1. Trang chủ
  2. Kem chống nắng

Các loại kem chống nắng hiệu quả được chuyên gia da liễu khuyên dùng

Cập nhật lần cuối: , 6 phút đọc

Để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, việc sử dụng kem chống nắng là cực kỳ cần thiết. Có nhiều loại kem chống nắng khác nhau, sử dụng cho các đối tượng riêng biệt. Vì vậy, người tiêu dùng cần có những hiểu biết nhất định về nhóm mỹ phẩm này.

1 Những điều cần biết về kem chống nắng

1.1 Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là một sản phẩm được phủ lên bề mặt da, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các tia trong ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV, thông qua khả năng phản xạ hoặc hấp thụ và phân tán các tia này. Kem chống nắng có thể ở dạng lotion, sữa, xịt, gel, kem…, được thiết kế để phù hợp cho mọi lứa tuổi và mọi giới. Điều mà bạn cần quan tâm là cơ chế hoạt động, dạng bào chế, chỉ số SPF, PA… sẽ được trình bày cụ thể ở những phần tiếp theo.

Kem chống nắng giúp bảo vệ da
Kem chống nắng giúp bảo vệ da

1.2 Tại sao phải sử dụng kem chống nắng?

Tia UV gồm có ba loại (UVA, UVB, UVC), tuy nhiên hai loại thường gặp nhất và gây hại nhất là UVA và UVB. Mặc dù tia cực tím giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D giúp phát triển xương chắc khỏe hơn, nhưng các tia này khi tiếp xúc trực tiếp sẽ có nguy cơ gây hại cho da, hơn nữa là ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các tác hại nghiêm trọng có thể gặp bao gồm cháy nắng, suy giảm khả năng bảo vệ của da, lão hóa da sớm, dày sừng actinic, thậm chí là ung thư da.

Kem chống nắng được sử dụng như một biện pháp ngăn ngừa tác hại của các tia cực tím. Lợi ích chính của kem chống nắng khi sử dụng sản phẩm chống nắng phổ rộng là giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UVA và UVB và giảm thiểu tác hại có thể dẫn đến các dấu hiệu sớm của lão hóa da và ung thư da (khi sử dụng theo chỉ dẫn với các biện pháp chống nắng khác). Ngoài ra, các sản phẩm chống nắng có thể được chế tạo theo công thức đặc biệt để cung cấp các lợi ích khác cho làn da của bạn, chẳng hạn như bổ sung độ ẩm và có thể chứa các thành phần có lợi như niacinamide làm dịu và ceramide để giúp khôi phục hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Tóm lại, vai trò quan trọng của kem chống nắng bao gồm:

  • Giảm nguy cơ cháy nắng.
  • Ngăn ngừa lão hóa da.
  • Ngăn ngừa ung thư da.

1.3 Chỉ số SPF và PA

SPF là viết tắt của cụm từ Sun Protection Factor, hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là chỉ số chống nắng, bảo vệ da khỏi sự gây hại của tia cực tím, cụ thể là tia UVB. Chỉ số SPF thể hiện lượng bức xạ UV từ mặt trời đủ để gây tình trạng cháy nắng của da được che chắn so với da không được che chắn. Thời gian bảo vệ càng tăng khi giá trị SPF càng cao. Chỉ số SPF có giá trị trong khoảng 2-70, khả năng bảo vệ của một số vật liệu khác nhau sẽ khác nhau, ví dụ như: Nylon: SPF 2, mũ: SPF 3-6, quần áo mùa hè: SPF 6.5, áo chống nắng: SPF 30… 

Một số người nghĩ rằng SPF chính là thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia nắng mặt trời, chẳng hạn như SPF 8 có thể bảo vệ da trong 8 giờ. Điều này không đúng vì SPF không liên quan trực tiếp đến thời gian tiếp xúc với mặt trời mà là lượng tiếp xúc với mặt trời, từ đó ảnh hưởng đến thời điểm thoa lại kem chống nắng. Chẳng hạn như cường độ mặt trời buổi trưa mạnh hơn sáng sớm và chiều tối, do đó mọi người thường bổ sung một lớp kem chống nắng vào 11h và 13-14h. Ngoài ra, cường độ mặt trời ở vị trí địa lý khác nhau cũng sẽ khác nhau, như ở miền Nam sẽ mạnh hơn miền Bắc… Ngoài cường độ mặt trời, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng năng lượng mặt trời như: loại da, lượng kem chống nắng, tần suất thoa kem.

Liên quan giữa chỉ số SPF với thời gian bảo vệ
Loại da1 giờ2 giờ3 giờ4 giờ5+ giờ
Rất trắng/Cực kỳ nhạy cảmSPF 15SPF 30SPF 30SPF 45SPF 45
Trắng/Nhạy cảmSPF 15SPF 15SPF 30SPF 30SPF 45
TrắngSPF 15SPF 15SPF 15SPF 30SPF 30
Trung bìnhSPF 8SPF 8SPF 15SPF 15SPF 30
ĐenSPF 4SPF 8SPF 8SPF 15SPF 15

Do các yếu tố khác nhau tác động đến lượng bức xạ mặt trời, SPF không phản ánh thời gian dưới ánh nắng mặt trời. Chúng ta có thể ước lượng đơn giản là: Thời gian bảo vệ = thời gian gây bỏng da x SPF. Ví dụ SPF 15 có khả năng bảo vệ da 150 phút với người bị bỏng da sau 10 phút không dùng biện pháp bảo vệ. Đây chỉ là con số ước lượng để người tiêu dùng có thể so sánh dễ hơn và sắp xếp thời điểm bôi kem chống nắng phù hợp. Chẳng hạn như người tiêu dùng biết rằng kem chống nắng SPF 30 cung cấp khả năng chống nắng nhiều hơn kem chống nắng SPF 15. 

PA là viết tắt của Protection Grade of UVA, nếu SPF nói về khả năng bảo vệ chung thì PA chỉ riêng về ngăn ngừa tác hại của tia UVA. Tia UVB là nguyên nhân khiến da của chúng ta đỏ lên và bỏng rát, trong khi tia UVA gây ra phần lớn tổn thương cho các gen của da, nguyên nhân chính gây lão hóa và ung thư da, chiếm phần lớn trong năng lượng mặt trời. Hệ thống đánh giá như sau:

  • PA + = Một số bảo vệ khỏi tia UVA.
  • PA ++ = Chống tia UVA vừa phải.
  • PA +++ = Chống tia UVA cao.
  • PA ++++ = Chống tia UVA cực cao.
Sự khác nhau giữa SPF và PA

Hai chỉ số SPF và PA có ý nghĩa khác nhau nhưng đều là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn cho mình một loại kem chống nắng phù hợp và đều được thể hiện ở trên nhãn. 

1.4 Các nhóm chất chống nắng

1.4.1 Chất lọc vô cơ nguồn gốc vô cơ

Hai chất chống nắng vô cơ thường sử dụng là titan dioxyde và Kẽm oxyde, đặc trưng với phổ tác dụng rộng, bao gồm cả ngăn chặn tia UVA và UVB. Ngoài ra, các chất vô cơ này còn có khả năng ảnh hưởng đến thể chất của chế phẩm. Các loại kem chống nắng nâng tông thường chứa thành phần này, sau khi thoa lên da sẽ giúp cải thiện màu da, cũng có thể được sử dụng như một lớp nền trước khi thực hiện các bước trang điểm tiếp theo.

1.4.2 Chất lọc UV nguồn gốc hữu cơ

Bao gồm các chất hữu cơ như cinnamate, acid para-aminobenzoic (PABA), oxybenzone, avobenzone, salicylat… Đặc tính của các chất này là phổ tác dụng giới hạn, cụ thể như sau:

  • Cinnamates, PABA: UVB.
  • Oxybenzone, Avobenzone: UVA.
Sự khác biệt giữa chất chống nắng vô cơ và hữu cơ
Chất chống nắng vô cơChất chống nắng hữu cơ
Hiệu quả chống UVA thấpHiệu quả chống UVA cao hơn
Kết cấu nặngKết cấu nhẹ
Nâng tone, để vệt trắngKhông nâng tone, không vệt trắng
Ít kích ứngDễ gây kích ứng
Độ ổn định caoMột số không ổn định

1.4.3 Chất lọc UV nguồn gốc thực vật

Đặc tính của các chiết xuất thiên nhiên này là an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da. Các chiết xuất thường gặp là Chè đen (Camellia sinensis), Lô Hội (Aloe vera), Tinh dầu Carophyllum inophyllum…

1.5 Cách dùng kem chống nắng cho hiệu quả tối ưu

Cách thoa kem chống nắng để hạn chế bết dính, vệt trắng… như sau: 

  • Chấm kem lên hai bên má, trán, mũi và cằm; bạn cũng nên thoa cả cho vùng da cổ.
  • Dùng cả bốn ngón tay tán đều kem khắp mặt, sau đó xoa kem theo vòng tròn một cách đều đặc cho đến khi kem thẩm thấu hoàn toàn, sẽ cho lớp finish đẹp, tệp hoàn toàn vào da. 
  • Lưu ý xoa theo chiều đẩy cơ mặt lên, tránh xoa chiều đẩy xuống sẽ gây xệ má; đồng thời tuyệt đối không vỗ để kem thấm vào da, nhất là với các loại kem chống nắng dễ bết dính như kem chống nắng La Roche Possay. 

Bôi lại kem chống nắng sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi hoặc lau khô bằng khăn hoặc nếu nó đã bị chà xát. 

Nếu bạn đang sử dụng dạng son dưỡng chống nắng, chỉ thoa lên vùng da môi.

Đối với dạng xịt chống nắng, bạn nên để cách xa một khoảng theo hướng dẫn trên bao bì rồi xịt lượng vừa đủ. Các chai xịt chứa hydrocarbon nên dễ cháy, do đó tránh để gần nơi có nhiệt độ cao hoặc lửa.

2 Phân loại kem chống nắng theo thành phần

Như ở trên đã giới thiệu, kem chống nắng có hai loại chính, theo thành phần, bao gồm kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Hai loại kem chống nắng này khác nhau về thành phần, do đó có cơ chế tác động khác nhau. 

2.1 Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý còn được gọi là kem chống nắng khoáng, thường chứa thành phần chống nắng là chất vô cơ (titanium dioxyde và oxyde kẽm). Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo một lớp phủ trên bề mặt da, phản xạ lại các tia UV trong ánh nắng mặt trời, từ đó ngăn cản các tia này gây hại cho da. 

Kem chống nắng vật lý có khả năng bảo vệ da khỏi sự thâm nhập của tia UVA xuyên qua cửa, có thể dẫn tới tăng melanin và phân giải Collagen. Đó là lý do tại sao việc bôi kem chống nắng hàng ngày là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không định ra ngoài.

Hiện nay, một số loại kem chống nắng oxyde kẽm hoặc titan vi mô - hoặc những loại có các hạt rất nhỏ - hoạt động giống như kem chống nắng hóa học nhờ khả năng hấp thu các tia UV.

Kem chống nắng vật lý được sử dụng cho cả da mặt và da cơ thể.

2.2 Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học có thành phần khác hẳn so với vật lý, chúng có khả năng hấp thụ các tia trong ánh nắng mặt trời, sau đó phân giải chúng thành nhiệt vô hại trước khi tác động xấu tới lớp da của bạn. 

Như vậy, có thể hình dung kem chống nắng hóa học như một bộ lọc, giúp loại bỏ các tia cực tím. Các bộ lọc này là các chất hữu cơ (oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate hoặc octinoxate).

Cơ chế của kem chống nắng vật lý và hóa học

2.3 Kem chống nắng hỗn hợp

Kem chống nắng hỗn hợp còn được gọi là kem chống nắng vật lý lai hóa học, kết hợp cả bộ lọc chống nắng khoáng chất và hóa học trong một sản phẩm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng. Có nghĩa là kem chống nắng hỗn hợp chứa cả thành phần khoáng và thành phần hóa học, do đó cơ chế hoạt động cũng tích hợp cả hai loại này. Việc kết hợp này tạo ra một sản phẩm kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ và hòa hợp hoàn hảo trên mọi tông màu da, không để lại cặn trắng. 

So sánh 3 loại kem chống nắng

3 Phân loại kem chống nắng theo đối tượng sử dụng

Tìm loại kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn rất hữu ích để tránh kích ứng da. Nó cũng làm tăng khả năng bạn sẽ thực sự sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Điều này mang lại cho làn da của bạn cơ hội tốt nhất để tránh lão hóa sớm và ung thư.

3.1 Kem chống nắng cho da dầu

Những người có làn da dầu có thể chuộng kem chống nắng hóa học hơn kem chống nắng vật lý, vì kem chống nắng hóa học có xu hướng kiềm dầu tốt hơn kem chống nắng khoáng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lựa chọn kem chống nắng khoáng chất phù hợp cho làn da nhiều dầu. Lựa chọn sản phẩm được gắn nhãn là kem chống nắng kiềm dầu là thích hợp nhất.

Nếu bạn có làn da dầu, hãy cố gắng tìm kem chống nắng dạng nước hoặc dạng gel với lớp nền mờ. Các thành phần như Trà Xanh, dầu cây trà hoặc niacinamide trong kem chống nắng của bạn cũng có thể giúp bạn kiểm soát việc sản xuất dầu.

Những gợi ý tuyệt vời mà chúng tôi muốn những bạn sở hữu làn da dầu nên biết, đó là: Kem chống nắng kiềm dầu La Roche Posay Anthelios XL UVB UVA SPF 50+, Kem chống nắng Vichy Elmusion Spf50, Sữa chống nắng Sunplay Skin Aqua Clear White SPF50, Sữa chống nắng Anessa Perfect UV SPF50+/PA++++...

Chọn kem chống nắng cho da dầu

3.2 Kem chống nắng cho da mụn

Da bị mụn có thể được hưởng lợi từ các sản phẩm đặc biệt không gây mụn (không có xu hướng làm tắc nghẽn lỗ chân lông), vì các sản phẩm dày hơn có thể gây tắc nghẽn và bùng phát mụn; ngoài ra, niacinamide cũng có thể giúp giảm mẩn đỏ ở đây.

Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng bất kỳ loại kem chống nắng nào có các thành phần có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mụn đã tồn tại. Do đó, kem chống nắng khoáng là biện pháp an toàn nhất cho bạn nếu bạn có làn da dễ bị mụn.

Tuy nhiên, một số người dùng có thể không thấy vấn đề gì khi áp dụng kem chống nắng hữu cơ. Vì nhiều người bị mụn trứng cá thường gặp vấn đề với việc sản xuất quá nhiều bã nhờn, các sản phẩm dành cho da dầu hoặc da nhạy cảm là sự phù hợp hoàn hảo. Cố gắng lựa chọn thứ gì đó ít có khả năng gây kích ứng hơn với công thức dạng nước, nhẹ.

Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một vài lựa chọn hữu ích cho làn da mụn mà bạn có thể áp dụng: Kem chống nắng Eucerin Sun Gel-Cream Dry Touch Oil Control SPF50+, Kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare MILD Milk Spf 50+ Pa++++, Sữa chống nắng Sunplay Skin Aqua Clear White SPF50...

Chọn kem chống nắng cho da mụn

3.3 Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Trong tường hợp bạn sở hữu một làn da nhạy cảm, bạn nên tránh sử dụng kem chống nắng chứa các thành phần dễ gây kích ứng da. Những thành phần này có thể gây ra phản ứng và bao gồm cồn, hương liệu, oxybenzone, axit para-aminobenzoic (PABA), salicylat và cinnamate.

Kem chống nắng khoáng chất với titanium dioxide hoặc kẽm là các thành phần hoạt tính thường ít gây kích ứng da hơn. Và chúng đặc biệt có thể có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh rosacea, eczema hoặc dị ứng với hương liệu hoặc chất bảo quản. Bên cạnh đó, các thành phần như axit hyaluronic, niacinamide (một dạng Vitamin B3) và Vitamin C (cần thiết để tạo ra collagen) cũng có thể có lợi; cùng với tác dụng giảm kích ứng của Panthenol (Vitamin B5), Allantoin và madecassoside.

Chúng tôi khuyên các làn da nhạy cảm nên sử dụng những loại kem chống nắng sau: Kem chống nắng Skin1004 Madagascar Centella Air-Fit Suncream Plus, Kem chống nắng Avene cho da nhạy cảm, Kem chống nắng Martiderm...

Chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm

3.4 Kem chống nắng cho da khô

Khi bạn sở hữu một làn da khô, bên cạnh chống nắng còn có một mục đích quan trọng là bổ sung ẩm. Trong trường hợp này, bạn luôn có thể nhận được lợi ích từ kem chống nắng dưỡng ẩm ở dạng kem, cho phép bạn phủ lên trên lớp kem dưỡng ẩm của mình. Hãy tìm các loại kem chống nắng có các thành phần dưỡng ẩm, chẳng hạn như Glycerin (một loại cồn đường tự nhiên giúp giữ ẩm), axit hyaluronic (một loại protein tự nhiên giữ độ ẩm) và ceramides (các hợp chất tự nhiên trong da giúp giữ ẩm).

Các kem chống nắng phù hợp nhất cho da khô mà bạn nên dùng là: Kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Gel SPF50+, Pa++++, Kem chống nắng Avène cho da khô, Kem chống nắng Image...

Chọn kem chống nắng cho da khô

3.5 Kem chống nắng cho da thường

Da thường là loại da dễ chọn kem chống nắng nhất. Không cần biết đó là sản phẩm hữu cơ hay vô cơ, gel hay kem, bạn có thể mua dựa trên những gì bạn thích nhất.

Tuy nhiên, mọi người có xu hướng thu hút kem chống nắng hữu cơ nhờ vào kết cấu trang nhã của nó và thực tế là nó thường không để lại bất kỳ cặn trắng nào. Bạn có thể thử trải nghiệm bất kỳ loại kem chống nắng với giá trị SPF nào.

Chúng tôi khuyên những cô nàng/anh chàng da thường nên có trên kệ mỹ phẩm của mình một trong số các kem chống nắng sau: Kem chống nắng Senka Perfect UV Essence, Kem chống nắng Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum Premium, Kem chống nắng La Roche Possay cho da thường...

Chọn kem chống nắng cho da thường

3.6 Kem chống nắng cho trẻ em

Khi mua kem chống nắng cho trẻ em, hãy đặc biệt lưu ý vì trẻ em dễ bị cháy nắng hơn, nhất là vào mùa hè. Em bé dưới sáu tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và thoa kem chống nắng. Thay vào đó, hãy che da trẻ sơ sinh bằng quần áo cotton rộng rãi (chẳng hạn như áo dài tay và mũ) và để chúng trong bóng mát khi ra ngoài.

Kem chống nắng khoáng chất được ưu tiên sử dụng cho trẻ em vì trẻ em hấp thụ hóa chất với tốc độ cao hơn nhiều so với da người lớn, do đó các chất trong kem chống nắng hữu cơ có thể gây ra các tác dụng phụ có hại.

Các loại kem chống nắng dịu nhẹ cho trẻ em mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn gồm có: Avène Very High Protection Lotion cho trẻ em, Kem Chống Nắng Cho Trẻ Em La Roche-Posay Anthelios Spf 50+...

Chọn kem chống nắng cho da trẻ em

4 Lựa chọn kem chống nắng tốt như thế nào?

4.1 Thành phần phù hợp

Như ở trên đã trình bày, thành phần hoạt tính trong kem chống nắng được chia thành 3 loại, được sử dụng trong 3 dạng kem chống nắng vật lý, hóa học và hỗn hợp. Lựa chọn sản phẩm chống nắng chứa thành phần phù hợp với loại da và tình trạng da của bạn là điều cần thiết. Chẳng hạn như bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên tìm kiếm những loại kem chống nắng chứa chất chống nắng có nguồn gốc thực vật hoặc vô cơ thay vì các chất hữu cơ.

Hương thơm cũng dễ gây kích ứng với nhiều người, vì vậy kem chống nắng vật lý không chứa hương liệu và không gây dị ứng là lý tưởng nhất.

4.2 Hiệu quả chống nắng cao

Bạn có thể quan sát các thông tin ghi trên nhãn để lựa chọn được loại kem chống nắng tốt và phù hợp nhất, chủ yếu là chỉ số SPF và PA. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm có giá trị SPF tối thiểu là 30 và từ PA++ trở lên. Bên cạnh đó, trên một số nhãn có ghi “kem chống nắng phổ rộng”, được hiểu là có thể ngăn ngừa tác hại của cả tia UVA và UVB, cũng là một lựa chọn tốt.

Đối với nhiều bạn đang trong quá trình điều trị tình trạng mụn hay nám…, nên sử dụng các kem chống nắng đủ đô, đủ mạnh để tránh tia UV làm trầm trọng thêm tình trạng da, chẳng hạn như nên dùng kem chống nắng của La Roche Possay thay cho Skin Aqua.

La Roche Possay -thương hiệu kem chống nắng đình đám

4.3 Trải nghiệm sử dụng vừa ý

Trải nghiệm sử dụng tốt bao gồm:

  • Dễ thoa, dễ thẩm thấu.
  • Không nặng mặt, không để lại bợt trắng, không bết dính.
  • Hạn chế bóng dầu, kiềm dầu tốt (đối với kem chống nắng cho da dầu).
  • Ít gây kích ứng, châm chích, ngứa trên da hay cay mắt sau khi sử dụng, nhất là với da nhạy cảm.
  • Khả năng chống nước tốt, ít bị chảy khi đổ mồ hôi.

4.4 Giá thành hợp lý

Kem chống nắng có nhiều mức giá khác nhau, từ học sinh sinh viên đến tài chính rủng rỉnh. Và ở mức giá nào cũng có những sản phẩm chất lượng. Chẳng hạn như kem chống nắng Skin Aqua, rất vừa túi tiền hay kem chống nắng dành cho “đại gia” Martiderm… Bạn phải nhớ rằng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với loại da, tình trạng da và cho tác dụng tốt mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải cứ nhất nhất là loại mắc tiền.

4.5 Thương hiệu uy tín

Có nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thị trường, bao gồm cả kem chống nắng như La Roche Possay, Skin Aqua, Anessa, Vichy, Martiderm… Bạn nên lựa chọn những kem chống nắng đến từ các thương hiệu này để đảm bảo chất lượng và yên tâm khi sử dụng.

5 tiêu chí lựa chọn kem chống nắng tốt

5 Tổng hợp kem chống nắng cho từng loại da và các sản phẩm phổ biến

 Loại daLoại kem chống nắng phù hợp Dạng bào chếLời khuyênSản phẩm nên dùng
Da dầuKem chống nắng hóa họcSữa hoặc gelChọn loại có thành phần kiềm dầu như trà xanh, dầu hoa trà, niacinamide

Kem chống nắng kiềm dầu La Roche Posay Anthelios XL UVB UVA SPF 50+

Sữa chống nắng Sunplay Skin Aqua Clear White SPF50

Sữa chống nắng Anessa Perfect UV SPF50+/PA++++

Da mụnƯu tiên kem chống nắng vật lýDạng nước. nhẹThành phần ít kích ứng, ít gây bít tắc

Kem chống nắng Eucerin Sun Gel-Cream Dry Touch Oil Control SPF50+

Kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare MILD Milk Spf 50+ Pa++++

Da nhạy cảmKem chống nắng vật lý, không hương liệuDạng lỏng, nhẹTránh cồn, hương liệu, oxybenzone, PABA, cinnamate

Kem chống nắng Skin1004 Madagascar Centella Air-Fit Suncream Plus

Kem chống nắng Avene cho da nhạy cảm

Da khôKem chống nắng dưỡng ẩmKem, gelThêm các thành phần dưỡng ẩm như acid hyaluronic, glycerin, ceramide

Kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Gel SPF50+, Pa++++

Kem chống nắng Avène cho da khô

Da thườngBất kỳ loại nào, ưu tiên kem chống nắng hữu cơKem, gel, sữaTrải nghiệm để chọn được sản phẩm phù hợp

Kem chống nắng Senka Perfect UV Essence

Kem chống nắng Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum Premium

Da trẻ emKem chống nắng vật lýLỏng, nhẹDịu nhẹ, ít kích ứngAvène Very High Protection Lotion cho trẻ em
Kem Chống Nắng Cho Trẻ Em La Roche-Posay Anthelios Spf 50+
Da bodyKem dưỡng thể chống nắngKem, gel, sữaNên chọn thành phần dưỡng ẩm, sáng da, ít nuôi lôngSữa dưỡng thể chống nắng Nivea, Vaselin, Hatomugi…

6 Một số câu hỏi thường gặp?

6.1 Nên bôi kem chống nắng khi nào và bao nhiêu là đủ?

Thoa đều kem chống nắng lên da, đặc biệt là các vùng da hở 30 phút trước khi ra nắng. 

Bạn nên sử dụng hai miligam kem chống nắng cho mỗi cm2 da. Như vậy có thể hiểu là, sử dụng khoảng 30g sản phẩm để thoa lên toàn bộ cơ thể, bạn cũng có thể bóp một lượng vừa đủ 2 đốt ngón tay để áp dụng lên mặt và cổ.

Lượng kem chống nắng phù hợp
Nhiều người đang dùng lượng kem chống nắng không đủ

6.2 Dùng kem chống nắng ở bước nào trong chu trình chăm sóc da?

Thông thường, kem chống nắng được dùng cùng các sản phẩm skincare vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, bạn có thể thực hiện thói quen dưỡng da theo một trong các quy trình sau:

Quy trình đơn giản: Rửa mặt => Lau khô nhẹ nhàng => Toner (Nước hoa hồng) => Kem chống nắng. Sau khi sử dụng kem chống nắng, bạn có thể tiến hành các bước trang điểm tiếp theo như kem nền, phần phủ…

Đang điều trị mụn: Rửa mặt => Lau khô nhẹ nhàng => Toner (Nước hoa hồng) => Serum => Kem dưỡng ẩm => Kem chống nắng.

Hai quy trình chăm soc da buổi sáng với kem chống nắng

6.3 Có sự khác biệt giữa kem chống nắng cho mặt và toàn thân?

Về khả năng chống nắng, sự khác biệt thực sự duy nhất giữa kem chống nắng dành cho da mặt và toàn thân là kích thước lọ mà nó được bán. Bạn có thể sử dụng một loại kem chống nắng body dùng cho cả da mặt. Có một số sản phẩm kết hợp tuyệt vời được dán nhãn cho mặt và cơ thể, chẳng hạn như Kem chống nắng La Roche-Posay Anthelios Melt-In Milk SPF 60.

Điều đó nói lên rằng, da mặt của bạn thường nhạy cảm hơn các phần còn lại của cơ thể, vì vậy nhiều người thích kem chống nắng nhẹ, với công thức dành riêng cho da mặt, đặc biệt là dùng hàng ngày. Chúng ít có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn hoặc kích ứng da.

Bạn cũng nên tránh sử dụng xịt chống nắng trên mặt vì sẽ không an toàn khi hít phải chúng. Bạn có thể xịt vào lòng bàn tay trước, tán đều sản phẩm rồi mới áp lên da. Các kem chống nắng cũng dễ gây cay mắt, do đó không bôi quá sát vị trí này.

Kem chống nắng body cũng rất cần thiết
Kem chống nắng body được các chị em ưa chuộng

6.4 Kem chống nắng có hạn dùng không?

Không sử dụng sản phẩm sau ngày hết hạn trên hộp đựng. Nếu không có ngày hết hạn, bạn nên thay kem chống nắng hàng năm vì theo thời gian, chúng có thể mất khả năng bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

6.5 Có nên bôi kem chống nắng khi trời mưa hay ở trong nhà không?

Hãy nhớ rằng nước, cát và tuyết phản chiếu ánh nắng mặt trời. Bạn nên bảo vệ mình bằng kem chống nắng khi ở trong những môi trường xung quanh. Bôi kem chống nắng ngay cả trong những ngày nhiều mây vì bức xạ mặt trời vẫn còn.

Nhiều loại kem chống nắng cũng giúp bảo vệ da bạn khỏi tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại. Ngay cả khi ở trong nhà, tia UV vẫn có thể xuyên qua cửa sổ. Vì vậy, nên dùng kem chống nắng ngay cả khi trời không nắng và ở trong nhà.

6.6 Sau bao lâu thì cần thoa lại kem chống nắng?

Thông thường, nếu bạn ngồi trong nhà hay ở phòng điều hòa, bạn nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ. 

Sản phẩm có khả năng chống nước giúp bảo vệ da trong vòng 40 phút hoạt động dưới nước hoặc đổ mồ hôi . Sản phẩm chống nước rất tốt bảo vệ lên đến 80 phút. Do đó, khi bạn ra nhiều mồ hôi hay vừa đi bơi, lướt sóng… về, bạn cũng nên thoa lại kem chống nắng một lượt nữa.

Hướng dẫn bôi lại kem chống nắng

6.7 Để tăng hiệu quả chống nắng nên làm gì?

Ngoài kem chống nắng, hãy mặc quần áo bảo vệ (như mũ, áo dài tay / quần dài, kính râm ) khi ở ngoài trời và ở trong bóng râm khi có thể. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi bức xạ mặt trời mạnh nhất.

Hiện nay cũng có nhiều loại viên uống chống nắng được ra mắt thị trường nhằm bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím từ bên trong, đồng thời tích hợp với các thành phần giúp dưỡng da khỏe mạnh, hồng hào…, bạn cũng có thể kết hợp uống và bôi sẽ làm tăng tác dụng chống nắng cho da.

7 Tài liệu tham khảo

1. Sunscreen, NIH. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2022.

2. Chuyên gia của EPA (Ngày cập nhật 4 tháng 1 năm 2022). Health Effects of UV Radiation, EPA. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2022.

      3. Chuyên gia của FDA (Ngày đăng 14 tháng 7 năm 2017). Sun Protection Factor (SPF), FDA. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2022.

4. Tác giả Claudia Darmawan (Ngày cập nhật 30 tháng 4 năm 2019). Find Your Sunscreen Soulmate: 15 Options Based on Skin Types, Heathline. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.

5. Tác giả Claudia Darmawan (Ngày cập nhật 30 tháng 4 năm 2019). Find Your Sunscreen Soulmate: 15 Options Based on Skin Types, Heathline. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.

6. Tác giả Rebecca Strauss (Ngày cập nhật 4 tháng 11 năm 2021). Every Sunscreen Question You Have, Answered, Heathline. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.

7. Sunscreen Gel - Uses, Side Effects, and More, WebMD. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 32 sản phẩm được tìm thấy

Kem chống nắng Beauty Sun GSV Cream
Kem chống nắng Beauty Sun GSV Cream
360.000₫
LEPARISIEN VIN SUNBLOCK 50ml
LEPARISIEN VIN SUNBLOCK 50ml
Liên hệ
Kem chống nắng Oribe
Kem chống nắng Oribe
80.000₫
Transino Whitening Day Spf Protector 35
Transino Whitening Day Spf Protector 35
Liên hệ
Kem chống nắng Transino 30ml
Kem chống nắng Transino 30ml
Liên hệ
Kem chống nắng Fixderma Shadow SPF 50+ Cream
Kem chống nắng Fixderma Shadow SPF 50+ Cream
Liên hệ
La Roche-Posay Anthelios Dry Touch Spf 50+
La Roche-Posay Anthelios Dry Touch Spf 50+
395.000₫
Peron Sun Screen Cream
Peron Sun Screen Cream
Liên hệ
Heliocare Cápsulas Oral (Hộp 60 viên)
Heliocare Cápsulas Oral (Hộp 60 viên)
970.000₫
 Biore UV Aqua Rich Watery Essence
Biore UV Aqua Rich Watery Essence
150.000₫
Sunplay Whitening UV SPF 50+ PA++++
Sunplay Whitening UV SPF 50+ PA++++
Liên hệ
Esunvy Plus Sun Care Face Whitening Cream
Esunvy Plus Sun Care Face Whitening Cream
Liên hệ
Sunplay Out-Going SPF50
Sunplay Out-Going SPF50
Liên hệ
Thelavicos Perfect Sun Guard Cream Ex
Thelavicos Perfect Sun Guard Cream Ex
Liên hệ
Blue Sun UV Cool Essence
Blue Sun UV Cool Essence
Liên hệ
12 1/2
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 26 Thích

    Có kem trị nám tàn nhang không ạ


    Thích (26) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633