1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Trà

Phân loại và công dụng của các loại trà phổ biến hiện nay

Cập nhật lần cuối: , 3 phút đọc

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Trungtamthuoc.com  - Trà được coi là một trong số những thức uống phổ biến. Ngoài công dụng thanh nhiệt, mỗi loại trà sẽ có hương vị và công dụng khác nhau. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về trà

1 Trà là gì?

Trà là một trong số những đồ uống phổ biến nhất được 2/3 dân số thế giới sử dụng. Dựa trên quá trình chế biến hoặc thu hoạch, các loại trà sẽ có những đặc điểm và tên gọi khác nhau.

Trà được sản xuất bằng cách ngâm lá non và chồi lá của cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis trong nước mới đun sôi.

Trà vừa là thức uống vừa là một nét văn hóa truyền thống của nhân loại. Trải qua nhiều thế kỷ, trà vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ với hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.

2 Phân biệt các loại trà

Phân biệt các loại trà phổ biến hiện nay
Phân biệt các loại trà phổ biến hiện nay

Dựa vào mức độ oxy hóa, trà có thể được phân loại như sau:

2.1 Bạch trà (Trà trắng)

Bạch Trà
Bạch Trà

Bạch trà có quy trình chế biến đơn giản nhất, lá trà tươi sau khi thu được phơi khô ở nhiệt độ thích hợp, đặc trưng lá trà tươi được dùng để làm bạch trà là có một lớp lông mao mỏng, nhẹ phủ lên toàn bộ bề mặt lá trà. Bạch trà có hương vị thơm nhẹ, dịu mát.

2.2 Trà xanh

Trà Xanh
Trà Xanh

Trà Xanh là một trong những dòng trà phổ biến ở nước ta, do không trải qua quá trình oxy hóa nên giữ được hương vị nguyên bản. Sau khi thu hái, búp trà sẽ được sơ chế làm sạch sau đó đem xào hoặc hấp để ngăn chặn quá trình oxy hóa.

2.3 Trà đen

Trà đen
Trà đen

Trà đen là loại trà được oxy hóa hoàn toàn, có hương vị đậm đà đặc biệt. Quy trình sản xuất trà đen bao gồm hái, làm héo, vò, ủ (oxy hóa), sấy.

Nước trà đen sau khi pha sẽ có màu đỏ đậm hoặc màu nâu tùy thuộc vào nhiệt độ của nước đem pha trà.

2.4 Trà Ô long

Trà Ô long
Trà Ô long

Bao gồm các loại trà oxy hóa một phần (mức độ oxy hóa dao động khoảng 8 đến 80%). Tùy theo mức độ oxy hóa mà màu sắc trà sau khi pha sẽ khác nhau, biến thiên từ màu hổ phách đẹp mắt đến những màu nâu đậm hơn.

2.5 Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ được tạo ra bởi những lá trà từ vùng đất Phổ Nhĩ, có hương vị vô cùng độc đáo. Trà phổ nhĩ thường được đóng thành từng bánh thay vì các phương pháp chế biến như những loại trà thông thường. Thời gian bảo quản trà phổ nhĩ rất dài, có thể lên đến vài năm hoặc hơn. Đối với những người sành trà, trà phổ nhĩ có mùi mốc rất đặc trưng, một khi đã uống sẽ khó lòng quên được.

2.6 Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc phổ biến hiện nay
Các loại trà thảo mộc phổ biến hiện nay

Hiện nay, có thêm một dòng trà khác là trà thảo mộc được chế biến từ nhiều bộ phận khác nhau của cây như lá, rễ, thân, củ,... của những loại thảo mộc trong tự nhiên. Trà sau khi pha có màu sắc tùy thuộc vào nguyên liệu đem pha trà, trà có mùi thơm, vị ngọt dễ chịu, có tác dụng thanh nhiệt và thư giãn rất hiệu quả.

3 Trà được làm như thế nào?

Lá trà sau khi thu hái về sẽ trải qua các giai đoạn như làm héo, vò, oxy hóa và sấy khô với mục đích là tạo ra những loại trà có hương vị khác nhau.

Nhờ quá trình oxy làm thay đổi thành phần polyphenol trong trà khiến con người tạo ra được những loại trà có vị đặc trưng và phong phú hơn.

Các bước được tiến hành cụ thể như sau:

Làm héo

Lá trà hoặc búp trà (thường gồm 1 lá non đang còn cuộn và 2 là liền kề, nhân dân thường gọi là 1 tôm 2 lá) sau khi thu hoạch sẽ được làm héo bằng cách phơi, xào hoặc luộc

Là quá trình làm dập búp trà, mục đích phá vỡ các tế bào của lá trà để giải phóng các hợp chất, đây là giai đoạn giúp trà có nhiều hình dạng khác nhau

Oxy hóa

Là quá trình enzyme tác động với oxy, việc kiểm soát mức độ oxy hóa sẽ giúp tạo ra những loại trà có hương vị khác nhau

Sấy

Loại bỏ nước, kết thúc quá trình oxy hóa và bước vào giai đoạn hoàn thành thành phẩm

4 10 lợi ích đối với sức khỏe của việc uống trà

4.1 Giàu chất chống oxy hóa

Tất cả các loại trà đều chứa thành phần chính được gọi là polyphenol, đây là một hợp chất giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Bên cạnh đó, thành phần Catechin trong trà xanh và theaflavin trong trà đen là những hợp chất cũng mang lại những lợi ích sức khỏe tương tự như polyphenol.

4.2 Bảo vệ tim mạch

Nghiên cứu gần đây bao gồm cả nghiên cứu trên động vật cho thấy uống trà có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng bao gồm đau tim và huyết khối. Trà có đặc tính chống viêm giúp làm dịu các mô trong động mạch từ đó làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, hạn chế tình trạng xuất hiện huyết khối.

Uống trà cũng có thể giúp giảm huyết áp và giảm cholesterol. Một nghiên cứu cho thấy những người uống bốn tách trà xanh trở lên mỗi ngày giảm 32% nguy cơ đau tim và giảm đáng kể mức cholesterol xấu LDL.

4.3 Tăng cường năng lượng

Trà xanh chứa một lượng nhỏ caffeine có thể giúp cơ thể tăng năng lượng và tỉnh táo. Lượng caffeine thấp khiến trà xanh trở thành một trong số những lựa chọn thích hợp với những người đang trong giai đoạn cắt giảm lượng caffein nạp vào cơ thể. 

Bên cạnh đó, trong trà xanh còn chứa một loại acid amin có tên gọi là L-theanine giúp kéo dài thời gian hấp thu Cafein do đó, việc uống trà xanh giúp cơ thể tỉnh táo và giàu năng lượng hơn so với việc uống cà phê. L-theanine cũng làm tăng sóng alpha trong não, giúp tăng sự tập trung đồng thời giúp cơ thể dễ chịu và thư giãn.

4.4 Hỗ trợ giảm cân

Lợi ích của việc uống trà
Lợi ích của việc uống trà

Trà xanh có thể giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân nhờ các thành phần hóa học như acid amin, caffeine,... Trà xanh có chứa các acid amin giúp cơ thể đốt cháy chất béo dự trữ. Bên cạnh đó, caffeine trong trà xanh cũng giúp tăng cường năng lượng giúp cơ thể hoạt động thể lực có hiệu quả hơn.

Trà xanh không chứa calo do đó, việc sử dụng trà xanh giúp hỗ trợ giảm cân một cách tối đa.

4.5 Cải thiện thần kinh

Uống trà thường xuyên giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh đồng thời làm giảm mức độ căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng trà xanh đem lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức có liên quan đến não trong bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.

Trà có tác dụng làm giảm căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.

Trà chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa stress oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa trong trà giúp loại bỏ các gốc tự do do ô nhiễm và các yếu tố khác có thể gây ra stress oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa có liên quan đến chứng mất trí nhớ và trầm cảm. Chất chống oxy hóa cũng giúp làm sạch cơ thể các độc tố có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những người uống trà thường xuyên đã được chứng minh là có mức độ căng thẳng thấp hơn đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.

4.6 Điều chỉnh lượng đường trong máu

Uống trà có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh như tiểu đường loại 2. Trà đen đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Hiệu quả đã được chứng minh lên đến 120 phút sau khi dùng bữa ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng những lợi ích sức khỏe này là nhờ thành phần polyphenol trong trà có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

4.7 Hỗ trợ tiêu hóa

Trà Gừng là một loại trà thảo dược đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc và Ấn Độ để điều trị chứng đau dạ dày. Thành phần của trà gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày đồng thời làm giảm cảm giác buồn nôn. Trà Bạc Hà còn giúp làm dịu cơn đau dạ dày nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa và tinh dầu bạc hà cao.

Trà cũng chứa tanin, được chứng minh là làm giảm viêm ruột. Điều này có thể giúp làm dịu cơn co thắt dạ dày và điều trị hội chứng ruột kích thích.

4.8 Tăng cường miễn dịch

Trong trà giàu chất chống oxy hóa như epigallocatechin gallate (thường được gọi là EGCG) có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa đồng thời kích thích tăng cường hệ thống miễn dịch.

4.9 Bảo vệ da khỏi tia UV

Polyphenol trong trà xanh giúp bảo vệ da khỏi tia UV và cải thiện độ đàn hồi của da. Trong một thử nghiệm kéo dài 12 tuần, người tham gia là nữ được sử dụng trà xanh, các nhà khoa học đã nhận thấy sự cải thiện đáng kể về độ đàn hồi và độ trắng sáng của làn da.

4.10 Thanh nhiệt

Nhờ sử dụng nhiều loại thảo mộc từ thiên nhiên, trà thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt. Ngoài ra, một số loại trà thảo mộc còn có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại như rượu bia, thuốc lá.

5 Cách pha trà

Cách pha trà ngon
Cách pha trà ngon

Để pha trà ngon, cần chú ý đến nhiệt độ nước, lượng trà và thời gian hãm trà, cụ thể:

Loại trà

Nhiệt độ nước

Thời gian hãm

Trà trắng

180 độ F tương đương 80 độ C

4 đến 6 phút

Trà xanh

150 đến 160 độ F tương đương 65 đến 70 độ C

2 đến 4 phút

Trà đen

190 đến 212 độ F tương đương 85 đến 100 độ C

3 đến 5 phút

Trà Ô long

190 đến 212 độ F tương đương 85 đến 100 độ C

3 đến 5 phút

Trà Phổ Nhĩ

185 đến 195 độ F tương đương 85 đến 90 độ C

30 giây đến 1 phút

Trà Thảo Mộc

Khoảng 195 độ F tương đương 90 độ C

3 đến 5 phút

Các bước pha trà:

  • Bước 1: Đun nước: Sử dụng nước đóng chai, đun nước cho đến khi sôi.
  • Bước 2: Làm nóng ấm chén bằng cách rót nước gần sôi vào ấm, đợi đến khi ấm nóng lên thì rót ra chén để làm nóng chén.
  • Bước 3: Sử dụng một lượng trà vừa đủ.
  • Bước 4: Rót nước ngập trà sau đó đổ nước đi.
  • Bước 5: Hãm trà: Đổ nước có nhiệt độ thích hợp vào trong ấm trà và chờ trà đủ thời gian.
  • Bước 6: Rót và thưởng thức trà.

6 Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Lưu ý khi uống trà để đảm bảo an toàn

Uống trà đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Không uống trà khi đang đói.
  • Không uống trà cùng với thuốc.
  • Không uống trà đã để qua đêm hoặc trà pha đi pha lại nhiều lần.
  • Không pha trà cùng với đường.
  • Không uống trà pha quá đặc.
  • Không uống trà trước khi đi ngủ.

6.2 Thời điểm uống trà là lúc nào?

Nên uống trà vào buổi sáng và các thời điểm trong ngày, không nên uống trà vào buổi tối vì thành phần cafein có trong trà có thể gây mất ngủ.

6.3 Uống trà nhiều có tốt không?

Trà có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng, quá liều có thể gây ra những hậu quả khôn lường như:

  • Khó chịu dạ dày: Đây là triệu chứng mà nhiều người gặp phải khi uống quá nhiều trà hoặc uống khi bụng đang đói.
  • Tương tác với một số thuốc: Cafein và một số thành phần khác như tanin, catechin có trong trà có thể gây tương tác với một số loại thuốc nhất định, do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Việc uống quá nhiều trà cũng không tốt cho phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,...

Do đó, để ngăn ngừa những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra, mỗi ngày chỉ nên uống 3-4 cốc trà (mỗi cốc khoảng 200-250ml).

6.4 Ai không nên sử dụng trà?

Một số đối tượng không nên sử dụng trà bao gồm:

  • Phụ nữ có thai.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Những người thiếu vitamin B1 hoặc Sắt do thành phần tanin trong trà khiến cơ thể khó hấp thu vitamin B và sắt.

6.5 Sau sinh uống trà thanh nhiệt được không?

Trà thanh nhiệt thường chứa nhiều loại dược liệu khác nhau, do đó, trước khi sử dụng, mẹ nên kiểm tra thành phần, hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để xác định các thành phần có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ hay không.

7 Kết luận

Trà là thức uống quen thuốc, là văn hóa của mỗi dân tộc. Mỗi loại trà sẽ có màu sắc và hương vị đặc trưng. Việc sử dụng trà đúng cách giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

8 Tài liệu tham khảo

Tác giả Zafar Rasheed (Ngày đăng tháng 5 năm 2019). Molecular evidences of health benefits of drinking black tea, NCBI. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 55 sản phẩm được tìm thấy

Trà túi lọc Cà Gai Leo Tuệ Linh
Trà túi lọc Cà Gai Leo Tuệ Linh
Liên hệ
Trà diếp cá Orihiro
Trà diếp cá Orihiro
Liên hệ
Trà sâm - Korean Ginseng Tea
Trà sâm - Korean Ginseng Tea
300.000₫
Trà Hoàng Thảo Mộc
Trà Hoàng Thảo Mộc
Liên hệ
Trà Tâm Sen Lạc Tiên Tâm Bình
Trà Tâm Sen Lạc Tiên Tâm Bình
Liên hệ
Trà Chùm ngây Linh chi Hạnh Thông
Trà Chùm ngây Linh chi Hạnh Thông
Liên hệ
Trà Gừng Bảo Long
Trà Gừng Bảo Long
72.000₫
Trà Sâm Ngọc Linh Tumơrông (Hộp 40 gói)
Trà Sâm Ngọc Linh Tumơrông (Hộp 40 gói)
500.000₫
Trà búp ổi non Sunrise Beauty
Trà búp ổi non Sunrise Beauty
95.000₫
Nụ tam thất Econashine (Lọ thủy tinh)
Nụ tam thất Econashine (Lọ thủy tinh)
200.000₫
Trà Hoa Hồng Econashine (Lọ thủy tinh)
Trà Hoa Hồng Econashine (Lọ thủy tinh)
150.000₫
Trà đậu biếc Econashine (Lọ thủy tinh)
Trà đậu biếc Econashine (Lọ thủy tinh)
80.000₫
Trà cỏ ngọt Econashine (Lọ thủy tinh)
Trà cỏ ngọt Econashine (Lọ thủy tinh)
45.000₫
Trà hoa nhài Econashine (Lọ thủy tinh)
Trà hoa nhài Econashine (Lọ thủy tinh)
120.000₫
Bát Vị Danh Trà
Bát Vị Danh Trà
95.000₫
Trà Gạo Lứt Hạt Chia Hera
Trà Gạo Lứt Hạt Chia Hera
Liên hệ
Trà Hoa Cúc Mật ++ Vinatea
Trà Hoa Cúc Mật ++ Vinatea
Liên hệ
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633