Các nhóm sữa và kinh nghiệm chọn sữa cho từng lứa tuổi phù hợp nhất
Từ lâu sữa và chế phẩm làm từ sữa được xem là là nguồn thực phẩm quý giá, giúp bổ sung năng lượng, vitamin, dưỡng chất cần thiết cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người già. Việc hiểu rõ các loại sữa là vô cùng cần thiết để chúng ta có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bản thân và những người thân trong gia đình. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu các thông tin về các nhóm sữa và kinh nghiệm chọn sữa cho từng đối tượng các qua bài viết dưới đây.
1 Phân loại sữa
1.1 Nhóm sữa tươi
Nhóm sữa tươi có đặc điểm chúng chính là đều được sản xuất từ nguồn sữa tươi nguyên liệu được thu từ các loại động vật như trâu, bò, dê, cừu.
Loại sữa nguyên liệu chưa được thay đổi bất kì thành phần nào thêm hoặc bớt vào, được bảo quản trong điều kiện thích hợp và chưa được xử lý tách hoặc bất kì phương pháp nào. Tùy thuộc vào thành phần của các loại sữa mà có thể phân loại sữa tươi thành các nhóm sữa sau đây:
Sữa tươi nguyên chất thanh trùng/ tiệt trùng
Sữa tươi nguyên liệu 100% không bổ sung hay thêm vào bất cứ thành phần nào được xử lý thanh/ tiệt trùng để tạo thành sữa tươi nguyên chất thành/ tiệt trùng.
Sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/ tiệt trùng
Đây là sản phẩm cũng được sản xuất với nguyên liệu là sữa tươi nguyên liệu nguyên chất. Sữa tươi nguyên liệu sẽ được tách chất béo sữa và xử lý thanh trùng/ tiệt trùng để tạo thành sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/ tiệt trùng. Sữa tươi nguyên liệu chỉ được tách chất béo mà không được bổ sung hoặc tách thêm bất cứ thành phần nào khác.
Sữa tươi thanh trùng/ tiệt trùng
Sữa tươi nguyên liệu, sau đó được chế biến thanh trùng/tiệt trùng và bổ sung các thành phần khác. Các thành phần này không được bổ sung trên 10% so với công thức và mục đích thay thế các thành phần có trong sữa.
Sữa tươi tách béo thanh trùng/ tiệt trùng
Sữa tươi nguyên liệu được tách chất béo và có thể được thêm vào các thành phần khác không nhằm thay thế các thành phần trong nguyên liệu ban đầu và được thanh trùng/ tiệt trùng. Sữa thành phẩm có hàm lượng các thành phần khác không được quá 10%.
1.2 Sữa hoàn nguyên thanh trùng/ tiệt trùng
Có 2 cách thu được sữa hoàn nguyên thanh trùng/ tiệt trùng:
- Cách 1: Sữa bột, sữa cô đặc sẽ được thêm vào nước vừa đủ.
- Cách 2: Kết hợp chất béo và chất khô không béo để tạo được sữa, có thể thêm nước vừa đủ.
Sản phẩm có thể được bổ sung các thành phần khác không quá 10%.
1.3 Sữa hỗn hợp thanh trùng/ tiệt trùng
Đây là các sản phẩm được chế biến từ:
- Sữa tươi nguyên liệu.
- Các sản phẩm sữa phối hợp.
- Các thành phần của sữa kết hợp với nhau.
Có thể bổ sung các thành phần khác không quá 10% công thức cuối cùng.
1.4 Nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường
Sữa cô đặc
Sữa tươi nguyên liệu sẽ được loại bỏ một phần nước và thêm một số thành phần khác để thu được sữa cô đặc.
Sữa đặc có đường
Sữa đặc có đường thu được bằng cách:
- Loại nước từ sữa tươi nguyên liệu.
- Thêm nước vào sữa bột.
- Sau đó bổ sung đường vào thành phẩm.
Sữa tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật
Bổ sung chất béo thực vật hoặc các thành phần không thay thế thành phần sữa vào thành phẩm được chế biến bằng cách kết hợp sữa tách béo với nước hoặc bỏ đi lượng nước vừa đủ.
Sữa tách béo đặc có đường bổ sung chất béo thực vật
Là loại sữa tách béo cô đặc có bổ sung thêm đường.
2 Phân biệt sữa thanh trùng - tiệt trùng
Bên cạnh việc phân loại sữa theo tiêu chuẩn của Bộ y tế như trên, nhiều bạn đọc còn lăn tăn không biết sữa thanh trùng và tiệt trùng có điểm gì khác nhau và dùng cho đối tượng nào.
Về nguyên liệu
- Sữa thanh trùng có nguồn nguyên liệu là 100% sữa tươi nguyên liệu. Sữa được xử lý ở nhiệt độ 90 độ C trong 30 giây, sau đó được chuyển qua làm lạnh cực nhanh ở nhiệt độ 4 độ C. Có thể nói sữa thanh trùng gần tương tự như sữa nguyên nhất mà không bổ sung thêm bất cứ thành phần gì.
- Sữa tiệt trùng cũng có nguồn nguyên liệu chính là sữa nguyên liệu. Tuy nhiên loại sản phẩm này được bổ sung thêm một số loại thành phần khác, ví dụ Canxi, Vitamin D, Vitamin A,... Sữa được xử lý ở 140 độ C từ 4 - 6 giây, sau đó được chuyển sang làm lạnh nhanh để loại bỏ các loại vi sinh vật, nấm,... ra khỏi sữa.
Bên cạnh đó việc bảo quản hai loại sữa cũng có sự khác biệt:
- Với sữa thanh trùng: Bảo quản sữa trong môi trường lạnh từ 3 - 5 độ, hạn sử dụng của sữa khoảng 10 ngày. Sữa sau khi mở nắp nên được để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Với sữa tiệt trùng: Để ở ngăn mát tủ lạnh hoặc nhiệt độ bình thường, hạn sử dụng của sữa lên đến 6 đến 12 tháng. Sữa sau khi mở nắp nên được để ở trong tủ lạnh.
Hương vị của sữa
- Với sữa thanh trùng, bạn có thể được tận hưởng vị sữa mát lành nguyên bản của sữa bò tươi. Thành phần dưỡng chất của sữa thanh trùng gần như nguyên vẹn, người dùng nhạy cảm mùi hương có thể yên tâm sử dụng.
- Với sữa tiệt trùng thích hợp cho trẻ em, người lớn thích hương vị để thay đổi và có thể uống sữa ngon miệng hơn, không bị chán. Các vị sữa tiệt trùng như chocolate, vị cam, vị dâu, vị việt Quất,...
3 Thành phần của sữa
Protein
Sữa là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Các loại protein có trong sữa bao gồm Casein và Whey.
Casein là loại protein không tan và chiếm đến 80% protein trong sữa. Casein giúp tăng cường sự hấp thu của Canxi, phospho, kích thích tăng cường tổng hợp protein cơ bắp. [1]
Ngoài ra Casein đã được chứng minh có lợi cho cơ thể, giúp điều hòa huyết áp , cung cấp các loại acid amin mà cơ thể không thể tự sản xuất. [2]
Đạm Whey là loại protein tan trong nước, có thành phần khối lượng chiếm khoảng 20% protein. Whey bổ sung cho cơ thể nhiều acid amin thiết yếu như Leucine, Valin,... Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng bổ sung Whey giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ stress đồng thời cũng là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ bắp. [3]
Chất béo
Chất béo có trong sữa là hỗn hợp của nhiều loại acid béo khác nhau, giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Việc bổ sung chất béo còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng sản sinh năng lượng, giúp hoạt động và làm việc khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, có thể thấy sữa nguyên liệu chủ yếu được lấy từ động vật như trâu, bò, dê, cừu,... Đây là các loại động vật nhai lại, cung cấp các loại chất béo chuyển hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe như acid vaccenic, acid linoleic,...
Đường Lactose
Lactose là loại đường đôi, sau khi hấp thụ sẽ được tham gia vào chu trình chuyển hóa thành hai đường đơn bao gồm Galactose và Glucose nhờ một loại enzym Các đường đơn sẽ thẩm thấu trực tiếp vào máu, sau đó được tiếp tục chu trình chuyển hóa tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Vitamin và chất khoáng
Sữa bổ sung rất nhiều loại vitamin và chất khoáng như: Canxi, photpho, vitamin A, D, B1,...
Bên cạnh đó một số loại sữa được bổ sung thêm các thành phần khác, đặc biệt rất nhiều loại sữa trên thị trường được bổ sung Canxi, vitamin D,...
4 Công dụng của sữa đối với cơ thể
Cung cấp dinh dưỡng cho xương chắc khỏe
Sữa cung cấp nguồn Canxi dồi dào để xây nên một bộ xương chắc khỏe. Đối với trẻ em, sữa cung cấp các viên gạch cấu tạo nên bộ xương chắc chắn, thúc đẩy sự phát triển của xương, răng. Với người già, bổ sung sữa giúp tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, giòn xương.
Điều hòa huyết áp
Thành phần Casein, Whey giúp giảm huyết áp ở người cao huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
Bên cạnh đó, sữa cũng là nguồn dinh dưỡng giàu Canxi, Magie, Kali,... ít natri, đã được nghiên cứu giúp giảm huyết áp hiệu quả. [4]
Bổ sung các nguyên tố vi lượng
Uống sữa giúp bổ sung thiếu hụt các nguyên tố vi lượng mà thực phẩm hàng ngày không thể cung cấp đầy đủ. Nguồn dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất,... trong sữa cung cấp năng lượng cho cơ thể, bổ sung các loại chất dinh dưỡng, phòng nguy cơ thiếu hụt nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Cung cấp calo cho cơ thể
Các loại thành phần trong sữa giúp cung cấp cho cơ thể calo cần thiết cho hoạt động, giúp hoạt động thể chất và trí óc nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt những trẻ em yếu, ốm, người mới ốm dậy,... sữa là nguồn thực phẩm thích hợp, dễ uống, dễ tiêu, giúp tăng cường năng lượng cho người bệnh hiệu quả.
Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Các nghiên cứu khoa học chứng minh tính liên quan giữ sử dụng sữa thường xuyên và bệnh ung thư đại trực tràng. Báo cáo cho thấy người tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ( không gồm phomai) thường xuyên giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng đáng kể. [5]
5 Tác hại khi uống sữa
Dị ứng sữa
Trẻ nhỏ là đối tượng cực kì nhạy cảm với thức ăn, đặc biệt sữa. Trẻ em có hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa còn non nớt do đó thường gặp hiện tượng dị ứng sữa nhiều hơn người lớn.
Các dấu hiệu dị ứng sữa có thể gặp bao gồm:
- Ngứa da.
- Nổi mề đay.
- Khó thở, nôn.
- Tiêu chảy, đi ngoài ra máu.
Trầm trọng hơn tình trạng mụn trứng cá
Các nghiên cứu đã chỉ ra uống sữa làm trầm trọng hơn tình trạng mụn trứng cá, đặc biệt với trẻ em gái tuổi vị thành niên. [6]
Hormon IGF-1 có trong sữa là thủ phạm gây tình trạng mụn trứng cá trầm trọng hơn. Bên cạnh đó uống các loại sữa có đường cũng làm kích thích viêm chân lông, gia tăng sự hoạt động của hormon tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn dẫn đến nổi mụn.
Tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt
Dữ liệu nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng uống sữa nguyên kem thường xuyên ở tuổi vị thành niên làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối lên khoảng 2 -3 lần.[7]
Không dung nạp Lactose
Một số người hông có enzyme để phân giải đường Lactose trong sữa, do đó lactose có thể bị lên men trong hệ tiêu hóa, không thể phân giải cũng như hấp thụ được, khiến nạn nhân bị đầy bụng, phân lỏng,... Những đối tượng này thiếu hụt enzym lactase không nên dùng sữa và các chế phẩm có chứa nhiều đường Lactose.
6 Uống sữa bò có gây dậy thì sớm ở trẻ?
Nhiều thông tin cho rằng trẻ uống sữa nhiều sẽ gây dậy thì sớm khiến các bậc phụ huynh lo lắng khi thêm sữa vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ sử dụng mỗi ngày.
Tuy nhiên thông tin uống sữa bò gây dậy thì sớm cho trẻ hoàn toàn thiếu căn cứ. Giả thuyết cho rằng hormon IGF-I có trong sữa động vật khi vào cơ thể trẻ nhỏ sẽ thúc đẩy dậy thì sớm ở trẻ em. Tuy nhiên khi uống sữa, các hormon này sẽ bị dịch vị acid trong dạ dày và đường tiêu hóa bất hoạt và không thể cho tác dụng thúc đẩy cơ thể dậy thì sớm. Bên cạnh sữa động vật, có nhiều loại sữa có thể sản xuất từ đậu nành, gạo,... Do đó mối liên quan giữa dậy thì sớm và uống sữa bò chưa được chứng minh.
7 Thời điểm uống sữa
Uống sữa vào mỗi buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm cơ thể cần năng lượng để cho hoạt động một ngày dài, do đó cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa sáng là điều hết sức quan trọng. Sữa có thể được dùng riêng rẽ, hoặc có thể kết hợp với ngũ cốc, cháo yến mạch, sinh tố hoa quả,... là bữa sáng tuyệt vời cho nhiều lứa tuổi.
Uống sữa vào các giờ ăn nhẹ
Sữa rất thích hợp để uống vào những giờ ăn nhẹ, đặc biệt là trẻ em. Một cốc sữa vào buổi chiều sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh để làm việc. Bạn nên hạn chế uống sữa ngay gần bữa ăn vì làm giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Uống sữa trước khi đi ngủ
Uống sữa trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu giấc và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Sau khi uống sữa nên vệ sinh răng miệng để giảm nguy cơ sâu răng, đặc biệt với trẻ em.
8 Sai lầm cần tránh khi uống sữa
Không nên uống sữa động vật tươi khi chưa được xử lý
Sữa bò, dê, cừu,... sau khi vắt xong có thể bị nhiễm vi sinh vật, nấm, nhiễm độc ,... có hại cho cơ thể. Uống sữa tươi chưa được xử lý có nguy cơ rối loạn đường ruột, dẫn đến tiêu chảy cấp, nhiễm độc rất cao, đặc biệt với những cơ sở chăn nuôi vắt sữa bằng cách thủ công, quy trình chưa được đảm bảo vệ sinh. Do đó chỉ nên uống sữa đã được xử lý để đảm bảo sức khỏe.
Không nên nấu trực tiếp sữa
Protein trong sữa có thể bị đông đặc khi đun nấu trực tiếp với lửa, cộng với đó khi đun nấu sữa, canxi photphat trong sữa sẽ bị kết tủa lại, khiến khó tiêu và giảm chất lượng sữa.
Nếu bạn muốn uống sữa ấm, tốt nhất là nên làm nóng gián tiếp bằng cách:
- Cho hộp sữa tươi vào ly nước ấm, chờ khoảng 2 phút.
- Pha sữa đặc, sữa bột với nước ấm.
Sữa và hải sản là hai sản phẩm kị nhau
Sữa và hải sản đều là những nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. tuy nhiên việc dùng sữa cùng thời điểm với hải sản sẽ khiến người dùng bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp. Cộng với đó, hai loại sản phẩm này đều chứa hàm lượng Canxi lớn, do đó việc bổ sung quá nhiều Canxi vào một thời điểm khiến tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Cộng với đó hải sản thường có vị tanh, sữa lại có vị ngọt dịu, do đó việc dùng chung có thể khiến bị lợ, buồn nôn, giảm cảm giác ngon miệng. Vì thế, người dùng nên sử dụng hai loại thực phẩm này cách xa nhau, để vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Sữa và thuốc tây có nên dùng cùng nhau?
Một số người có thói quen uống sữa thay vì nước trắng khi uống thuốc để giảm vị đắng của thuốc, đặc biệt nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên dùng sữa để pha thuốc cho con uống. Thực tế cho thấy rằng sữa có tương tác với một số loại thuốc tây như các kháng sinh như Erythromycin, penicillin V, Tetracyclin,... khi dùng cùng sữa bị giảm hấp thu thuốc. Nguyên nhân là do sữa có chứa icon Canxi ++, do đó tạo phức hợp với các thuốc, cản trở hấp thu. Bên cạnh đó hàm lượng lipid cao trong sữa có thể là dung môi để hòa tan các thuốc, giữ thuốc lại và ngăn cản hấp thu thuốc vào máu để cho tác dụng.
Tuy nhiên, một số thuốc được khuyến cáo nên uống chung với sữa như thuốc Aspirin để giảm kích ứng dạ dày, thuốc ngừa thai ở phụ nữ để giảm dấu hiệu khó chịu, giảm tình trạng nôn ói, hoặc những vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D,... uống cùng sữa để tăng hiệu quả hấp thu.
Do vậy, cần chú ý khi uống thuốc cùng sữa, tốt nhất người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất.
Không pha sữa cùng chocolate
Việc pha sữa cùng chocolate khiến tăng nguy cơ bị sỏi thận do hình thành phức hợp canxi oxalat. Trẻ em sử dụng sữa cùng chocolate nhiều sẽ gây chậm phát triển, tăng nguy cơ sỏi thận, gãy xương, thiếu canxi.
Sữa không nên uống cùng nước cam, nước chanh
Một số người thường xuyên cho sữa vào nước cam, chanh nhằm mục đích giảm độ chua của các loại nước mà không biết rằng việc làm này rất nguy hại cho sức khỏe. Protein của sữa khi gặp acid tartaric, Vitamin C trong cam, chanh sẽ bị biến tính, giảm dinh dưỡng trong sữa, gây ợ chua, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy,...
Do đó người dùng nên uống riêng rẽ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của hai loại nước uống.
Không cho thêm đường vào sữa nóng
Một số người muốn cho thêm đường vào sữa khi còn nóng với mục đích làm đường tan nhanh hơn. Tuy nhiên đây là việc làm cấm kỵ khi sử dụng sữa.
Nguyên nhân vì acid amin Lysine có trong sữa sẽ kết hợp với đường trong điều kiện môi trường nóng tạo thành Fructose Lysine - một chất độc tố gây hại.
uống sữa đặc quá nhiều. Vì thế, nếu muốn cho thêm đường vào sữa, người dùng nên cho khi sữa đã nguội.
Sữa không nên được pha với đường đỏ
Đường đỏ chứa một lượng lớn acid oxalic, khi pha cùng sữa sẽ khiến protein trong sữa bị biến chất, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Sắt.
Sử dụng sữa với đường đỏ sẽ gây hội chứng thiếu máu do uống sữa bò, do đó người dùng nên sử dụng các loại đường tạo ngọt thay thế đường đỏ như đường mía, đường kính trắng, đường phèn,...
Việc sử dụng đường cũng nên hạn chế do bản chất của các loại sữa đã có vị ngọt tự nhiên do Lactose, việc thêm quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch,...
Không nên uống sữa quá đặc
Thông thường các loại sữa đặc, sữa bột,... sẽ có tỷ lệ hướng dẫn pha. Việc pha sữa quá đặc khiến sữa không được hòa tan hết, lắng cặn, cả trở hấp thu. Trẻ em nếu uống sữa quá đặc sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó tiêu,... thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
9 Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh
9.1 Sữa công thức
Lý do trẻ dùng sữa công thức
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất, cung cấp là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ có lợi ích như:
- Chỉ số IQ cao hơn những bé không được dùng sữa mẹ.
- Phát triển các cơ quan như thính giác, thị giác, khứu giác tốt hơn.
- Răng miệng đều hơn, ít nguy cơ chỉnh nha do bú bình. Đồng thời cơ mặt được phát triển đều và toàn diện hơn.
- Hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn.
- Bú mẹ có thể giảm dị ứng các loại thực phẩm, sữa,...
- Phát triển hệ thống cơ quan toàn diện….
Do đó việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cần thiết với trẻ.
Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong những ngày đầu đời.
Một số lý do trẻ em dùng sữa công thức như:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không dung nạp lactose có trong sữa mẹ, nên không thể tiêu hóa sữa.
- Mẹ bị bệnh phải cách lý với trẻ, mẹ bị HIV/AIDS không được cho con bú.
- Người mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh như thuốc chống ung thư, thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc bảo vệ tuyến giáp,...
- Người mẹ có tuyến vú không đầy đủ hoặc bị áp xe vú, nứt đầu vú,.... hoặc không có đủ sữa cho trẻ.
- Mẹ phải đi làm do đó không cho trẻ bú đầy đủ được.
9.2 Sữa công thức là gì?
Sữa công thức có tên tiếng anh là Baby Formula.
Sữa công thức là sản phẩm làm từ sữa, được chế biến phù hợp cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi.
Thành phần của sữa công thức tương tự như sữa mẹ, nên có thể dùng cho trẻ em để thay thế một phần hoặc toàn phần cho sữa mẹ.
Có 3 dạng sữa công thức bao gồm:
Sữa công thức dạng pha sẵn
Ưu điểm
- Đây là dạng sữa được pha sẵn và đóng thành các hộp nhỏ. Mỗi lần sử dụng rất tiện lợi, không cần phải chuẩn bị nước, đong lượng sữa hay pha mà có thể được dùng trực tiếp ngay, do đó đảm bảo tỷ lệ vì đã được pha sẵn.
- Sữa dạng công thức pha sẵn được đảm bảo vệ sinh cao hơn. Bên cạnh đó mẹ muốn mua loại sữa nào để cho con thử chỉ cần mua một vài hộp về để cho bạn nhỏ thử mà không cần chi số tiền lớn như mua hộp sữa bột.
Nhược điểm
- Giá thành của loại sữa công thức pha sẵn đắt hơn các dạng sữa khác. Sau khi mở nắp sữa chỉ được sử dụng trong khoảng 48 giờ nên nếu trẻ không dùng hết lượng sữa có thể gây lãng phí.
- Màu của sữa cũng sẫm màu hơn các loại sữa bột, do đó nếu dây ra quần áo rất khó giặt.
Sữa công thức pha sẵn dạng cô đặc
Ưu điểm
- Sữa công thức pha sẵn dạng cô đặc có ưu điểm là rẻ hơn loại sữa pha sẵn. Sữa công thức dễ dàng bảo quản, mang lại tiện lợi, đồng thời sử dụng dễ dàng, chỉ cần pha sữa với nước là có thể sử dụng.
Nhược điểm
- Khi sử dụng, mẹ cần pha sữa chung với nước với tỷ lệ được hướng dẫn, thông thường tỷ lệ này là 1:1. Do đó khi sử dụng sữa công thức phụ huynh cần tốn thời gian pha sữa, đồng thời vệ sinh dụng cụ cẩn thận tránh nhiễm khuẩn.
- Sữa công thức dạng pha sẵn không có mặt nhiều ở các cửa hàng sữa, do đó khó tìm mua.
Sữa bột công thức
Ưu điểm
- Sữa sau khi mở nắp để được 1 tháng, giá thành cũng rẻ hơn các loại sữa pha sẵn, dễ dàng bảo quản,
- Đây là loại sữa do đó đây là loại sữa được nhiều phụ huynh sử dụng nhất, có thể tìm được ở nhiều cửa hàng sữa do đây là loại sữa thông dụng nhất.
- Sữa bột được bào chế đa dạng đáp ứng các nhu cầu sử dụng của trẻ nhỏ như trẻ dị ứng, trẻ tiêu chảy, trẻ nhẹ cân hay trẻ sinh non.
- Sữa bột cũng được đóng gói tiện dùng, sữa có thể chia nhỏ thành loại đóng gói nhỏ, hộp giấy, hộp thiếc hoặc đóng gói hết.
Nhược điểm
- Nếu muốn sử dụng sữa, bạn cần đong chính xác lượng bột và lượng nước cần pha. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc quá ít sẽ dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng sản phẩm.
- Tương tự như sữa công thức pha sẵn dạng cô đặc, sữa bột cũng cần pha với nước để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, do đó tốn thời gian hơn dạng pha sẵn. Việc đảm bảo vệ sinh cũng cần được đặt lên hàng đầu.
9.3 Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ
Lượng sữa công thức cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi. Dưới đây là lượng sữa cho trẻ bình thường, không kèm các bệnh lý kèm theo:
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: hàng ngày khoảng 480ml. Trẻ nên được bú khoảng 8-10 lần/ ngày, mỗi lần cho trẻ bú khoảng 60ml/lần.
- Trẻ 1 - 2 tháng tuổi: Tổng lượng sữa hàng ngày khoảng 630ml/ngày, cho trẻ bú khoảng 7 - 10 lần, mỗi lần 90ml.
- Trẻ 2 - 4 tháng: Tổng lượng sữa khoảng 720ml, cho trẻ bú khoảng 6 - 10 lần, mỗi lần 120ml.
- Trẻ 4 - 6 tháng: Tổng lượng sữa hàng ngày khoảng 900ml, bú khoảng 6 - 8 lần/ngày, mỗi lần 150ml.
- Trẻ từ 6 - 9 tháng: Tổng lượng sữa hàng ngày khoảng 950 ml
- Trẻ 9 tháng đến 1 tuổi: Tổng lượng sữa có thể giảm xuống còn 700ml/ngày do trẻ có thể được ăn dặm, chia sữa thành 3 - 5 lần uống, mỗi lần uống 170ml.
9.4 Tiêu chí chọn sữa công thức cho trẻ
Cách chọn sữa công thức phù hợp với trẻ dựa vào các tiêu chí sau:
Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé.
- Sữa phải phù hợp với sức khỏe của bé yêu.
- Trẻ không dị ứng với sữa được chọn.
- Phù hợp với kinh tế.
Bên cạnh các tiêu chí trên, mẹ cũng nên lựa chọn sữa cho bé yêu dựa vào tỷ lệ đạm trong sữa, cụ thể là:
- Với trẻ từ 0 tháng đến dưới 1 tuổi: tỷ lệ đạm từ 11 - 18%.
- Với trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi: tỷ lệ đạm 18 - 34%.
Tỷ lệ đạm trong sữa quá ít sẽ khiến trẻ không cung cấp đầy đủ chất đạm so với nhu cầu, khiến trẻ suy dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch.
Tỷ lệ đạm quá cao khiến tăng nguy cơ béo phì, tim mạch của trẻ, rối loạn hormon, tác động tiêu cực đến thần kinh,...
9.5 Lưu ý khi pha sữa công thức
- Kiểm tra kĩ thành phần của sữa công thức, hạn sử dụng, nhãn hiệu sữa để chọn loại sữa phù hợp nhất với độ tuổi, cân nặng và thể trạng của bạn nhỏ. Việc chọn đúng loại sữa sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, thể trạng, nâng cao miễn dịch.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để chọn sữa phù hợp.
- Pha sữa đúng theo khuyến cáo trên bao bì được hướng dẫn. Việc pha sữa quá đặc sẽ khiến bạn nhỏ bị đầy bụng, khó tiêu, thận quá tải, tổn thương thận, rối loạn điện giải,... Việc pha sữa công thức quá loãng khiến trẻ không được bổ sung lượng chất dinh dưỡng cần thiết, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Tay, dụng cụ pha sữa như bình, núm vú,... phải luôn được tiệt trùng trước khi pha sữa.
- Nếu trẻ không uống hết lượng sữa đã pha, hãy bỏ đi để đảm bảo sữa không bị vi sinh vật xâm nhập.
- Phụ huynh nên pha sữa cùng nước ấm vừa phải, không lấy các loại nước khác như nước rau, nước hầm xương, nước hoa quả,... để pha sữa cho trẻ.
- Không sử dụng lò vi sóng để hâm sữa, tránh tình trạng sữa bị nóng quá gây đông vón protein và làm bỏng lưỡi của trẻ. Tốt nhất là pha sữa cùng nước ấm để trẻ bú ngay.
10 Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi
10.1 Sữa cho trẻ sinh non, nhẹ cân
Trẻ bú bằng sữa mẹ trong những tháng đầu sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên nhiều trẻ sinh non, nhẹ cân có sức khỏe yếu hơn các trẻ bình thường, đồng thời hệ thống cơ quan còn yếu ớt do đó các trẻ nên được bổ sung thêm sữa công thức dành riêng cho đối tượng này.
- Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân nên được bổ sung sữa công thức có tỷ lệ năng lượng cao hơn, khoảng 0,7-0,75 Kcal/ml (mức bình thường 0,67 Kcal/ml). Đồng thời các loại sữa phải là sữa dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng.
- Hương vị sữa cũng là yếu tố cần quan tâm, sữa phải có hương vị gần nhất với sữa mẹ để tránh trường hợp trẻ bỏ bú sữa mẹ khi dùng sữa công thức.
Bạn đọc có thể tham khảo một số loại sữa mẹ được bổ sung vi chất và đóng hộp như:
Sữa Similac Natural Care Human Milk Fortifier
Sữa được sản xuất tại công ty Abbott và đặc chế dành cho trẻ sinh non, nhẹ cân dưới 12 tháng.
Sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển, đặc biệt phát triển trí não. Sữa được bổ sung Vitamin D3, Canxi giúp xương phát triển. Đồng thời sữa còn có hương vị tương tự sữa mẹ rất thích hợp cho bạn sơ sinh.
Sữa Enfalac Premature Formula A+
Đây là thương hiệu sữa nổi tiếng của Mead Johnson. Sữa cung cấp các chất dinh dưỡng như đạm, Canxi, vitamin,... giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp bé được phát triển toàn diện, tăng cân nhanh chóng và phát triển ổn định như các em bé khác.
Đặc biệt với những trẻ sinh non hệ tiêu hóa chưa được toàn diện, sản phẩm được bào chế dành riêng cho trẻ sinh non, nhẹ cân, giúp các bạn nhỏ tiêu hóa dễ dàng, tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại tác nhân gây bệnh.
10.2 Sữa công thức cho trẻ em dưới 6 tháng
Sữa công thức cho trẻ 6 tháng có thể được dùng cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng. Sữa sẽ có tỷ lệ Canxi/Photpho = 2:1, rất thích hợp cho sự hấp thu Canxi của trẻ.
Sữa Similac Newborn 1
Sữa Similac bổ sung dưỡng chất vàng cho bé bao gồm: Vitamin E, DHA và Lutein cùng các loại dưỡng chất khác, giúp bạn nhỏ không chỉ phát triển chiều cao, thể trạng mà còn kích thích não bộ phát triển lanh lợi hơn.
Bên cạnh đó, sữa không chứa dầu cọ - nguyên nhân gây táo bón. Do đó bạn nhỏ dùng sữa mà không lo bị nhiệt.
10.3 Sữa cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi
Độ tuổi 6 tháng đến 12 tháng tuổi, các bé có thể được ăn dặm bằng cháo, bột dinh dưỡng. Lúc này lượng sữa cho trẻ hàng ngày giảm xuống khoảng 500 - 800ml sữa/ngày. Sữa công thức cho trẻ 6 tháng đến 12 tháng nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà ăn dặm khó cung cấp đủ như Kẽm, sắt,... để giúp trẻ tăng chiều cao, thể lực nhanh chóng.
Sữa Meiji số 0 nội địa Nhật cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi
Các mẹ bầu hẳn không còn xa lạ với loại sữa đến từ thương hiệu của Nhật Bản này. Sữa được dành cho trẻ dưới 6 tháng, giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.
Thành phần của sữa có bổ sung thêm DHA, giúp hệ miễn dịch vững chắc hơn, đồng thời kích thích não bộ hoạt động hiệu quả. Hương vị của sữa tươi mát, vị nhạt dễ uống cho bé.
Sữa bột Human Milk Baby
Sữa có thành phần sữa non giúp bạn nhỏ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời công thức dinh dưỡng được cân đối phù hợp với trẻ em Việt Nam, giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh.
Thành phần Lysine trong sữa giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
11 Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi
11.1 Sữa công thức
Sữa có thể chia thành các độ tuổi như 1 - 3 tuổi, 3 - 6 tuổi và trên 6 tuổi. Ở lứa tuổi này nên bổ sung sữa có Canxi, DHA, chất khoáng nhiều hơn, đồng thời có chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm để trẻ phát triển toàn diện nhất.
Bạn đọc có thể tham khảo một số loại sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi như: Cô gái Hà lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+,...
11.2 Sữa tươi
Trẻ em trên 1 tuổi bắt đầu sử dụng được sữa tươi. Việc xen kẽ sữa tươi cùng các bữa ăn, sữa công thức giúp bạn nhỏ kích thích ăn ngon miệng hơn, tận hưởng được nhiều hương vị, đồng thời sữa tươi là loại sữa có giá thành rẻ hơn các loại sữa công thức, do đó tiết kiệm chi phí hơn.
Thời điểm uống sữa tươi
Sữa tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên chỉ được dùng sữa tươi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Trẻ dưới 1 tuổi có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, nếu uống sữa tươi sẽ gây tình trạng quá tải thận, tăng nguy cơ cao huyết áp, béo phì, thừa chất,... ở tuổi trưởng thành. Việc uống sữa quá sớm còn là trẻ chán ăn, khó tiêu, đầy bụng,...
Trẻ em nên được uống sữa trước và sau bữa chính ít nhất 2 giờ. Cho trẻ uống quá gần bữa ăn khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Lượng sữa hàng ngày của trẻ
- Trẻ em trên 1 tuổi: uống khoảng 100 - 150ml sữa tươi mỗi ngày.
- Trẻ 2 - 3 tuổi trở lên: Các bạn nhỏ nên uống khoảng 200 - 300ml sữa tươi mỗi ngày. Có thể xen kẽ sữa tươi cùng các loại sữa công thức để kích thích thay đổi vị giác của trẻ, kích thích trẻ ăn ngon hơn, đồng thời bổ sung đầy đủ các chất như kẽm, sắt,... đầy đủ nhất.
- Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Các bạn nhỏ nên uống sữa tươi nhiều hơn, tổng lượng sữa khoảng 300 - 500 ml/ngày.
- Với các bạn thiếu niên: Tổng lượng sữa hàng ngày khoảng 600 - 700ml.
Chú ý
- Uống sữa không thay thế chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vì thế các bạn nhỏ nên được duy trì chế độ ăn khoa học, đủ chất.
- Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy cho trẻ uống càng nhiều sữa càng tốt, với mong muốn trẻ cao hơn, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên việc cố gắp ép con uống sữa sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, trẻ không nhai tốt, kén chọn thức ăn, ăn không đủ chất,... dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu xơ, bị táo bón,...
- Đối với trẻ trên 2 tuổi, sữa tươi loại nguyên kem nên được sử dụng để cung cấp lượng chất béo cần thiết cho não bộ phát triển. Nếu trẻ gặp tình trạng thừa cân hoặc có chỉ định của bác sĩ, phụ huynh nên chuyển sang chữa tách béo để phù hợp với trẻ.
- Trẻ em đã đủ cân nặng hoặc có nguy cơ béo phì, cha mẹ nên chọn sữa ít đường, không đường để giảm lượng đường vào cơ thể.
12 Sữa trẻ em dành cho các nhu cầu đặc biệt
12.1 Nhóm sữa không có đường lactose
Một số trẻ em sinh ra mắc chứng kháng Lactose, tức là thiếu enzym phân giải Lactose, do đó những trẻ có hội chứng ruột kích thích, hay đầy hơi, tiêu chảy do uống sữa mà nguyên nhân do nhạy cảm với lactose nên được dùng nhóm sữa này. Có thể phân loại sữa thành 2 loại dựa vào nguồn gốc là:
Sữa có nguồn gốc động vật: Dumex lactose-free, Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free, sữa bột Enfamil A+ LactoFree Care 1,...
Sữa có nguồn gốc thực vật: Prosobee, Nursoy, Isomil,...
12.2 Sữa thủy phân
Sữa thủy phân là loại sữa thích hợp cho những trẻ dị ứng đạm từ sữa bò, do đó các loại đường lactose, protein được thủy phân thành những sản phẩm dễ hấp thu hơn, tiêu hóa dễ hơn và giảm tình trạng dị ứng sữa. Bên cạnh đó sản phẩm còn được dùng cho trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa, bị bệnh tiêu chảy nặng, không hấp thu chất dinh dưỡng, phẫu thuật ruột,...
Nếu cha mẹ hoặc người trong gia đình có tiền sử dị ứng, hãy lưu ý đến bé yêu có thể bị dị ứng với các thành phần trong sữa, do đó phụ huynh cần theo dõi trẻ và cân nhắc lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp với trẻ để tránh các tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Các hãng sữa thủy phân có thể là Nutramigen A+ LGG, Pregestimil Lipid, Similac Alimentum, Nan Supreme, Peptamen Junior và Alimentum.
12.3 Sữa dành cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản
Những trẻ em bị trào ngược dạ dày, thực quản nên uống các loại sữa đặc hơn các bé bình thường. Loại sữa thích hợp là sữa được bổ sung thêm tinh bột gạo, chất gôm,... giúp hệ vi sinh đường ruột hoạt động tốt hơn, tính chất sữa đặc hơn, giảm tình trạng nôn trớ, giúp trẻ giảm táo bón và giảm đau những cơn co thắt.
Các sản phẩm bạn có thể tham khảo như: Physiolac AR (Anti-Régurgitations), Enfamil AR, Frisolac Comfort, Optimum Comfort, France Lait AR,...
12.4 Sữa không gluten, casein dành cho trẻ tự kỉ
Theo khuyến cáo, trẻ tự kỷ không nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa 2 thành phần là Casein và Gluten, ngoài ra, nên uống các loại sữa không/ ít đường. Nguyên nhân vì Casein sau khi uống sẽ liên hợp với axit dạ dày tạo exorphin, các exorphin này sẽ liên kết với các thụ thể opioid và có thể khiến trẻ lơ mơ, kém tập trung, khiến bệnh nặng hơn.
Gluten khiến triệu chứng viêm tăng lên và giảm lợi khuẩn đường tiêu hóa, khiến trẻ cảm thấy lo lắng, cẳng thẳng hơn, ảnh hưởng đến tiểu não.
Đường có khả năng làm tăng hoạt động của tế bào não thất thường, do đó rất khiến trẻ dễ mất tập trung, bốc đồng và giảm khả năng phán đoán, làm bệnh lâu khỏi hơn.
Trẻ tự kỷ nên dùng sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa từ khoai tây, sữa hữu cơ... Một vài loại sữa hữu cơ dược thiết kế dành riêng cho trẻ tự kỷ như như Miwako, Miwakoko, Miwako A+....
12.5 Sữa không chứa chất béo
Nhóm sữa này thích hợp cho bạn nhỏ bị rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol máu cao, trẻ tiểu đường, trẻ mắc chứng kém hấp thu chất béo, trẻ bị bệnh lý gan, mật, tiêu hóa, trẻ thừa cân béo phì,...
Sữa không chứa chất béo sẽ cung cấp lượng canxi cần thiết để trẻ phát triển, tuy nhiên năng lượng và hàm lượng cholesterol thấp, giúp giảm nguy cơ béo phì ở trẻ tăng cân không kiểm soát cũng như cắt giảm lương chất béo vào cơ thể trẻ.
Các loại sữa không chưa tách béo như Hikid Premium, Promess, sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100% tách béo không đường,...
12.6 Lưu ý khi dùng sữa cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Các chế phẩm từ sữa như yaua, váng sữa, phô mai,... nên được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên. Lượng chế phẩm phù hợp cũng phải ở mức vừa phải để trẻ có thể làm quen được nhiều loại thực phẩm hơn.
- Sau khi uống sữa, trẻ nên được đánh răng để tránh tình trạng sâu răng.
- Uống sữa nên giảm lượng đường vào cơ thể trẻ từ nguồn thực phẩm khác để tránh tình trạng béo phì, tiểu đường.
13 Sữa cho bà bầu
13.1 Lợi ích của uống sữa bầu khi mang thai
Sữa bổ sung Canxi cần thiết
Mỗi người bình thường khỏe mạnh cần bổ sung khoảng 500mg Canxi. Riêng phụ nữ có thai và cho con bú cần nhu cầu Canxi cao hơn bình thường, khoảng 1.00mg/ngày. Bổ sung Canxi qua các nguồn thực phẩm như bông cải xanh, các loại đậu, sữa chua,... có thể chưa đáp ứng đủ nhu cầu Canxi cho mẹ bầu.
Sữa là nguồn cung cấp Canxi dồi dào cho cơ thể. Việc cung cấp đủ Canxi giúp thai nhi được phát triển toàn diện, đặc biệt Canxi rất quan trọng cho sự phát triển của xương, răng, dây thần kinh,... Bổ sung Canxi đầy đủ giúp giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương ở mẹ bầu sau sinh.
Cung cấp protein
Sữa chứa acid amin cần thiết cho con người, đặc biệt với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sữa giúp cả mẹ và bé được cung cấp năng lượng cho hoạt động. Đặc biệt những tháng cuối, trẻ phát triển nhanh hơn, do đó cung cấp protein giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Bổ sung DHA và Vitamin
Hầu hết sữa bầu trên thị trường có bổ sung DHA - nguồn dưỡng chất quan trọng cho trẻ phát triển trí tuệ và thị giác.
Nguồn DHA và vitamin, chất khoáng dồi dào trong sữa giúp mẹ giảm trầm cảm sau sinh, hạn chế nguy cơ sản giật, đau bụng, ốm nghén. Sắt, Acid Folic trong sữa bầu giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu vượt cạn khỏe mạnh hơn.
13.2 Nên uống sữa vào giai đoạn nào của thai kỳ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể uống sữa trước thời điểm mang thai hoặc khi có kế hoạch mang thai. Việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ sữa khiến mẹ có sức khỏe, tăng tỷ lệ thụ thai, có sức khỏe cần thiết cho hành trình mang thai sắp tới.
Với những mẹ bầu có tin vui, bạn có thể bắt đầu uống sữa hàng ngày, lượng sữa tăng dần dần để cơ thể thích nghi hơn.
Trong những tuần thứ 4 trở đi, thai nhi cần nhiều hơn chất dinh dưỡng để phát triển não, xương, răng, hệ thống thần kinh,... do đó mẹ cần bổ sung thêm sữa ngoài nguồn thực phẩm các giai đoạn này.
13.3 Lượng sữa cho mẹ bầu hàng ngày
Tùy vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng, tình trạng nghén mà mẹ bổ sung lượng sữa phù hợp với cơ thể. Thông thường, chị em nên uống khoảng 3 ly sữa mỗi ngày để duy trì cung cấp canxi, protein, vitamin D,...
13.4 Nên uống sữa tươi hay sữa bầu?
Sữa bầu trên thị trường hiện nay rất đa dạng, và được sản xuất phù hợp với đối tượng đang mang thai do bổ sung thêm rất nhiều loại vitamin, khoáng chất giúp tạo máu như Sắt, Acid Folic, B12,... mà sữa tươi không cung cấp đủ.
Có nhiều chị em gặp tình trạng ốm nghén, không ngửi được mùi sữa bầu,... do đó rất sợ sữa bầu, uống sữa bầu không tiêu, khó uống sữa bầu,... Ngược lại nhiều chị em lại không uống được sữa tươi. Do đó mỗi người phù hợp với mỗi loại sữa khác nhau. Nếu sử dụng sữa tươi trong thai kỳ thay cho sữa bầu, chị em cũng không nên quá lo lắng, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng trên từ các nguồn thực phẩm khác.
Một số chị em gặp tình trạng không dung nạp Lactose, có thể chuyển sang dạng sữa đậu nành.
13.5 Bà bầu nên uống sữa tươi thanh trùng hay tiệt trùng
Mẹ bầu có thể hoàn toàn sử dụng sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng tùy vào khẩu vị của mình trong thai kỳ. Chị em không nên ép mình uống các loại sữa mà không cảm thấy ngon miệng, đồng thời khi sử dụng sữa tươi nên bảo quản sữa đúng cách để việc dùng sữa được hiệu quả nhất.
13.6 Sữa tốt cho bà bầu
Sữa bầu Enfamama A+ của hãng Mead Johnson Nutrition - Mỹ
Đây là loại sữa được nhiều mẹ bầu tin dùng nhất hiện nay do giá thành vừa phải mà hiệu quả mang lại cũng không kém các loại sữa đắt tiền khác trên thị trường.
Sữa cung cấp DHA - nguồn dưỡng chất cần thiết cho trẻ, giúp phát triển tư duy, não bộ. Mẹ bầu bổ sung DHA cũng ngăn ngừa được trầm cảm và giảm nguy cơ tiền sản giật.
Bên cạnh đó sản phẩm còn chứa dưỡng chất như Cholin, Sắt, Acid Folic, Iot,... giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất để khỏe mạnh hơn, vượt qua thai kỳ dễ dàng hơn.
Sữa bầu Friso Gold Mum của hãng Friso Hà Lan
Sữa bầu Friso Gold Mum cung cấp hàm lượng đạm và năng lượng cao, giúp mẹ bầu luôn được dồi dào năng lượng, giảm mệt mỏi, uể oải trong suốt hành trình mang thai và cho con bú.
Sữa cũng cung cấp thành phần DHA và AA, góp phần xây dựng hệ thống não bộ của thai nhi.
Selen, Sắt và dưỡng chất khác giúp giảm nguy cơ sinh non, dị tật và thiếu máu thiếu sắt để mẹ bầu có thể sinh hoạt, làm việc khỏe mạnh nhất.
Sữa còn được bổ sung thành phần đặc biệt là lợi khuẩn Synbiotic, giúp giảm nỗi lo của bà bầu đó chính là táo bón. Lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột cho mẹ bầu.
Sữa Anmum dành cho bà bầu
Sữa Anmum có hai hương vị cho mẹ bầu lựa chọn phù hợp với khẩu vị, đó là vị Vani truyền thống và vị Sô cô la. Sữa cung cấp nguồn vitamin, chất khoáng dồi dào, trong đó DHA là thành phần quan trọng giúp thai nhi phát triển thị lực và hoàn thiện hệ thần kinh não bộ tốt nhất. Sữa còn bổ sung GA-Connex giúp nâng cao khả năng tư duy, liên kết của bạn nhỏ.
Mẹ bầu uống sữa còn có thể giúp tăng cường lượng máu đến thai nhi, giúp hệ miễn dịch của mẹ và bé khỏe mạnh, giảm ốm nghén,...
Ngoài ra còn có các loại sữa khác nổi tiếng như Similac Mom IQ, sữa bầu XO Mom, sữa bầu Morinaga,...
14 Sữa tăng cân dành cho người gầy
14.1 Tiêu chí chọn sữa tăng cân
Có nhiều lý do khiến người lớn bị giảm cân nặng mà không do bệnh lý như:
- Tiêu hóa kém. kém hấp thu.
- Hút thuốc.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
- Năng lượng cung cấp không đủ tiêu hao.
- Làm việc quá vất vả.
Do đó sữa tăng cân dành cho người gầy ra đời là nguồn dinh dưỡng, bữa ăn cung cấp thêm các loại dưỡng chất cho cơ thể thích hợp. Do người lớn thường có ít thời gian do đó sữa không cần chế biến, nấu,... có thể dùng trực tiếp rất thích hợp.
Sữa tăng cân chủ yếu cung cấp lượng Calo cho cơ thể nhiều hơn mức tiêu thụ, do đó tăng trọng lượng cơ thể từ từ.
14.2 Lưu ý khi dùng sữa cho người gầy
- Các loại sữa cho người gầy thường được khuyến cáo đối tượng sử dụng từ 12 tuổi trở lên, do đó không dùng sữa cho trẻ em bị suy dinh dưỡng. Trẻ em nên được sử dụng loại sữa đúng theo lứa tuổi để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng cân an toàn.
- Người dùng nên uống sữa theo khuyến cáo, không vì nôn nóng tăng cân mà uống quá nhiều sữa trong ngày. Uống sữa quá nhiều khiến bạn không đói, không cảm thấy ngon miệng trong bữa chính. Việc uống sữa không thay thế chế độ dinh dưỡng đa dạng, do đó người gầy nên có chế độ ăn khoa học, tập thể dục thể thao và bổ sung sữa hàng ngày để tăng cân nhanh, ổn định mà không bị mệt mỏi.
14.3 Một số loại sữa tăng cân cho người lớn
Sữa dành cho người gầy Appeton Weight Gain nổi tiếng của Pháp
Sữa dành cho những người lớn muốn tăng cân hiệu quả và ổn định lâu dài. Sử dụng sữa đúng cách giúp tăng cân đều, tự nhiên. Sữa có thể được dùng xen kẽ với các bữa chính để tăng cân đều, tự nhiên, không bị tích nước hay tích mỡ.
Sữa dành cho người gầy của Nutifood Dr. Lucen GainMax
Sữa giúp người gầy tăng cân nhanh, cân đối để họ tự tin hơn với vóc dáng. Sữa có vị rất dễ uống, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Đây là loại sữa của hãng sữa Nutifood, được chứng minh và nghiên cứu lâm sàng thích hợp dành riêng cho người Việt Nam.
Bên cạnh các thành phần dưỡng chất, sữa còn bổ sung các loại thảo dược tự nhiên quý hiếm hư Đông Trùng Hạ Thảo, Nấm Linh Chi,... giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường đề kháng.
15 Sữa dành cho người suy thận, chạy thận
15.1 Chế độ dinh dưỡng cho người chưa chạy thận
Bệnh nhân chưa chạy thận nên được bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng, giàu các loại vitamin và chất khoáng, có chế độ ăn bổ sung các yếu tố tạo máu như sắt, Vitamin B12, Axit folic, Vitamin B6 giúp tạo máu cho bệnh nhân, đồng thời chứa các loại vitamin như B, C, A, E giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
Các nguồn dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân còn phải cắt giảm các thành phần như protein, Natri, Kali, Photpho để bệnh nhân chưa chạy thận cần được đảm bảo sức khỏe tốt để hoạt động, làm việc dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
15.2 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đã chạy thận
Bệnh nhân đã chạy thận có sự tổn thương thận, bệnh nhân sẽ có thể có các biểu hiện như:
- Thiếu máu.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon miệng.
- Tay chân phù.
Các bệnh nhân cần được duy trì chế độ ăn ít muối để ngăn ngừa tổn thương đến thận, đồng thời bổ sung đa dạng loại thực phẩm, đặc biệt thực phẩm chứa protein cao, các loại vitamin và khoáng chất.
15.3 Lưu ý khi dùng sữa cho người chạy thận và người bị bệnh thận mãn tính
Quá trình chạy thận, bệnh nhân bị mất lượng lớn protein qua quá trình lọc máu. Lượng protein bị thiếu hụt nếu không được bổ sung để bù đắp lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ, suy giảm miễn dịch,... Ngược lại những bệnh nhân chưa chạy thận nên bổ sung hàm lượng protein thấp để giảm tải trọng lên thận.
Do đó những bệnh nhân này cần bổ sung Protein lớn hơn mức bình thường. Khi dùng các loại sữa cho người chạy thận, người dùng nên chú ý đến lượng đạm ghi trong bao bì của sản phẩm.
Chia nhiều bữa khi uống sữa:
- Người bệnh gặp vấn đề về thận nên chia các bữa ăn, kể cả việc uống sữa thành nhiều bữa nhỏ. Nguyên nhân được giải thích do những bệnh nhân gặp vấn đề về thận có sự tổn thương và suy giảm mức lọc cầu thận, vì thế chia khẩu phần ăn giúp giảm gánh nặng cho thận, thận không phải hoạt động quá mức khi nạp vào một lượng thức ăn quá lớn trong thời gian ngắn.
- Đồng thời chia nhỏ bữa ăn giúp đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân không bị đầy bụng, khó tiêu ăn, ăn không ngon.
15.4 Các loại sữa cho người chạy thận
Dòng sữa Nepro có hai dòng riêng biệt là
Sữa Nepro 1 dành cho người chưa chạy thận, cung cấp đầy đủ năng lượng, có tỷ lệ protein thấp, giúp bệnh nhân có được sức khỏe tốt hơn.
Dòng sữa Nepro 2 dành cho người chạy thận. Đây là dòng sữa cung cấp protein cao, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đảm bảo năng lượng cho người chạy thận.
Dòng sữa Nutricare Kidney
Nutricare Kidney 1 dành riêng cho đối tượng tiền chạy thận.
Nutricare Kidney 2 được bào chế dành cho bệnh nhân chạy thận.
Dòng sữa Fresubin
Dòng sữa Fresubin Renal dành cho người bệnh thận mãn tính chưa đến giai đoạn chạy thận.
Sữa Fresubin 2Kcal Fibre tăng cường Protein cho người chạy thận.
16 Sữa dành cho người ung thư
16.1 Chọn sữa cho người ung thư
Việc phát hiện và bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có ý nghĩa lớn trong quá trình điều trị của bệnh ung thư. Ung thư được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn sớm mà bệnh ung thư vẫn còn rất nhỏ và chưa lan sang các mô lân cận. Giai đoạn ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao, bằng cách loại bỏ toàn bộ khối u bằng phẫu thuật.
- Giai đoạn I: Giai đoạn này thường là một khối u nhỏ hoặc khối u chưa phát triển sâu vào các mô lân cận. Nó cũng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Đây là ung thư giai đoạn đầu.
- Giai đoạn II và III: Nhìn chung, 2 giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn hơn đã phát triển sâu hơn vào mô gần đó. Chúng cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã lan sang các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Nó được gọi là ung thư giai đoạn tiến triển hoặc di căn.
Người bệnh ung thư sẽ gặp tình trạng sụt cân nhanh, suy dinh dưỡng, ăn không ngon,... Do đó việc cung cấp dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư ở những giai đoạn đầu giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn. Ở những bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn 3 và 4, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy nôn, buồn nôn, do đó việc dùng sữa và các loại thực phẩm khác nên được chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.
Các loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư là các sản phẩm cung cấp năng lượng rất cao, chứa nhiều thành phần là vitamin và chất khoáng cho người bệnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất có thể.
16.2 Sữa cho người ung thư
Sữa Prosure
Đây là loại sữa của hãng sữa Abbott Hoa Kỳ. Sản phẩm được sản xuất chuyên biệt dành cho người bị ung thư, bổ sung năng lượng, protein, chất xơ,... nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân ngon miệng hơn.
Đặc biệt thành phần của Prosure không chứa Gluten và Lactose giúp bệnh nhân ăn ngon miệng và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Sản phẩm dành cho bệnh nhân ung thư ở mọi giai đoạn, do đó người bệnh cần sử dụng đúng cách Prosure sớm nhất có thể để tăng cường thể trạng, nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
Sữa Recova và Recova Gold
Sản phẩm của hãng sữa nổi tiếng Vitadairy - hãng sữa được đầu tư nghiên cứu nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng người bệnh. Sản phẩm có thành phần dinh dưỡng giàu protein, cung cấp các loại acid amin cần thiết cho cơ thể, đồng thời bổ sung Curcumin, Omega 3 DHA, EPA rất tốt cho người bệnh ung thư.
Sản phẩm không chứa Lactose, đo dó có thể được dùng cho người kháng Lactose, bệnh nhân để tiêu hóa dễ dàng hơn, kích thích ăn ngon miệng.
Sản phẩm Sữa Recova Gold có nguồn gốc là đạm thực vật và các loại vitamin khoáng chất, cung cấp năng lượng cho người gầy sút, người mới ốm dậy, bệnh nhân mới hóa xạ trị được cải thiện tình trạng biếng ăn và tăng cường hệ thống miễn dịch tốt hơn.
Sữa Peptamen Junior cho trẻ em mắc ung thư
Dòng sữa Sữa Peptamen Junior được dùng cho đối tượng trẻ em bị ung thư hoặc đang điều trị hóa xạ trị. Trẻ dị ứng đạm sữa bò thích hợp dùng sản phẩm do sữa có thành phần là 100% đạm Whey đã được thủy phân, do đó trẻ có thể tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt, không gặp vấn đề đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
Sản phẩm cũng thích hợp cho bé bị ruột ngắn, sau các phẫu thuật ở ruột, tiêu hóa kém,... để vừa tăng hấp thu vừa cải thiện tình trạng tiêu hóa.
17 Sữa dành cho người tiểu đường
Ở những người bình thường, các loại đường sau khi được vào cơ thể sẽ được phân giải và hấp thu bởi ruột non, sau đó vận chuyển vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao, Insulin sẽ được kích thích để hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu để trở về mức bình thường.
Ở những người bị tiểu đường ( hay đái tháo đường), nguyên nhân do Insulin sản xuất không đủ hoặc cơ thể kháng với insulin dẫn đến đường không được chuyển hóa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, người tiểu đường luôn phải chú ý quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, làm sao vừa đảm bảo đầy đủ năng lượng, protid, lipid vừa kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể.
17.1 Cách chọn sữa cho người tiểu đường
- Người tiểu đường đối mặt với nguy cơ thiếu hụt Canxi rất cao, đó đó sữa dành cho người tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn chế phẩm có hàm lượng Canxi cao, giúp bệnh nhân phòng ngừa nguy cơ thiếu Canxi, tăng chất lượng xương, phòng chống nguy cơ loãng xương và duy trì sự hoạt động khỏe mạnh của xương khớp.
- Sữa dành cho người tiểu đường chứa Inulin-1, đây là loại chất xơ hòa tan trong nước, giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt hơn, đồng thời tạo ra năng lượng mà không gây tăng đường huyết.
- Chọn các dòng sữa có hàm lượng Carbohydrate thấp. Thông thường các laoij sữa chuyên biệt cho người tiểu đường sẽ có thành phần cArbohydrate rất thấp, khoảng 3g carbohydrate/100ml dung dịch sữa, do đó người dùng có thể sử dụng mà không lo ngại tăng đường huyết sau khi uống.
- Sữa tách béo cũng là loại sữa được người bệnh quan tâm. Những bệnh nhân tiểu đường thường đi kèm với nhiều bệnh lý kèm theo như huyết áp, tim mạch,... do đó sữa tách béo là loại thích hợp dành cho bệnh nhân, đặc biệt đối tượng tiểu đường kèm theo rối loạn lipid máu.
- Có rất nhiều bệnh nhân cảm thấy sữa dành cho người tiểu đường rất khó uống, uống vào khó chịu, buồn nôn,... Trường hợp này bệnh nhân có thể chuyển sang uống các loại sữa không chứa đường lactose hoặc sữa tách béo.
17.2 Các loại sữa cho người tiểu đường
Sữa Abbott Glucerna
Đây là sản phẩm sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường được sản xuất tại hãng dược phẩm Abbott. Sữa được bào chế dưới dạng bột, được bổ sung các loại dinh dưỡng cân đối tốt cho sức khỏe tim mạch như acid béo không no (MUFA và PUFA) và Omega-3,...
Bên cạnh đó sản phẩm còn chứa vitamin D, Canxi, giúp xây dựng cấu trúc xương chắc khỏe hơn.
Sữa bột Diabetcare Gold
Sản phẩm được sản xuất tại công ty cổ phần thực phẩm Nutifood. Sản phẩm giúp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân nhờ acid béo không no mà không lo tăng mỡ máu. Đồng thời bột đường hấp thụ trong cơ thể từ từ giúp đường huyết được kiểm soát và không tăng lên quá cao.
Sữa dành cho người đái tháo đường hoặc người có nguy cơ bị đái tháo đường.
Sản phẩm bổ sung MUFA và PUFA, giúp giảm nguy cơ tăng mỡ máu, bệnh mạch vành. Các vitamin cũng được thêm vào sản phẩm như vitamin B, Vitamin E,Viatmin C, vitamin A, vitamin D,... giúp cung cấp dưỡng chất đồi dài, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
18 Sữa dành cho người già
18.1 Cách chọn sữa cho người già
Người già là đối tượng cần được quan tâm chế độ dinh dưỡng để cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Nên chọn sữa dễ uống cho người già
Người cao tuổi thường suy giảm khứu giác, vị giác, đặc biệt những người bị bệnh thường xuyên cảm thấy đắng miệng, ăn uống không ngon miệng. Do đó sữa ít ngọt, ngọt vừa, có hương thơm mát là dạng sữa được nhiều người ưa thích lựa chọn.
Sữa ít béo thích hợp cho người già
Người già cần nhu cầu năng lượng thấp hơn người trẻ, do đó cần lựa chọn những loại sữa ít có chất béo no có hại, đồng thời bổ sung các loại chất béo tốt cho tim mạch như Acid linoleic, Cholin,...
Sữa giàu vitamin và chất khoáng
Người già thường ăn ít hơn, khả năng hấp thu dưỡng chất cũng giảm bớt. Sữa là loại chất lỏng dễ uống hơn các loại thực phẩm, do đó sữa cần được bổ sung Canxi cao để phòng chống thiếu hụt Canxi, gây bệnh loãng xương, giòn xương ở người cao tuổi.
Sữa cho người cao tuổi nên được bổ sung các loại vitamin, chất đạm hay các loại kháng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe, thúc đẩy hệ miễn dịch dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
Chọn sữa thích hợp với bệnh lý thèm theo
Người cao tuổi là những đối tượng dễ mắc các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, tim mạch, loãng xương,... do đó những người mắc các bệnh lý này nên tham khảo các dòng sữa chuyên biệt để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
18.2 Các loại sữa dành cho người già
Sữa Anlene bổ sung Canxi cho người già
Đây là loại sữa được nhiều người cao tuổi sử dụng. Sữa bổ sung Canxi Nano, các hạt Canxi có kích thước siêu nhỏ, giúp tăng cường hấp thu, nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh, đẩy lùi tình trạng loãng xương, giúp người cao tuổi vận động dẻo dai hơn, xây dựng bộ xương khỏe mạnh hơn.
Sữa cung cấp các dưỡng chất khác như Vitamin D, các nguyên tố vi lượng như Magie, Kẽm,... giúp giữ cho xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương, đặc biệt người trên 51 tuổi.
Sữa Ensure Gold cho người cao tuổi
Thương hiệu sữa Ensure Gold chắc hẳn rất quen thuộc với nhiều người. Sữa được sản xuất bởi hãng Abbott Hoa Kỳ. Sữa bổ sung nguồn đạm chất lượng cao, giúp cung cấp năng lượng cho người cao tuổi khỏe mạnh hơn. Nguồn vitamin và khoáng chất rất dồi dào trong sữa tốt cho sức khỏe tim mạch và trí nhớ của người cao tuổi.
Bên cạnh đó sữa còn bổ sung chất xơ, giúp giảm tình trạng táo bón ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó có thể tham khảo một số loại sữa dành cho người già đó là: Sữa dành cho người già Calosure Gold, Bestsure của Vitadairy, Eurofit Gold,...
19 Các sản phẩm từ sữa
Sữa chua
Sữa chua là loại sản phẩm làm từ sữa phổ biến nhất. Thành phần trong sữa chua chứa vi khuẩn có lợi cho ruột, giúp hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh hơn, kích thích ăn ngon miệng, hạn chế đau bụng, khó tiêu,...
Ăn sữa chua còn bổ sung các vitamin, chất khoáng như Canxi, Kali,..
Bên cạnh sữa chua đặc, trên thị trường còn có loại sữa chua uống rất tiện dùng.
Phô mai
Sữa được lên men hoặc xử lý để làm đông đặc protein có trong sữa. Phomai có hương vị rất đặc trưng, thành phần phomai chứa các lợi khuẩn tốt cho cơ thể, protein được đông đặc.
Kem
Kem cũng là một sản phẩm phổ biến làm từ sữa lên men, sau đó được trộn cùng các loại bột, sau đó làm lạnh để tạo thành.
Bơ
Bơ cũng là sản phẩm làm từ sữa dược dùng phổ biến trong ẩm thực. Bơ là thành phần chất béo, được tạo ra từ quy trình tách chất béo từ sữa đã lên men.
Váng sữa
Váng sữa được rất nhiều người ưa thích sử dụng do có vị ngọt, béo nhẹ. Đây là sản phẩm chất béo nổi lên trên mặt nước khi đun sữa hoặc để sữa ở ngoài không khí một thời gian nhất định.
Váng sữa có hàm lượng chất béo, đạm và các loại vitamin, chất khoáng, thích hợp với người thấp còi, trẻ em chậm lớn,...
20 Bảo quản sữa và sản phẩm từ sữa
Các loại sữa tươi, sữa dạng lòng
Nên dùng sữa tươi trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp để đảm vệ sinh. Bạn có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh để tránh sữa lên men, đặc biệt khi trời nóng.
Sữa tươi chứa trong hộp giấy nên được sử dụng.
Sữa bột, sữa bột công thức
Các loại sữa bột, sữa công thức nên được đậy kín nắp hộp để tránh không khí tràn vào gây ẩm, mốc, nhiễm khuẩn hộp bột.
Sữa bột sau khi pha xong nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và dùng trong khoảng thời gian khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp để sữa quá lâu gây tình trạng lên men sữa, người sử dụng có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,...
Sữa đặc
Sữa đặc sau khi mở nắp nên được đậy kín nắp để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật, vi khuẩn, kiến gián bò vào, và nên cố gắng dùng trong khoảng 1 tuần.
Sữa chua ăn và sữa chua uống
- Nên để sữa chua trong tủ lạnh để bảo quản sữa.
- Đối với các loại yogus nên được dùng trong khoảng 1 tuần sau khi làm.
- Các loại sản phẩm nên được bảo quản ở nhiệt độ 4 - 8 độ C, lấy ra ngoài không khí nên sử dụng ngay.
- Không nên bảo quản sữa chua trong ngăn đông tủ lạnh vì có thể làm giảm chất lượng của vi sinh vật, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả dùng sản phẩm.
- Nên sử dụng hết sữa chua sau khi mở nắp, tránh làm vi sinh vật có hại xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
21 Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế phân loại rõ sữa tươi, sữa bột: QCVN 5-1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng
http://www.fsi.org.vn/van-ban-phap-ly/1016_3431/qcvn-5-12017byt-doi-voi-cac-san-pham-sua-dang-long.html
http://www.fsi.org.vn/pic/files/qcvn-5-12017-byt.pdf
[1] Nutrient data for this listing was provided by usda sr-21
https://www.ars.usda.gov/ARSUserFiles/80400535/DATA/sr21/sr21_doc.pdf
Casein và micelle casein: Chức năng sinh học, cấu trúc và chức năng của chúng trong thực phẩm
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022030213005705
[2,3] Các peptit protein trong sữa có hoạt tính ức chế men chuyển I (ACEI)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20373185/
[4] Cao huyết áp và ăn kiêng
https://medlineplus.gov/ency/article/007483.htm
[5] Các sản phẩm sữa và nguy cơ ung thư đại trực tràng
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21617020/
[6] Tiêu thụ sữa và mụn trứng cá ở trẻ em gái vị thành niên
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17083856/
[7] Uống sữa trong giai đoạn đầu đời và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22190107/
Trên đây là những thông tin về sữa và các nhóm sữa trên thị trường. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về sữa để quý độc giả có thể lựa chọn cho mình các loại sữa phù hợp nhất cho bản thân và gia đình.
Có tổng: 82 sản phẩm được tìm thấy
- 35 Thích
Nhà thuốc có loại sữa nào cho bà bầu vậy?
Bởi: Bùi Thu Hòa vào
Thích (35) Trả lời
- MH
Bài viết rất chi tiết và chất lượng đã cung cấp cho tôi rất nhiều các kiến thức bổ ích
Trả lời Cảm ơn (35)