1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc Cai Rượu

Uống thuốc cai rượu có tốt không? Bài thuốc cai rượu từ dân gian

Cập nhật lần cuối: , 6 phút đọc

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Trungtamthuoc.com - Sử dụng quá nhiều bia rượu khiến bạn bị phụ thuộc vào chúng, được gọi là nghiện rượu. Tình trạng nghiện rượu diễn ra phổ biến ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở nam giới, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân người nghiện rượu. Sử dụng thuốc cai rượu cùng với lối sống lành mạnh là biện pháp hiệu quả giúp người nghiện rượu dần dần tránh xa khỏi bia rượu. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết nhất về thuốc cai rượu.

1 Tổng quan về nghiện rượu

1.1 Nghiện rượu là gì?

Nghiện rượu là một rối loạn mãn tính, tiến triển, có khả năng gây tử vong được đặc trưng bằng việc uống rượu quá mức và thường bắt buộc dẫn đến sự phụ thuộc hoặc nghiện về tâm lý và thể chất.

Nghiện rượu thường được đặc trưng bởi không có khả năng kiểm soát việc uống rượu, suy giảm khả năng làm việc và giao tiếp xã hội, có xu hướng uống rượu một mình và tham gia vào hành vi bạo lực, bỏ bê ngoại hình và dinh dưỡng hợp lý, bệnh liên quan đến rượu (chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan), và các triệu chứng cai nghiện từ trung bình đến nặng (chẳng hạn như khó chịu, lo lắng, run, mất ngủ và lú lẫn) khi cai nghiện.

1.2 Nguyên nhân và triệu chứng của nghiện rượu

Một người bị nghiện rượu là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm di truyền trong gia đình, tâm lý bất ổn, tình trạng bệnh tật, thói quen sử dụng lượng lớn rượu bia mỗi ngày. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện rượu gồm có:

  • Uống rượu thường xuyên, với số lượng lớn hoặc bắt đầu sớm trong đời.
  • Trải qua chấn thương, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
  • Có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.
  • Có vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như đau buồn, lo lắng, trầm cảm, rối loạn ăn uống và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
  • Đã từng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày vì vấn đề cân nặng.

Các dấu hiệu cho thấy một người đang bị nghiện rượu có thể kể đến như:

  • Mất trí nhớ hoặc không nhớ những điều đã xảy ra.
  • Uống nhiều hơn hoặc lâu hơn dự kiến.
  • Cảm thấy cáu kỉnh hoặc bồn chồn khi không uống rượu.
  • Thường xuyên nôn nao..
  • Từ bỏ các hoạt động để có thể uống rượu bia nhiều hơn.
  • Có cảm giác thèm rượu.
  • Phụ thuộc vào rượu, không được uống rượu sẽ luôn thấy bứt rứt không yên.
  • Không thể ngừng uống rượu khi đã bắt đầu.
  • Dành nhiều thời gian để uống rượu hoặc phục hồi sau khi uống rượu.
  • Muốn cắt bớt mà không được.
  • Ám ảnh về rượu.
Dấu hiệu của nghiện rượu
Dấu hiệu của nghiện rượu

2 Thuốc cai rượu là gì?

Thuốc cai rượu là các chế phẩm chứa thành phần giúp ngăn ngừa cảm giác thèm rượu, đôi khi có tác dụng an thần, hoặc khiến người dùng cảm thấy sợ uống rượu, từ đó giúp cai rượu dần dần. Các thành phần thường dùng bao gồm các chất tác dụng lên hệ thần kinh, chất an thần và các chiết xuất thảo dược, thường được bào chế dưới dạng uống. Sử dụng thuốc cai rượu là một trong những cách bỏ rượu nhanh nhất, được nhiều người áp dụng.

Tác hại của sử dụng quá nhiều rượu đối với cơ thể
Tác hại của sử dụng quá nhiều rượu đối với cơ thể

Vậy, uống thuốc cai rượu có tốt không, có ảnh hưởng gì tới người dùng? Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của các thành phần hoạt chất trong thuốc cai rượu. Chúng đều có cơ chế tác dụng rõ ràng, đem lại các hiệu quả nhất định; tuy nhiên, bất kỳ thành phần nào cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ, điều quan trọng là người dùng cần nắm bắt được các kiến thức này để có thể tự xử trí hợp lý hoặc thông báo kịp thời với chuyên gia y tế.

3 6 loại thuốc cai nghiện rượu tốt nhất hiện nay

Hiện có 3 hoạt chất được FDA chấp thuận cho mục đích điều trị tình trạng nghiện rượu, bao gồm Disulfiram, Naltrexon, Acamprosat. Ngoài ra, các chiết xuất thảo dược và một số chất khác cũng được thử nghiệm và cho kết quả tương đối hữu ích.

3.1 Disulfiram

Disulfiram là thành phần đầu tiên được FDA chấp thuận trong việc cai rượu, là chất ức chế acetaldehyde dehydrogenase. Con đường phổ biến nhất trong quá trình chuyển hóa rượu là oxy hóa rượu thông qua rượu dehydrogenase, chuyển hóa rượu thành acetaldehyde và aldehyde dehydrogenase, chuyển đổi acetaldehyd thành axetat. Disulfiram dẫn đến sự ức chế không hồi phục của aldehyde dehydrogenase và tích tụ acetaldehyde, một chất có độc tính cao. Mặc dù các cơ chế bổ sung (ví dụ: ức chế dopamin β-hydroxylase) cũng có thể đóng một vai trò trong hoạt động của disulfiram, nhưng việc phong tỏa hoạt động của aldehyde dehydrogenase thể hiện cơ chế hoạt động chính của nó. Vì thế, uống rượu khi có disulfiram dẫn đến tích tụ acetaldehyde, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu liên quan, bao gồm nhịp tim nhanh, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Theo cách này, việc sử dụng disulfiram kết hợp với rượu gây ra phản ứng khó chịu, ban đầu được đề xuất như một phương pháp điều trị chứng rối loạn sử dụng rượu. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng khi uống thuốc chứa disulfiram, người nghiện rượu sẽ có những biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, rất phiền toái, khó chịu và mệt mỏi, khiến người dùng cảm thấy sợ hãi mỗi khi uống rượu, từ đó dần dần bỏ được rượu. 

Hiệu quả của disulfiram phần lớn phụ thuộc vào động cơ dùng thuốc của bệnh nhân và/hoặc việc sử dụng thuốc có giám sát, vì thuốc chủ yếu có hiệu quả do mối đe dọa tiềm ẩn của phản ứng khó chịu khi kết hợp với rượu. Ngoài ra, thuốc cũng gây ra một số phản ứng bất lợi như: Buồn ngủ, mệt mỏi, miệng có vị tỏi hoặc kim loại, rối loạn tiêu hóa, mùi cơ thể, chứng hôi miệng, nhức đầu, bất lực, viêm da dạng trứng cá hoặc dị ứng, bệnh thần kinh ngoại biên và thị giác, phản ứng tâm thần.

Hiện nay, hàm lượng thường gặp của disulfiram là 400 và 500mg, thường bào chế dưới dạng viên uống. Ban đầu có thể dùng với liều lên tới 800mg, sau đó giảm dần tới liều duy trì thích hợp, nên dùng trong 6 tháng để có được cảm giác sợ rượu vĩnh viễn. Một số chế phẩm chứa disulfiram có thể kể đến như: Chronol, Espéral 500mg, Antawell 500, Alcobuse, Antabuse 400mg…

Thuốc cai rượu chứa Disulfiram
Thuốc cai rượu chứa Disulfiram

3.2 Acamprosat

Loại thuốc tiếp theo được phê duyệt để điều trị chứng rối loạn sử dụng rượu là acamprosate; lần đầu tiên được phê duyệt như một phương pháp điều trị chứng nghiện rượu ở châu  u vào năm 1989, acamprosate sau đó đã được phê duyệt sử dụng ở Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản. 

Mặc dù cơ chế hoạt động chính xác của acamprosat vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có bằng chứng cho thấy nó nhắm vào hệ thống glutamat bằng cách điều chỉnh trạng thái glutamatergic hiếu động, có thể hoạt động như một chất chủ vận thụ thể N-methyl-d-aspartat. Có thể hiểu đơn giản rằng, acamprosat hoạt động bằng cách bình thường hóa những thay đổi liên quan đến rượu trong não, giảm một số đau khổ kéo dài về thể chất và khó chịu về cảm xúc mà mọi người có thể gặp phải khi bỏ rượu ( còn được gọi là hội chứng cai nghiện sau cấp tính) có thể dẫn đến tái nghiện. Các bằng chứng cho thấy acamprosat có thể hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy cai rượu và ngăn ngừa tái nghiện ở những bệnh nhân đã cai nghiện hơn là giúp các cá nhân giảm uống rượu, do đó gợi ý sử dụng nó như một chất hỗ trợ dược lý quan trọng trong điều trị bệnh nhân kiêng rượu mắc chứng rối loạn sử dụng rượu. 

Tác dụng phụ phổ biến nhất với acamprosat là tiêu chảy. Các tác dụng phụ ít phổ biến khác có thể bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức đầu và chóng mặt, mặc dù vai trò nguyên nhân của acamprosat trong việc gây ra các tác dụng phụ này là không rõ ràng.

Hàm lượng thường gặp của Acamprosat là 300 hoặc 333mg, các thuốc có thể kể đến như: Campral, Acamptas 333… Liều dùng của acamprosat cho người trưởng thành dưới 65 tuổi là tùy thuộc vào cân nặng, từ 60kg trở lên dùng liều 2 viên một lần mỗi ngày, dưới 60kg dùng liều 2 viên vào bữa sáng, 1 viên vào bữa trưa và 1 viên vào bữa tối; khuyến cáo dùng trong 1 năm, ngay cả khi tái phát.

Thuốc cai rượu Campral chứa acamprosat
Thuốc cai rượu Campral chứa acamprosat

3.3 Naltrexon

Naltrexon là chất đối kháng thụ thể opioid, đã được FDA chấp thuận để điều trị chứng nghiện rượu vào năm 1994, là thuốc cai rượu cho người nghiện nặng. Sau đó, một dạng thuốc tiêm giải phóng kéo dài hàng tháng của naltrexon, được phát triển với mục tiêu cải thiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, cũng được FDA chấp thuận năm 2006. Naltrexon làm giảm cảm giác thèm rượu và được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc giảm uống nhiều rượu. Hoạt chất này hoạt động trong não bằng cách ngăn chặn cảm giác hưng phấn mà mọi người trải qua khi uống rượu hoặc dùng thuốc phiện như heroin và cocain.

Các tác dụng phụ thường gặp của naltrexon có thể bao gồm buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủ. Ngoài ra, tăng transaminase gan thoáng qua, không có triệu chứng cũng đã được quan sát thấy trong một số thử nghiệm lâm sàng và trong giai đoạn hậu mãi; do đó, naltrexone nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển và không nên sử dụng ở những bệnh nhân bị viêm gan cấp tính hoặc suy gan(n(Tác giả Buddy T (Ngày cập nhật 11 tháng 2 năm 2022). Medications Used to Treat Alcoholism, VeryWellMind. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023)n). 

Hàm lượng thường dùng của viên uống naltrexon là 50mg, còn dạng tiêm giải phóng kéo dài là 380mg mỗi tháng một lần. Ban đầu, người dùng có thể uống mỗi ngày 1 viên, sau đó tăng liều tùy thuộc đáp ứng, có thể xen kẽ 2-3 viên mỗi ngày; khuyến cáo dùng trong 12 tháng. Các thuốc chứa naltroxen có thể kể đến như: Nodict, Notexon Tab., Naltrexone Mylan, Natrex 50…

Naltrexon - Thuốc cai rượu cho người nghiện nặng
Naltrexon - Thuốc cai rượu cho người nghiện nặng

3.4 Các thuốc khác

3.4.1 Nalmefen

Tương tự về mặt dược lý với naltrexon, nalmefen cũng đã được phê duyệt để điều trị chứng nghiện rượu ở châu  u vào năm 2013. Nalmefen là chất đối kháng thụ thể m- và d-opioid và là chất chủ vận từng phần của thụ thể k-opioid. 

Tác dụng phụ của nalmefen tương tự như naltrexon; so với naltrexon, nalmefen có thời gian bán hủy dài hơn. Các phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng nalmefen có hiệu quả trong việc giảm số ngày uống nhiều rượu, và được khuyến cáo sử dụng như một loại thuốc có thể uống “khi cần thiết” (tức là vào những ngày sắp uống rượu). 

3.4.2 Baclofen

Baclofen là một chất chủ vận thụ thể GABA B được sử dụng để điều trị co thắt cơ, với mục đích khác ngoài nhãn là điều trị rối loạn sử dụng rượu. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy rằng baclofen có thể phá vỡ tác dụng của một liều rượu mồi ban đầu đối với cảm giác thèm uống nhiều sau đó. Hiện còn nhiều tranh luận về liều dùng cũng như cơ chế cụ thể của baclofen khi dùng cho người nghiện rượu; cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu để phát triển thêm loại thuốc tiềm năng này.

Tổng hợp thuốc cai rượu được chấp thuận ở một số quốc gia hoặc trên toàn thế giới
Hoạt chấtLiều dùngTác dụngTác dụng phụVí dụ
DisulfiramLiều ban đầu 800mg, sau giảm theo đáp ứngCai rượu, giúp giảm uống rượuBuồn ngủ, mệt mỏi, miệng có vị tỏi hoặc kim loại, rối loạn tiêu hóa, mùi cơ thể, chứng hôi miệng, nhức đầu, bất lực, viêm da dạng trứng cá hoặc dị ứng, bệnh thần kinh ngoại biên và thị giác, phản ứng tâm thầnChronol, Espéral 500mg, Antawell 500, Alcobuse, Antabuse 400mg
Acamprosat

Từ 60kg trở lên: 333mg/ngày

Dưới 60kg: 666mg/sáng, 333mg/trưa, 333mg/tối

Thúc đẩy cai rượu, ngăn tái nghiện rượu, thích hợp cho người đã cai rượuTiêu chảy,  buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức đầu và chóng mặtCampral, Acamptas 333
Naltroxen uốngBan đầu dùng 1 viên/ngày, sau tăng lên 2-3 viên/ngàyGiảm uống rượu, kể cả nghiện rượu nặngBuồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủNodict, Notexon Tab., Naltrexone Mylan, Natrex 50
Naltroxen tiêmDùng liều duy nhất 380mg/thángGiảm uống rượu, kể cả nghiện rượu nặng, giúp tuân thủ điều trị tốt hơnBuồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủVivitrol
Nalmefen18mg/ngàyGiảm uống rượu, thích hợp dùng cho những ngày sắp uống rượuBuồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủSelincro 18mg
Baclofen30-80mg/ngàyGiảm uống rượuAn thần, thờ ơ, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và tiêu chảyBamifen, Baclosal

3.5 Một số các loại thuốc tiềm năng khác

Nhiều loại thuốc khác đã được sử dụng ngoài nhãn hiệu trong điều trị rối loạn sử dụng rượu, bao gồm topiramate, ondansetron, Gabapentin và varenicline. Thuốc chống co giật Topiramate đại diện cho một trong những loại thuốc hứa hẹn nhất về mặt hiệu quả, dựa trên quy mô tác dụng trung bình của nó từ một số thử nghiệm lâm sàng. Một điểm mạnh của topiramate là khả năng bắt đầu điều trị khi mọi người vẫn đang uống rượu, do đó được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả tiềm năng để bắt đầu cai rượu (hoặc để giảm tác hại) hơn là ngăn ngừa tái nghiện ở những bệnh nhân đã cai nghiện. Mối quan tâm với topiramate là khả năng gây ra các tác dụng phụ đáng kể, đặc biệt là những tác dụng phụ ảnh hưởng đến nhận thức và trí nhớ, cần phải điều chỉnh liều chậm và theo dõi các tác dụng phụ. Hơn nữa, gần đây người ta đã chú ý đến zonisamide, một loại thuốc chống co giật khác, có cơ chế tác dụng dược lý tương tự như topiramate nhưng có đặc tính an toàn và dung nạp tốt hơn.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các thử nghiệm lâm sàng điều trị cũng đã kiểm tra hiệu quả của thuốc chống buồn nôn ondansetron, một chất đối kháng 5HT-3, trong chứng rối loạn sử dụng rượu. Kết quả cho thấy vai trò tiềm năng của Ondansetron đối với chứng nghiện rượu, nhưng chỉ ở những người có một số biến thể nhất định của gen mã hóa chất vận chuyển serotonin 5-HTT và thụ thể 5-HT3.

Các phương pháp điều trị mới với hứa hẹn đặc biệt cho sự phát triển thuốc trong tương lai bao gồm: thuốc chống loạn thần aripiprazol, thuốc chẹn alpha-1 hạ huyết áp prazosin và Doxazosin, đối kháng neurokinin-1, thuốc chẹn thụ thể glucocorticoid mifepriston, đối kháng thụ thể vasopressin 1b oxytocin, đối kháng thụ thể ghrelin, chủ vận peptide-1 giống glucagon.

3.6 Thảo dược trị nghiện rượu

Cũng như nhiều tình trạng khác, có những chất bổ sung thảo dược OTC được cho là một lựa chọn điều trị hiệu quả. Ba chất bổ sung thảo dược thường được coi là lựa chọn tự điều trị cho chứng nghiện rượu bao gồm Ban âu - St.John's wort (Hypericum perforatum), Sâm Ấn Độ - Ashwagandha (Withania somnifera) và Kudzu (Pueraria lobata).

Chiết xuất Ban âu: Chứa hàm lượng lớn hypericin và hyperforin, có khả năng thúc đẩy serotonin trong hệ thần kinh trung ương, ở liều cao được sử dụng như một chất ức chế enzym monoamine oxidase (IMAO). Ít ai biết rằng loài thảo mộc này có thể là một thành phần trong chất bổ sung “cai nghiện” và có thể được một số người sử dụng để tự điều trị chứng nghiện rượu. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các tác dụng bất lợi như nhạy cảm với ánh sáng, khô miệng, táo bón, chóng mặt, nhầm lẫn, và mất trí; chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.

Chiết xuất Sâm Ấn Độ: Loại thảo dược bổ sung này được sử dụng trong y học Ayurvedic truyền thống và đã được một số người sử dụng để khắc phục tình trạng cai rượu hoặc thèm thuốc. Nhiều người cho rằng nó có tác dụng giải lo âu giúp ngăn chặn cảm giác thèm rượu. Các nghiên cứu về chuột cho thấy Ashwagandha làm giảm lo lắng liên quan đến việc cai rượu, nhưng tác động của nó đối với ngưỡng co giật vẫn chưa được thiết lập kỹ lưỡng.

Kudzu: Loài cùng họ với sắn dây này thường được quảng cáo là một cách giúp những người uống rượu cắt giảm lượng cồn. Nó được cho là hoạt động như một tác nhân “ác cảm”, ức chế quá trình thanh thải acetaldehyde (một sản phẩm phụ trao đổi chất độc hại của rượu), có thể làm giảm cảm giác thèm rượu. Điều này tương tự như cách hoạt động của thuốc disulfiram đã được phê duyệt. Việc giảm lượng rượu vừa phải đã được ghi nhận trong một nghiên cứu duy nhất về các đối tượng trẻ tuổi dùng chiết xuất Kudzu.

Ngoài ra còn có chiết xuất Kế sữa: Cây kế sữa (Silybum marianum) là một loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa Silymarin. Nó thường được quảng cáo như một phương tiện phục hồi sức khỏe của gan và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do uống quá nhiều rượu. Một số nghiên cứu cho thấy cây kế sữa có thể giúp những người muốn điều trị bệnh gan liên quan đến rượu. Điều quan trọng cần lưu ý là cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận rằng loại thảo mộc này giúp tăng cường sức khỏe của gan.

Nhiều loại thảo dược giúp cai rượu hiệu quả
Nhiều loại thảo dược giúp cai rượu hiệu quả

4 Lựa chọn thuốc cai rượu bia phù hợp như thế nào?

4.1 Thành phần và hàm lượng phù hợp

Như ở trên đã trình bày, có nhiều nhóm thuốc cai rượu khác nhau, có cơ chế tác dụng và chỉ định không giống nhau, tùy thuộc vào tình trạng nghiện rượu của người bệnh mà có lựa chọn thích hợp. Chẳng hạn như với người đã cai rượu, muốn chống tái nghiện rượu nên sử dụng thuốc chứa acamprosat, người nghiện rượu nặng nên dùng naltroxen… Với người sử dụng nhiều rượu, lạm dụng rượu, muốn giảm dần tần suất uống rượu và giảm cảm giác thèm rượu có thể dùng các chế phẩm từ thảo dược để hỗ trợ quá trình cai rượu. Các sản phẩm lành tính này cũng phù hợp với những người có nguy cơ gặp tác dụng phụ do các hoạt chất tân dược gây ra.

4.2 Hiệu quả cai rượu

Đây là một tiêu chí quan trọng nhất, nhưng lại tương đối khó khăn trong việc xác định, bởi tình trạng nghiện rượu và cơ địa mỗi người là khác nhau. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần theo dõi đáp ứng của bản thân, nếu sử dụng suốt một thời gian dài mà không thấy có thay đổi tích cực, bạn cần được thăm khám lại và xử trí khác. Tuy nhiên, thuốc cai rượu không giống như thuốc giảm đau, không có tác dụng nhanh trong một vài giờ hay một vài ngày. Vì vậy, tuân thủ điều trị là một yêu cầu bắt buộc; bạn cũng nên hỏi bác sĩ về khả năng đáp ứng để nắm bắt được tình hình tốt hơn.

4.3 Cách dùng thuận tiện

Hầu hết các loại thuốc cai rượu đều cần được duy trì trong thời gian dài, từ 6 tháng tới 2 năm; vì vậy, tiện lợi trong sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng. Việc sử dụng số lượng lớn viên uống, chia làm quá nhiều lần trong ngày cũng khiến người bệnh khó tuân thủ điều trị. Trong khi đó, sử dụng đường tiêm giải phóng kéo dài mỗi tháng một lần giúp người bệnh dễ dàng hơn nhưng lại cần có nhân viên kỹ thuật thực hiện giúp và hiện khá khó để tìm mua thuốc vì không đa dạng và chưa được phân phối rộng rãi. Để đảm bảo tuân thủ điều trị, người nghiện rượu cần phối hợp với người thân trong gia đình, nhắc nhở dùng thuốc đúng liều, đúng thời điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiêu chí lựa chọn thuốc cai rượu
Tiêu chí lựa chọn thuốc cai rượu

4.4 Giá bán hợp lý, dễ tìm mua

Các thuốc cai rượu có mức chi phí tương đối cao so với các loại thuốc khác, rơi vào khoảng vài trăm ngàn đồng tới gần một triệu đồng cho mỗi hộp, tùy thuộc vào thành phần, công thức bào chế, nhà sản xuất. Bên cạnh đó, các thuốc này cũng yêu cầu người dùng phải sử dụng trong một thời gian dài, do đó cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình hình tài chính để có thể tuân thủ điều trị một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả tối ưu.

Hiện nay, trên thị trường cũng có một số loại thuốc cai nghiện rượu, tuy nhiên nhiều loại chưa được phân phối tại Việt Nam, ít đa dạng nên gây khó khăn trong việc tìm mua, chẳng hạn như các thuốc chứa acamprosat.

4.5 Nhà sản xuất uy tín

Đối với các dược phẩm trị cai rượu đều cần đạt các tiêu chuẩn chất lượng nhất định, trải qua quá trình thẩm định chặt chẽ mới có thể phân phối ra thị trường, vì vậy người dùng có thể yên tâm về chất lượng. Còn các thuốc bổ sung đôi khi không nghiêm ngặt bằng, vì vậy cần lựa chọn thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, được các chuyên gia đánh giá cao, đến từ các nước lớn như Nhật Bản, châu  u, Mỹ… Ngoài ra, người dùng cũng nên tìm kiếm các sản phẩm của các công ty dược lớn như Danapha, Sanofi…

5 Lưu ý khi sử dụng thuốc bỏ rượu

Trong quá trình sử dụng thuốc cai rượu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn luôn tuân thủ điều trị: Thuốc cai rượu sẽ bị giảm tác dụng hoặc gần như không có hiệu quả nếu bạn buông lơi việc dùng thuốc, thường xuyên quên uống thuốc hoặc sử dụng trong thời gian quá ngắn so với khuyến cáo.
  • Không lạm dụng thuốc cai rượu: Sử dụng thuốc cai rượu quá liều khuyến cáo hoặc quá nhiều lần trong ngày hay bất cứ khi nào bạn uống rượu sẽ làm gia tăng tần suất cũng như mức độ của tác dụng phụ, thậm chí gây tử vong.
  • Theo dõi đáp ứng và phản ứng không mong muốn: Việc để ý xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với thuốc cai rượu sẽ giúp ích cho việc đánh giá đáp ứng lâm sàng và hiệu quả điều trị của bác sĩ, đồng thời nắm bắt được các triệu chứng có hại đi kèm, từ đó đưa ra các quyết định điều trị phù hợp.
  • Hiểu biết về tác dụng của thuốc: Mỗi loại thuốc sẽ có các tác dụng khác nhau, gây ra những thay đổi không giống nhau, chẳng hạn như disulfiram gây nôn, mệt mỏi, cảm giác uể oải rã rời, “dọa sợ” người đang thèm rượu; từ đó phân biệt được với các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
  • Kết hợp với các biện pháp khác: Khi sử dụng thuốc cai rượu, bệnh nhân nên kết hợp với các liệu pháp khác như điều trị tâm lý (nếu nghiện rượu do tâm lý bất ổn gây ra), các biện pháp trị liệu như thiền, yoga… cùng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và lao động thích hợp.

6 3 cách giúp bỏ rượu bia vĩnh viễn tại nhà

6.1 Liệu pháp thay thế

Những kỹ thuật dưới đây có thể hữu ích cho người đang thực hiện điều trị cai rượu hoặc hội chứng sau cai rượu:

  • Yoga: Một loạt các tư thế và bài tập thở có kiểm soát của yoga có thể giúp bạn thư giãn và kiểm soát căng thẳng.
  • Thiền: Trong khi thiền, cơ thể tập trung sự chú ý và loại bỏ dòng suy nghĩ lộn xộn có thể khiến tâm trí bị lấn át và gây căng thẳng.
  • Châm cứu: Với phương pháp châm cứu, những chiếc kim mỏng được đưa vào dưới da, có thể giúp giảm lo lắng và trầm cảm.

6.2 Xây dựng lối sống phù hợp

Là một phần của quá trình phục hồi, bạn sẽ cần tập trung vào việc thay đổi thói quen của mình và đưa ra các lựa chọn lối sống khác, bao gồm các chiến lược sau:

  • Xem xét tình hình xã hội: Nói rõ với bạn bè và gia đình rằng bạn không uống rượu. Phát triển một hệ thống hỗ trợ của bạn bè và gia đình, những người có thể hỗ trợ quá trình hồi phục của bạn. Bạn có thể cần phải tránh xa bạn bè và các tình huống xã hội ảnh hưởng đến quá trình bỏ rượu của bạn.
  • Phát triển những thói quen lành mạnh: Ví dụ, giấc ngủ ngon, hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm soát căng thẳng hiệu quả hơn và ăn uống điều độ có thể giúp bạn phục hồi dễ dàng hơn sau khi cai rượu.
  • Làm những việc không liên quan đến rượu: Bạn có thể thấy rằng nhiều hoạt động của bạn liên quan đến việc uống rượu. Thay thế chúng bằng những sở thích hoặc hoạt động không tập trung vào rượu.
Biện pháp cai rượu sẵn có tại nhà
Biện pháp cai rượu sẵn có tại nhà

6.3 Các bài thuốc dân gian giúp cai rượu

6.3.1 Bài thuốc cai rượu từ dượu liệu

Đây là cách cai rượu cho người nghiện nặng, được thầy thuốc đông y Nguyễn Thế Hùng phát triển. 

Nguyên liệu: 20g Cát Căn, 20g Kỷ tử.

Cách làm: Sắc nguyên liệu với 3 bát nước, tới khi còn 1 bát, chia ra làm 3 lần uống mỗi ngày sau khi ăn, dùng liên tục trong 20 ngày.

6.3.2 Cách cai rượu bằng lá húng quế

Nguyên liệu: 1 nắm lá Húng Quế, 20 hạt Tiêu đen.

Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, ngâm trong nước để qua đêm, sáng hôm sau chắt lấy nước cho người nghiện rượu uống, dùng đều đặn trong một hoặc vài tuần.

6.3.3 Cách cai rượu cho chồng tại nhà dành cho các chị em nội trợ

Dưới đây là cách áp dụng thực phẩm trong hỗ trợ cai rượu cho người thường xuyên sử dụng rượu hay nghiện rượu, rất đơn giản và sẵn có cho các chị em:

  • Mướp đắng: Còn gọi là Khổ Qua, được biết đến với khả năng đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể, thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương gan do sử dụng quá nhiều rượu gây ra. Giã nhuyễn lá Mướp Đắng rồi lấy phần dịch để uống trước khi ăn sáng (khoảng 3 thìa cà phê nước ép), sẽ giúp ngăn chặn cảm giác thèm rượu.
  • Cần tây: Giống như mướp đắng, Cần Tây giúp giảm cơn thèm rượu và tăng thải loại chất độc ra khỏi cơ thể, ép cần tây lấy nước cốt hòa với nước lọc để uống mỗi ngày.
  • Chà là: Chà là cũng giúp hạn chế sự thèm rượu, cung cấp các dưỡng chất bị mất, đồng thời thanh lọc độc tố cho gan. Dùng 4-5 quả chà là, ngâm trong nước tới khi thịt quả mềm lại, loại bỏ hạt, nghiền nát phần thịt quả lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp 2 lần mỗi ngày, dùng thường xuyên trong 1-2 tháng.
  • Bồ công anh: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất Bồ Công Anh có tác dụng cải thiện điều tiết mật, tái tạo các mô gan và giảm các biểu hiện cai nghiện. Hoà tan bột lá bồ công anh khô trong nước sôi, uống 2-3 lần mỗi ngày.

7 Tài liệu tham khảo

Chuyên gia của MayoClinic (Ngày đăng 18 tháng 5 năm 2022). Alcohol use disorder, MayoClinic. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.

Tác giả K. Witkiewtz, R. Z. Litten, L. Leggio (Ngày đăng 25 tháng 9 năm 2019). Advances in the science and treatment of alcohol use disorder, ScienceAdvances. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023

Tác giả Cathy Wong (Ngày cập nhật 5 tháng 11 năm 2021). Natural Remedies for Alcohol Use Disorder, VeryWellHealth. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 6 sản phẩm được tìm thấy

 Rượu Cai Minh Tâm
Rượu Cai Minh Tâm
Liên hệ
Alcomax
Alcomax
Liên hệ
Nodict 50mg
Nodict 50mg
Liên hệ
Chronol 500mg
Chronol 500mg
Liên hệ
Esperal 500mg
Esperal 500mg
Liên hệ
BoniAncol (Hộp 60 viên)
BoniAncol (Hộp 60 viên)
450.000₫
1 1/1
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633