1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Bệnh thận mạn tính ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh thận mạn tính ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh thận mạn tính ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh thận mạn có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, trung bình tỷ lệ mắc mới của trẻ dưới 15 tuổi là khoảng 5 đến 6 trẻ/1 triệu trẻ. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì cần phải lọc máu hoặc ghép thận. Vậy làm sao để phát hiện và điều trị sớm suy thận mạn ở trẻ?

1 Bệnh thận mạn ở trẻ em là gì?

Bệnh thận mạn tính được định nghĩa là có sự xuất hiện của các tổn thương thận, hoặc mức lọc cầu thận khoảng dưới 60 ml/phút/1,73 m2 da cơ thể. Các tổn thương này phải tồn tại trong 3 tháng trở lên vì bất cứ nguyên nhân gì. Đây là hiện tượng mất dẫn chức năng thận dẫn đến nhu cầu thay thế thận.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị phù hợp bệnh có thể cải thiện cho kết quả tốt, làm chậm xơ hóa cầu thận, và tiến triển tới giai đoạn cuối.

Bệnh thận mạn có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, trung bình tỷ lệ mắc mới của trẻ dưới 15 tuổi là khoảng 5 đến 6 đối tượng trên 1 triệu trẻ.[1]

2 Nguyên nhân gây bệnh thận mạn ở trẻ

Nguyên nhân hay gặp trong bệnh thận mạn ở trẻ là các dị dạng đường tiết niệu. Với tình trạng này thì bệnh thường diễn biến chậm cho đến giai đoạn cuối, có một số nghiên cứu thấy có đến 50 đến 65% vẫn được điều trị bảo tồn.

Bệnh thận mạn tính ở trẻ do hậu quả của các bệnh lý cầu thận.
Bệnh thận mạn tính ở trẻ do hậu quả của các bệnh lý cầu thận.

Ở một số trẻ, suy thận mạn nguyên nhân là do hậu quả của các bệnh lý cầu thận như viêm cầu thận do nhiễm khuẩn, hội chứng thận hư... Không những thế còn có đến khoảng 16% trẻ bị suy thận mạn là do bệnh thận bẩm sinh. Hay trong gia đình nếu cha mẹ đều suy thận thì khả năng con bị bệnh thận cũng cao hơn.

Trong đó có các yếu tố rủi ro khiến cho bệnh thận mạn tính tiến triển nhanh và nặng hơn như sau:

  • Tăng huyết áp hệ thống, tiểu đường là những nguyên nhân chính khiến bệnh trở nên nặng hơn, tiến triển đến giai đoạn cuối. Việc tăng huyết áp hệ thống dẫn đến tăng các áp lực lên các mao mạch cầu thận làm tăng xơ cứng cầu thận.
  • Trẻ em béo phì có nguy cơ tiến triển suy thận mạn tính nhanh hơn.
  • Hay hiện tượng kháng Insulin, rối loạn lipid máu, tăng acid uric máy cũng liên quan đến sự tiến triển của suy thận mạn tính.

3 Chẩn đoán bệnh thận mạn ở trẻ

Để chẩn đoán bệnh thận mạn ở trẻ ta kiểm tra xem thận có bị tổn thương kéo dài ít nhất 3 tháng không? Các tổn thương này có thể do có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận, có hoặc không có hiện tượng giảm mức lọc cầu thận. Trẻ bị bệnh thận mạn tính sẽ có 1 hoặc nhiều dấu hiệu bất thường trong thành phần của máu, nước tiểu. Hay trẻ có những bất thường trong chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh lý thận.

Với các bé trên 2 tuổi, dựa vào mức lọc cầu thận (ml/phút/1,73 m2 da cơ thể), bệnh thận mạn được chia làm 5 giai đoạn như sau:

  • Bệnh ở giai đoạn 1 khi trẻ có mức lọc cầu thận đạt trên 90.
  • Nếu mức lọc cầu thận trong khoảng từ 60 đến 89 thì trẻ bị bệnh thận giai đoạn 2.
  • Khi mức lọc cầu thận có giá trị từ 30 đến 59 thì trẻ bị bệnh thận giai đoạn 3.
  • Bệnh thận mạn của trẻ bước sang giai đoạn 4 khi mức lọc cầu thận từ 15 đến 29.
  • Còn khi mức lọc cầu thận chỉ dưới 15 thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn 5.

Còn với trẻ dưới 2 tuổi ta sẽ dựa vào mức lọc cầu thận của trẻ theo creatinin huyết tương so với mức lọc cầu thận thích hợp để đánh giá.

Không những thế, ta còn cần phân biệt giữa suy thận cấp và đợt cấp của suy thận mạn như sau:

  • Ở suy thận mạn tính sẽ có hiện tượng thiếu máu mạn, và có sự ảnh hưởng lên các cơ quan như tim, xương, còn suy thận cấp thì không có.
  • Khi siêu âm bụng thấy trẻ suy thận mạn trong đợt cấp có kích thước thận teo nhỏ, cấu trúc chủ mô thận bị mất. Còn ở suy thận cấp thì kích thước thận vẫn bình thường hoặc to hơn, cấu trúc chủ mô thận chỉ thay đổi nhẹ.[2]

4 Điều trị cho trẻ có bệnh thận mạn tính

4.1 Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn ở trẻ

Trong điều trị bệnh ta phải điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn ở trẻ.

Đồng thời, cung cấp đủ lượng dinh dưỡng tối ưu dành cho trẻ.

Làm giảm và điều trị các biến chứng có thể xảy ra. Nếu bệnh đang ở giai đoạn 1 thì chủ yếu làm chậm sự phát triển của bệnh và nguy cơ tim mạch. Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối thì phải lọc máu hoặc ghép thận.[3]

Bệnh thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
Bệnh thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu hoặc ghép thận.

4.2 Điều trị cụ thể cho trẻ bị suy thận mạn

Đảm bảo cung cấp đủ năng cho trẻ, chế độ ăn nhiều Canxi và ít Phosphat. Nếu trẻ có mức lọc cầu thận dưới 20 ml/1,73 m2/phút. thi phải hạn chế protein.

Nếu trẻ có hiện tượng phù, cao huyết áp hay suy tìm thì cần hạn chế lượng muối nước đưa vào cơ thể. Nếu khi hạn chế muối mà vẫn không có hiệu quả thì có thể cho trẻ dùng lợi tiểu Furosemid với liều mỗi ngày là từ 1 đến 4 mg/kg. Nếu trẻ mới bị suy thận ở giai đoạn đầu thì ít khi cần hạn chế muối nước.

Nếu trẻ có hiện tượng giảm natri do mất qua đường tiểu thì  bổ sung natri theo nhu cầu và theo dõi chặt chẽ cân nặng, huyết áp, phù...

Nếu có tăng Kali sẽ điều trị như tăng kali máu, nhưng thực thế ít khi phải điều chỉnh Kali nhiều.

Cho trẻ giảm lượng Phosphate trong chế độ ăn, nếu trẻ có nồng độ phosphat máu trên 3 mEq/l thì sau bữa ăn cho bé dùng như Calcium carbonate.

Cho trẻ bổ sung Canxi với liều mỗi ngày từ 10 đến 20mg/kg nếu Xanxi tiếp tục giảm Canxi trong khi Phosphate bình thường.

Nếu nồng độ canxi máu vẫn còn tiếp tục thấp hoặc trẻ có biểu hiện loãng xương thì dùng Calcitriol với liều ban đầu 0,15/kg một ngày.

Nếu trẻ bị nhiễm toan chuyển hóa, có nồng độ bicarbonat dưới 20 mEq/l thì cho bé uống thuốc bù icarbonat.

Nếu trẻ có cao huyết áp kèm theo thì dùng thuốc điều trị cao huyết áp theo chỉ dẫn của bộ y tế.

Điều trị bệnh thận mạn tính để làm chậm tiến triển của bệnh.
Điều trị bệnh thận mạn tính để làm chậm tiến triển của bệnh.

Khi trẻ có hiện tượng thiếu máu nặng thì xem xét chỉ định truyền máu cho trẻ, trong quá trình truyền phải thật thận trọng. Khi trẻ có hiện tượng thiếu máu mạn thì tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da Erythropoietin với liều: 50 - 100 đv/kg, mỗi tuần dùng 3 lần.

Lưu ý: Không cho bệnh nhân sử dụng các thuốc gây độc cho thận, và điều chỉnh liều với các thuốc bài tiết qua thận.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về bệnh thận mạn tính ở trẻ em. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn nhận biết sớm trẻ bị suy thận và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Francesca Becherucci, Rosa Maria Roperto, Marco Materassi and Paola Romagnani (Ngày đăng: tháng 8 năm 2016). Chronic kidney disease in children, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Sanjeev Gulati, MD (Ngày đăng: ngày 21 tháng 7 năm 2020). Chronic Kidney Disease in Children, Medscape. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Steven Dowshen, MD (Ngày đăng: tháng 2 năm 2014). When Your Child Has a Chronic Kidney Disease, Kids Health. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bệnh thận mạn thường mắc ở lứa tuổi nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh thận mạn tính ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh thận mạn tính ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
    LP
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc chất lượng, giá cả hợp lý, tôi sẽ tiếp tục đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633