Thuốc phòng và điều trị đau nhức xương khớp được bác sĩ khuyên dùng
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trungtamthuoc.com - Xương khớp là căn bệnh phổ biến gặp ở đại đa số người cao tuổi, gây nên các triệu chứng khó chịu như đau nhức, tê mỏi, khô khớp vận động khó khăn,... Tuy nhiên, thời gian gần đây căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh hay các thuốc tốt điều trị hiệu quả là vô cùng cần thiết, giúp bạn và người thân có cuộc sống khỏe mạnh.
1 Đại cương về bệnh xương khớp
1.1 Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là tên gọi chung khi nhắc đến các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,... Các chứng bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn như: teo cơ dạng thấp, tàn phế, liệt nửa người nằm liệt giường.
1.2 Các loại bệnh xương khớp thường gặp
Viêm khớp: là tình trạng các sụn khớp bị viêm nhiễm, khớp bị mòn, gây đau, sưng đỏ thành vùng xung quanh khớp, đau khi vận động, bệnh thường thấy ở các khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng,...
Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp): là bệnh viêm mạn tính do cơ thể bị rối loạn tự miễn. Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm các mô trong cơ thể. Bệnh gây sưng, đau, xơ cứng khớp, hay gặp ở các khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân, khớp gối.
Thoái hóa khớp: là tình trạng thường gặp do tuổi tác, chủ yếu là những người trên 50 tuổi. Bởi theo thời gian, cơ thể dẫn có sự lão hóa, dẫn đến tình trạng các khớp bị thoái hóa, tổn thương, bào mòn. Điều này làm dịch khớp, sự bôi trơn tự nhiên giữa các khớp cũng suy giảm theo, gây khiến cho việc vận động khó khăn hơn. Mặc dù là bệnh của tuổi già, nhưng căn bệnh này lại đang có xu hướng trẻ hóa nhiều hơn.
Thoát vị đĩa đệm: xảy ra khi các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị trượt hay thoát ra khỏi vị trí quy định của nó, làm lệch vị trí gây đau nhức, khó chịu. Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở vị trí cột sống thắt lưng, đốt sống cổ.
Vôi hóa cột sống: là tình trạng lắng tụ Canxi trên các dây chằng cột sống, canxi bị lắng đọng nên làm các đốt sống có gai, khiến vận động khó khăn, đau dây thần kinh, chèn ép mạch máu, có thể dẫn tới viêm nhiễm, nhiễm trùng,... Cột sống cổ và cột sống thắt lưng là 2 vị trí thường gặp. Vôi hóa cột sống cần được phân biệt với bệnh gai cột sống.
Đau dây thần kinh tọa: dây thần kinh tọa hay còn được gọi là dây thần kinh hông to, nguyên nhân gây đau thường do đĩa đệm lệch vị trí và chèn ép vào rễ dây thần kinh này, gây nên các triệu chứng đau, mỏi vùng thắt lưng.
Loãng xương: xảy ra khi mật độ xương bị giảm, mất dần canxi, dẫn đến xương giòn, dễ gãy. Bệnh tiến triển thầm lặng, chỉ khi không may va đập khiến xương bị gãy mới được phát hiện bệnh. Do đó, bổ sung canxi theo từng độ tuổi, từng thời kỳ là vô cùng cần thiết.
Bệnh Gout: là tình trạng nặng hơn của viêm khớp, thường gặp ở các khớp nhỏ như khớp ngón chân, khớp ngón tay bị sưng đỏ, đau, vận động khó khăn. Nguyên nhân gây bệnh là do tích tụ nhiều axit uric trong máu.
Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như đau vai gáy, gai cột sống, khô khớp,... cũng là một vài biểu hiện của bệnh lý xương khớp.
1.3 Điều trị bệnh xương khớp như thế nào?
Điều trị bằng thuốc: Việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh xương khớp nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Ngoài ra, hiện nay, các thực phẩm chức năng giúp bổ xương khớp, phòng ngừa các bệnh xương khớp và thoái hóa khớp do tuổi tác đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng.
Điều trị bằng các vị thuốc, bài thuốc cổ truyền: Có rất nhiều loại dược liệu quý, mang tới tác dụng có lợi cho xương khớp, từ xa xưa đã được ông cha ta khám phá và lưu truyền đến tận bây giờ. Mặc dù có tác dụng chậm, từ từ nhưng các bài thuốc Đông y không gây tác dụng phụ cho người sử dụng, an toàn, lành tính và chi phí hợp lý.
Lối sống lành mạnh, chế độ ăn phù hợp: Xây dựng một chế độ ăn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho xương là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên tập luyện thường xuyên, mức độ phù hợp với lứa tuổi để luôn giữ sự linh hoạt cho xương khớp; đồng thời hạn chế các chất kích thích, hạn chế hoạt động mạnh quá mức...
2 Các nhóm thuốc điều trị bệnh xương khớp
2.1 Thuốc chống viêm không steroid - NSAIDs
Thông tin cần biết
Thuốc chống viêm không steroid - NSAIDs là nhóm thuốc điều trị xương khớp có hoạt tính chống viêm và không chứa nhân steroid. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế Prostaglandin - chất trung gian gây viêm. Thuốc chống viêm steroid không loại trừ được nguyên nhân gây viêm mà chỉ cải thiện triệu chứng viêm.
Chỉ định của thuốc NSAIDs
Viêm khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, thấp khớp, gout,...
Thoái hóa khớp: thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, đau cột sống cổ, đau thắt lưng,...
Bệnh hệ thống: lupus ban đỏ, xơ cứng khớp bì,..
Bệnh phần mềm do thấp khớp: viêm quanh khớp, hội chứng viêm lồi cầu xương cánh tay, viêm bao gân De Quervain,...
Nguyên tắc sử dụng thuốc NSAIDs
Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt quá liều tối đa và dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
Không sử dụng đồng thời 2 hay nhiều thuốc NSAIDs cùng lúc.
Thận trọng và theo dõi khi dùng thuốc cho người có tiền sử dạ dày, dị ứng, tim mạch, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ mang thai,...
Nếu dùng đường tiêm bắp thì không dùng quá 3 ngày.
Kết hợp với các thuốc giảm đau (nhóm Paracetamol) và cố gắng điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Lưu ý quan trọng
Thận trọng với các nguy cơ gia tăng các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ cũng như các phản ứng phụ xảy ra trên Đường tiêu hóa như là loét và xuất huyết dạ dày, với mức độ có thể nghiêm trọng khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, nhất là khi dùng kéo dài hoặc với liều cao.
Không dùng nhiều NSAIDs cùng lúc vì có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này trên đường tiêu hóa và tim mạch.
Ngoài ra, không dùng NSAIDs cùng với Aspirin vì NSAIDs có thể làm giảm tác dụng có lợi của aspirin đối với tim; bạn cũng có thể điều chỉnh liều lượng để tránh tương tác này.
Các thuốc NSAIDs thường được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp
Thuốc ức chế COX không chọn lọc: Ibuprofen (Nurofen), Diclofenac (Voltaren), Naproxen, Piroxicam (Brexin), Tenoxicam...
Thuốc ức chế ưu thế (chọn lọc) trên COX-2: Celecoxib (Celebrex), Meloxicam (Mobic), Etoricoxib (Arcoxia),...
2.1.1 Thuốc ức chế chọn lọc COX-2
Thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celecoxib, meloxicam… ngăn chặn hoạt động của enzym cyclo-oxygenase 2 - enzym có vai trò quan trọng trong thúc đẩy quá trình viêm. So với nhóm NSAIDs truyền thống, các thuốc này đem lại hiệu quả tương tự nhưng ít gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn nhờ vào cơ chế ức chế chọn lọc của nó. Tuy nhiên, các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 được báo cáo nhiều hơn về các biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ…; do đó, chúng được kê với liều thấp nhất và sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể. Ngoài ra, thuốc ức chế chọn lọn COX-2 không được sử dụng trong các giai đoạn trước, trong và sau khi phẫu thuật ghép nối động mạnh vành. Một đặc điểm nữa của các thuốc này là không tác dụng lên chức năng của tiểu cầu.
2.1.2 Aspirin và salicylat không acetyl hóa
Các salicylat không acetyl hóa có thể gặp như salsalat, diflunisal và Choline magnesium trisalicylat, thường không có tác dụng lên tiểu cầu mạnh như aspirin; do đó chúng có thể gây ra ít tác động có hại cho dạ dày hơn so với NSAIDs thông thường.
Hiện nay, aspirin được sử dụng với vai trò chủ yếu là tác nhân bảo vệ tim mạch nhờ khả năng tác dụng lên tiểu cầu, thay vì dùng hàng ngày như các NSAID khác để điều trị giảm đau và giảm viêm xương khớp. Bởi tác dụng phụ của aspirin trên đường tiêu hóa khi dùng kéo dài thường khá nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến nhiễm độc đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa khi dùng liều cao cho người cao tuổi cũng như Hội chứng Reye ở người bệnh dưới 20 tuổi. Hơn thế nữa, vì aspirin ức chế không đảo ngược hoạt động của tiểu cầu trong suốt chu kỳ sống của tiểu cầu (7-10 ngày), làm tăng nguy cơ bị xuất huyết.
2.2 Thuốc chống viêm steroid (Glucocorticoid)
Thông tin cần biết
Corticoid hay còn gọi là Glucocorticoid là những hormone được sản xuất từ vỏ thượng thận, có tác dụng chống viêm mạnh, tuy nhiên, chúng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc tiêm steroid được bào chế để tiêm vào khớp, ví dụ như methylprednisolon acetat và Betamethason, được tiêm trực tiếp vào khớp. Chúng làm giảm đau và viêm, và hiệu quả đã được chứng minh ở các khớp đầu gối và khớp háng.
Trong Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng của Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS) năm 2021, việc sử dụng corticosteroid nội khớp được khuyến cáo vừa phải, giảm dần so với hướng dẫn trước đó. Họ nói rằng những sản phẩm này có thể giúp giảm đau ngắn hạn cho những bệnh nhân bị viêm khớp gối có triệu chứng, nhưng không nên sử dụng lâu dài.
Glucocorticoid được dùng khi nào?
Corticoid được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau như hen phế quản, bệnh thấp tim và các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, vẩy nến,... Trong bệnh lý xương khớp, Corticoid sử dụng điều trị cho các bệnh như viêm khớp, thấp khớp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm đa cơ do thấp,...
Glucocorticoid có thể thích hợp cho một số bệnh nhân bị đau khớp từ trung bình đến nặng không thuyên giảm sau khi dùng acetaminophen, NSAIDs cũng như các chất ức chế chọn lọn COX-2 hoặc ở những bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng các thuốc này.
Lưu ý quan trọng
Corticoid được xem là một trong những "thần dược" chữa bệnh xương khớp hiệu quả, bởi lẽ chỉ cần uống/ tiêm liều nhỏ, các triệu chứng đau nhức sẽ giảm rất nhiều. Đặc biệt ở vùng nông thông, tỷ lệ lạm dụng Corticoid là rất cao, người dân thường được tiêm trực tiếp các thuốc có chứa Corticoid trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên người bệnh cũng nên chú ý rằng, các triệu chứng cơ, xương khớp giảm ngay tức thì chỉ là tạm thời. Việc lạm dụng Corticoid dài ngày sẽ dẫn đến một loạt các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như phù, tăng huyết áp, hội chứng Cushing, che dấu trầm trọng của bệnh. Do đó, việc kê đơn Corticoid cần có sự tư vấn của bác sĩ, đảm bảo liều dùng và cách dùng đúng cách.
Thời điểm khuyến cáo sử dụng Corticoid là 8 giờ sáng. Sở dĩ như vậy bởi vì nồng độ Corticoid nội sinh (Corticoid trong cơ thể tiết ra) cao nhất vào 8h sáng, nếu uống thuốc Corticoid vào thời điểm này sẽ tạo ra sự cộng hợp khiến Corticoid đạt nồng độ đỉnh trong máu và cho tác dụng chống viêm tốt nhất. Điều này vừa có lợi cho cơ thể đó chính là không làm mất cân bằng hormon, bảo vệ tuyến thượng thận, vừa giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị viêm xương khớp và đau đầu gối được tiêm steroid trong hơn 2 năm bị đau không kém những bệnh nhân được dùng giả dược. Ngoài ra, bệnh nhân dùng steroid bị mất sụn ở đầu gối, về lâu dài có thể làm cơn đau trầm trọng hơn. Tiêm corticosteroid liên tục có thể làm mất sụn đầu gối và dẫn đến thoái hóa khớp ở một số bệnh nhân. Kết quả tương tự đã được thấy trong các nghiên cứu về hông. Như vậy, cần cân nhắc lợi ích và rủi ro khi sử dụng kéo dài glucocorticoid để tránh trường hợp bệnh trầm trọng thêm.
Việc sử dụng glucocorticoid cũng cần được theo dõi thường xuyên. Đối với steroid dạng tiêm, có thể tiêm nhắc lại 3 tháng một lần, nhưng nên xem xét các lựa chọn khác ở những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu hoặc đau không do thoái hóa khớp vì tiêm steroid liên tục có thể làm mất sụn.
Hiệu quả điều trị của corticoid thường đạt tốt nhất là vào thời gian đầu dùng thuốc và trong khoảng 3 tháng sau đó. Tác dụng chống viêm, giảm đau của steroid có thể giảm nhẹ theo thời gian, khi dùng kéo dài. Vì vậy, vật lý trị liệu nên được thực hiện để giúp tăng cường khớp, duy trì khả năng vận động và giảm đau.
Tác dụng phụ của thuốc Corticoid
Tăng đường huyết do thuốc gây ra rối loạn chuyển hóa Glucid.
Mỏi cơ, nhược cơ, teo cơ.
Dùng Corticoid dài ngày có thể gây xốp xương, loãng xương.
Tăng huyết áp, phù khi điều trị lâu ngày.
Corticoid được chia thành 3 nhóm thuốc nhỏ
Thuốc tác dụng ngắn: bao gồm Hydrocortison và Cortisol.
Thuốc tác dụng trung bình: đại diện là Prednison, Prednisolon, Methylprednisolon (Medrol). Khả năng kháng viêm của nhóm này gấp 4-5 lần so với nhóm đầu, ít gây phù và tăng huyết áp, tuy nhiên chúng ức chế mạnh hormon ACTH.
Thuốc tác dụng dài: nhóm này gồm Dexamethason và Betamethason, hoạt tính chống viêm mạnh hơn nhóm đầu 30 lần, tuy nhiên thuốc tăng tỷ lệ mất xương nên không dùng trong điều trị viêm mạn.
2.3 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm - DMARDs
Thông tin cần biết
Thuốc DMARDs là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Nếu nhóm thuốc NSAIDs và Corticoid là thuốc điều trị triệu chứng tức thời và ức chế quá trình viêm thì DMARDs là thuốc tác dụng lên chính nguyên nhân gây bệnh. DMARDs có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc khác như NSAIDs hoặc Corticoid.
DMARDs hoạt động dựa trên hệ thống miễn dịch để làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là lý do tại sao chúng được gọi là "điều chỉnh bệnh". Nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng làm DMARD trong điều trị viêm khớp dạng thấp, nhưng một số loại được sử dụng thường xuyên hơn những loại khác.
2.3.1 DMARDs cổ điển
Gồm các thuốc Hydroxycloroquin, Methotrexat, Leflunomide, Sulfasalazin, Cyclosporin A. Thuốc nhóm DMARDs cổ điển thường có hiệu quả trong 1-2 tháng điều trị.
Methotrexat là DMARD được sử dụng phổ biến nhất. Điều này là do nó đã được chứng minh là hoạt động tốt hoặc tốt hơn bất kỳ loại thuốc đơn lẻ nào khác. Nó cũng tương đối rẻ và nói chung là an toàn. Giống như các DMARD khác, methotrexat có tác dụng phụ; nó có thể gây phát ban và đau bụng, gây độc cho gan hoặc tủy xương, và có thể gây dị tật bẩm sinh. Ưu điểm lớn nhất của Methotrexat là đã được chứng minh độ an toàn khi dùng trong thời gian dài và thậm chí có thể được sử dụng cho trẻ em.
Hydroxychloroquin và sulfasalazin được sử dụng cho bệnh viêm khớp dạng thấp nhẹ . Chúng không mạnh bằng các DMARD khác, nhưng chúng thường gây ra ít tác dụng phụ hơn.
Leflunomid hoạt động tương tự như methotrexat và có thể hoạt động tốt hơn khi kết hợp với nhau. Các tác dụng phụ tương tự như methotrexat. Đôi khi, Leflunomid gây tiêu chảy và không thể sử dụng được. Vì thuốc này được biết là có thể gây hại cho thai nhi nên phụ nữ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để tránh thai.
2.3.2 DMARDs sinh học
DMARDs sinh học là sử dụng tác nhân sinh học, mục đích khôi phục hoặc kích thích khả năng miễn dịch hoặc tác động trực tiếp lên bệnh, gồm các thuốc sau:
- Thuốc kháng TNF-α: Etanercept, Infliximab…
- Thuốc ức chế tế bào lympho B: Rituximab,...
- Thuốc ức chế Interleukin 6: Tocilizumab,...
DMARDs sinh học được chỉ định cho trường hợp bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thấp khớp vẩy nến, lupus ban đỏ,... Thuốc thường được sử dụng sớm nhằm tránh sự phá hủy sụn khớp.
DMARDs sinh học được coi là khá an toàn nếu được theo dõi và quản lý tốt, tuy nhiên cũng có thể gặp tác dụng phụ như nhiễm virus viêm gan B, C, lao,...
Azathioprin được sử dụng cho nhiều tình trạng viêm khác nhau, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn và nôn, đôi khi bị đau dạ dày và tiêu chảy. Sử dụng azathioprin lâu dài có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư.
Cyclosporin là một loại thuốc mạnh thường hoạt động hiệu quả trong việc làm chậm tổn thương khớp. Nhưng vì nó có thể làm tổn thương thận và có các tác dụng phụ tiềm ẩn khác, nó thường được sử dụng cho viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng sau khi các loại thuốc khác bị vô hiệu và không được sử dụng rộng rãi tại thời điểm này.
Baricitinib, tofacitinib và upadacitinab là những loại thuốc được phân loại là chất ức chế JAK. Chúng thường được sử dụng ở những người không còn đáp ứng với methotrexat. Bởi vì có khả năng ức chế các phản ứng miễn dịch, chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, ung thư và ung thư hạch. Do đó cần thận trọng khi sử dụng những thuốc này.
Lưu ý quan trọng
Để giảm thiểu tác dụng phụ, DMARDs đôi khi được bắt đầu sử dụng lần lượt và tăng dần. Mục đích là để giảm thiểu cả hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp và tác dụng phụ của thuốc. Thường cần nhiều hơn một DMARD để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp đang hoạt động.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, Hydroxychloroquin có thể ảnh hưởng xấu đến mắt, và bệnh nhân dùng thuốc này nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa ít nhất mỗi năm một lần. Nên uống vào buổi tối để tránh ánh nắng, gây sạm da.
Methotrexat được biết là có cấu trúc tương đồng với acid folic, vì vậy trong quá trình tổng hợp pyrimidin thuốc sẽ tranh chấp với vị trí hoạt động của acid folic, gây ra giảm tổng hợp DNA và dẫn đến thiếu máu. Do đó, cần bổ sung Acid Folic với liều dùng tương tự methotrxat để tránh tình trạng này; đồng thời phải uống acid folic vào ngày không dùng methotrexat.
Một số chế phẩm có sự kết hợp methotrexat với thuốc chống sốt rét tổng hợp nhằm làm tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ trên gan của methotrexat.
2.4 Thuốc giảm đau đường uống
Thông tin cần biết
Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen thường là lựa chọn đầu tay trong các trường hợp đau xương khớp nhẹ đến trung bình với những bệnh viêm xương khớp nhẹ. Tuy nhiên, loại thuốc giảm đau đường uống này không có tác dụng chống viêm, do đó không giúp giảm sưng tấy, nóng đỏ do viêm xương khớp trung bình đến nặng.
Paracetamol có thể được kết hợp với một số thuốc phiện như codein, tramadol… nhằm làm tăng hiệu quả giảm đau xương khớp; mặc dù vậy, bạn không nên sử dụng sự kết hợp này kéo dài với liều cao vì có thể gây nghiện hay tử vong do quá liều. Trong khi đó, các bệnh xương khớp thường là mạn tính và cần được điều trị lâu dài. Ngoài gây nghiện, thuốc phiện còn gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, táo bón… Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng paracetamol kết hợp các chất thuốc phiện để điều trị đau cương khớp.
Dùng thuốc giảm đau đường uống khi nào?
Paracetamol được kê đơn hoặc không kê đơn cho người mắc các bệnh liên quan đến đau xương khớp dạng nhẹ đến trung bình, không kèm viêm hoặc có viêm xương khớp nhẹ, chẳng hạn như đau khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau thắt lưng... Tuy nhiên cần lưu ý một số điều quan trọng được trình bày bên dưới.
Lưu ý quan trọng
Tổng liều paracetamol cho người trưỏng thành không được vượt quá 3-4g mỗi ngày, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn. Việc sử dụng paracetamol với liều quá cao rất dễ dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả hoại tử gan.
Không dùng paracetamol nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu…) vì loại thức uống này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Thận trọng khi sử dụng paracetamol cùng với các chế phẩm khác có chứa paracetamol, cần để ý tổng liều lượng dung dùng mỗi ngày để tránh tình trạng quá liều.
Không lạm dụng thuốc giảm đau đường uống, đặc biệt là với những trường hợp mắc bệnh xương khớp mức độ nghiêm trọng bởi vì sẽ che giấu triệu chứng nặng của bệnh, do đó đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp điều trị triệu chứng chứ không tác động tới căn nguyên của bệnh.
2.5 Thuốc giảm đau tại chỗ
Thông tin cần biết
Thuốc giảm đau tại chỗ được hấp thụ qua da của bạn. Các loại phổ biến nhất là kem hoặc gel mà bạn thoa lên da ở các khớp bị đau. Một số có dạng xịt hoặc miếng dán dính vào da của bạn.
Bởi vì các thành phần được hấp thụ qua da, hầu hết các loại thuốc giảm đau được sử dụng tốt nhất cho các khớp gần bề mặt da, chẳng hạn như khớp ở bàn tay và đầu gối của bạn.
Các thuốc dùng ngoài da có tác dụng giảm đau tại chỗ và/hoặc toàn thân như diclofenac và capsaicin có thể được sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng đau, viêm của bệnh xương khớp. Tuy không có tác dụng một phát ăn ngay như một số loại giảm đau đường uống hay đường tiêm trực tiếp vào khớp, nhưng nhóm thuốc giảm đau tại chỗ có ưu điểm là ít gây ra các tác dụng phụ nhờ đặc tính dược động học của chúng, đặc biệt là ở người cao tuổi có nguy cơ xuất huyết.
Thuốc giảm đau tại chỗ được dùng khi nào?
Tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA đã phê duyệt một số sản phẩm bôi ngoài da (Voltaren, Solaraze, những sản phẩm khác) có chứa diclofenac theo toa để điều trị viêm xương khớp ở các khớp gần bề mặt da, chẳng hạn như bàn tay và đầu gối.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại kem và gel NSAID hoạt động tốt như các loại thuốc uống của chúng. Đối với những người lớn tuổi hoặc những người không thể dung nạp NSAID đường uống hoặc không có hiệu quả với acetaminophen, có thể sử dụng NSAID tại chỗ để thay thế.
Một số loại thuốc bôi da giảm đau xương khớp thường gặp
Diclofenac tại chỗ: Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid bán theo đơn, thường được bào chế ở dạng gel. Diclofenac tại chỗ có thể được sử dụng kết hợp với acetaminophen, nhưng không nên kết hợp với NSAID đường uống vì sẽ làm tăng khoảng 10% hấp thu toàn thân của diclofenac, dẫn đến tăng tác dụng phụ.
Salicylat: Trolamin salicylat là một loại thuốc giảm đau salicylat tại chỗ thường được bào chế ở dạng xịt. Salicylat được cho là thuộc nhóm giảm đau bôi da và được sử dụng để giảm đau và viêm nhẹ. Cơ chế hoạt động là giảm sưng và viêm ở cơ và khớp bằng cách tăng lưu lượng máu. Salicylat được sử dụng trong điều trị đau trong các tình trạng cơ xương khớp khác nhau.
Capsaicin: là một hoạt chất được chiết xuất từ ớt (ớt chuông), do đó nó có tính nóng. Khi bôi lên da dưới dạng kem hoặc miếng dán, capsaicin bôi gây giảm một chất (chất P) trong cơ thể gây đau. Capsaicin được sử dụng để giảm đau nhức nhẹ của cơ và khớp liên quan đến viêm khớp, đau lưng đơn giản, căng cơ và bong gân. Kem Capsaicin được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, trong khi miếng dán cần phải có đơn thuốc chỉ định cho đau dây thần kinh do herpes và đau dây thần kinh ở bàn chân (bệnh thần kinh ngoại vi) ở những người bị bệnh tiểu đường.
Tinh dầu: Các chất như tinh dầu Bạc Hà và Long Não tạo ra cảm giác nóng hoặc lạnh có thể tạm thời ghi đè khả năng cảm nhận cơn đau do viêm khớp của bạn. Các hoạt chất này cũng có thể được thêm vào các chế phẩm giảm đau bôi da khác.
Thuốc gây tê: thuốc gây tê tại chỗ như lidocain tạo cảm giác tê để giảm đau. Lidocain có ở dạng kem, gel, xịt hoặc miếng dán.
Lưu ý quan trọng
FDA đã cảnh báo rằng một số loại thuốc giảm đau xương khớp dùng ngoài da có chứa tinh dầu bạc hà, Methyl Salicylate hoặc capsaicin có thể dẫn đến những trường hợp hiếm gặp bị bỏng hóa chất nghiêm trọng cấp độ 1 đến độ 3 khi sử dụng sản phẩm.
Các công thức khác nhau bao gồm kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ và miếng dán. FDA khuyến cáo người tiêu dùng gặp phải các dấu hiệu tổn thương da khi sử dụng các sản phẩm này, chẳng hạn như đau, sưng hoặc phồng rộp da, nên ngừng sử dụng sản phẩm và đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Việc thoa kem chứa capsaicin có thể khiến da bạn bị bỏng hoặc châm chích, nhưng cảm giác khó chịu này thường giảm bớt trong vài tuần sử dụng hàng ngày. Rửa tay thật sạch sau mỗi lần thoa và tránh chạm vào mắt và niêm mạc. Bạn có thể cần đeo găng tay Cao Su khi thoa kem.
Nếu bạn bị dị ứng với aspirin hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi có chứa salicylat. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều có thể gây độc.
Không sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ trên vùng da bị tổn thương hoặc bị kích ứng hoặc với miếng đệm nóng hoặc băng.
2.6 Nhóm kháng sinh
Thông tin cần biết
Kháng sinh có vai trò tối quan trọng trong điều trị bệnh xương khớp, nhưng không phải bệnh đau khớp nào cũng có thể sử dụng. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong các trường hợp viêm đau xương khớp do nhiễm khuẩn như: thấp khớp cấp, viêm hoại tử do nhiễm khuẩn,...
Các nhóm kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp này như Beta-lactam, Quinolon, Aminoglycosid,..
Beta-lactam nói chung không gây độc cho cơ quan hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng liều cao trong khoảng thời gian kéo dài cần thiết để điều trị viêm tủy xương. Ngoài ra, phổ của nhiều beta-lactam bao gồm các tác nhân gây bệnh thường gặp của nhiễm trùng xương và khớp. Sự xâm nhập của beta-lactam vào dịch khớp dù không giống nhau nhưng đủ để có tác dụng điều trị. Staphylococcus aureus trong một số loạt bệnh chiếm tới 80% trường hợp viêm tủy xương cấp tính do tụ cầu, và penicilin và Cephalosporin chống tụ cầu là những thuốc được lựa chọn trong những trường hợp này.
Tetracyclin, macrolid và Levofloxacin là những kháng sinh thường được sử dụng trong viêm khớp dạng thấp. Các thuốc này được sử dụng nhằm tăng hiệu lực điều trị hoặc trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp. Ví dụ như tetracyclin dẽ được dùng cho các trường hợp không dung nạp DMARDs hay levofloxacin được dùng cho bệnh nhân đang điều trị với methotrexat...
Lưu ý quan trọng
Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi xuất hiện các cơn đau khớp. Hãy đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị và sử dụng thuốc thích hợp.
Nên xác định căn nguyên gây ra nhiễm trùng trong bệnh viêm xương khớp để lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất với liều dùng tối thiểu cho hiệu quả điều trị.
Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh cùng với các thuốc điều trị bệnh xương khớp khác, có thể điều chỉnh liều lượng hoặc các biện pháp khác để tránh các tương tác cũng như nguy cơ gia tăng tác dụng phụ.
2.7 Nhóm chất bổ sung
2.7.1 Glucosamine và Chondroitin
Glucosamine là một amino - monosaccharid, là thành phần cấu tạo nên các mô đệm khớp và lớp dịch nhầy ở khớp. Glucosamine có tác dụng ức chế các enzym phá hủy sụn khớp, tăng sản xuất dịch nhầy nên tăng khả năng bôi trơn sụn khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp.
Chondroitin là một là một glycosaminoglycan - thành phần tự nhiên của sụn khớp. Chondroitin thường được kết hợp với Glucosamine trong điều trị thoái hóa khớp, cải thiện chức năng sụn khớp.
Trên thị trường có nhiều thuốc xương khớp kết hợp giữa Glucosamine và Chondroitin, sử dụng an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ và điều trị các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, không nên dùng glucosamine cho bệnh nhân dị ứng với động vật có vỏ.
2.7.2 Biflavonoid
Bioflavonoid cũng được biết là có đặc tính chống viêm cho viêm xương khớp. Bioflavonoid được tìm thấy trong vỏ của trái cây có múi xanh, trong quả hồng và quả lý chua đen.
Những tác nhân này được cho là làm giảm viêm bằng cách ức chế các con đường cyclo-oxygenase và lipo-oxygenase, và chúng cũng có thể có các đặc tính giảm đau, chống oxy hóa và chống viêm nói chung. Bioflavonoid thường được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung thảo dược không kê đơn, chỉ được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không phải để điều trị bệnh xương khớp.
2.7.3 Nghệ, gừng
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học Trung Quốc để điều trị viêm khớp, và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính, một hợp chất được gọi là Curcumin, có đặc tính chống viêm đã được ghi nhận. Kết qủa của các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân dùng nghệ ít bị đau đầu gối hơn đáng kể, theo một bảng câu hỏi được tiêu chuẩn hóa. Họ cũng cảm thấy chức năng đầu gối tốt hơn và ít đau hơn trong quá trình sử dụng, đến nỗi có trường hợp đã ngừng hoặc giảm các loại thuốc giảm đau khác và không có ai đã dùng nghệ báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào.
Các chất chiết xuất từ gừng có bán không cần kê đơn ở các hiệu thuốc dưới dạng viên nang và tinh dầu. Về lý thuyết, Gừng có thể làm giảm hoạt động của một số chất hóa học thúc đẩy quá trình viêm khớp. Kết quả từ các nghiên cứu đánh giá vai trò của nó trong việc điều trị những người bị viêm xương khớp cho thấy rằng nó có tính an toàn cao và có thể có tác dụng vừa phải trong việc giảm đau và tàn tật.
2.7.4 Vitamin D
Người lớn tuổi được khuyên dùng vitamin D để ngăn ngừa gãy xương. Vitamin D được biết là đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của các quá trình trao đổi chất trong xương mà nó có một loạt các tác động trong sinh lý bệnh của viêm khớp. Bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường chức năng xương, giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa lão hóa và loãng xương.
3 Các thuốc khác
2.7.5 Thuốc chống trầm cảm
Duloxetin là một hoạt chất chống trầm cảm. Đây là một chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrin đã được chứng minh về hiệu quả giảm đau dai dẳng ở các mô hình động vật có nhạy cảm trung tâm trong viêm khớp và dữ liệu thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn về giảm triệu chứng bệnh xương khớp.
Kết quả một số nghiên cứu chỉ ra rằng duloxetin có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những người bị viêm khớp, nhưng việc sử dụng thuốc có liên quan đến nguy cơ xảy ra các tác dụng ngoại ý cao hơn đáng kể. Duloxetin gây ra một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Các phản ứng thường gặp bao gồm buồn nôn, táo bón và khô miệng. Sở thích của bệnh nhân, cân nhắc chi phí và đánh giá của bác sĩ lâm sàng phải được tính đến trước khi bắt đầu phác đồ duloxetin.
2.7.6 Acid hyaluronic (Dịch khớp nhân tạo)
Acid hyaluronic là một chất tự nhiên có trong cơ thể giúp bôi trơn và tạo lớp đệm cho các khớp, giúp khớp trượt dễ dàng và giảm ma sát giữa các khớp. Ở những bệnh nhân bị bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp…, acid hyaluronic thường khá loãng, do đó hoạt động chức năng không được tốt.
Acid hyaluronic có thể được tiêm vào khớp gối để giúp giảm khó chịu và có thể giảm đau đến sáu tháng. Dịch khớp này thường được sử dụng cho những bệnh nhân không thể dung nạp hoặc sử dụng NSAID và những người đang chờ phẫu thuật khớp. Tiêm acid hyaluronic sẽ cung cấp trực tiếp cho khớp, giúp giảm ma sát và viêm. Bằng cách này, chúng có thể làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp trong một số trường hợp. Hiện tại, FDA chỉ chấp thuận tiêm HA để sử dụng ở đầu gối, nhưng các bác sĩ có thể kê đơn điều trị không có nhãn hiệu này cho các khớp lớn khác, chẳng hạn như hông hoặc vai.
Acid hyaluronic cũng có thể kết hợp với một số chất bổ sung khác trong các chế phẩm đường uống nhằm tăng tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh xương khớp. Một sản phẩm giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp được tạo nên từ sự kết hợp này chính là DuoVital.
Được xuất xứ từ Đức, DuoVital có chứa thành phần chính là Axit Hyaluronic – Chondroitin với hàm lượng 450 mg/30ml. Hai hợp chất này là thành phần chính có trong chất nền của dịch khớp, có vai trò quan trọng trong việc giúp khớp vận động dễ dàng và linh hoạt. Lượng Axit Hyaluronic và Chondroitin đều giảm dần theo sự tăng lên của tuổi tác, dịch khớp loãng dần, sụn khớp vì thế mà khô đi, trở nên giòn và dễ bị bào mòn. Việc bổ sung Axit Hyaluronic – Chondroitin cho sụn khớp là điều cần thiết, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Hai hoạt chất này có tác dụng bảo vệ sụn khớp khỏi sự bào mòn theo thời gian nhờ khả năng ức chế hoạt động của các enzym gây ra thoái hóa sụn; đồng thời đảm bảo độ nhớt của dịch khớp, giúp khớp trơn trượt hơn, cải thiện vận động cho người sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thêm Vitamin E - khi kết hợp với Chondroitin - góp phần vào quá trình hình thành và sản xuất Collagen, một loại protein quan trọng trong quá trình tạo sụn, từ đó giúp tái tạo sụn khớp, bảo vệ chức năng bình thường của sụn. DuoVital là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp đáng "đồng tiền bát gạo" nhờ có những ưu điểm nổi bật và gần như không có những hạn chế gì nghiêm trọng như sau:
4 Ưu điểm
- Thiết kế đẹp mắt, thành phần là các chất bổ sung nên rất lành tính, an toàn cho người dùng, khi sử dụng DuoVital gần như không gây ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nào.
- Uống DuoVital giúp cung cấp các chất cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp và duy trì trạng thái bình thường của dịch khớp hiệu quả, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh khớp một cách toàn diện.
- DuoVital là sản phẩm của Công ty Gramme Revit International GmbH - công ty dược phẩm hàng đầu của Đức với nhà máy sản xuất hiện đại, công nghệ khép kín, cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng nhất, được nhiều người tin dùng.
- Dạng uống của DuoVital có nhiều ưu điểm so với dạng tiêm: Không cần nhân viên y tế có kỹ thuật tiêm, có thể thực hiện tại nhà, tiết kiệm thời gian đi lại; an toàn hơn vì có thể tráng khỏi các nguy cơ nhiễm khuẩn khớp, sốc khi tiêm...; có thể đi đến các khớp các nhau và cho tác dụng đồng đều.
5 Nhược điểm
- Giá thành tương đối cao.
- Được đóng trong chai thủy tinh khá nặng và cồng kềnh, dễ vỡ nên gây khó khăn khi vận chuyển xa.
Quý bạn đọc có thể đặt hàng ngay tại đây
2.7.7 Chế phẩm kết hợp
Một số loại thuốc có sự kết hợp các hoạt chất nhằm điều trị bệnh xương khớp đồng thời ngăn ngừa tác dụng phụ, chẳng hạn như các thuốc chứa NSAID và chất bảo vệ dạ dày (PPI). Các thuốc có thể kể đến như: diclofenac và Misoprostol, ibuprofen và famotidin, esomeprazol và naproxen. Kết hợp NSAID với thuốc ức chế bơm proton được sử dụng để điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. NSAID hoạt động bằng cách giảm đau và viêm, và chất ức chế bơm proton bảo vệ dạ dày khỏi việc sử dụng NSAID liên tục.
6 Tài liệu tham khảo
1. Đánh giá bởi Leigh Ann Anderson (Cập nhật ngày 22 tháng 6 năm 2022). Osteoarthritis, Drugs. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
2. Đánh giá bởi Melinda Ratini (Ngày đăng 28 tháng 10 năm 2021). Treating Rheumatoid Arthritis With Disease-Modifying Drugs (DMARDs), WebMD. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
3. Chuyên gia của MayoClinic (Ngày đăng 20 tháng 5 năm 2021). Arthritis pain: Treatments absorbed through your skin, MayoClinic. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
4. Tác giả Mesut Ogrendik (Ngày đăng 27 tháng 12 năm 2013). Antibiotics for the treatment of rheumatoid arthritis, PubMed. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
5. Tác giả Mikala C. Osani, Raveendhara R. Bannuru (Ngày đăng 15 tháng 3 năm 2019). Efficacy and safety of duloxetine in osteoarthritis: a systematic review and meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
6. Tác giả Zia Sherrell (Ngày đăng 25 tháng 4 năm 2022). Hyaluronic acid for osteoarthritis: What to know, medicalnewstoday. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
Có tổng: 1019 sản phẩm được tìm thấy
- 4 Thích
tôi mua thuốc nhân viên chốt đơn xong ko gửi, hôm sau báo tăng giá thuốc bắt tôi theo giá mới , tại sao lại không cập nhật giá rồi chốt đơn mà để qua hôm sau thông báo , tôi gọi ko nghe máy , trung tâm hết người bán hàng rồi à ?
Bởi: Nguyễn Thanh Sơn vào
Thích (4) Trả lời - 4 Thích
Tôi muốn mua 02 chai xịt DOBUTANE SPRAY và 02 Hộp Thuốc bôi dạng kem HONDROXID , nhà thuốc bán và síp hàng đến nơi nhận được không
Bởi: Vu van Đoi vào
Thích (4) Trả lời - 4 Thích
Mẹ tôi bị viêm khớp mạn tính xin hỏi nhà thuốc tư vấn giúp thuốc phù hợp. xin cảm ơn
Bởi: Thu Thủy vào
Thích (4) Trả lời
- HN
lần đầu thử mua hàng trên đây mà thấy đặt hàng dễ dàng, giao hàng nhanh, hàng nhận được chính hãng, giá tốt. Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc An Huy đã tư vấn rất nhiệt tình
Trả lời Cảm ơn (13)