1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Hạ huyết áp tư thế: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hạ huyết áp tư thế: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hạ huyết áp tư thế: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Hạ huyết áp tư thế đứng là tình trạng huyết áp nhanh chóng giảm xuống khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp thế đứng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, thậm chí là ngất xỉu. Các cơn có thể nhẹ và kéo dài dưới vài phút. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng hơn. [1]

1 Hạ huyết áp tư thế là gì?

Hạ huyết áp tư thế là tình trạng huyết áp bị giảm khi đứng, cụ thể đó là huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm xuống ít nhất 10 mmHg. Hạ huyết áp thế đứng có thể có hoặc không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm chóng mặt, choáng váng, ngất, đau cơ ở cổ và vai, thậm chí đau thắt ngực, [2] một số nặng hơn có thể té ngã, mất thăng bằng,...Các dấu hiệu này sẽ biến mất sau khi nằm. 

Hạ huyết áp tư thế là tình trạng hay gặp hơn ở người lớn tuổi. Đôi khi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người già té ngã.

Triệu chứng hạ huyết áp tư thế có thể giảm sau khi ngồi hoặc nằm

2 Cơ chế bệnh sinh của hạ huyết áp tư thế

Khi đứng lên, trọng lực di chuyển máu từ phần trên cơ thể xuống các chi dưới. Kết quả là lượng máu ở phần trên cơ thể bị giảm tạm thời để tim bơm (cung lượng tim), làm giảm huyết áp. Thông thường, cơ thể nhanh chóng chống lại lực của trọng lực và duy trì huyết áp và lưu lượng máu ổn định. Ở hầu hết mọi người, sự giảm huyết áp thoáng qua này không được chú ý. Tuy nhiên, tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng thoáng qua này có thể gây choáng, có thể bị ngã và chấn thương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. [3]

3 Nguyên nhân nào gây ra hạ huyết áp tư thế?

Hạ huyết áp thế đứng có thể là một tình trạng tạm thời hoặc một tình trạng xảy ra liên tục theo thời gian (mãn tính). Có thể chia nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế là nguyên nhân do thuốc, nguyên nhân không do thần kinh, nguyên nhân thần kinh nguyên phát và nguyên nhân thần kinh thứ cấp. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân cơ bản của bệnh vẫn chưa được biết hoặc chưa được chứng minh (vô căn). Hầu hết các trường hợp vô căn được cho là có nguyên nhân cơ bản về thần kinh. [4]

Tuy nhiên, dưới đây là các yếu tố nguy cơ có thể gây ra hạ huyết áp tư thế. 

Mất nước: các tình trạng sốt, nôn ói, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng và tập luyện vất vả,... có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế do nguy cơ mất nước. Tình trạng mất nước gây ra yếu, chóng mặt và mệt mỏi, nếu bệnh nhân duy trì tư thế đứng lâu có thể bị dẫn đến tình trạng hạ huyết áp tư thế. 

Vấn đề về tim: mắc các bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ dẫn đến hạ huyết áp tư thế khi đứng, các bệnh tim mạch như huyết áp thấp, nhịp tim chậm, suy tim,...

Bệnh tiểu đường: tiểu đường là căn bệnh có thể gây ra hạ huyết áp tư thế khi đứng, do có thể làm gián đoạn hoạt động của các dây thần kinh gửi tín hiệu điều hòa huyết áp.

Rối loạn hệ thống thần kinh: một số bệnh như bệnh Parkinson, nhiều hệ thống teo (hội chứng Shy-Drager) và amyloidosis, có thể phá vỡ hệ thống quy định huyết áp bình thường của cơ thể.

4 Chẩn đoán hạ huyết áp tư thế (HHATT) như thế nào?

4.1 Lâm sàng

HHATT được chẩn đoán khi sự giảm đáng kể HA và các triệu chứng gợi ý hạ HA gây ra bởi tư thế đứng và giảm khi nằm.

Đo huyết áp cho bệnh nhân

Bệnh sử: hỏi bệnh để xác định. 

Tiền sử.

Khám thực thể: Đo HA ở tư thế nằm và đứng. Nếu bệnh nhân không thể đứng, có thể đánh giá với tư thế ngồi thẳng.

4.2 Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu.

Điện tâm đồ (ECG).

Siêu âm tim.

5 Điều trị hạ huyết áp tư thế như thế nào?

5.1 Mục tiêu điều trị HHATT

Nâng HA khi đứng mà không làm tăng HA khi nằm.

Giảm các triệu chứng khi đứng, tăng thời gian bệnh nhân có thể đứng.

Cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Để đạt mục tiêu điều trị trên, bước đầu tiên là chẩn đoán và điều trị nguyên nhân và xem xét dùng thuốc phù hợp. 

5.2 Điều trị không dùng thuốc

Phòng ngừa hạ huyết áp tư thế: Tránh đứng lâu khi cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, hay sau thời gian vận động gắng sức. Duy trì tập luyện thể dục thể thao hợp lý, chế độ ăn dinh dưỡng và cân đối là cách để tránh bị hạ huyết áp khi đứng. Nếu bạn không bị huyết áp cao, bác sĩ có thể đề nghị tăng lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn. Nếu huyết áp của bạn giảm sau khi ăn, bác sĩ có thể đề nghị các bữa ăn nhỏ, ít carbohydrate.

5.3 Điều trị dùng thuốc

Việc điều trị dùng thuốc sẽ theo chỉ định của bác sĩ phù hợp với từng thể trạng của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Orthostatic hypotension (postural hypotension), Mayoclinic. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Jose-Alberto Palma, MD, PhDHoracio Kaufmann, MD, Mechanisms, causes, and evaluation of orthostatic hypotension, Uptodate. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Orthostatic hypotension, Medlineplus. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của NORD, Orthostatic Hypotension, NORD. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Hạ huyết áp tư thế thường xảy ra ở người nào


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hạ huyết áp tư thế: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hạ huyết áp tư thế: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633