1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc Sản Khoa

Tổng quan về các loại thuốc hay gặp trong sản khoa

Cập nhật lần cuối: , 6 phút đọc

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Trong sản khoa có rất nhiều các biến chứng gây nguy hiểm cho sản phụ như tiền sản giật, sản giật, chảy máu sau đẻ hay thai chết lưu trong tử cung,... Vậy sử dụng thuốc sản khoa nào để điều trị cho bệnh nhân? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1 Sinh lý đẻ thường

Chuyển dạ đẻ thường tại phụ nữ là 1 hiện tượng sinh lý tử cung co lại khiến cho thai và những phần khác của thai như: ối, rau thai,... theo đường âm đạo ra ngoài cơ thể người mẹ.
Bình thường, thời gian chuyển dạ ở sản phụ kéo dài từ 16 - 20 tiếng và ở những người con rạ khoảng 8 - 12h.

Sinh thường
Sinh thường

Chuyển dạ đẻ có 3 giai đoạn: 

  • Xóa mở cổ tử cung: giai đoạn này kéo dài nhất và khó khăn nhất để cổ tử cung xoá đến lúc mở hết, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn sau.
  • Giai đoạn sổ thai: khi cổ tử cung được mở hết, tử cung co, tầng sinh môn mở rộng,  sản phụ rặn đẻ để bé ra ngoài.
  • Giai đoạn sổ rau: sau khi em bé ra ngoài cơ thể sản phụ thì các cơn co tử cung đã giảm dần và rau thai và màng rau sẽ theo ra ngoài. Tử cung co chặt lại để cầm máu cho sản phụ.

Khi sản phụ đẻ thường, tầng sinh môn sẽ mở rộng để sinh con được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tầng sinh môn khó giãn nên có thể gây tổn thương cho sản phụ, đặc biệt rách sinh môn. Vì thế, các bác sĩ sẽ chỉ định rạch tầng sinh môn để sản phụ không cần cố hết sức rặn và đứa trẻ ra đời nhanh hơn.
Trẻ được đẻ đủ tháng khi tuổi thai khoảng 38 - 41 tuần. Trẻ sinh thiếu tháng khi sản phụ chuyển dạ từ tuần 22 - 37 và thai già khi trẻ được sinh ra sau tuần thứ 41 của thai kỳ.

2 Những bệnh hay gặp trong sản khoa

Trong sản khoa, các bệnh có thể hay gặp ở sản phụ như:

  • Sảy thai: thai ra khỏi tử cung của mẹ trước tuần thứ 22 hoặc thời điểm thai nhi có cân nặng dưới 500g. Sản phụ thấy máu ở âm đạo ra nhiều có màu đỏ, đau bụng ở vùng hạ bị,...
  • Tiền sản giật - sản giật: là biến chứng hay gặp nhất và nguy hiểm, có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai và biểu hiện bệnh là tăng huyết áp, phù và protein niệu. Sản phụ co giật toàn thân, có thể ở thời điểm trước, trong hay sau chuyển dạ.
  • Chảy máu sau đẻ: là biến chứng sản khoa hay gặp nhất và tỷ lệ sản phụ tử vong do bệnh này là cao nhất. Băng huyết sau sinh xuất hiện khi lượng máu xuất huyết sau sinh hơn 500ml gây ảnh hưởng tới thể trạng của sản phụ. Tai biến này có thể xuất hiện trong vòng 24h hoặc xảy ra sau 6 tuần từ lúc sinh con.
Chảy máu sau đẻ
Chảy máu sau đẻ
  • Đẻ non: sản phụ sinh con vào tuần thứ 22 đến trƣớc tuần 37 của thai kỳ và trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn so với những bé đủ tháng.
  • Chửa ngoài tử cung: Thai nhi không làm tổ trong tử cung của người mẹ mà ở các chỗ khác như buồng trứng, vòi tử cung, ống cổ tử cung,...
  • Thai chết lưu trong tử cung: Thai nhi chết trong tử cung và lưu lại với thời gian kéo dài hơn 48h. Sản phụ có thể bị rối loạn đông máu, nhiễm trùng khi ối bị vỡ và cần tiến hành các thủ thuật lấy thai chết lưu ra ngoài tử cung.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ do thiếu Iot khi thai nghén hoặc do rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp bị rối loạn chức năng.
  • Thiếu máu khi mang thai: Hiện tượng này xảy ra khi tỷ lệ Hemoglobin (Hb) trong máu của bệnh nhân nhỏ hơn 110g/l và bệnh nhân thiếu máu nặng khi chỉ số này giảm sâu hơn < 70g/l. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu ở sản phụ như tan máu hay thiếu các yếu tố tạo máu như SắtAcid Folic.
Thiếu máu khi mang thai
Thiếu máu khi mang thai
  • Nhiễm khuẩn hậu sản: sau khi sinh con xong, sản phụ có thể bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục, đường máu, cổ tử cung,...và gây tổn thương cho sản phụ. Các bệnh nhiễm khuẩn có thể gặp như: nhiễm khuẩn âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn, viêm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm phúc mạc,...

3 Các thuốc dùng trong sản khoa

Các loại thuốc được sử dụng trong sản khoa:
- Thuốc tăng co bóp tử cung:

  • Thuốc kích thích chuyển dạ: tiêu biểu là các thuốc Oxytocin truyền tĩnh mạch chậm, Dinoproston,...
  • Thuốc phòng và điều trị xuất huyết: có tác dụng kiểm soát xuất huyết ở bệnh nhân bị sảy thai hoặc giảm nguy cơ băng huyết sau đẻ. Các thuốc đại diện cho nhóm này như: Oxytocin 5 đơn vị tiêm bắp chậm, Carboprost, Ergometrin, Misoprostol.

- Thuốc giảm co bóp cơ trơn tử cung: là các thuốc có khả năng ngăn chuyển dạ sớm ở sản phụ để giảm tổn thương cho thai nhi khi sinh ra. Khi thời gian sinh đẻ được kéo dài, các bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp corticosteroid và nâng cao sức khoẻ của thai nhi trước sinh bằng các biện pháp khác nhau.

  • Thuốc chủ vận beta 2-adrenergic: có khả năng làm giãn cơ trơn của tử cùng để sản phụ không chuyển dạ sớm trong trường hợp mang thai không biến chứng từ tuần 22 - 37 trong thai kỳ và khiến sản phụ kéo dài thời gian sinh ít nhất 48 tiếng. Các đại diện cho nhóm này là Salbutamol và Terbutalin.
  • Thuốc đối kháng receptor oxytocin: sử dụng thuốc để ngăn chuyển dạ sớm ở phụ nữ mang thai không biến chứng từ tuần 24 - 33 của thai kỳ. Đại diện tiêu biểu của nhóm thuốc này là Atosiban và thuốc có ít tác dụng phụ hơn so với nhóm chủ vận beta 2-adrenergic.

- Thuốc dùng trong sản giật: sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa cơn co giật ở sản phụ. Các thuốc hay sử dụng để điều trị và phòng ngừa như: Magnesi sulfat, thuốc chẹn kênh Calci, Methyldopa, Labetalol,...)

Các loại thuốc được sử dụng trong sản khoa
Các loại thuốc được sử dụng trong sản khoa

- Thuốc dùng trong hội chứng suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh: Liệu pháp Corticosteroid trước sinh chỉ định cho người mẹ có khả năng đẻ non và giảm được tỷ lệ trẻ sinh ra bị suy hô hấp.
- Thuốc tránh thai

  • Thuốc tránh thai hàng ngày: gồm có hai loại là thuốc tránh thai chứa Progestin và thuốc tránh thai kết hợp (Estrogen và Progestogen hay được phối hợp nhất)
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: sử dụng thuốc sau khi quan hệ mà không dùng bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày,... để tránh thai. Tiêu biểu của nhóm thuốc này là: Levonorgestrel, Mifepristone.

4 Thuốc kích thích chuyển dạ trong sản khoa

Hai hormon Oxytocin và Prostaglandin có tác dụng kích thích chuyển dạ hoặc gây sảy thai.
Chỉ định: Các thuốc tăng co bóp tử cung như (Oxytocin, Dinoproston) được sử dụng để thúc đẻ cho các sản phụ khó sinh thường hay trong phá thai, cầm máu cho tử cung sau khi sinh do mất trương lực tử cung.
Một số thuốc kích thích chuyển dạ trong sản khoa hay sử dụng: 

  • Dinoproston được sử dụng theo đường đặt âm đạo để kích thích sản phụ chuyển dạ trong các trường hợp sảy thai ở tuần thứ 12 - 20 của thai kỳ.

=>> Xem thêm thông tin thuốc cụ thể: Thuốc Cerviprime 0.5mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.

  • Oxytocin sử dụng để kích thích chuyển dạ trong đẻ thường và mổ lấy thai. Oxytocin bị phá huỷ tại đường tiêu hoá nên sử dụng đường truyền tĩnh mạch chậm cùng với chọc màng ối để thúc đẻ cho bệnh nhân. Nếu sử dụng Oxytocin ở liều lớn có thể khiến sản phụ bị ứ dịch quá mức. 

=>> Bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin thuốc: Thuốc Oxytocin 10 IU: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.

Các thuốc kích thích chuyển dạ hay gặp
Các thuốc kích thích chuyển dạ hay gặp

5 Thuốc cầm máu trong sản khoa

Thuốc cầm máu trong sản khoa có tác dụng kiểm soát lượng máu ra ngoài cơ thể do sảy thai và hạn chế xuất huyết sau sinh ở sản phụ.
Các thuốc phòng và điều trị xuất huyết hay sử dụng trong trường hợp hút thuốc sớm như kết hợp 2 thuốc Ergometrin và Oxytocin hiệu quả cao hơn khi dùng mỗi 1 loại thuốc. 
Điều trị tình trạng băng huyết sau sinh ở sản phụ: Xử trí giai đoạn ba của chuyển dạ và kết hợp với Oxytocin đường tiêm bắp sau khi thai nhi ra ngoài hoặc mới sổ vai trước.

Điều trị băng huyết sau sinh cho bệnh nhân
Điều trị băng huyết sau sinh cho bệnh nhân

Nếu bệnh nhân không bị tăng huyết áp có thể sử dụng các thuốc Oxytocin 5 đơn vị tiêm bắp và Ergometrin 500mcg để hạn chế tác dụng không mong muốn của Oxytocin là gây nôn và tăng huyết áp.
Các thuốc sử dụng để cầm máu sau đẻ của sản phụ do mất trương lực tử cung như:

  • Oxytocin 5 đơn vị tiêm bắp chậm: lựa chọn đầu tiên để sử dụng nếu bệnh nhân xuất huyết máu sau sinh nhiều. Chỉ định truyền tĩnh mạch thuốc với liều Oxytocin 40 đơn vị pha trong 500 ml dịch truyền để tử cung co và cầm máu hoặc kết hợp với Ergometrin 250 - 500mcg.

=>> Bạn đọc xem thêm về thông tin thuốc: Thuốc Oxytocin 5IU: tác dụng, cách dùng và giá bán.

  • Carboprost được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị băng huyết sau sinh mức độ nặng và không đáp ứng được các thuốc Oxytocin và Ergometrin.

=>> Xem thêm về cách sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Carboprost: Thuốc Prostodin 250 mcg/ml: tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng.

  • Thuốc Misoprostol được sử dụng để điều trị và dự phòng chảy máu sau đẻ do mất trương lực tử cung khi 3 thuốc Carboprost, Oxytocin và Ergometrin không có sẵn.

=>> Bạn đọc tìm hiểu thêm về liều dùng và cách dùng thuốc chứa hoạt chất chính Misoprostol: Thuốc Misoprostol Stada 200mcg: tác dụng và cách dùng

Thuốc Misoprostol Stada 200mcg
Thuốc Misoprostol Stada 200mcg
  • Alcaloid của Ergot (Ergometrin, Ergotamin, Methylergonovin) được sử dụng trong co tử cung và cầm máu sau khi sản phụ bị băng huyết sau đẻ và sau sảy thai. 

Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng để kích thích chuyển dạ và không dùng khi thai nhi còn trong tử cung vì tử cung rất nhạy với thuốc này, co bóp mạnh khiến thai nhi ngạt thở hoặc có thể vỡ tử cung. 

6 Thuốc giảm co bóp tử cung

Các thuốc giảm co bóp tử cung (thuốc giãn tử cung) được sử dụng trong phòng đẻ non ở sản phụ, kéo dài thời gian sinh để có thể kết hợp thêm các biện pháp khác.

6.1 Thuốc cường Beta 2 giao cảm trong sản khoa

Thuốc chủ vận Beta 2-adrenergic có tác dụng giãn cơ trơn ở tử cung để phòng chống sự co thắt tử cung dẫn tới thai ngạt thở hay sảy thai ở sản phụ.
Sử dụng các thuốc này trong trường hợp sản phụ có nguy cơ đẻ non do tử cung tăng co quá mức lúc sinh, chuẩn bị trước khi mổ lấy thai, co thắt tử cung sau sinh ở sản phụ dẫn tới đau quặn bụng.
Một số thuốc cường Beta 2 giao cảm được sử dụng như:

  • Salbutamol: kích thích chọn lọc receptor Beta 2 giao cảm phân bố nhiều tại tử cung nên được sử dụng để giảm thời gian, biên độ và tần số co cơ tử cung. Từ đó, thuốc có khả năng giãn tử cung điều trị cho những sản phụ có khả năng đẻ non (tuần thứ 22 - 37 của thai kỳ), thai nhi ngạt thở, kéo dài thời gian chuyển dạ để kết hợp liệu pháp corticosteroid.

=>> Bạn đọc xem thêm cách sử dụng thuốc chứa hoạt chất Salbutamol: Thuốc Vinsalmol 0.5mg/ml: tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

  • Terbutalin: có tác dụng làm giãn cơ trơn tử cung do tác dụng lên receptor Beta - 2 giao cảm và được chỉ định truyền tĩnh mạch chậm cho tới khi tử cung ngừng co ở sản phụ có nguy cơ bị đẻ non.

=>> Xem thêm về cách tiêm truyền thuốc chứa hoạt chất Terbutalin cho bệnh nhân doạ đẻ non: Thuốc Bricanyl 0.5mg/ml: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.

Các thuốc giãn tử cung theo cơ chế cường Beta - 2
Các thuốc giãn tử cung theo cơ chế cường Beta - 2

6.2 Thuốc đối kháng Receptor Oxytocin trong sản khoa 

Thuốc đối kháng Receptor Oxytocin có tác dụng giãn tử cung được chỉ định kéo dài quá trình đẻ, giảm nguy cơ sinh non ở sản phụ tuổi thai từ 24 - 33 tuần trong thai kỳ.
Đại diện của nhóm thuốc này là Atosiban được sử dụng trong các trường hợp sản phụ bị dọa đẻ non hay đẻ non.
Ảnh: Thuốc chứa hoạt chất Atosiban cho sản phụ có nguy cơ sinh non
Các thuốc chống co thắt cơ trơn tử cung trực tiếp
Một số đại diện tiêu biểu của thuốc chống co thắt cơ trơn tử cung trực tiếp: Papaverin, Alverin, Phloroglucinol,...
Thuốc Spasfon có chứa hoạt chất chính là Phloroglucinol có tác dụng giãn tử cung trong được sử dụng trong các trường hợp sản phụ dọa sảy thai hay đẻ non,...
 

Thuốc Spasfon
Thuốc Spasfon

=>> Bạn đọc có thể xem thêm thông tin về cách dùng thuốc: Thuốc Spasfon 80mg: tác dụng, cách dùng và giá bán.

7 Thuốc dùng trong sản giật

Để điều trị bệnh tiền sản giật và sản giật cho sản phụ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp cho bệnh nhân và điều trị hoặc đề phòng các cơn co giật.
Các thuốc huyết áp có thể sử dụng như: thuốc chẹn kênh Calci, thuốc Methyldopa hay Labetalol. 

Các thuốc hạ huyết áp điều trị trong sản giật
Các thuốc hạ huyết áp điều trị trong sản giật

Nếu chỉ sử dụng đơn độc mỗi thuốc hạ huyết áp có thể không đủ để điều trị và phòng ngừa được bệnh tiền sản giật và sản giật ở sản phụ nên có thể kết hợp sử dụng Magnesi Sulfat để điều trị và phòng ngừa bệnh sản giật ở sản phụ do tác dụng tốt và gây ra ít tác dụng không mong muốn hơn so với các thuốc chống động kinh khác. Không nên sử dụng Phenytoin trong trường hợp này.
Thuốc Magnesi Sulfat Kabi 15% được sử dụng trong các trường hợp điều trị và dự phòng cho bệnh nhân sản giật hoặc bổ sung Magie trong các trường hợp thiếu Magie hoặc loạn nhịp tim nặng.

=>> Xem thêm thông tin về tác dụng và cách dùng của thuốc: Thuốc Magnesi Sulfat Kabi 15%: tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

Thuốc Magnesi Sulfat Kabi 15%
Thuốc Magnesi Sulfat Kabi 15%

8 Thuốc dùng trong hội chứng suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sau khi sinh ra có nguy cơ bị suy hô hấp nên lựa chọn đầu tiên trong điều trị là dự phòng biến chứng này cho trẻ. Liệu pháp corticosteroid trước sinh (Betamethason hoặc Dexamethason) được ưu tiên sử dụng cho những sản phụ có nguy cơ đẻ non vào tuần thứ 24 - 34 của thai kỳ nên có thể làm giảm được mức độ nặng hoặc tỷ lệ nhiễm bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 
Điều trị Glucocorticoid theo đường tiêm bắp trong thời gian ngắn cho phụ nữ mang thai trước khi sinh để thúc đẩy sự phát triển ở phổi của thai nhi nên có thể dự phòng được suy . Tác dụng của nó kéo dài hơn 24h sau khi sử dụng liều đầu tiên và kéo dài khoảng 7 ngày.

Tiêm Glucocorticoid cho mẹ để phòng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Tiêm Glucocorticoid cho mẹ để phòng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Thai phụ sử dụng các thuốc kéo dài thời gian chuyển dạ (thuốc giãn cơ trơn tử cung) để kết hợp thêm liệu pháp Corticosteroid phòng ngừa hội chứng suy hô hấp ở trẻ em. Ngoài ra, các thuốc giãn cơ trơn tử cung theo cơ chế cường beta - 2 giao cảm có khả năng làm tăng xuất huyết trong não thất nên sử dụng thêm liệu pháp Corticosteroid có thể làm giảm tác dụng không mong muốn này.
Liệu pháp Surfactant được sử dụng thay thế để làm giảm khả năng tử vong do các biến chứng ở phổi như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi,... ở hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và đẻ non. Sử dụng phối hợp giữa hai liệu pháp Corticoid trước sinh và liệu pháp Surfactant sau sinh để dự phòng tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Thuốc Diprospan được sử dụng trong liệu pháp Corticoid có chứa hoạt chất chính là Betamethasone dipropionate được sử dụng trong thúc đẩy sự trưởng thành của phổi ở trẻ sơ sinh để dự phòng biến chứng suy hô hấp.

Thuốc Diprospan
Thuốc Diprospan

=>> Bạn đọc xem thêm thông tin cụ thể của thuốc: Thuốc Diprospan 1ml: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.

9 Thuốc tránh thai

9.1 Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp hay còn gọi là thuốc tránh thai sau giao hợp tác dụng theo nhiều cơ chế như hạn chế quá trình phóng noãn, trứng không làm tổ được trên nội mạc tử cung, tăng tiết dịch nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng khó vào trong gặp trứng để thụ tinh.

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng cho đối tượng là phụ nữ trong trường hợp quan hệ không đột xuất. Nếu hay quan hệ mà muốn tránh thai thì nên sử dụng loại thuốc tránh thai hàng ngày.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn và nôn (có thể sử dụng kèm thuốc chống nôn), đau đầu, chóng mặt, chuột rút, đau vú và đau bụng, kinh nguyệt không đều.
Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp:
- Loại 1 viên: hiện nay đa phần mọi người sử dụng loại thuốc này vì tính tiện lợi của nó. Thành phần chính của loại thuốc tránh thai chứa 1 viên bao gồm Levonorgestrel và  Mifepristone.

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên hay gặp
Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên hay gặp

Thuốc tránh thai Postinor 1 có chứa hoạt chất chính là Levonorgestrel có hàm lượng 1,5mg và người dùng sử dụng 1 viên duy nhất để tránh thai trong vòng 72 giờ đầu.

=>> Xem thêm thông tin thuốc cụ thể: Thuốc Postinor 1: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp Mifestad 10: có chứa hoạt chất là Mifepristone có hàm lượng 10mg là 1 chất đối kháng với Progesteron có khả năng tránh thai trong vòng 120 giờ kể từ khi quan hệ tình dục, tuy nhiên người dùng nên sử dụng sớm nhất có thể.

=>> Xem thêm về lưu ý sử dụng của thuốc: Thuốc Mifestad 10: tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng.

- Loại 2 viên:
Thuốc tránh thai Postinor 2: có chứa hoạt chất chính là Levonorgestrel có hàm lượng 0,75mg và người dùng uống 2 viên để đạt hiệu quả tránh thai, mỗi viên uống cách nhau 12 giờ và uống viên đầu tiên ngay sau khi quan hệ và không quá 72 giờ.

Thuốc tránh thai Postinor 2
Thuốc tránh thai Postinor 2

=>> Bạn đọc xem thêm về thông tin thuốc: Thuốc Postinor 2: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau bao lâu có kinh?
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào tháng tiếp theo và có thể tới sớm hoặc muộn hơn 1 vài ngày. Nếu mãi không thấy xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt thì bệnh nhân nên sử dụng que thử thai hoặc làm các xét nghiệm HCG để xem tình trạng cơ thể có thai hay không.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp 2 lần 1 tuần
Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong các trường hợp quan hệ tình dục nhưng không thực hiện các biện pháp tránh thai như sử dụng vòng tránh thai, bao cao su,... hay dùng bao Cao Su bị thủng hoặc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày. 
Thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng ngừa thai rất hiệu quả, tuy nhiên bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc quá 2 lần 1 tháng vì có thể gây ra hiện tượng vô sinh.

9.2 Thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày có 2 loại là vỉ chứa 21 viên thuốc và vỉ chứa 28 viên thuốc và có thể chứa mỗi Progestogen đơn thuần hoặc kết hợp giữa các hormon như Estrogen và Progestogen.
Thuốc tránh thai kết hợp được kết hợp từ 2 loại hormon Progestogen và Estrogen. 
Cơ chế tác dụng của loại thuốc tránh thai này là: 

  • Tác dụng trung ương: theo cơ chế điều hoà ngược chiều,  các thuốc tránh thai ức chế vùng dưới đồi bài tiết FSH - RH và LH - RH nên tuyến yên sẽ giảm bài tiết FSH và LH cản trở phóng noãn khiến cho các nang bào kém phát triển và trứng không thụ tinh, không làm tổ được.
  • Tác dụng ngoại biên: Thuốc làm tăng tiết dịch nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng bị hạn chế hoạt động đồng thời khiến nội mạc tử cung kém phát triển nên trứng khó làm tổ.
Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày

Sau khi ngừng thuốc, phóng noãn thường bắt đầu trở lại trong vòng 3 chu kỳ kinh đầu tiên. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 2% vẫn không có kinh sau vài năm nên cần thăm khám kỹ càng hơn.
Ngoài lợi ích tránh thai, thuốc tránh thai phối hợp còn khiến kinh nguyệt tại nữ giới ra đều hơn, mất ít máu hơn và giảm khả năng thiếu máu do thiếu sắt và làm giảm thống kinh.
Một số loại thuốc tránh thai hàng ngày dạng phối hợp:

  • Thuốc tránh thai Marvelon: có 21 viên chứa hoạt chất chính gồm Desogestrel có hàm lượng 150mcg và Ethinyl Estradiol 30mcg có tác dụng tránh thai hàng ngày.

=>> Bạn đọc xem thêm về liều dùng và cách dùng thuốc: Thuốc tránh thai Marvelon: Cách dùng – liều dùng, lưu ý sử dụng

  • Thuốc tránh thai New Choice: có chứa 28 viên trong đó có 21 viên chứa hoạt chất chính là Levonorgestrel có hàm lượng 0,125mg, Ethinylestradiol có hàm lượng 0,03mg và 7 viên sắt Fumarat. có tác dụng tránh thai hàng ngày.

=>> Xem thêm thông tin cụ thể của thuốc:Thuốc tránh thai hàng ngày New Choice: Tác dụng và liều dùng

Các loại thuốc tránh thai hàng ngày hay sử dụng
Các loại thuốc tránh thai hàng ngày hay sử dụng
  • Thuốc tránh thai Yasmin: có chứa 21 viên với hoạt chất chính là Drospirenone 3mg và Ethinylestradiol 0.03mg có tác dụng tránh thai hàng ngày.

=>> Bạn đọc có thể xem thêm về cách dùng của thuốc: Thuốc Yasmin: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng

Thuốc tránh thai chỉ có Progestogen
Thuốc tránh thai chỉ có Progestogen nên có tác dụng chủ yếu ở ngoại biên là làm chậm sự phát triển của niêm mạc nội tử cung khiến trứng khó làm tổ và tăng bài tiết dịch nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó đi vào trong gặp trứng để thụ tinh. Tuy nhiên, hiệu quả tránh thai của loại thuốc này không bằng thuốc phối hợp.
Hiệu lực tránh thai của thuốc này chỉ có sau 15 ngày dùng thuốc và người sử dụng phải uống thuốc hàng ngày, không được bỏ quên ngày nào và thường chỉ định cho những phụ nữ chống chỉ định với Estrogen, người có bệnh gan, viêm tắc mạch hay tăng huyết áp.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai dạng này có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, nhức đầu, chóng mặt,...
Một số thuốc tránh thai có Progesteron đơn thuần như:

  • Thuốc Orgametril: có chứa hoạt chất Lynestrenol hàm lượng 5mg có khả năng tránh thai. Sử dụng thuốc không liên tục, nên uống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 25 của chu kì và cho đối tượng phụ nữ trên 50 tuổi, dễ tai biến mạch và chống chỉ định cho những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc lipid máu cao.
Thuốc tránh thai có Progesteron đơn thuần hay gặp
Thuốc tránh thai có Progesteron đơn thuần hay gặp
  • Thuốc Exluton: có 28 viên chứa hoạt chất là Lynestrenol 0,5mg có tác dụng ngừa thai, tránh thai hàng ngày.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày:
Thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây buồn nôn hoặc nôn cho bệnh nhân, kinh nhiều, đau vú, đau đầu, chóng mặt,...
Bệnh nhân dùng thuốc trong 1 thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
 Ngoài ra, sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trên tim mạch như tăng huyết áp, huyết khối tắc mạch, viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim hay các tai biến trên tuần hoàn não như đột quỵ và xuất huyết dưới nhện.

Buồn nôn có thể xuất hiện khi uống thuốc tránh thai hàng ngày
Buồn nôn có thể xuất hiện khi uống thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi quan hệ
Chị em nên uống thuốc tránh thai vào thời gian cố định hàng ngày để không quên thuốc và hiệu quả tránh thai được đảm bảo. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc tránh thai là buổi sáng vì thuốc dễ hấp thụ hơn so với buổi tối.
Quan hệ sau 6 ngày uống thuốc tránh thai hàng ngày được không?
Sau khi quan hệ 6 ngày mà uống thuốc tránh thai hàng ngày thì không còn hiệu quả tránh thai nữa vì khi đó, tinh trùng đã thụ tinh với trứng. Lúc này, nếu uống thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín.

9.3 Tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai được xem là biện pháp tránh thai tạm thời và rất hiệu quả do nó ức chế sự xâm nhập của tinh trùng, ngăn trứng làm tổ trong tử cung và hạn chế trứng rụng.
Thuốc tiêm tránh thai được sử dụng theo đường tiêm bắp với liều từ 1 - 3 tháng một lần và thường có tác dụng trong vòng vài tuần.
Thuốc tiêm tránh thai có khả năng ngừa thai cao, thời gian tác dụng dài mà không cần uống thuốc mỗi ngày. Ngoài ra, thuốc tránh thai dạng tiêm chỉ có khả năng ngừa thai tạm thời nên chỉ cần ngừng tiêm khoảng vài tháng thì cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường và có thể mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể tiêm thuốc tránh thai để ngừa vì không ảnh hưởng tới khả năng bài tiết sữa và chỉ 1 lượng thuốc tránh thai nhỏ cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Một số thuốc tiêm tránh thai hay gặp:

  • Thuốc tiêm tránh thai Depo-Provera là có chứa hoạt chất Progestin có tác dụng ngừa thai trong vòng 3 tháng chỉ với một mũi tiêm.
  • Thuốc tiêm Noristerat có tác dụng tránh thai trong khoảng 2 tháng kể từ khi tiêm
Các loại thuốc tiêm tránh thai hay gặp
Các loại thuốc tiêm tránh thai hay gặp

Tuy nhiên, thuốc tiêm tránh thai có thể gây ra các tác dụng phụ như mất kinh, rong kinh rong huyết, loãng xương hay tăng cân, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và gây nôn,...

Trên đây là những kiến thức cơ bản về các mặt bệnh và các loại thuốc hay gặp trong sản khoa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được những thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

10 Tài liệu tham khảo

  1. GS. TS Đào Văn Phan (2012). Sách Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 637 - 650.
  2. Dược thư quốc gia Việt Nam (2017), trang 617 - 625 và trang 735 - 745.
  3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản khoa, Bộ Y tế.
  4. The contraceptive injection.
Xem thêm chi tiết

Có tổng: 105 sản phẩm được tìm thấy

Femoston Conti 1/5
Femoston Conti 1/5
Liên hệ
Atosiban Pharmidea 37.5mg/5ml
Atosiban Pharmidea 37.5mg/5ml
Liên hệ
Proges 200
Proges 200
Liên hệ
Gel kháng khuẩn phụ khoa Anson
Gel kháng khuẩn phụ khoa Anson
450.000₫
Endoprost 125mcg/0.5ml
Endoprost 125mcg/0.5ml
Liên hệ
Viên đặt Gcell Y Zone Cleanser
Viên đặt Gcell Y Zone Cleanser
Liên hệ
Viên Đặt Phụ Khoa Alaska
Viên Đặt Phụ Khoa Alaska
Liên hệ
Regamo
Regamo
Liên hệ
Viên Đặt Phụ Khoa Eva Care
Viên Đặt Phụ Khoa Eva Care
Liên hệ
Multi-Gyn Actigel
Multi-Gyn Actigel
Liên hệ
Viên Đặt Phụ Khoa Melysa
Viên Đặt Phụ Khoa Melysa
Liên hệ
Vinterlin 0,5mg/ml
Vinterlin 0,5mg/ml
Liên hệ
Lavenda Plus
Lavenda Plus
Liên hệ
HGH For Women
HGH For Women
510.000₫
VSHM Tuệ Tĩnh
VSHM Tuệ Tĩnh
850.000₫
Genlady-S
Genlady-S
1.100.000₫
Ivf Menotropin 75 HMG Neova Biogene
Ivf Menotropin 75 HMG Neova Biogene
Liên hệ
Materfort 5-MTHF
Materfort 5-MTHF
480.000₫
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 5 Thích

    em cần mua một ít thuốc tránh thai, nhờ dược sĩ tư vấn giúp em


    Thích (5) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • HD
    Điểm đánh giá: 5/5

    Lần đầu mình mua thuốc tại Trung Tâm Thuốc thôi nhưng thấy rất tiện và đơn giản. Dược sĩ tư vấn nhiệt tình, thuốc mua về dùng hiệu quả, giá cả vừa phải.

    Trả lời Cảm ơn (8)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633