Thuốc trị trĩ và suy giãn tĩnh mạch: phân loại các nhóm thuốc điều trị
Trungtamthuoc.com - bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch có sự tương đồng về nguyên nhân, đều liên quan đến sự giãn và sưng to của tĩnh mạch. Thông thường bệnh suy giãn tĩnh mạch thường phát hiện ở tĩnh mạch chi dưới, tuy nhiên ở các bộ phận khác trong cơ thể cũng có thể xuất hiện và khi hình thành sự giãn mạch này trong trực tràng gây chảy máu, đau, và có các búi thì được gọi là bệnh trĩ. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy đi tìm hiểu các thuốc điều trị trĩ và suy giãn tĩnh mạch qua bài viết dưới đây.
1 Bệnh trĩ và phân loại bệnh trĩ
Trĩ là bệnh xảy ra trong hậu môn hoặc trực tràng khi các tĩnh mạch tại đây bị suy giãn, sưng phồng và tổn thương do chịu nhiều sự chèn ép, áp lực lên các dây thần kinh tại hậu môn.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt không hợp lý, không đủ chất xơ của giới trẻ hiện nay.
Phân loại gồm trĩ nội và trĩ ngoại:
- Trĩ nội: búi trĩ bên trong, hinh thành trên đường hậu môn-trực tràng nên búi trĩ được bao phủ bởi lớp niêm mạc bên trong hậu môn. Trĩ nội thường khó phát hiện, chỉ khi đi ngoài ra máu nhiều, gây đau đớn mới phát hiện bệnh, lúc này bệnh thường đã trở nặng.
- Trĩ ngoại: búi trĩ có thể thấy ngay ngoài hậu môn, được hình thành dưới đường hậu môn-trực tràng, có thể dễ dàng phát hiện bằng cách sở, hoặc bằng mắt..
2 Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở chi dưới do sự sưng to, tĩnh mạch xoắn, bị biến dạng. Ở chân thường thấy rõ các mạch nổi lên trên bề mặt da, đụng vào sẽ thấy đau. Bệnh kéo dài lâu sẽ thành mãn tính gây ra phù nề, không thể đứng hay đi lại khi bị ở chi dưới. Nguyên nhân một phần là do tăng áp lực vào tính mạch dưới cơ thể khi đi và đứng quá nhiều.
3 Nguyên nhân bị suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch là do sự suy yếu của các van trong tĩnh mạch, chúng có vai trò giúp máu lưu thông về tim, nhưng vì suy giảm nên máu bị lưu trữ lại trong tĩnh mạch, khiến chúng to và sưng lên và giãn rộng ra. Với từng tình trạng bệnh như suy giãn ở chi dưới là các tính mạch ở chân giãn còn trĩ là các tính mạch ở trực tràng bị suy giãn.
Các đối tượng dễ mắc phải hai bệnh này bao gồm:
- Người cao tuổi do sự suy giãn tăng theo sự lão hóa của cơ thể
- Người làm công việc có tính chất phải ngồi và đứng nhiều như giáo viên, nhân viên văn phòng, lập trình viên…
- Người thường xuyên bị táo bón
- Phụ nữ sinh nở nhiều lần, hay đi giày cao gót
- Người thừa cân, béo phì
4 Các thuốc điều trị bệnh
Có nhiều phương pháp điều trị tùy vào tình trạng bệnh như dùng thuốc, phẫu thuật. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi thói quen xấu, tập thể dục và kiểm soát tốt các nguy cơ về cân nặng, chất kích thích gây bệnh nặng hơn. Dưới đây là một và nhóm thuốc điều trị phổ biến:
4.1 Thuốc đường uống
4.1.1 Thuốc tăng cường tĩnh mạch
Thành phần thuốc thường có Diosmin , rutin và Vitamin C.
Diosmin
Có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, giảm tính thấm mao mạch và lưu thông máu tốt hơn. Ức chế sự tương tác của mô mạch máu và bạch cầu gây tổn thương thành mạch. Được sử dụng lâu dài, hạn chế tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Thường được kê đơn bởi bác sĩ. Dùng trong khoảng từ 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng phụ của thuốc: có thể gây ra các biểu hiện về Đường tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu…biểu hiện trên hệ tim mạch như rối loạn nhịp tim, chóng mặt…, trên da như ngứa, viêm da.
Liều lượng:
- Chỉ định với bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, mạch bạch huyết là dùng 2 viên trong ngày chia làm 2 lần vào buổi trưa và tối
- Chỉ định với bệnh nhân bị trĩ cấp dùng 6 viên/ngày vào 4 ngày đầu tiên. Giảm xuống 4 viên/ngày vào 3 ngày tiếp theo. Và liều duy trì là 2 viên/ngày vào các ngày sau đó.
Rutin C
Ngoài diosmin, rutin C có tác dụng duy trì sức bền thành mạch do có chứa Flavonoid tốt cho tĩnh mạch. Rutin làm giảm tính thấm mao mạch làm dày thành tĩnh mạch, bên cạnh đó có chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm tốt giúp bảo vệ mạch máu , hạn chế xơ vữa gây tắc nghẽn lắng đọng máu trong lòng mạch.
Rutin kết hợp với vitamin C: Làm bền thành mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết, cầm máu và phòng chảy máu trong bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
Liều lượng: Viên Rutin 50 mg + C 50mg: 1 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày.
Các thuốc tham khảo:
- Daflon 500mg chứa diosmin 450mg và Hesperidin 50mg, dạng viên nén uống theo sự khuyến cáo của bác sĩ, tùy vào từng tình trạng bệnh. Thuốc duy trì sức bền tĩnh mạch, giảm sự phát triển của bệnh. Nếu sử dụng trong 15 ngày không thấy hiệu quả cần tái khám tại bệnh viện gần nhất.
- Ginkor Fort giúp điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tĩnh mạch bạch huyết như: Cảm giác nặng chân.Suy tĩnh mạch bạch huyết: 2 viên nang mỗi ngày (1 viên vào buổi sáng, 1 viên vào buổi tối).
- Rutin-vitamin C: Tăng cường khả năng chịu đựng, sức bền của thành mạch, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết do vỡ mạch máu. Hỗ trợ điều trị các hội chứng chảy máu, xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp, ban xuất huyết, chứng giãn tĩnh mạch (phù, đau, nặng chân, bệnh trĩ,...). Tác dụng làm tăng sức bền thành mạch và giảm tính thấm mao mạch.
- Thuốc Venpoten (xuất xứ New Zealand): Thành phần chính là Rutin giúp tăng tính bền thành mạch, chiết xuất Hoa Hòe hạn chế tình trạng suy giãn nặng thêm. Tính oxi hóa cao giúp kháng viêm, bảo vệ thành mạch xơ vữa, kết tập tiểu cầu thích hợp với người bị huyết áp cao và bệnh nhân có tiền sử tai biến, đột quỵ.
- Thuốc Rotuven (xuất xứ Hoa Kỳ): Ngoài rutin còn có hạt dẻ ngựa, tăng tác dụng bảo vệ và duy trì độ dẻo dai của thành mạch, giúp máu lưu thông tốt hạn chế lắng đọng gây phù chân, nhức chân.
==> Xem thêm các thuốc điều trị trĩ: 10 thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn được bác sĩ khuyên dùng
4.1.2 Thuốc chống viêm và giảm đau
Khi đau do trĩ cấp hay sau khi đi vệ sinh, thường dùng nhóm NSAID để kiểm soát cơn đau. Các thuốc dùng như Ibuprofen, Meloxicam, Paracetamol,...
Tác dụng phụ của thuốc thường liên quan đến hệ tiêu hóa, nên uống sau ăn no và không sử dụng cho người có tiền sử suy gan, suy thận.
4.1.3 Thuốc chống huyết khối
Các thuốc chống huyết khối như warfarin, rivaroxaban…có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm tắc nghẽn, đọng lại của máu trong lòng tĩnh mạch. Làm hạn chế các ứ đọng gây xơ hóa thành mạch, giảm tổn thương trên da.
Tác dụng phụ: thuốc được kê đơn của bác sĩ, cần thận trọng khi sử dụng, nếu thấy các bất thường như chảy máu chân răng, rong kinh, đau bụng ..phải tái khám tại cơ sở y tế gần nhất.
4.1.4 Thuốc nhuận tràng hỗ trợ điều trị trĩ
Các thuốc thuộc nhóm này được sử dụng để hạn chế táo bón, giảm bớt căng thẳng khi đi đại tiện.Giúp hạn chế tình trạng táo bón, giảm bớt áp lực lên thành tĩnh mạch khi đi đại tiện
Một vài thuốc tham khảo trong nhóm này bao gồm:
- Natri docusate: Thành phần này có vai trò làm tăng khối lượng phân, mềm phân, dễ dàng tống phân ra ngoài nhờ kết hợp nước và chất béo vào khối phân. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 50-400 mg uống mỗi ngày, có thể chia thánh 1-4 lần uống
- Duphalac 10g/15ml , ngày dùng 1-2 gói có tác dụng làm mềm phân, hạn chế tổn thương và gây sức ép lên thành mạch. Kết hợp với uống đủ nước và tăng cường sử dụng chất xơ trong khẩu phần ăn.
- Forlax 10g chứa Macrogol có tác dụng làm mềm phân nhanh chóng, điều trị táo bón, có thể dùng làm thuốc xổ để nội soi trực tràng. Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý đem lại hiệu quả cao. Ngày sử dụng 1-2 gói, pha thành hỗn dịch uống.
4.2 Thuốc dạng bôi tại chỗ
4.2.1 Thuốc bôi trị trĩ
Các thuốc này dùng để giảm bớt các triệu chứng bệnh trĩ như giảm đau, giảm viêm, ngứa và hạn chế chảy máu…
Một số thuốc bôi tham khảo:
- Xylocaine jelly (Lidocaine) 2% dạng gel bôi, dùng 2-3 lần trong ngày bôi lên vùng tổn thương tại hậu môn. Thuốc có tác dụng giảm đau rát và ngứa ngay tại chỗ. Chú ý sử dụng trong thời gian ngắn không nên quá 1 tuần, nếu tình trạng nặng hơn hoặc không cải thiện cần đến thăm khám tại bệnh viện.
- Kẽm oxyd 10% dạng kem bôi tác dụng săn se kháng khuẩn tại chỗ viêm rất tốt, dễ dung nạp và không gây kích ứng tại vị trí bôi. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài trên 7 ngày. Sử dụng thuốc bôi 2-3 lần trong ngày lên vết thương.
==> Xem thêm các thuốc có cùng tác dụng: 10 thuốc gel bôi trĩ hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
4.2.2 Thuốc gel bôi trị suy giãn tĩnh mạch
Các loại gel bôi đều có tác dụng chung tại chỗ bao gồm:
- Giảm đau ở chân, giảm mỏi và nhức, tê bì chân
- Ngăn ngừa loét, vết thương ngoài da viêm nhiễm nơi có tĩnh mạch suy giãn
- Giảm đau tức, tê bì và chuột rút về đêm
- Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tắc nghẽn, tăng lưu thông máu.
Các sản phẩm tham khảo:
- Kem Celia: Thành phần gồm chiết xuất từ hạt dẻ ngựa kết hợp với Collagen, Menthol và Glycerin, hỗ trợ cải thiện triệu chứng căng tức, tê bì khu vực tĩnh mạch suy giãn.
- Kem Vascovein chiết xuất quả nho, hạt phỉ, và hoa hòe. Kem bôi lành tính, dễ thấm qua da cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chi.
5 Thảo dược hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch
5.1 Rau diếp cá
Rau Diếp Cá chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh như flavonoid. Được xem là vị thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, duy trì sức bền của thành mạch, chữa giãn tĩnh mạch trong các bộ phận như chi dưới, trực tràng rất tốt. Ngoài ra, thành phần chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng, giảm táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ.
Hướng dẫn uống:
Bước 1: dùng 1 bó rau diếp cá khoảng 125gr, rửa sạch
Bước 2: xay rau với khoảng 200ml nước sạch
Bước 3: lọc qua dây lấy nước uống hàng ngày
Có thể cho thêm ít đường hoặc muối tùy khẩu vị của người uống
5.2 Cây rau má
Ngoài công dụng làm đẹp da, mát cơ thể, rau má còn được dùng nhiều trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, trĩ nhờ thành phần vitamin, khoáng chất đa dạng. Lưu thông máu tốt và tăng tính co giãn của mạch máu. Rau Má có vị ngọt, tính bình nên dễ ăn, có thể ăn sống trực tiếp, hoặc chế biến thành món canh, ăn cùng cơm hàng ngày.
5.3 Cây nha đam
Nha đam ngoài dưỡng ẩm, làm đẹp da, còn có thành phần kháng viêm mạnh mẽ là axit gibberellic và axit salicylic. Hỗ trợ giảm sưng, nhức và tấy đỏ trong suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ. Cách dùng đơn giản chỉ cần gọt vỏ, lấy phần keo rồi thoa lên khu vực đau nhức đều đặn trong ngày.
6 Đơn thuốc trị trĩ và suy giãn tĩnh mạch tham khảo
Để điều trị trĩ và suy giãn tĩnh mạch thường cần sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Dưới đây là các đơn thuốc tham khảo dành cho nhân viên y tế, không tự ý lạm dụng.
6.1 Đơn thuốc trị trĩ
Điều trị: Rutin C + bổ sung chất xơ +nhuận tràng + Daflor (suy tĩnh mạch) + các thuốc chữa trĩ thảo dược
1. Daflor 500mg 4 viên x 2 lần/ngày
2. Rutin C 6 viên x 2 lần/ngày
3. Duphalac 2 gói x 2 lần/ ngày
4. Thảo dược: Tottri, Daflor 2 viên x 2 lần/ngày
6.2 Đơn điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
1. Daflor 500mg 4 viên x 2 lần/ngày
2. Rutin C 6 viên x 2 lần/ngày
3. Kem bôi Vascovein bôi hàng ngày 1-2 lần
7 Bài thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Kỳ long khử ứ thang
40g Hoàng Kỳ.
12g Đương Quy.
12g Xuyên Khung.
15g Địa Long.
30g Nhân đông đằng.
12g Xích Thược.
12g Xuyên Ngưu Tất.
30g Lộ lộ thông.
15g Đẳng Sâm.
9g Thăng Ma.
12g Mẫu Đơn Bì.
3g Cam Thảo.
Bài thuốc có tác dụng bổ khí hoạt huyết.
Bổ dương hoàn ngũ thang gia Tứ diệu tán gia giảm
30g Chích Hoàng kỳ
15g Đẳng sâm
12g Bạch truật
12g Phục linh
12g Đương quy
10g Thục địa
8g Xuyên khung
10g Xích thược
12g Hồng hoa
10g Xuyên ngưu tất
10g Thổ miết trùng
15g Thất diệp nhất chi hoa.
10g Kim Ngân Hoa.
10g Địa long.
Bài thuốc có tác dụng bổ khí hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc.
8 Tài liệu tham khảo
1. Chuyên gia WebMD (Ngày cập nhật 12 tháng 8 năm 2022). Hemorrhoids, WebMD. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2024
2. Chuyên gia Healthline. Causes of Hemorrhoids and Tips for Prevention, Healthline. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2024
3. Meghal R. Antani 1, Jeffery B. Dattilo ( đăng ngày 8 tháng 8 năm 2023), Varicose Veins. Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2024
Có tổng: 33 sản phẩm được tìm thấy