1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Bù Nước và Điện Giải

Mất cân bằng điện giải có nguy hiểm không? Cách pha nước điện giải đúng cách

Cập nhật lần cuối: , 2 phút đọc

Nước và điện giải là những thành phần quan trọng đối với cơ thể. Mất nước và mất cân bằng điện giải có thể gây ra những hậu quả đối với sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về các loại nước điện giải phổ biến trên thị trường

1 Mất nước và mất cân bằng điện giải là gì?

Chất điện giải là những chất (muối và khoáng chất) đóng vai trò trong việc thiết lập cân bằng chất lỏng trong cơ thể cũng như các chức năng khác. Các chất điện giải bao gồm natri, Kali và clorua. Các ion này được tìm thấy trong tế bào cũng như trong chất dịch cơ thể, bao gồm cả máu và nước tiểu.

Chất điện giải tham gia và nhiều quá trình trong cơ thể bao gồm sản xuất năng lượng, co bóp cơ bắp (như cơ tim) và truyền thông điệp qua dây thần kinh.

Mất cân bằng điện giải là tình trạng các chất điện giải trong cơ thể bị tăng hoặc giảm quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và những hoạt động bình thường của cơ thể.

2 Vai trò của nước và chất điện giải trong cơ thể

Vai trò của nước và chất điện giải trong cơ thể
Vai trò của nước và chất điện giải trong cơ thể

Chất điện giải đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một số chức năng quan trọng nhất trong cơ thể con người. Một số lợi ích chính của chất điện giải bao gồm:

  • Duy trì cân bằng chất lỏng: Chất điện giải giúp điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong và xung quanh tế bào, đảm bảo cơ thể duy trì được lượng nước phù hợp trong các khu vực khác nhau. Đây là vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và chức năng của từng tế bào.
  • Chức năng cơ bắp: Canxi, natri và kali rất quan trọng đối với chức năng của cơ, bao gồm cả sự co cơ và thư giãn. Chất điện giải rất cần thiết cho sự hoạt động thể chất của cơ thể đồng thời ngăn ngừa chuột rút và yếu cơ.
  • Chức năng hệ thần kinh: Các chất điện giải như natri, kali và Canxi rất cần thiết để truyền các xung thần kinh, tạo điều kiện để các tế bào thần kinh truyền tín hiệu khắp cơ thể, bao gồm cả những tín hiệu kích thích co cơ và nhận thức giác quan.
  • Độ pH: Chất điện giải cũng góp phần duy trì sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể còn gọi là cân bằng độ pH.

3 Nguyên nhân gây mất nước và mất cân bằng điện giải

Mất nước xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

  • Mất nước đẳng trương xảy ra khi nước và natri bị mất cùng nhau. Nguyên nhân gây mất nước đẳng trương là nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, bỏng, bệnh thận nội tại, tăng đường huyết và giảm aldosteron.
  • Mất nước ưu trương xảy ra khi lượng nước mất đi vượt quá lượng natri mất đi. Natri huyết thanh và độ thẩm thấu sẽ luôn tăng cao trong tình trạng mất nước ưu trương. Mất nước ưu trương xảy ra trong các trường hợp như sốt, tăng hô hấp và đái tháo nhạt.
  • Mất nước nhược trương chủ yếu là do thuốc lợi tiểu gây mất natri nhiều hơn mất nước. Mất nước nhược trương được đặc trưng bởi natri thấp và độ thẩm thấu.
  • Mất nước quá mức qua da: nóng, tập thể dục, bỏng, các bệnh về da nghiêm trọng.
  • Mất nước quá mức qua thận: các thuốc như thuốc lợi tiểu, bệnh thận cấp và mãn tính, lợi tiểu sau tắc nghẽn, bệnh ống thận lãng phí muối, bệnh Addison, hạ aldosteron, tăng đường huyết.
  • Mất nước quá mức qua đường tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy, nhuận tràng, hút dạ dày, xuất huyết,....
  • Mất nước trong ổ bụng: viêm tụy, cổ trướng, viêm phúc mạc.
  • Mất nước quá mức nhưng không nhận thức được trong các trường hợp nhiễm trùng huyết, thuốc men, cường giáp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), sử dụng thuốc.

4 Triệu chứng thiếu điện giải

Triệu chứng thiếu điện giải
Triệu chứng thiếu điện giải

Mất nước có thể gây mất cân bằng điện giải, do đó, để xác định, người ta thường dựa vào các dấu hiệu mất nước bao gồm:

  • Khát.
  • Uống nước liên tục.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Hoa mắt chóng mặt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Da nhăn nheo.
  • Huyết áp thấp.
  • Sốt.
  • Mắt trũng.
  • Mất ý thức.
  • Niêm mạc miệng, lưỡi bị khô.
  • Có thể rơi vào trạng thái hôn mê nếu mất nước nặng.
  • Nhịp tim nhanh.

Do đó, trong các trường hợp mất nước, điển hình như tiêu chảy, cha mẹ cần phải chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có biện pháp xử trí cho kịp thời.

5 Mất cân bằng điện giải có nguy hiểm không?

Biến chứng của mất nước là tình trạng rối loạn điện giải, hạ đường huyết, rối loạn kiềm toan, suy thận cấp.

Rối loạn điện giải có thể làm gián đoạn các chức năng bình thường của cơ thể:

  • Khi nồng độ natri giảm xuống dưới mức bình thường, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như chuột rút, mệt mỏi, đau đầu và lú lẫn.
  • Khi nồng độ canxi thấp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như chuột rút, tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, ngón chân và xương yếu đi.
  • Mất cân bằng kali: Co giật, rối loạn nhịp tim.

6 Chẩn đoán mất nước và mất cân bằng điện giải

6.1 Dựa vào triệu chứng để chẩn đoán mất nước

Mất nước (6-10%), có 2 trong số 4 dấu hiệu sau

Kích thích, vật vã

Mắt trũng

Khát nước, uống nhiều nước

Nếp véo da mặt chậm (dưới 2 giây)

Mất nước nặng (9-12%), có 2 trong số 4 dấu hiệu sau

Li bì hoặc hôn mê

Mắt trũng

Không uống được hoặc uống rất kém

Nếp véo da mắt rất chậm (trên 2 giây)

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một số dấu hiệu đánh giá tình trạng mất nước khác như:

  • Niêm mạc khô, đặc biệt là niêm mạc miệng và niêm mạc môi.
  • Không có hoặc có ít nước mắt.

6.2 Chẩn đoán thông qua xét nghiệm

Việc thực hiện các xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán cũng như đánh giá được tình trạng mất nước cũng như rối loạn điện giải. Một số xét nghiệm được sử dụng để xác định tình trạng mất nước bao gồm:

  • Xét nghiệm máu giúp định tính và định lượng natri và kali trong máu từ đó xác định được tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải.
  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm định tính và định lượng các chất điện giải có trong nước tiểu từ đó xác định được tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải của cơ thể.

7 Cách bù nước và điều trị rối loạn điện giải

Uống nước là biện pháp đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém để bù nước cho cơ thể. Đây là loại đồ uống thích hợp trong các trường hợp cần bù nước sau khi vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đối với những hoạt động thể lực liên tục, gắng sức, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi hoặc bị chuột rút thì cần tìm cách bù nước và điện giải để đảm bảo an toàn.

Có thể sử dụng cà phê, trà, sữa ít béo, trái cây để bù nước cho cơ thể.

Việc bù nước và điều trị rối loạn điện giải đem lại hiệu quả cao trong những trường hợp mất nước nặng là sử dụng nước điện giải.

8 Nước điện giải là gì?

Nước điện giải là gì?
Nước điện giải là gì?

8.1 Khái niệm

Nước điện giải hay còn được gọi là oresol, đây là một loại Dung dịch được sử dụng nhằm mục đích bù nước và điện giải bằng đường uống cho bệnh nhân. Công thức trong các sản phẩm đã được tính toán với một tỷ lệ hợp lý, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Thành phần của nước điện giải có chứa thêm các chất điện giải như natri, kali, đường, clorua,...

Một số loại nước điện giải cho bé như Nước bù điện giải Tom và Jerry vị cam 250ml, Nước trà điện giải Wakodo, Nước bù điện giải Beanstalk,...

Nước điện giải cho bé
Nước điện giải cho bé

8.2 Uống nước bù điện giải nhiều có tốt không?

Nước điện giải có vai trò bù nước, bù điện giải cho cơ thể trong trường hợp bị mất nước, mất cân bằng điện giải, đặc biệt thích hợp trong trường hợp tiêu chảy, nôn, sốt dẫn tới mất nước.

Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa chủ yếu là các ion kiềm, nước điện giải còn có tác dụng trung hòa acid dịch vị, làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày-thực quản, viêm loét dạ dày,...

Một số vai trò khác có thể kể đến như:

  • Cải thiện hiệu suất thể thao: Trong quá trình hoạt động thể chất, cơ thể sẽ mất nước và điện giải qua tuyến mồ hôi, do đó, việc bổ sung nước điện giải giúp cơ thể hạn chế được tình trạng mệt mỏi, mất sức sau khi tập luyện thể dục thể thao.
  • Hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh: Hệ thống thần kinh của bạn là một tập hợp phức tạp của các dây thần kinh và các tế bào chuyên biệt truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận khác của cơ thể. Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông tin này, cụ thể như natri giúp khởi tạo các xung điện, kali trung hòa tế bào thần kinh, Magie cho phép xung điện hoạt động một cách có hiệu quả.
  • Ngăn ngừa mất nước trong quá trình bị bệnh như tiêu chảy, nôn mửa.
  • Ngăn ngừa đột quỵ do sốc nhiệt: Mùa hè là thời điểm dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt, đặc biệt là say nắng có thể đe dọa tính mạng. Nước điện giải giúp bổ sung được lượng ion đã mất qua mồ hôi, giúp ngăn ngừa đáng kể những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng có lợi, việc uống quá nhiều nước điện giải khi cơ thể không mất nước cũng gây nên tình trạng rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, do tính kiềm cao, việc sử dụng quá nhiều nước điện giải có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi ở trong đường ruột. Việc sử dụng nước điện giải cũng cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

8.3 Cách pha nước điện giải Oresol

Cách pha nước điện giải Oresol
Cách pha nước điện giải Oresol

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại nước điện giải được bào chế dưới dạng khác nhau bao gồm: Nước điện giải pha sẵn đóng chai, viên sủi bù điện giải và dạng bột pha bù điện giải.

Đối với dạng pha sẵn đóng chai, chỉ cần sử dụng trực tiếp theo hướng dẫn. Đối với dạng viên sủi và dạng bột pha thì cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

  • Sử dụng nước sôi để nguội để pha Oresol, không pha với nước trái cây, sữa hoặc bất kỳ loại nước uống nào khác.
  • Không tự ý thêm đường sau khi pha.
  • Pha đúng hướng dẫn tỷ lệ trên bao bì sản phẩm, không được ít hơn hay nhiều hơn.
  • Lượng điện giải cần bù phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng lâm sàng của người bệnh.
  • Oresol sau khi pha chỉ sử dụng trong ngày, không nên sử dụng quá 24 giờ sau khi pha vì dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm vi sinh vật gây hại cho cơ thể.
  • Trong trường hợp người bệnh bị nôn, cần cho bệnh nhân uống từ từ.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cần cho trẻ uống bằng thìa.

Liều lượng Oresol có thể được tính như sau: Số ml Oresol cần trong 4 giờ = Cân nặng của trẻ (tính theo kg) x 75ml.

9 Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Thực phẩm nào giúp bổ sung điện giải?

Thực phẩm giàu Natri: Phô mai, bơ, dầu oliu,..

Thực phẩm giàu Kali: Chuối, các loại đậu, cam,...

Thực phẩm giàu Canxi: Tôm, trứng, đậu, sữa chua,...

9.2 Mua nước điện giải ở đâu?

Quý bạn đọc có thể mua nước điện giải tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, để mua được giá tốt cũng như sản phẩm chất lượng, nên tìm mua tại các địa chỉ uy tín.

10 Kết luận

Nước điện giải là thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng nước điện giải cần có hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

11 Tài liệu tham khảo

Tác giả Kory Taylor và cộng sự (Ngày đăng 3 tháng 10 năm 2023). Adult Dehydration, NCBI. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 11 sản phẩm được tìm thấy

Charz (hương cam)
Charz (hương cam)
Liên hệ
Ozerol Cam Mephar
Ozerol Cam Mephar
Liên hệ
Ion Drink (vị bưởi)
Ion Drink (vị bưởi)
220.000₫
Koras Điện Giải (Hương vị cam)
Koras Điện Giải (Hương vị cam)
145.000₫
Glucolyte-2
Glucolyte-2
Liên hệ
Natri Bicarbonat 1.4%
Natri Bicarbonat 1.4%
Liên hệ
Futizon Vị Cam
Futizon Vị Cam
Liên hệ
Traly Ozole (Bột)
Traly Ozole (Bột)
Liên hệ
Ozol Đại Uy
Ozol Đại Uy
Liên hệ
Oralkool 245 hương cam
Oralkool 245 hương cam
Liên hệ
Fine Sport Drink Powder hương chanh dây
Fine Sport Drink Powder hương chanh dây
Liên hệ
Hydrite Tablet
Hydrite Tablet
Liên hệ
Hydrite (Hương Chuối)
Hydrite (Hương Chuối)
Liên hệ
1 1/1
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633