Máy Tạo Oxy và kinh nghiệm lựa chọn Máy tạo Oxy tại nhà đúng chuẩn
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Sử dụng máy tạo oxy tại nhà đang ngày càng phổ biến bởi sự thuận tiện và kịp thời cho các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, ngưng thở khi ngủ, các trường hợp cấp tính như viêm phổi, suy hô hấp, Covid 19,... Vậy Máy tạo Oxy có tác dụng gì, cách lựa chọn máy tạo oxy tại nhà thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu các thông tin về Máy tạo Oxy qua bài viết dưới đây.
1 Máy tạo Oxy là gì?
Để duy trì sự sống, cơ thể chúng ta cần Oxy đi từ phổi đến các tế bào. Đôi khi lượng Oxy trong máu của chúng ta có thể giảm xuống dưới mức bình thường. Hen suyễn, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cúm và COVID-19 là những bệnh điển hình có thể khiến lượng Oxy giảm xuống.
Khi nồng độ Oxy xuống quá thấp, chúng ta có thể cần phải được nạp thêm Oxy, được gọi là Liệu pháp Oxy. Một cách để có thêm oxy vào cơ thể là sử dụng máy tạo Oxy. Máy tạo Oxy là thiết bị y tế chỉ được bán và sử dụng khi có đơn thuốc.
2 Cấu tạo của Máy tạo Oxy
Máy tạo Oxy dạng dùng tại nhà bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
Một tủ chứa máy nén và bộ lọc.
Ống nối.
Dây thở, bầu xông.
Bộ chuyển đổi A/C và/hoặc sạc, pin.
Các bộ phận khác: màn hình hiển thị, đầu xông khí dung, đèn cảnh báo, bình làm ẩm,...
3 Nguyên lý hoạt động của Máy tạo Oxy
Không khí bao gồm Nitơ, Oxy, Carbon dioxide và các khí khác. 78% thành phần không khí là Nitơ, 21% Oxy, trong khi các khí khác chiếm 1% còn lại. Điều này có nghĩa là Nitơ và Oxy kết hợp chiếm 99% tổng thành phần không khí.
Nếu Nitơ được loại bỏ khỏi không khí, khí sơ cấp còn lại là Oxy với mức độ tinh khiết khoảng 90-95%. Máy tạo Oxy được thiết kế để tận dụng ý tưởng này kết hợp với nguyên lý Hấp phụ xoay áp để cung cấp tới 95% oxy tinh khiết. Máy tạo Oxy khác với Bình chứa Oxy bởi chúng không có bình chứa mà sử dụng liên tục nguồn không khí xung quanh để tạo Oxy.
Máy tạo Oxy cung cấp Oxy bằng cách lấy không khí từ bên ngoài và đi qua một loạt các bộ lọc để loại bỏ Nitơ cùng với bụi, vi khuẩn và các hạt khác.
Đầu tiên, một máy nén ép không khí vào một trong hai bình chứa vật liệu sàng, chính là nơi nitơ được hấp thụ, để lại oxy đậm đặc và một phần nhỏ các khí khác có trong không khí trong phòng. Đồng thời, trong xi lanh còn lại, nitơ được khử hấp thụ bởi các hạt Zeolite và thải ra ngoài. Trong bước thứ hai, chức năng của các xi lanh được đảo ngược theo chu kỳ hẹn giờ, cung cấp một dòng Oxy liên tục cho bệnh nhân.
Mức oxy được theo dõi bằng một thiết bị nhỏ kèm theo để đo nồng độ oxy bão hòa trong máu và nhịp xung. Máy này thường được đặt trên đầu ngón tay. Nó sử dụng chùm ánh sáng để đo gián tiếp mức oxy trong máu mà không cần phải lấy mẫu máu.
4 Lưu ý khi sử dụng Máy tạo Oxy
Phải hết sức cẩn thận để tránh sử dụng thiết bị tập trung gần các vật liệu dễ cháy và các nguồn bắt lửa. Phải luôn có sẵn bình oxy nén dự trữ và bộ điều chỉnh trong trường hợp mất điện.
Tránh sử dụng các loại bình xịt như bình xịt tóc, xịt toàn thân,... do rất dễ gây cháy nổ.
Đặt máy tại nơi thoáng mát, không gian mở để giảm nguy cơ hỏng thiết bị do máy nóng.
Không chặn lỗ thông hơi trên bộ tập trung vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy.
Kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng để đảm bảo người dùng luôn được cung cấp đủ oxy.
5 Có những loại Máy tạo Oxy nào?
Tại các cơ sở y tế, có thể dùng máy lớn với nhiều chức năng, đặt cố định hoặc di động. Chúng được thiết kế để chịu được cường độ sử dụng lớn, tải lượng cao. Máy tạo Oxy tại nhà hay Máy tạo Oxy gia đình có ít chức năng hơn, chịu được cường độ thấp hơn và tuổi thọ không bằng máy cố định nếu sử dụng nhiều.
5.1 Phân loại Máy tạo Oxy theo công suất
Trọng lượng của máy là chỉ số tốt để hiểu khả năng sản xuất Oxy của máy. Các máy nặng hơn thường có công suất lớn hơn.
- Máy công suất nhỏ
Máy tạo oxy cỡ này thường nặng khoảng 5-10 kg, có thể có các tùy chọn từ 1-9 lít/ phút nhưng nồng độ Oxy khoảng chuẩn chỉ đạt được ở lưu lượng thấp 1-2 lít/phút. Khi bạn tăng lưu lượng cao hơn, nồng độ oxy giảm xuống 30%.
- Máy công suất trung bình
Một máy tạo Oxy công suất trung bình thường nặng khoảng 15-19kg, có thể dễ dàng tạo ra Oxy có độ tinh khiết chuẩn với lưu lượng oxy từ 1 - 5 lít/phút.
- Máy công suất lớn
Một thiết bị tạo oxy công suất lớn thường nặng khoảng 20kg trở lên, có thể cung cấp Oxy với độ tinh khiết chuẩn và lưu lượng 1-10 lít/phút.
5.2 Phân loại Máy tạo Oxy theo nguồn cung cấp điện
- Máy tạo Oxy chạy pin ( cầm tay)
Với loại máy có cấu tạo nhỏ gọn như một chiếc vali mini, bệnh nhân có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Máy có thể cắm điện hoặc sử dụng pin sạc dự trữ. Máy cho lưu lượng oxy tối đa 3-7 l/ phút.
Giá của máy tạo oxy dòng này khá cao, thường trong khoảng 40 - 70 triệu đồng nên không phù hợp với đa số người dùng.
- Máy tạo Oxy chạy bằng điện
Máy này sẽ không có pin và khi sử dụng chỉ có thể cắm vào nguồn điện trực tiếp. Với loại máy này người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn với giá thành rẻ hơn, khoảng từ 5 triệu đồng trở lên.
6 Khi nào cần dùng Máy tạo Oxy?
Oxy không dùng điều trị khó thở hay các nguyên nhân gây hạ oxy máu, nó chỉ giúp cải thiện tình trạng hạ oxy máu. Tăng Oxy máu quá mức cũng gây ảnh hưởng xấu không kém gì hạ Oxy máu.
Vì vậy, cần lưu ý rằng chỉ sử dụng máy tạo oxy tại nhà khi được bác sĩ chỉ định bởi việc tự ý sử dụng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng oxy máu hoặc gây ra sự chậm trễ trong điều trị các tình trạng nghiêm trọng cho bệnh nhân COVID-19.
7 Hướng dẫn cách chọn mua Máy tạo Oxy tốt nhất
Máy tạo Oxy hiện nay đang là thiết bị cần thiết cho nhiều gia đình để cung cấp oxy tinh khiết tại nhà cho bệnh nhân bị khó thở, COPD, hen suyễn và đặc biệt là dự phòng khi bị nhiễm Covid mà không kịp đến các cơ sở y tế điều trị.
4 tiêu chí để lựa chọn một Máy tạo Oxy tốt:
- Tốc độ dòng của máy
Một chiếc Máy tạo Oxy chuẩn cần tạo ra khoảng 2 -5 lít Oxy/phút. Hiện nay có khá nhiều loại máy với các tốc độ dòng khác nhau như Máy tạo Oxy 1 lít, 3 lít, Máy tạo Oxy 5 lít, 8 lít, 10 lít/ phút.
- Độ tinh khiết của oxy
Oxy cho ra có độ tinh khiết > 90%, chuẩn nhất là 93%. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để mua được máy tạo oxy có nồng độ phù hợp với tình trạng của người bệnh.
- Thời gian hoạt động
Máy tạo Oxy nên hoạt động liên tục và ổn địn trong vòng nhiều giờ (ít nhất là 8-12 giờ) để không làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy.
- Tiếng ồn
Máy có hoạt động êm ái không? tiếng ồn của máy có ảnh hưởng đến người bệnh hay không? Nên chọn mua máy với độ ồn trong khoảng 30-55 dB để không làm ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của bệnh nhân.
Ngoài ra bạn đọc có thể thêm vào một số tiêu chí để phù hợp với mục đích sử dụng và tình trạng bệnh như:
- Có bộ xung (mũi hoặc khí dung) để người bệnh có thể hít thuốc mà không cần dùng đường uống.
- Có bộ đo nồng độ SpO2 (nồng độ oxy trong máu) và nhịp xung.
- Bình tạo ẩm để giúp oxy bệnh nhân nhận được không bị khô, không làm mất nước của màng nhày hô hấp, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.
- Bảng điều khiển cần hiện đầy đủ các thông số như độ tinh khiết của oxy, thời gian sử dụng, các cảnh báo để có thể kiểm soát được tình hình cung cấp oxy cho bệnh nhân.
- Nơi mua hàng uy tín, chất lượng. Chọn được nơi mua hàng chuẩn sẽ đảm bảo yên tâm trong quá trình sử dụng cũng như được hỗ trợ bảo hành và hướng dẫn sử dụng tốt nhất.
8 Tài liệu tham khảo
1. Ngày đăng: 1 tháng 11 năm 2020 Pulse Oximeters and Oxygen Concentrators: What to Know About At-Home Oxygen Therapy, FDA. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
Có tổng: 12 sản phẩm được tìm thấy
- 8 Thích
Tôi cần mua máy này. Nhà thuốc gọi điện báo giá cho tôi nhé!
Bởi: Linh Dinh vào
Thích (8) Trả lời