống rượu để đạt được kết quả
sức khỏe tốt nhất.
I B
Trong các thuốc hạ huyết áp. các nhóm thuốc ức chế men
chuyển angiotensin (ACEI), ức chế thụ thể angiotensin
(ARB), chẹn beta, chẹn kênh calci (CCB) và lợi tiểu
(thiazide và lợi tiểu giống thiazide như chlorthalidone và
indapamide) là các thuốc điều trị tăng huyết áp đã được
chứng minh có hiệu quả trong việc hạ áp và các biến cố
tim mạch trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên và được chỉ định chính trong điều trị.
I A Trong các thuốc hạ huyết áp. thuốc ức chế men
chuyển (ACEI), thuốc chẹn thụ thể angiotensin
(ARB), thuốc chẹn kênh calci dihydropyridine,
và thuốc lợi tiểu (thiazide và các thuốc tương tự
thiazide như chlorthalidone và Indapamide) đã
cho thấy hiệu quả nhất trong việc giảm huyết áp
và các biến cố tim mạch, do đó được khuyến cáo
là các phương pháp điều trị đầu tiên để hạ huyết
áp.
I A
Nếu huyết áp không được kiểm soát với phối hợp ba
thuốc, điều trị được khuyến cáo thêm Spironolactone hoăc
các lợi tiểu khác nếu không dung nạp như amiloride hoặc
các liều lợi tiểu khác cao hơn, ức chế beta hoặc ức chế
alpha.
I B Nếu Huyết Áp không được kiểm soát với liệu
pháp kết hợp ba loại thuốc và spironolactone
không hiệu quả hoặc không được dung nạp, nên
cân nhắc điều trị bằng eplerenone thay cho
spironolactone, hoặc bổ sung thêm thuốc chẹn
beta nếu chưa được chỉ định, và sau đó là thuốc
hạ huyết áp trung ương, thuốc chẹn alpha,
hydralazine, hoặc thuốc lợi tiểu giữ kali.
IIa B
Mục tiêu điều trị đầu tiên được khuyến cáo nên giảm
huyết áp < 140/90 mmHg ở tất cả bệnh nhân, và miễn là
điều trị được dung nạp tốt, trị số huyết áp nên được điều
trị đến 130/80 mmHg hoặc thấp hơn ở hầu hết bệnh nhân.
I A Để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, khuyến cáo giá
trị huyết áp tâm thu được điều trị ở hầu hết người
lớn nên ở mức 120–129 mmHg, với điều kiện là
việc điều trị được dung nạp tốt.
I A
Mục tiêu huyết áp tâm trương <80 mmHg nên được cân
nhắc cho tất cả bệnh nhân tăng huyết áp, bất kể mức độ
nguy cơ và các bệnh lý kèm theo.
IIa B Trong các trường hợp khi huyết áp tâm thu đã
được điều trị đạt hoặc dưới mức mục tiêu (120–
129 mmHg) nhưng huyết áp tâm trương chưa đạt
mục tiêu (≥80 mmHg), nên cân nhắc tăng cường
điều trị hạ huyết áp để đạt huyết áp tâm trương
sau điều trị ở mức 70–79 mmHg nhằm giảm
nguy cơ bệnh tim mạch.
IIa C
Ở bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi) được điều trị thuốc hạ
áp, mục tiêu huyết áp tâm thu được khuyến cáo nên là
ngưỡng 130-139 mmHg.
I A Vì lợi ích của việc điều trị huyết áp tâm thu ở
mức mục tiêu 120–129 mmHg có thể không áp
dụng chung cho các trường hợp cụ thể sau, nên
cân nhắc các mục tiêu huyết áp tâm thu được cá
nhân hóa và cao hơn mức mục tiêu (ví dụ: <140
mmHg) đối với bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí
sau:
• Hạ huyết áp tư thế có triệu chứng trước khi
điều trị; Và/hoặc tuổi ≥85 năm.
IIa C
Vì lợi ích của việc điều trị huyết áp tâm thu ở
mức mục tiêu 120–129 mmHg có thể không áp
dụng chung cho các trường hợp cụ thể sau, nên
cân nhắc các mục tiêu huyết áp tâm thu được cá
nhân hóa và cao hơn mức mục tiêu (ví dụ: <140
mmHg) đối với bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí
sau
• Tình trạng suy yếu có ý nghĩa lâm sàng từ mức
độ trung bình đến nặng ở bất kỳ độ tuổi nào;
Và/hoặc tuổi thọ dự đoán còn ít (<3 năm).
IIb C
Không khuyến cáo sử dụng thiết bị như liệu pháp điều trị
tăng huyết áp thường quy, trừ khi trong bối cảnh các
nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
(RCTs), cho đến khi có thêm bằng chứng về tính an toàn
và hiệu quả.
III B Thực hiện tại một trung tâm quy mô trung bình
đến lớn, phương pháp cắt đốt thần kinh thận qua
ống thông có thể được cân nhắc để giảm huyết
áp cho bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị ,
không kiểm soát được huyết áp mặc dù đã dùng
kết hợp ba loại thuốc hạ huyết áp (bao gồm
thuốc lợi tiểu thiazide hoặc tương tự thiazide).
Bệnh nhân mong muốn thực hiện cắt đốt thần
kinh thận sau khi đã thảo luận về lợi ích và rủi
ro, cũng như được đánh giá đa chuyên khoa.
IIa B
Thực hiện tại một trung tâm quy mô trung bình
đến lớn, phương pháp cắt đốt thần kinh thận qua
ống thông có thể được cân nhắc để giảm huyết
áp cho những bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim
mạch cao và tăng huyết áp không kiểm soát
được khi dùng dưới ba loại thuốc. Bệnh nhân
mong muốn thực hiện cắt đốt thần kinh thận sau
khi đã thảo luận về lợi ích và rủi ro, cũng như
được đánh giá đa chuyên khoa.
IIb A
Không khuyến cáo sử dụng thiết bị như liệu pháp điều trị
tăng huyết áp thường quy, trừ khi trong bối cảnh các
nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
(RCTs), cho đến khi có thêm bằng chứng về tính an toàn
và hiệu quả.
III B Do thiếu các thử nghiệm lâm sàng đủ mạnh để
chứng minh tính an toàn và lợi ích đối với bệnh
tim mạch, cắt đốt thần kinh thận không được
khuyến cáo là biện pháp hạ huyết áp hàng đầu
khi điều trị tăng huyết áp.
III C
Không khuyến cáo cắt đốt thần kinh thận để điều
trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân có chức
năng thận suy giảm từ trung bình đến nặng
(eGFR <40 mL/phút/1,73 m2) hoặc có nguyên
nhân thứ phát gây tăng huyết áp, cho đến khi có
thêm bằng chứng.
III C
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai
Ở những phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ, tăng huyết áp
có từ trước nhưng bị tăng thêm do thai kỳ, hoặc bị tăng
huyết áp kèm theo tổn thương cơ quan tiềm ẩn hoặc triệu
chứng, việc bắt đầu điều trị bằng thuốc được khuyến cáo
khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương ≥90 mmHg.
I C Ở những phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ, việc
bắt đầu điều trị bằng thuốc được khuyến cáo cho
những người có huyết áp tâm thu đã được xác
nhận là ≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương
≥90 mmHg.
I B
Trong tất cả các trường hợp khác, việc bắt đầu điều trị
bằng thuốc được khuyến cáo khi huyết áp tâm thu ≥150 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥95 mmHg.
I C Ở phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp mạn tính,
việc bắt đầu điều trị bằng thuốc được khuyến cáo
cho những người có huyết áp tâm thu đo tại
phòng khám là ≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương ≥90 mmHg.
I B
Ở những phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính và
tăng huyết áp thai kỳ, khuyến cáo hạ huyết áp
xuống dưới mức 140/90 mmHg nhưng không
dưới 80 mmHg đối với huyết áp tâm trương.
I C
Huyết áp tâm thu ≥170 mmHg hoặc huyết áp tâm trương
≥110 mmHg ở phụ nữ mang thai là một trường hợp khẩn
cấp, và việc nhập viện được khuyến cáo.
I C Huyết áp tâm thu ≥160 mmHg hoặc huyết áp
tâm trương ≥110 mmHg trong thai kỳ có thể chỉ
ra một trường hợp khẩn cấp, và nên cân nhắc
việc nhập viện ngay lập tức.
IIa C
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Đái tháo đường
Việc điều trị bằng thuốc hạ huyết áp được khuyến cáo
cho những người bị đái tháo đường khi huyết áp đo tại
phòng khám là ≥140/90 mmHg.
I A Ở hầu hết người lớn có huyết áp tăng và đái
tháo đường, sau tối đa 3 tháng can thiệp lối sống,
việc hạ huyết áp bằng thuốc được khuyến cáo
cho những người có huyết áp đo tại phòng khám
≥130/80 mmHg để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
I A
Ở những người bị đái tháo đường đang dùng thuốc hạ
huyết áp, người ta khuyến cáo:
- Mục tiêu huyết áp tâm thu là 130 mmHg và dưới 130
mmHg nếu dung nạp được, nhưng không dưới 120 mmHg.
- Ở những người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên), mục tiêu
huyết áp tâm thu trong khoảng 130–139 mmHg.
I A Ở những người bị đái tháo đường đang sử dụng
thuốc hạ huyết áp, khuyến cáo mục tiêu huyết
áp tâm thu là 120–129 mmHg, nếu dung nạp
được.
I A
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Bệnh thận mạn tính
Ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính do đái tháo đường hoặc
không do đái tháo đường, khuyến cáo huyết áp đo tại phòng khám
≥140/90 mmHg nên được điều trị bằng thay đổi lối sống và thuốc
hạ huyết áp.
I A Ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính mức độ từ
trung bình đến nặng do đái tháo đường hoặc không do
đái tháo đường và có huyết áp ≥130/80 mmHg, việc thay
đổi lối sống và điều trị bằng thuốc hạ huyết áp được
khuyến cáo để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, với điều
kiện được dung nạp tốt.
I A
Ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính do đái tháo đường hoặc không do đái tháo
đường:
Ở người lớn bị bệnh thận mạn tính mức độ từ trung bình
đến nặng đang sử dụng thuốc hạ huyết áp và có eGFR
>30 mL/phút/1,73 m2, khuyến cáo mục tiêu huyết áp tâm
thu là 120–129 mmHg, nếu dung nạp được. Mục tiêu
huyết áp cá nhân hóa được khuyến cáo cho những người
có eGFR thấp hơn hoặc đã ghép thận.
I A
Khuyến cáo hạ huyết áp tâm thu xuống khoảng 130–139 mmHg. I A
Cá nhân hóa điều trị nên được cân nhắc dựa trên khả năng dung
nạp và ảnh hưởng của điều trị chức năng thận và cân bằng điện giải.
IIa C
Thuốc chẹn hệ renin-angiotensin (RAS) hiệu quả hơn trong việc
giảm Albumin niệu so với các thuốc hạ huyết áp khác, và được
khuyến cáo là một phần của chiến lược điều trị cho bệnh nhân tăng
huyết áp có biểu hiện albumin niệu hoặc protein niệu.
I A Thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể
angiotensin ARB hiệu quả hơn trong việc giảm albumin
niệu so với các thuốc hạ huyết áp khác và nên được cân
nhắc là một phần của chiến lược điều trị cho bệnh nhân
tăng huyết áp có biểu hiện albumin niệu hoặc protein
niệu.
IIa B
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Suy tim
Ở những bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF),
khuyến cáo điều trị hạ huyết áp nên bao gồm một thuốc ức chế
men chuyển ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin ARB,
thuốc chẹn beta, và thuốc lợi tiểu và/hoặc thuốc đối kháng thụ thể
mineralocorticoid (MRA) nếu cần.
I A Ở những bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm
(HFrEF) hoặc phân suất tống máu giảm nhẹ (HfrmEF)
có triệu chứng, các phương pháp điều trị có tác dụng hạ
huyết áp sau đây được khuyến cáo để cải thiện kết quả:
thuốc ức chế men chuyển ACE (hoặc thuốc chẹn thụ thể
angiotensin ARB nếu không dung nạp được thuốc ức chế
ACE) hoặc ARNi, thuốc chẹn beta, thuốc đối kháng thụ
thể mineralocorticoid (MRA), và thuốc ức chế SGLT2.
I A
Ở những bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF),
do chưa có loại thuốc cụ thể nào chứng minh được tính ưu việt,
tất cả các loại thuốc chính đều có thể được sử dụng.
I C Ở những bệnh nhân tăng huyết áp có suy tim phân suất
tống máu bảo tồn (HFpEF) có triệu chứng, thuốc ức chế
SGLT2 được khuyến cáo để cải thiện kết quả điều trị với
tác dụng hạ huyết áp nhẹ.
I A
Ở những bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn
(HFpEF) có triệu chứng và huyết áp vượt mức mục tiêu,
thuốc chẹn thụ thể angiotensin ARB và/hoặc thuốc đối
kháng thụ thể mineralocorticoid (MRA) có thể được cân
nhắc để giảm tần suất nhập viện do suy tim và hạ huyết
áp.
IIb B
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Đột quỵ
Ở tất cả bệnh nhân tăng huyết áp có đột quỵ thiếu máu
cục bộ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nên cân
nhắc mục tiêu huyết áp tâm thu trong khoảng 120–130
mmHg.
IIa B Ở những bệnh nhân có huyết áp ≥130/80 mmHg
và có tiền sử cơn thiếu máu não thoáng qua
(TIA) hoặc đột quỵ, khuyến cáo mục tiêu huyết
áp tâm thu là 120–129 mmHg để giảm các biến
cố tim mạch, với điều kiện điều trị được dung
nạp tốt.
I A
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Nhóm chủng tộc khác nhau
Ở bệnh nhân da đen, khởi trị hạ huyết áp nên bao gồm
một thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh calci (CCB), có
thể kết hợp với hoặc không cần kết hợp với một thuốc
chẹn hệ renin-angiotensin (RAS).
I B Ở bệnh nhân da đen từ khu vực châu Phi dưới
Sahara khi điều trị hạ huyết áp nên cân nhắc liệu
pháp kết hợp bao gồm một thuốc chẹn kênh calci
(CCB) kết hợp với một thuốc lợi tiểu thiazide
hoặc một thuốc chẹn hệ renin-angiotensin
(RAS).
IIa B
9. Quản lý các nhóm bệnh nhân hoặc tình huống cụ thể - Tăng huyết áp kháng trị
Điều trị khuyến cáo cho tăng huyết áp kháng trị là:
- Tăng cường các biện pháp thay đổi lối sống, đặc biệt là hạn chế
natri.
- Thêm spironolactone liều thấp vào điều trị hiện tại.
- Hoặc thêm liệu pháp lợi tiểu khác nếu không dung nạp
spironolactone, với eplerenone, amiloride, thuốc lợi tiểu
thiazide/tương tự thiazide liều cao hơn, hoặc thuốc lợi tiểu quai.
- Hoặc thêm Bisoprolol hoặc Doxazosin.
I B Ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp kháng trị và huyết
áp không kiểm soát được mặc dù đã sử dụng các liệu
pháp hạ huyết áp hàng đầu, nên cân nhắc thêm
spironolactone vào điều trị hiện tại.
IIa B
Ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp kháng trị mà
spironolactone không hiệu quả hoặc không được dung
nạp, nên cân nhắc điều trị bằng eplerenone thay cho
spironolactone, hoặc bổ sung thuốc chẹn beta nếu chưa
được chỉ định, và sau đó là thuốc hạ huyết áp trung
ương, thuốc chẹn alpha, hydralazine, hoặc thuốc lợi tiểu
giữ kali.
IIa B
Thực hiện tại một trung tâm quy mô trung bình đến lớn,
phương pháp cắt đốt thần kinh thận qua ống thông có thể
được cân nhắc để giảm huyết áp
cho những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị có huyết
áp không kiểm soát được mặc dù đã sử dụng kết hợp ba
loại thuốc hạ huyết áp. Bệnh nhân mong muốn thực hiện
cắt đốt thần kinh thận sau khi đã thảo luận về lợi ích và
rủi ro, cũng như được đánh giá đa chuyên khoa.
IIb B
10. Hạ huyết áp cấp tính và trong thời gian ngắn
Ở những bệnh nhân bị xuất huyết não cấp tính: Ở những bệnh nhân bị xuất huyết não, nên cân
nhắc hạ huyết áp ngay lập tức (trong vòng 6 giờ
kể từ khi xuất hiện triệu chứng) xuống mục tiêu
huyết áp tâm thu 140–160 mmHg để ngăn chặn
sự mở rộng của khối máu tụ và cải thiện chức
năng.
IIa A
Không khuyến cáo hạ huyết áp ngay lập tức cho những
bệnh nhân có huyết áp tâm thu <220 mmHg.
III A
- Ở những bệnh nhân có huyết áp tâm thu ≥220 mmHg,
nên cân nhắc hạ huyết áp cấp tính một cách cẩn thận
bằng liệu pháp tiêm tĩnh mạch xuống dưới 180 mmHg.
IIa B
Ở những bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện mạch máu não cấp tính, điều trị
hạ huyết áp được khuyến cáo:
Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não
hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) có chỉ
định hạ huyết áp, khuyến cáo bắt đầu liệu pháp
hạ huyết áp trước khi xuất viện.
I B
- Ngay lập tức đối với cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).
 
I B
- Sau vài ngày đối với đột quỵ thiếu mãu não. I B
Trong trường hợp tăng huyết áp nặng, điều trị bằng thuốc
với Labetalol tĩnh mạch, Methyldopa uống, hoặc nifedipine
được khuyến cáo.
I C Trong trường hợp tăng huyết áp nặng ở phụ nữ
mang thai, điều trị bằng thuốc với labetalol
đường tĩnh mạch, methyldopa đường uống, hoặc
nifedipine đường uống được khuyến cáo.
Hydralazine tiêm tĩnh mạch là lựa chọn thứ hai.
I C

===> Xem thêm bài viết: Khuyến cáo của ESC 2024 về quản lý hội chứng động mạch vành mạn tính


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633