Thuốc kháng virus và các thuốc được Bộ Y tế cấp phép
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Thế giới đã ghi nhận nhiều đại dịch khủng khiếp do virus gây ra như đại dịch cúm 1889 - 1890, đại dịch Ebola (2014), đại dịch HIV - AIDS và gần đây nhất là đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19). Vì vậy, thuốc kháng virus được tìm ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhân loại. Vậy thuốc kháng virus là gì? Cơ chế tác dụng của thuốc kháng virus như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1 Virus là gì?
1.1 Virus là gì?
Virus là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, không thể tự nhân lên. Chúng sống kí sinh trong vật chủ, sử dụng vật chất và năng lượng trong tế bào sống của vật chủ để nhân đôi và lây truyền qua các tế bào khác.
Virus không có cấu tạo tế bào, do đó mỗi virus được gọi là hạt virus hay còn được gọi là hạt virion. Cấu trúc chung của virus bao gồm:
- Lõi acid nucleic.
- Vỏ protein. Ngoài ra một số virus còn có lớp vỏ bao ngoài riêng.
1.2 Vật chất di truyền của virus
Dựa vào thành phần vật chất di truyền bên trong lõi acid nucleic, ta có thể phân loại các loại virus như sau:
Virus có vật chất di truyền là ADN
Herpesvirus gây bệnh thủy đậu, bệnh zona, bệnh herpes.
- Adenovirus gây bệnh viêm kết mạc ở mắt, viêm họng.
- Hepadnavirus gây bệnh viêm gan B.
- Papillomavirus gây bệnh hột cơm.
Virus có vật chất di truyền là ARN
- Rubella virus gây bệnh sởi.
- Rhabdovirus gây bệnh dại.
- Picornavirus gây bệnh bại liệt, viêm màng não, cảm lạnh.
- Arenavirus gây ra bệnh viêm màng não, sốt Lassa.
- Arbovirus gây bệnh sốt vàng.
- Orthromyco virus gây cúm.
- Bệnh sởi, quai bị gây ra bởi virus Paramyxovirus.
1.3 Con đường lây truyền của virus
Virus lây truyền từ người qua người, từ động vật qua người qua nhiều con đường khác nhau như:
- Hít phải không khí có nhiễm virus.
- Một số loại virus lây qua đường máu.
- Từ mẹ truyền sang con khi mang thai hoặc cho con bú.
- Lây truyền qua đường tình dục không an toàn.
- Virus có thể xâm nhập và tấn công vào các cơ quan trong hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe như bệnh cúm, bệnh dại, viêm gan virus A, B, C, bệnh SARS, HPV,...
1.4 Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ
Để biết được cơ chế của các loại kháng virus, cùng tìm hiểu chu trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ qua sơ đồ tóm tắt qua những giai đoạn sau:
Bám dính và xâm nhập → Tháo vỏ → Tổng hợp protein giai đoạn sớm → Tổng hợp acid nucleic → Tổng hợp protein giai đoạn muộn → Giải phóng.
Một nhóm virus có vật liệu di truyền là ARN có tên gọi khác là Retrovirus chứa enzym sao mã ngược (tên tiếng anh là reverse transcriptase - RT) sẽ giúp tạo ARN từ ADN, đo đó việc tìm ra thuốc điều trị Retrovirus vẫn được xem là dấu hỏi cho các nhà khoa học.
Thông thường, khoảng thời gian virus nhân lên đỉnh điểm chính là thời điểm ngay trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên. Do đó việc sử dụng các thuốc kháng virus nên bắt đầu càng sớm càng tốt để đảm bảo hiệu quả điều trị.
2 Thuốc kháng virus là gì?
Thuốc kháng virus hay còn gọi là thuốc điều trị virus, tên tiếng anh là Antiviral drugs. Đây là những thuốc tác động vào một hoặc nhiều khâu trong chu trình nhân lên của virus trong chu trình trên, do đó kiểm soát sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
3 Phân loại các nhóm thuốc kháng virus
3.1 Phân loai thuốc kháng virus theo cơ chế tác dụng
- Nhóm thuốc ức chế thoát vỏ ( thuốc Amantadine, Rimantadine,...)
Màng tế bào của virus có thành phần rất quan trọng là protein M2. Protein M2 giúp màng tế bào virus hòa vào màng tế bào vật chủ, giải phóng vật liệu di truyền ADN hoặc ARN vào vật chủ. Các thuốc ức chế thoát vỏ giúp quá trình xâm nhập của virus vào tế bào bị ngăn cản.
- Nhóm thuốc ức chế ADN polymerase và ARN polymerase ( thuốc Ribavirin )
Nhóm thuốc có tác dụng ức chế sự sao chép của virus, làm quá trình nhân lên bị kết thúc sớm thông qua ngăn cản quá trình sao mã, dịch mã.
- Nhóm thuốc ức chế giải phóng virus ra khỏi tế bào vật chủ (thuốc Zanamivir )
Enzyme Neuraminidase giúp virus được phóng thích ra ngoài tế bào để xâm nhập đến các tế bào lành khác. Nhóm thuốc ức chế giải phóng virus ra khỏi tế bào vật chủ ức chế sự hoạt động của enzyme Neuraminidase, khiến quá trình phóng thích bị ngăn cản.
- Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch ( thuốc Interferon, y - Globulin )
Interferon có công dụng ngăn cản quá trình dịch mã của virus, do đó virus không thể nhân lên trong tế bào vật chủ.
Kháng thể y - globulin làm bất hoạt tác nhân gây bệnh như virus sởi, virus viêm gan, virus dại,...
3.2 Phân loại thuốc kháng virus theo tác nhân gây bệnh
- Thuốc kháng virus Herpes.
- Thuốc kháng virus hô hấp.
- Thuốc kháng HIV.
- Thuốc kháng virus viêm gan.
4 Thuốc kháng virus Herpes
4.1 Nguyên nhân gây bệnh Herpes
Herpes là loại virus thường gặp nhất, gây ra các bệnh thường gặp là:
Virus Herpes Simplex, viết tắt là HSV có hai type bao gồm: HSV-2 và HSV-1 gây các bệnh là:
- HSV tuýp 1 gây các bệnh ở mắt, miệng, mặt da, thực quản, não.
- HSV tuýp 2 gây bệnh ở cơ quan sinh dục, như mụn rộp sinh dục trực tràng, da, tay hoặc màng não.
Virus thủy đậu - Zoster (type 3): Varicella zoster virus (VZV) là loại virus bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Bệnh Zona thần kinh ở người lớn xảy ra khi virus gây bệnh thủy đậu được hoạt động trở lại.
Epstein Barr virus (EBV) gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.
Cytomegalovirus (CMV) gây bệnh viêm võng mạc ở bệnh nhân AIDS.
Ngoài ra còn các loại virus Herpes khác là Human herpes 6 (HH6), Human Herpes 7 (HH7), Human Herpes 8 (HH8).
4.2 Các loại thuốc kháng virus Herpes
Các loại thuốc dùng để điều trị Herpes toàn thân bao gồm:
- Acyclovir.
- Valaciclovir.
- Famciclovir.
- Isopresinosine.
Có thể dùng các thuốc tại chỗ các thuốc:
- Acyclovir 5%.
- Kem Penciclovir 1%.
- Docosanol.
Tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân, giai đoạn mệnh mà liều dùng thuốc và số ngày dùng thuốc sẽ được cân nhắc tùy từng đối tượng.
4.3 Tác dụng của thuốc điều trị Herpes
- HSV là bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên những đợt khởi phát của bệnh herpes khiến bệnh lan ra các vùng da khác rất mạnh mẽ, gây khó chịu, tổn thương da, viêm nhiễm và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
- Do đó người dùng nên được chỉ định dùng thuốc kháng virus herpes vào thời điểm khởi phát để ngăn ngừa lây lan và bội nhiễm và biến chứng có thể xảy ra.
4.4 Lưu ý khi dùng thuốc kháng virus Herpes
- Bệnh nhân nên được sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh.
- Với các thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân không được bôi vào mắt, niêm mạc,... và rửa tay sạch sau khi bôi.
4.5 Một số thuốc kháng virus Herpes
4.5.1 Thuốc uống kháng virus thủy đậu - zona Acyclovir STADA 400mg
Thành phần - công dụng
Phổ tác dụng: Acyclovir có công dụng có công dụng với các loại virus Herpes như HSV1, HSV2, VZV và EBV.
Acyclovir là sản phẩm chưa có tác dụng kháng virus. Khi vào cơ thể, qua các giai đoạn chuyển hóa, Acyclovir chuyển hóa thành sản phẩm có hoạt tính là acyclovir triphosphat. Acyclovir phosphat có tác dụng ức chế ADN polymerase, đồng thời hoạt chất này còn gắn mạnh với ADN của virus, giúp kết thúc chuỗi ADN, do đó có tác dụng ức chế quá trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
Chỉ định
- Acyclovir có công dụng dự phòng và điều trị các bệnh do nhiễm HSV typ 1 và 2 trên các cơ quan như da, niêm mạc, thần kinh và sinh dục.
- Thuốc được dùng để điều trị bệnh gây ra bởi virus VZV như bệnh thủy đậu, zona mắt, zona phổi, zona thần kinh.
- Thuốc được chỉ định trong trường hợp dự phòng và điều trị nhiễm virus ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch, người cấy ghép cơ quan, bệnh nhân bị bệnh thuỷ đậu.
Tác dụng phụ
- Người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Acyclovir, cụ thể là:
- Trên cơ quan tiêu hóa: Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, nôn, buồn nôn.
- Một số trường hợp còn bị nhức đầu, ban da.
Liều dùng thuốc Acyclovir STADA 400mg
Người lớn
Điều trị Herpes Simplex, herpes sinh dục:
- Liều thông thường: 200mg/lần, ngày uống 5 lần, điều trị trong vòng 5-10 ngày.
- Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bị kém hấp thu: 1 viên Acyclovir STADA 400mg/ lần, ngày uống 5 lần, điều trị trong 5 ngày.
Ngăn tái phát Herpes Simplex
- Liều thông thường: 1 viên/lần, ngày uống 2 viên.
- Ở người suy giảm miễn dịch: 200 - 400mg/lần x 4 lần một ngày.
Điều trị thủy đậu: 2 viên Acyclovir STADA 400mg/ lần, ngày uống 4 - 5 lần, điều trị từ 5 - 7 ngày.
Trẻ em
Điều trị và phòng nhiễm Herpes simplex:
- Trẻ em trên 2 tuổi: dùng như liều người lớn/
- Trẻ em dưới 2 tuổi: dùng với ½ liều của người lớn.
Điều trị thủy đậu
- Trẻ em 2 - 5 tuổi: 1 viên/ngày x 4 lần/ ngày, dùng trong vòng 5 ngày.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: 200mg x 4 lần/ngày.
Phụ nữ có thai và cho con bú có được dùng Acyclovir STADA 400mg không?
Các đối tượng này nên được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng các thuốc có hoạt chất Acyclovir để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi.
Dùng Acyclovir STADA 400mg có hại không?
- Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Acyclovir đó chính là người bệnh có thể cảm thấy nôn, choáng váng, đau đầu,... Bên cạnh đó dùng thuốc có thể gây suy thận khiến người bệnh lo lắng về các độc tính trên thận và toàn thân, do đó không dùng thuốc để điều trị sớm hoặc các dấu hiệu giảm thì ngừng thuốc khi chưa đủ liều khuyến cáo.
- Tuy nhiên Acyclovir hiện nay là thuốc được chỉ định trong điều trị và dự phòng nguyên nhân do virus Herpes, do đó bệnh nhân nên sử dụng thuốc sớm, dùng thuốc đủ liều khi mới phát hiện bệnh để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh nguy cơ tái phát.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir STADA 400mg
- Dùng thuốc bằng đường uống có thể phải sử dụng nhiều lần trong ngày do thời gian bán thải của thuốc ngắn, bên cạnh đó việc sử dụng thuốc còn gây một số tác dụng không mong muốn như nôn, buồn nôn,... khiến người dùng không tuân thủ liều điều trị và bỏ thuốc sớm khi bệnh mới bắt đầu giảm, khiến bệnh dễ lây nhiễm trong cộng đồng.
- Đặc biệt là những bạn gái khi viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ nguyên nhân do virus Herpes sẽ rất dễ bị tái nhiễm, đó cần sử dụng thuốc theo liều khuyến cáo, tránh quên liều để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Bệnh nhân nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm khi có dấu hiệu bất thường và tuân thủ liều dùng của thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị dứt điểm, tránh tái phát. Người dùng có thể dùng thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống để phù hợp với kinh tế và tính chất công việc.
Acyclovir STADA 400mg giá bao nhiêu?
Thuốc được đóng gói gồm 7 vỉ, mỗi vỉ gồm 5 viên, được bán trên thị trường với giá khoảng 120.000 đồng/ hộp.
4.5.2 Các thuốc bôi trị Herpes
Các loại thuốc bôi trị Herpes thường được sử dụng có chứa hoạt chất chính là Acyclovir, bạn đọc có thể tham khảo thêm các loại thuốc như:
- Kem bôi da Acyclovir 5 % dùng bôi ngoài da để điều trị nhiễm Herpes simplex trên da: herpes môi và sinh dục khởi phát và thứ phát.
- Thuốc Acyclovir bôi ngoài da STADA Cream được dùng để bôi ngoài da điều trị Herpes ở da như Herpes môi, Herpes sinh dục.
5 Các loại thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới nhất hiện nay
5.1 Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Viêm gan B gây ra bởi Hepatitis B Virus, viết tắt là HBV.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ viêm gan B rất cao, khoảng 10 - 20% dân số mắc Virus viêm gan B (1)*. Bệnh có hai thể là cấp tính và mạn tính, trong đó:
- Viêm gan B cấp tính diễn biến từ từ, kéo dài âm thầm làm tổn thương gan qua nhiều chục năm sau đó mới khởi phát thành viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
- Bệnh nhân viêm gan B mạn tính khi nhiễm virus viêm gan B từ 6 tháng trở lên.
Các con đường lây nhiễm virus HBV
- Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
- Đường máu.
- Đường tình dục không an toàn.
5.2 Các thuốc điều trị viêm gan B mãn tính
Nhóm thuốc điều trị viêm gan B mãn tính mới nhất hiện nay cho người lớn bao gồm:
- Nhóm thuốc Peginterferon interferon alfa.
- Các thuốc kháng virus viêm gan B cho người lớn bao gồm 5 thuốc:
Entecavir.
Tenofovir disoproxil fumarate hoặc Tenofovir alafenamide.
Telbivudine.
Adefovir Dipivoxil.
Lamivudine.
- Thuốc kháng virus cho trẻ em bị viêm gan B gồm 3 thuốc
Telbivudine.
Tenofovir disoproxil fumarate.
Lamivudine.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm gan mãn tính, các thuốc có thể được chỉ định đó là nhóm thuốc kháng virus và nhóm thuốc Peginterferon alfa 2, trong đó:
- Nếu chức năng gan của bệnh nhân đáp ứng đủ, tiêm thuốc peginterferon alfa 2 sẽ được xem là chỉ định đầu tay của bác sĩ.
- Các thuốc kháng virus sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không thích hợp dùng thuốc peginterferon alfa 2 hoặc chức năng gan bất thường.
5.3 Cơ chế tác dụng của các thuốc kháng virus viêm gan B
Thuốc kháng virus viêm gan B giúp ức chế quá trình nhân lên của HBV trong tế bào gan, do đó ngăn cản các tổn thương gan do virus.
5.4 Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng virus viêm gan B
- Tác dụng toàn thân: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Tiêu hóa: khó tiêu.
- Thần kinh: mất ngủ, lơ mơ.
- Thận: gây độc thận, suy giảm chức năng thận,...
- Nhiễm Acid Lactic.
- Viêm gan trầm trọng hơn khi điều trị ngắt quãng.
5.5 Thuốc kháng virus viêm gan B có được bảo hiểm chi trả không ?
Thuốc kháng virus viêm gan B vẫn được bảo hiểm chi trả nếu người bệnh khám đúng tuyến, Bảo hiểm y tế sẽ chi trả trong phạm vi và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.
Người bệnh bị viêm gan B mãn tính nên dùng thuốc kiên trì liên tục ít nhất 48 tuần để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc ngắt quãng không tuân thủ liều dùng khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn, có thể dẫn đến suy gan, ung thư gan.
Trong trường hợp người dùng sử dụng thuốc gián đoạn với bất kỳ lý do gì, nên thực hiện điều trị vào thời điểm sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.
5.6 Lưu ý khi dùng thuốc kháng virus viêm gan B
Thuốc kháng virus viêm gan B có công dụng kiểm soát sự nhân lên của virut trong tế bào gan mà không có công dụng loại bỏ hoàn toàn virus ra ngoài cơ thể, do đó phần lớn bệnh nhân viêm gan B mãn tính phải điều trị bằng thuốc lâu dài, thậm chí cả đời.
- Việc phát hiện sớm viêm gan B có nghĩa nghĩa quan trọng giúp bệnh nhân được điều trị kịp thời. Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ mắc viêm gan B rất cao, tuy nhiên người bệnh thường chủ quan, lơ là do bệnh diễn biến rất âm thầm, thậm chí không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Đến khi bệnh khởi phát dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan,... mới đến bệnh viện kiểm tra. Do đó, bệnh nhân cũng nên đến cơ sở y tế để khám định kỳ cũng như kiểm tra chức năng gan để có hướng điều trị thích hợp, ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
- Bên cạnh dùng thuốc để điều trị viêm gan B, người bệnh cũng nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi, tập luyện, không dùng rượu bia và các chất kích thích. Đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tránh lây truyền viêm gan B cho người xung quanh như quan hệ tình dục an toàn, tiêm phòng viêm gan B cho những người trong gia đình.
5.7 Một số loại thuốc điều trị viêm gan B
5.7.1 Thuốc kháng virus viêm gan B cho người lớn Tenofovir Savi 300mg
Thành phần - công dụng
Thuốc Tenofovir Savi 300mg có thành phần hoạt chất chính là Tenofovir disoproxil fumarate có hàm lượng tương ứng là 300mg/ viên.
Sau khi vào cơ thể, tenofovir disoproxil fumarate chuyển thành dạng có hoạt tính là tenofovir diphosphat. Hoạt chất này có công dụng ngăn cản sự nhân lên của virus thông qua cơ chế ức chế enzym ADN polymerase. Bên cạnh đó Tenofovir còn là hoạt chất ức chế enzym sao chép ngược (RT) của virus HIV typ 1.
Chỉ định
- Thuốc Tenofovir Savi 300mg được chỉ định dùng để điều trị và dự phòng viêm gan B mạn tính.
- Dùng thuốc phối hợp với các thuốc kháng trong phác đồ phối hợp điều trị và dự phòng HIV - 1.
Liều dùng
- Dùng thuốc để điều trị viêm gan B mạn tính: uống 1 viên/ ngày, dùng thuốc liên tục từ 48 tuần.
- Dùng thuốc phối hợp với thuốc khác để điều trị và dự phòng HIV - 1: uống 1 viên/ ngày.
Chú ý khi dùng thuốc Tenofovir Savi 300mg
- Thuốc Tenofovir Savi 300mg có thể được đào thải qua sữa mẹ, do đó chống chỉ định dùng thuốc cho các bà mẹ đang cho con bú.
- Phụ nữ có thai cần được bác sĩ cân nhắc chỉ định dùng thuốc để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
- Bệnh nhân suy thận nên được kiểm tra chỉ số thanh thải creatinin trước khi dùng Tenofovir Savi 300mg.
- Bệnh nhân dùng thuốc để điều trị bệnh viêm gan B mãn tính nên tuân thủ liều điều trị, việc dùng thuốc ngắt quãng có thể dẫn đến tình trạng gan bị tổn thương rất nghiêm trọng. Do đó, với bất kì nguyên nhân nào phải ngừng điều trị viêm gan B bằng thuốc Tenofovir Savi 300mg, bệnh nhân cần được dùng thuốc lại sớm nhất có thể để đảm bảo chức năng gan cũng như hiệu quả điều trị.
- Chú khi khi phối hợp Tenofovir Savi 300mg với các thuốc gây độc với thận khác nhau NSAID, kháng sinh aminoglycosid,...
Giá bán thuốc Tenofovir Savi 300mg
Hiện nay thuốc được đóng hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén được bán với giá trên thị trường khoảng 220.000 đồng.
Tham khảo thêm một số chế phẩm chứa Tenofovir disoproxil fumarate 300mg
- Tenofovir STADA 300mg được sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm Savi.
- Tenofovir Disoproxil Fumarate tablets (Tenofovir Mylan 300mg) của hãng dược phẩm Mylan.
5.7.2 Thuốc điều trị viêm gan B cho trẻ em Entecavir STADA 0.5mg
Thành phần - công dụng
Thuốc Entecavir STADA 0.5 mg chứa hoạt chất là Entecavir hàm lượng tương ứng 0.5mg.
Entecavir sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính là Entecavir triphosphat. Entecavir triphosphat có công dụng ức chế enzym sao chép ngược của HBV, do đó kiểm soát được quá trình nhân lên của virus trong tế bào gan.
Chỉ định
Entecavir STADA 0.5 mg được dùng để điều trị viêm gan B mãn tính ở người lớn khi:
- Kháng Lamivudine.
- Sau khi thăm khám thấy sự nhân lên của virus hoạt động.
- Tăng lên sự kéo dài chỉ số enzym gan trong máu.
- Có bằng chứng mô bệnh học về viêm gan đang tiến triển.
Liều dùng
Người dùng uống Entecavir STADA 0.5 mg ít nhất 2 giờ sau khi ăn hoặc 2 giờ trước ăn.
- Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi bị viêm gan B mãn tính và chưa được điều trị với nucleotit: 1 viên Entecavir STADA 0.5 mg/ lần/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi có tiền sử nhiễm viêm gan B trong máu khi dùng lamivudin hoặc có đột biến kháng thuốc lamivudine: 2 viên/ lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ chuẩn bị đến kì sinh nở nên được cân nhắc trước khi dùng Entecavir STADA 0.5 mg.
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV không được khuyến cáo dùng thuốc.
- Sau khi ngưng sử dụng thuốc Entecavir STADA 0.5 mg điều trị viêm gan B mãn tính, đã có ghi nhận bệnh viêm gan B mãn tính của bệnh nhân trầm trong hơn, do đó bệnh nhân cần được thăm dò chức năng gan thường xuyên và thực hiện liệu pháp chống viêm gan B nếu cần thiết.
Giá bán thuốc Entecavir STADA 0.5 mg
Entecavir STADA 0.5 mg được sản xuất tại công ty TNHH LD Stada-Việt Nam.
Thuốc được bán với giá khoảng 885.000 đồng/ hộp gồm 3 vỉ x 10 viên nén.
5.7.3 Cây thuốc kháng virus viêm gan B - cà gai leo
Cà gai leo là dược liệu có công dụng tăng cường thải độc cho gan, giúp lá gan khỏe mạnh. Cà Gai Leo là sản phẩm giúp bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ giảm men gan trong các bệnh lý viêm gan do virus, xơ gan, mề đay,...
Cà gai leo là dược liệu đã được chứng minh lâm sàng có công dụng bảo vệ tế bào gan hiệu quả.
Tuy nhiên một số nơi phổi phồng công dụng của sản phẩm giải độc gan từ cà gai leo, cho rằng có công dụng điều trị viêm gan B triệt để, điều trị xơ gan,... Đây là những thông tin không chính xác! Bệnh viêm gan virus B không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các sản phẩm chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý xơ gan, tăng cường thải độc cho gan chứ không có tác dụng loại bỏ virus viêm gan B ra ngoài cơ thể. Do đó, người dùng bên cạnh việc sử dụng sản phẩm từ cà gai leo cũng nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ cũng như dùng các thuốc điều trị để đảm bảo sức khỏe của mình.
6 Thuốc kháng virus HPV
6.1 Các bệnh thường gặp do virus HPV gây ra
HPV viết tắt của Human Papillomavirus. HPV có rất nhiều typ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các type sau:
- Hai typ là HPV-1 và HPV-2 gây mụn cóc ở tay và chân.
- Hai loại HPV 6 và 11 là nguyên nhân gây ra mụn cóc tại cơ quan sinh dục hay còn gọi là bệnh sùi mào gà.
- HPV 16 và 18 là hai typ nguy hiểm nhất bởi vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung.
6.2 Thuốc điều trị bệnh do virus HPV
- Hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị và đào thảo triệt để virus HPV ra ngoài cơ thể. Các thuốc giới thiệu trên đây chỉ là những loại thuốc bôi ngoài, có tác dụng teo kích thước mụn rộp tại chỗ mà không có công dụng điều trị dứt điểm. Virus vẫn có thể âm thầm tồn tại trong cơ thể và tái phát hoặc lây nhiễm cho bạn tình nếu quan hệ tình dục không an toàn.
- Đối với người bị sùi mào gà do HPV, người bệnh có thể được can thiệp ngoại khoa như đốt laser cho tác dụng nhanh hơn dùng thuốc.
- Bên cạnh đó để phòng ngừa, bệnh nhân có thể tiêm các loại vacxin để tiêm phòng ngừa HPV đó là vacxin phòng ung thư cổ tử cung ( HPV 16, 18) và HPV gây ra sùi mào gà ( HPV 6, HPV 11).
6.3 Lưu ý khi dùng thuốc trị HPV
- Khi phát hiện mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục, quan hệ tình dục sử dụng bao Cao Su để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Người bệnh cũng nên đi khám tại cơ sở y tế định kỳ để tiên lượng mức độ nghiêm trọng của bệnh dùng các thuốc điều trị sớm và can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.
- Việc phát hiện bệnh sớm cũng như dùng thuốc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như giảm đau đớn khi bệnh sùi mào gà gây biến chứng. Nếu xuất hiện biến chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định đốt laser, phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ sùi mào gà,... để điều trị.
Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin được giới thiệu một số loại thuốc dùng ngoài để điều trị mụn cóc và sùi mào gà cụ thể như sau:
6.4 Một số loại thuốc điều trị bệnh do virus HPV
6.4.1 Acid Trichloracetic 80% trị sùi mào gà, mụn cóc
Thuốc Acid Trichloracetic 80% trị sùi mào gà có tốt không?
Acid Trichloracetic 80% có thành phần hoạt chất chính là acid Trichloracetic. Acid tricloacetic là dẫn chất của axit axetic, trong đó ba nguyên tử hydro thay thế bằng nguyên tử clo. Acid có công dụng ngăn cản quá trình sừng hóa tại vùng tổn thương, bào mòn và bong lớp da bị sừng hóa và giảm PH vết thương.
Do đó thuốc có công dụng là:
- Thuốc có công dụng làm mềm da, giảm hiện tượng sừng hóa trên da, giúp các vẩy da chết bị bong ra.
- Giảm tình trạng ngứa đồng thời còn giúp kháng viêm và sát khuẩn nhẹ nơi bị sùi mào gà.
- Đồng thời thuốc còn giúp giữ ẩm cho vùng da chứa mụn khỏi tổn thương và viêm nhiễm bởi vi khuẩn, virus, nấm,...
- Thuốc dùng để bôi ngoài da tại nơi có mụn có sinh dục trong bệnh sùi mào gà, mụn cóc thông thường,...
- Hofnha rnh Trichloracetic ( có ở bài trước rồi )
Chỉ định
- Thuốc dùng để bôi ngoài da để điều trị bệnh mụn cóc trên cơ quan sinh dục khi bị sùi mào gà.
- Điều trị mụn cơm, mụn cóc.
Cách dùng thuốc Acid Trichloracetic 80%
Làm sạch da bằng Dung dịch vệ sinh, xà phòng và thấm khô bằng khăn mềm ẩm.
- Người dùng chấm 1 - 2 giọt thuốc vừa đủ vào vùng da bị tổn thương.
- Để thuốc trong vòng 5 phút để thuốc phát huy tác dụng.
- Vết mụn cóc sinh dục sẽ khô lại sau khoảng 2 ngày điều trị. Người dùng sử dụng thuốc liên tục khoảng 7 ngày lớp mụn sẽ bong ra hết.
Lưu ý khi sử dụng
- Sử dụng thuốc Acid Trichloracetic 80% không đúng cách và không đúng liều chỉ định sẽ có nguy cơ bị bỏng, tổn thương da, gây sẹo,...
- Do đó người dùng chỉ nên bôi thuốc vào vùng da cần điều trị, tuyệt đối không bôi thuốc lên vết bớt, mụn ruồi, niêm mạc mắt,...
Thuốc Acid Trichloracetic 80% giá bao nhiêu?
Thuốc Acid Trichloracetic 80% khoảng 240.000 đồng cho 1 lọ có thể tích là 15ml.
6.4.2 Podophyllin 25% của Thái Lan
Tác dụng và cơ chế
Podophyllin là hoạt chất chính có công dụng ức chế phân bào tại chỗ sự phát triển của tế bào mụn rộp sinh dục, diệt virus gây bệnh và giảm tình trạng ngứa, dày sừng, nổi mụn tại vết thương.
Chỉ định
Sử dụng Podophyllin trong điều trị tại chỗ bệnh sùi mào gà, mụn cơm,...
Cách dùng Podophyllin 25
Thuốc Podophyllin của Thái Lan được hướng dẫn sử dụng như sau:
- Người dùng rửa sạch vùng tổn thương với nước sạch, nước muối sinh lý rồi lau khô bằng khăn ẩm.
- Dùng tăm bông lấy khoảng 2 giọt thuốc và chấm nhẹ nhàng lên các vết mụn rộp. Bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ và bôi tại chỗ tổn thương, không bôi quá rộng lên các vùng da khác làm xót và sưng nóng vùng da lân cận.
- Để khô thuốc ít nhất 1 giờ sau đó mới dùng nước muối sinh lý để rửa lại.
- Liều dùng được khuyến cáo là mỗi ngày bôi 1 - 2 lần, các lần bôi thuốc cách nhau ít nhất 6 giờ. Dùng thuốc liên tục trong vòng 3 ngày, sau đó ngưng 4 ngày. Nếu mụn rộp, mụn cơm chưa khỏi thì tiếp tục bôi theo liệu trình trên. Thời gian bôi thuốc được khuyến cáo tối đa 5 tuần.
Lưu ý
- Thuốc nên được bôi với hàm lượng dưới 0.5ml,/ngày, người dùng không bôi thuốc quá nhiều gây khô rát, bỏng da.
- Bệnh nhân nên bôi thuốc lên vùng da tổn thương, không bôi lên niêm mạc, mắt,... và tổng bề mặt bôi thuốc trên ngày phải dưới 10cm2.
- Cần rửa tay ngay sau khi dùng thuốc để tránh dây ra những vùng da khỏe mạnh gây kích ứng.
- Trẻ em không được khuyến cáo dùng thuốc do làn da của trẻ rất mỏng, dễ bị bỏng, dễ tổn thương mà thuốc có tác dụng độc tế bào, do đó dùng thuốc trên trẻ dễ gây loét, tổn thương tế bào, thậm chí tử vong nếu dùng quá liều.
- Phụ nữ có thai không được khuyến cáo dùng thuốc để tránh nguy cơ gây quái thai, dị dạng cho thai nhi.
Giá thuốc Podophyllin 25 của Thái Lan
Thuốc Podophyllin của Thái Lan có giá khoảng 55.000 đồng/lọ thể tích 15ml.
7 Thuốc điều trị virus HIV
7.1 Nguyên nhân gây bệnh
HIV là một loại Retrovirus, sử dụng ARN làm vật liệu di truyền, và có khả năng sao chép ngược và gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.
Virus HIV và các chủng virus khác có chu kỳ sao chép tương tự như nhau. Tuy nhiên điều làm khác biệt HIV với các loại virus khác khiến HIV nguy hiểm và không có thuốc đặc trị đó là HIV có sự phiên mã ngược từ ARN thành ADN nhờ enzym receiver transcriptase (RT).
Bệnh nhân bị HIV sẽ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch do virus tấn công vào các tế bào miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là T - CD4.
7.2 Thuốc kháng virus HIV
Thuốc kháng virus HIV tên tiếng anh là Anti Retrovirus, viết tắt là ARV. Đến nay việc chữa khỏi HIV là điều không thể. Các loại thuốc kháng HIV được dùng với mục đích:
- Các thuốc kháng virus HIV được dùng để phòng lây nhiễm HIV.
- Ngăn ngừa lây nhiễm HIV cũng như kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
- Kiểm soát sự nhân lên của virus trong cơ thể, chống sự tiến triển thành AIDS, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm khả năng mắc bệnh cơ hội ở bệnh nhân bị HIV.
- Phân loại thuốc kháng virus HIV
7.3 Phân loại thuốc kháng virus HIV
Thuốc ức chế RT ( ức chế enzym sao chép ngược reverse transcriptase) được chia thành 2 loại:
- Thuốc ức chế RT loại nucleotit, viết tắt là NRTI. Nhóm thuốc này gồm các thuốc như Tenofovir (biệt dược Viread, disoproxil), Zidovudine (biệt dược Retrovir), Lamivudine (biệt dược Epivir), abacavir (biệt dược Ziagen), Emtricitabine (biệt dược Emtriva)...
- Thuốc ức chế RT loại không nucleotid viết tắt là NRTI. Nhóm thuốc này gồm các thuốc như efavirenz (Sustiva), etravirine (Intelence), Nevirapine Viramune (Viramune XR), rilpivirine (Edurant).
Thuốc ức chế Protease (PI): Nhóm thuốc gồm Atazanavir (Reyataz), Darunavir (Prezista), Fosamprenavir (biệt dược Lexiva), Ritonavir (biệt dược Norvir), Saquinavir ( biệt dược Invirase), Tipranavir.
Nhóm ức chế tích hợp (INSTI): Raltegravir (Isentress hoặc Isentress HD), Elvitegravir, Dolutegravir.
Nhóm ức chế xâm nhập và ức chế hòa màng (EI & FI): Maraviroc.
Phối hợp thuốc kháng ARV
Phác đồ điều trị HIV sẽ được bao gồm từ 3 thuốc trở lên để hiệp đồng tác dụng điều trị cũng như giảm nguy cơ kháng thuốc. Một số thuốc phối hợp các dạng hoạt chất như:
- Lamivudine 150mg + Zidovudine 300mg (thuốc Combivir).
- Efavirenz 600mg + Emtricitabine 200mg + Tenofovir disoproxil fumarate 300mg (thuốc Atripla).
- Zidovudine 300mg + lamivudin 150mg + nevirapin 200 mg (thuốc Efeladi).
Thuốc dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội cũng được sử dụng như:
- Thuốc điều trị bệnh do virus Aciclovir.
- Co-trimoxazol.
- Thuốc điều trị bệnh do nấm.
- Thuốc điều trị dự phòng lao Isoniazid.
7.4 Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng virus HIV
Một số thuốc kháng HIV khác có thể gây một số tác dụng không mong muốn như:
- Thuốc có thể gây độc tính với thận, rối loạn chức năng tế bào thận.
- Giảm mật độ xương.
- Trầm cảm, muốn tự sát.
- Phát ban, độc tính cho gan, gây vàng da, vàng mắt
- Nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
- Nằm mơ thấy ác mộng.
- Mệt mỏi, kiệt sức.
- Tuy nhiên để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, người nhiễm HIV nên tuân thủ theo liều khuyến cáo.
7.5 Tác dụng phụ của thuốc ARV bao lâu thì hết?
Các tác dụng không mong muốn trên có thể có mức độ nặng nhẹ tùy cơ địa bệnh nhân. Một số các tác dụng phụ trên xuất hiện thưa thớt sẽ tự biến mất sau vài tuần sử dụng. Các tác dụng phụ nặng hơn có thể can thiệp bằng cách sử dụng thêm một số thuốc điều trị triệu chứng.
7.6 Thời gian điều trị thuốc kháng virus HIV cho bệnh nhân AIDS là bao lâu ?
Dùng thuốc kháng HIV cần được tiến hành hàng ngày và kéo dài đến trọn đời. Việc dừng thuốc đột ngột cho bất kỳ lý do gì, hoặc quên liều, bỏ liều,... có thể dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe.
7.7 Giá thuốc ARV
Chi phí điều trị HIV cho mỗi phác đồ là khác nhau. Tuy nhiên các phác đồ thường phải phối hợp ít nhất 3 thuốc trở lên, cộng với việc phải uống thuốc ARV suốt đời nên chi phí cho mỗi bệnh nhân là khá cao. Trung bình giá thuốc cho mỗi bệnh nhân là hơn 4 triệu/ người/năm chưa kể xét nghiệm, dịch vụ.
Thuốc điều trị HIV được bán tại các phòng khám, nhà thuốc bệnh viện, hoặc nếu có đủ điều kiện, các thuốc ARV còn được chỉ định điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV qua hình thức thanh toán bảo hiểm y tế.
Dưới đây là một số loại thuốc kháng HIV được sử dụng tại Việt Nam.
7.8 Lưu ý khi dùng thuốc ARV
Người điều trị bằng thuốc vẫn phải phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sang người khác.
Người bệnh điều trị cần phải đúng liều đúng giờ đều đặn hàng ngày. Lịch uống thuốc cần được tuyệt đối tuân thủ để tránh nguy cơ nồng độ thuốc trong máu thấp, tăng khả năng xuất hiện đột biến của HIV.
Phụ nữ có thai kể cả được điều trị bằng thuốc ARV cũng được khuyến cáo không cho con bú vì HIV có thể theo đường sữa mẹ và truyền sang con khi trẻ em bú.
7.9 Một số loại thuốc ARV
7.9.1 Thuốc kháng HIV Zidovudin Stada 300mg
Thành phần - công dụng
Thuốc Zidovudin Stada 300mg có thành phần 1 viên bao gồm hoạt chất Zidovudine có hàm lượng 300mg.
Phổ tác dụng: Zidovudin tác dụng lên virus HIV làm ngăn cản sự nhân lên của virus.
Quá trình này xúc tác bởi enzyme reverse transcriptase (RT). Các thuốc kháng HIV Zidovudin thuộc loại ức chế RT, do đó làm quá trình tổng hợp ADN của virus kết thúc sớm.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị nhiễm HIV nhằm mục đích
Thuốc được dùng để kéo dài hơn sự tiến triển thành AIDS, tăng thời gian sống của bệnh nhân bị nhiễm HIV. Đồng thời giảm nguy cơ tấn công của các bệnh cơ hội.
Thuốc dùng cho phụ nữ có thai bị nhiễm HIV để phòng nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn trên người dùng có thể là:
Trên hệ tạo máu: bệnh nhân bị suy tủy, thiếu máu, giảm bạch cầu,...
Trên da: nổi ban, dị ứng da, nổi mẩn đỏ,...
Trên tiêu hóa: viêm gan, đau bụng, buồn nôn,...
Trên hệ thần kinh: nhức đầu, mệt mỏi,...
Liều dùng
Liều dùng: 100 - 200mg x 3 - 4 lần/ngày.
Giá bán của Zidovudin STADA 300mg
Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần liên doanh STADA.
Thuốc được bán với giá khoảng 480.000 đồng 1 hộp 60 viên.
7.9.2 Thuốc kháng virus HIV Lamzidivir
Thành phần - công dụng
Thuốc Lamzidivir bao gồm các thành phần hoạt chất là:
- Lamivudin: 150mg
- Zidovudine: 300mg
Lamivudin có công dụng ức chế enzym RT - enzyme sao chép ngược của virus. Thuốc sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành dạng có hoạt tính là triphosphat. Hoạt chất gây kết thúc tổng hợp ADN của virus do đó hạn chế sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
Sau khi vào cơ thể, Zidovudin chuyển thành triphosphat có hoạt tính. Trong quá trình tổng hợp ADN, zidovudin cạnh tranh với thymidine triphosphat của RT và kết quả là ức chế sự sao chép của virus.
Chỉ định
Phối hợp với các thuốc kháng trong điều trị nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Liều dùng - cách dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống trọn 1 viên/lần x 2 lần mỗi ngày sau khi ăn.
Tác dụng không mong muốn
- Mệt mỏi, đau đầu, khó chịu.
- Nôn, tiêu chảy.
- Phát ban, dị ứng.
- Nhiễm acid lactic.
- Gan to, nhiễm mỡ gan.
Giá bán thuốc thuốc Lamzidivir
Thuốc Lamzidivir được đóng hộp 5 vỉ x 6 viên nén bao phim, được sản xuất tại công ty cổ phần STADA - Việt Nam.
Thuốc được bán với giá khoảng 450.000 đồng/ hộp.
7.9.3 Thuốc Ricovir EM
Thành phần - công dụng
Thành phần của thuốc Ricovir EM bao gồm:
- Tenofovir Disoproxil Fumarate có hàm lượng tương ứng là 300mg.
- Emtricitabine có hàm lượng tương ứng là 200mg.
- Emtricitabine và Tenofovir Disoproxil Fumarate đều là tiền chất, khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành Emtricitabine trisphosphate và Tenofovir diphosphate có tác dụng dược lý. Hai hoạt chất có tác dụng làm kết thúc sớm quá trình nhân lên của virus HIV-1 thông qua ức chế enzym sao chép ngược.
Chỉ định
Thuốc dùng để điều trị nhiễm HIV cho bệnh nhân trên 18 tuổi.
Thuốc được khuyến cáo dùng để hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh viêm gan B mạn tính.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Liều dùng
Thuốc được chỉ định uống 1 viên/ lần/ngày vào một thời điểm trong ngày.
Tác dụng không mong muốn
- Sưng mắt, sưng môi.
- Đau khớp, nóng rát, tê ngứa tay.
- Tăng chất béo trong máu.
- Tăng mỡ thừa trong cơ thể.
- Sổ mũi, mất ngủ,...
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em.
Giá bán
Thuốc được sản xuất tại hãng được Mylan.
Trên thị trường thuốc Ricovir EM được bán với giá khoảng 720.000 đồng/ hộp gồm 30 viên nén.
8 Thuốc kháng virus hô hấp
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường gia tăng khiến các bệnh lây qua đường hô hấp ngày càng phổ biến hơn. Trong số đó, cúm mùa là bệnh dễ bị nhất, đặc biệt trong thời tiết đông - xuân.
8.1 Nguyên nhân gây bệnh cúm
Cúm gây ra bởi virus Influenza typ A và B. Các loại virus cúm với các loại biến thể khác nhau xuất hiện thường xuyên. Tại Việt Nam, thường gặp các bệnh do cúm gây ra như: Cúm A H1N1 (virus cúm lợn), cúm A H3N2,...
8.2 Đường lây truyền cúm
Virus cúm có thể chứa trong giọt bắn của người mắc bệnh, lan truyền trong không khí và xâm nhập vào người khác khi nói chuyện, hắt hơi,...
- Chạm vào đồ vật dính virus cũng là nguyên nhân bị cúm.
- Cúm có thể dễ bị nhầm lẫn sang cảm lạnh, do đó người dân rất chủ quan và không điều trị kịp thời. Tuy nhiên bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với các trường hợp bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh nền mãn tính,... thậm chí dẫn đến tử vong. Phụ nữ có thai bị mắc cúm trong ba tháng đầu có thể gây sảy thai, lưu thai, dị tật thai nhi.
8.3 Các loại thuốc trị cúm
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp phép cho 4 loại thuốc với các hoạt chất tương ứng dưới đây có công dụng để điều trị cúm bao gồm:
- Thuốc Tamiflu có hoạt chất Oseltamivir phosphate.
- Thuốc Relenza có hoạt chất Zanamivir.
- Thuốc Rapivab có hoạt chất là Peramivir.
- Thuốc Xofluza có hoạt chất là Baloxavir marboxil.
Tại Việt Nam, bộ Y tế cấp phép cho hai thuốc được lưu hành điều trị cúm là Tamiflu và Relenza.
8.4 Lưu ý khi dùng thuốc điều trị cúm
Mặc dù thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm không khí gia tăng khiến bệnh cúm trở nên phổ biến và dễ bùng dịch hơn. Nhiều người dân vì thế mà lo lắng tình trạng sức khỏe, Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tamiflu để phòng dịch cúm không thể tự ý sử dụng mà cần có sự thăm khám và kê đơn thuốc từ bác sĩ.
Tiêm phòng vaccien cúm hàng năm là cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất. Việc dùng thuốc điều trị cúm không được dùng để thay thế vaccine phòng cúm, do đó người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng để tránh nguy cơ tai biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời gia tăng tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng.
8.5 Một số loại thuốc trị cúm
8.5.1 Thuốc kháng virus cúm A Tamiflu 75mg
Thành phần - công dụng
Tamiflu có thành phần hoạt chất chính là Oseltamivir.
Neuraminidase là loại enzim tham gia vào quá trình phá vỡ màng tế bào vật chủ, phóng thích virus từ tế bào vật chủ ra ngoài để tiếp tục xâm nhiễm vào các tế bào lành khác. Oseltamivir khi vào cơ thể chuyển thành dạng có hoạt tính là oseltamivir carboxylate, có công dụng ức chế enzym neuraminidase, ngăn cản quá trình nhân rộng của virus, khiến virus không thể gây bệnh cho các tế bào khác.
Chỉ định
Tamiflu được dùng để điều trị cúm A và B.
Thuốc dùng để dự phòng nhiễm cúm A, cúm B.
Liều dùng
- Điều trị cúm A và cúm B cho người lớn: uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên Tamiflu 75mg trong 5 ngày liên tục.
- Dự phòng cúm A và cúm B cho người lớn: uống 1 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên Tamiflu 75mg trong 7 ngày liên tục.
- Liều dùng cho trẻ em sẽ được chuyên gia y tế tính toán theo cân nặng của trẻ và chỉ định dùng phù hợp.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, khu uống người dùng nên nuốt trọn viên thuốc với nước đun sôi để nguội.
Trường hợp đặc biệt người dùng không thể nuốt trọn viên, bạn có thể mở viên nang, hòa tan toàn bộ lượng bột với nước hoa quả, nước ép trái cây,... để giảm bớt mùi vị khó chịu của dược chất khi uống.
Tác dụng phụ
- Buồn nôn, đau đầu.
- Đau bụng.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Dị ứng trên da.
Lưu ý khi dùng
Tamiflu được chỉ định phòng nhiễm virus cúm A, cúm B trong trường hợp tiêm vaccine phòng cúm không khả dụng, bệnh nhân đang nằm trong vùng dịch cúm hoặc tiếp xúc với bệnh nhân cúm. Lúc này, người bệnh nên được dùng Tamiflu càng sớm càng tốt, hiệu quả đem lại tốt nhất trong khoảng 48 giờ kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân cúm.
Đối với bệnh nhân cần sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị, thời điểm vàng để sử dụng thuốc là trong vòng 48h kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Giá bán
Thuốc được sản xuất bởi hãng dược phẩm Roche.
Trên thị trường thuốc đang được bán với giá khoảng 800.000 đồng/ hộp gồm 1 vỉ x 10 viên nang.
8.5.2 Thuốc Anaferon for children
Thành phần - công dụng
Thuốc có chứa thành phần hoạt chất chính là kháng thể kháng Interferon gamma.
Thuốc có công dụng kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch, do đó tăng sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Chỉ định
- Dự phòng và điều trị nhiễm virus đường hô hấp cấp tính (như bệnh cúm) và nhiễm virus cấp tính khác.
- Phối hợp cùng các thuốc khác để điều trị nhiễm herpes virus.
- Dùng cùng thuốc khác để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
- Phối hợp điều trị suy giảm miễn dịch thứ phát.
Liều dùng
Thuốc kháng virus Anaferon dùng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên. Thuốc nên được dùng lúc khi đói với liều dùng:
- Người lớn: ngậm 1 viên trong miệng đến khi tan hoàn toàn.
- Trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi: hòa tan viên trong 1 thìa canh nước rồi cho trẻ uống.
Bệnh nhân viêm đường hô hấp trên, nhiễm cúm, nhiễm heroes, viêm dây thần kinh, nhiễm trùng đường ruột:
- Ngày đầu tiên: 2 giờ đầu, mỗi 30 phút uống 1 viên nén. Các giờ còn lại dùng 3 viên chia đều trong khoảng thời gian bằng nhau.
- Ngày thứ 2 đến khi hồi phục hoàn toàn: dùng 1 viên/lần x 3 lần/ ngày.
Dự phòng trong mùa dịch: Dùng mỗi ngày 1 viên, thời gian dùng thuốc là 1-3 tháng.
Bệnh nhân bi herpes sinh dục cấp tính
- Từ 1-3 ngày đầu, mỗi lần 1 viên, ngày 8 lần, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là như nhau. Sau đó giảm thành 1 viên/lần x 4 lần/ ngày. Sử dụng trong ít nhất 3 tuần.
Dự phòng tái nhiễm Herpes mãn tính: dùng mỗi ngày 1 viên, thời gian dùng thuốc tùy từng bệnh nhân.
Điều trị và dự phòng suy giảm miễn dịch khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn: dùng mỗi ngày 1 viên.
Lưu ý khi sử dụng
Bệnh nhi dưới 1 tháng không được khuyến cáo dùng thuốc.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong miệng do đó người dùng nên ngậm viên thuốc thay vì uống trực tiếp viên nén để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc.
Giá bán
Thuốc Anaferon sản xuất tại công ty Merceria Medica Holding - Nga và được đóng hộp 20 viên/ vỉ và được bán trên thị trường với giá khoảng 130.000 đồng/ hộp.
9 Thuốc điều trị virus sởi
9.1 Nguyên nhân gây bệnh sởi
Bệnh sởi tên tiếng anh là Measles. Bệnh là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Paramyxoviridae.
9.2 Thuốc điều trị sởi
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Có khoảng 90% bệnh nhân bị sởi tự khỏi mà không cần dùng thuốc sau khoảng 7-10 ngày và khoảng 10% bệnh nhân xuất hiện các biến chứng. Các thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị triệu chứng cho bệnh nhân sởi gồm:
- Bổ sung nước, điện giải cho bệnh nhân. Không truyền dịch khi bệnh nhân bị viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim.
- Bổ sung Vitamin A, khoáng chất, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
- Sử dụng các thuốc hạ sốt nếu bệnh nhân sốt cao.
- Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt da, mắt, miệng, họng.
9.3 Thuốc điều trị biến chứng của bệnh sởi
- Trong trường hợp bệnh sởi có bội nhiễm vi khuẩn, dùng kháng sinh để ngăn ngừa lở loét, bội nhiễm trên da.
- Bệnh nhân bị viêm màng não cấp tính: điều trị duy trì chức năng sống.
- Thuốc chống co giật như Phenobarbital hoặc Diazepam.
- Chống phù não bằng cách thở máy, thở oxy qua mũi, truyền Mannitol.
- Chống suy hô hấp bằng cách làm thông đường thở, thở oxy nếu cần, đặt nội khí quản khi bệnh nhân có cơn ngừng thở hoặc thở oxy thất bại.
- Tiêm thuốc Dexamethason 0.5mg/kg/ngày sớm nhất ngay sau khi bệnh nhân rối loạn ý thức.
- Dùng Immunoglobulin nếu có điều kiện.
10 Thuốc điều trị quai bị
10.1 Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Cũng như sởi, quai bị là bệnh lý gây ra bởi virus Mumps virut, thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh gây các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, sưng to một hay bên hàm, tuyến nước bọt đau,...
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp qua giọt bắn từ nước bọt, ho, hắt hơi, khạc nhổ,... do đó cần có biện pháp cách ly với người xung quanh, ăn uống riêng bát đũa,...
10.2 Bệnh quai bị uống thuốc gì?
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, các thuốc được dùng chủ yếu làm giảm các triệu chứng, giảm đau nhức cho bệnh nhân, cụ thể là:
- Nước muối 0.9% súc miệng hàng ngày.
- Dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen nếu bệnh nhân sốt cao trên 38.5 độ.
- Cho bệnh nhân sử dụng thuốc an thần nhẹ Rotunda.
- Sử dụng thêm các loại vitamin, nước ép chứa vitamin B, Vitamin C để tăng cường đề kháng.
Với trường hợp bệnh nhân nam bị sưng tinh hoàn, viêm tinh hoàn, có thể được chỉ định uống thuốc kháng viêm Ibuprofen. Sau đó dùng Vitamin E sau khi được điều trị đỡ sưng đau để tăng chất lượng tinh trùng.
11 Thuốc kháng virus Corona
Corona từ lâu được tìm thấy với 7 loại gây bệnh ở người và động vật có vú. Trong số đó, SARS-CoV-2 là chủng virus corona gây ra các bệnh lý hô hấp trên người gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như xoang, mũi, họng và đường hô hấp dưới như khí quản, phổi. Hầu hết các bệnh nhân sau khi nhiễm Bệnh do virus SARS-CoV-2 có tên là Covid-19 trở thành cơn đại dịch gây ám ảnh và thiệt hại nặng nề về người và của cho toàn thế giới.
Cuộc chạy đua tìm ra loại vaccine được xem là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Cộng với đó là càng ngày càng xuất hiện nhiều chủng đột biến của coronavirus khiến việc tìm ra vaccine ngày càng khó khăn.
11.1 Thuốc điều trị virus Corona của Nga
Tháng 11/2020, lô vaccine covid 19 Nga là Sputnik V đã được đưa vào tiêm chủng hàng loạt. Chiến lược tiêm chủng kháng sinh ban đầu được thực hiện với người có nguy cơ lây nhiễm SÁ covi 2 cao nhất đó là các y sĩ, bác sĩ, sau đó sẽ được mở rộng trên nhiều nhóm người khác có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với các quốc gia trên thế giới, dó đó đơn đặt hàng vacxin Sputnik V liên tục tăng nhanh.
11.2 Vắc xin COVID-19 Nano Covax của Việt Nam
Tại Việt Nam, Công ty cổ phần Công nghệ Dược Nanogen là công ty tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất vaccine. Bộ Y tế đang phê duyệt cho phép thử nghiệm hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bước tiến mới trong công cuộc phòng chống đại dịch thế kỷ này.
12 Cách phòng bệnh do virus
12.1 Phòng bệnh đặc hiệu: Vaccine
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên nhiễm virus cần phải tiêm phòng vacxin hoặc uống thuốc kháng virus.
Hiện nay, vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa sự tấn công của virus. Hiện nay có nhiều loại vacxin phòng các bệnh gây ra bởi virus như:
- Bệnh cúm.
- Sởi - quai bị - Rubella.
- Virus viêm gan A, viêm gan B.
- Thủy đậu.
- Viêm não Nhật Bản.
- Bệnh lây lan qua đường tình dục và ung thư cổ tử cung do HPV.
- Bệnh dại.
Thuốc kháng virus được điều trị các bệnh như herpes, viêm gan B, cúm, Zona, thủy đậu,... để ức chế sự phát triển của virus trong cơ thể, làm chậm quá trình phát triển của bệnh, ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng.
Một điều chú ý rằng kháng sinh không thể tiêu diệt được virus, do đó bệnh nhân cần được xét nghiệm và chẩn đoán tìm nguyên nhân để có hướng dùng thuốc thích hợp.
12.2 Phòng bệnh không đặc hiệu
- Kể cả đã được tiêm phòng, người bệnh cũng nên chủ động đi khám và xét nghiệm nếu có dấu hiệu bất thường.
- Khi biết nhiễm virus, hãy chủ động phòng tránh lây lan bằng cách phát hiện sớm và cách ly để bảo vệ những người xung quanh và cộng đồng.
- Vệ sinh nơi ở thường xuyên.
- Sử dụng đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh.
13 Tài liệu tham khảo
[1] Điểm tin y tế ngày 30/3/2019, truy cập ngày 16/01/2020.
1. Giáo trình Dược lý học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2012, trang 230-242, truy cập ngày 18/01/2020.
2. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC HIV/AIDS
3. Bệnh cúm mùa và các thuốc trị, truy cập ngày 15/01/2020.
4. Bệnh viêm gan B, truy cập ngày 15/01/2020.
5. Virus Herpes simplex, truy cập ngày 15/01/2020.
6. Thuốc kháng vi rút Cúm (Cúm) và Thông tin liên quan, truy cập ngày 16/01/2020.
Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc điều trị virus hy vọng có thể giúp ích được cho bạn đọc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Có tổng: 290 sản phẩm được tìm thấy
- 7 Thích
Tôi bị viêm gan B. Tôi đã để lại số điện thoại, xin nhà thuốc tư vấn cho tôi nên dùng thuốc nào. Cảm ơn nhà thuốc
Bởi: Đỗ Hậu vào
Thích (7) Trả lời
- TA
có thuốc nào điều trị dứt điểm viêm gan B không bác sĩ ơi
Trả lời Cảm ơn (15)