1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. HIV/AIDS: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp dự phòng

HIV/AIDS: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp dự phòng

HIV/AIDS: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp dự phòng

Trungtamthuoc.com - HIV là một căn bệnh nguy hiểm vì có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Không có cách chữa khỏi nhiễm HIV. Tuy nhiên, với việc ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc hiệu quả hơn, nhiễm HIV đã trở thành một bệnh mãn tính có thể kiểm soát được, giúp người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài. [1]

1 Bệnh HIV/AIDS là gì?

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại retrovirus có vỏ bọc chứa 2 bản sao của bộ gen RNA đơn chuỗi. Nếu không được điều trị, nó gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là giai đoạn cuối của bệnh HIV. Hiện chưa có cách điều trị hiệu quả. [2]

Thông thường, khoảng 2 đến 6 tuần sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, người bệnh bắt đầu có triệu chứng nhiễm trùng tiên phát. [3] Sau đó, nhiễm HIV mạn tính kéo dài, có thể kéo dài hàng thập kỷ. AIDS chủ yếu được đặc trưng bởi nhiễm trùng cơ hội và khối u, thường gây tử vong.

2 Nguyên nhân gây HIV/AIDS

Nguyên nhân của căn bệnh truyền nhiễm này là do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), được phân loại thành HIV-1 và HIV-2. HIV-1 được tìm thấy trên toàn cầu và có độc lực và có nguồn gốc ở Trung Phi. HIV-2 ít độc lực hơn và có nguồn gốc từ Tây Phi. Cả hai loại virus này đều có liên quan về mặt kháng nguyên với virus gây suy giảm miễn dịch thấy nhiều ở loài linh trưởng.

Nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm HIV là do virus gây suy giảm miễn dịch ở người 

Một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng trong việc lây truyền HIV ở những người trẻ tuổi là sử dụng ma túy trước khi quan hệ tình dục bao gồm: Cần sa, alkyl nitrit, cocaine và thuốc lắc. Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến nguy cơ nhiễm HIV bao gồm: Nam quan hệ tình dục đồng giới, không an toàn, sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch và truyền máu hoặc sản phẩm máu không an toàn, mẹ sang con.

HIV gắn vào phân tử CD4 và CCR5, bề mặt virus hợp nhất với màng tế bào cho phép nó xâm nhập vào tế bào lympho T-helper. Sau khi tích hợp vào bộ gen của vật chủ, HIV provirus hình thành và sau đó theo phiên mã và sản xuất các mRNA của virus. Protein cấu trúc HIV được tạo ra và lắp ráp trong tế bào chủ. Virus từ tế bào chủ có thể giải phóng hàng triệu hạt HIV có thể lây nhiễm sang các tế bào khác.

Virus HIV tấn công tế bào trong cơ thể

3 Các giai đoạn của bệnh HIV/AIDS

Nhiễm HIV khởi đầu không có triệu chứng hoặc cảm giác không khỏe và đi kèm với những thay đổi nhỏ trong hệ thống miễn dịch. Giai đoạn này kéo dài đến ba tháng sau khi nhiễm bệnh cho đến khi chuyển đổi huyết thanh nơi có thể phát hiện kháng thể đặc hiệu với HIV. Kết quả của nhiễm trùng và thời gian tiến triển bệnh với các triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân, nhưng thường thì nó tiến triển khá chậm. Phải mất vài năm từ khi nhiễm trùng tiên phát đến sự phát triển các triệu chứng của bệnh HIV tiến triển và ức chế miễn dịch.

Trong quá trình lây nhiễm tiên phát, mặc dù người bệnh có thể trông khỏe mạnh, nhưng virus lại đang nhân lên trong hạch bạch huyết, máu. Do đó, hệ thống miễn dịch có thể bị tổn hại từ từ do sự bùng nổ của một lượng lớn virus trong cơ thể họ.

Giai đoạn cấp tính là giai đoạn sớm nhất của nhiễm HIV và thường phát triển trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm HIV. Trong thời gian này, một số người có các triệu chứng giống cúm, như sốt, nhức đầu và phát ban. Trong giai đoạn cấp tính, HIV nhân lên nhanh chóng và lây lan khắp cơ thể. Virus tấn công và phá hủy các tế bào CD4 có vai trò chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Trong giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, nồng độ HIV trong máu rất cao, làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền HIV.

Giai đoạn thứ hai của nhiễm HIV là nhiễm HIV mạn tính còn gọi là nhiễm HIV không triệu chứng hoặc độ trễ lâm sàng. Trong giai đoạn này, HIV tiếp tục nhân lên trong cơ thể nhưng ở mức rất thấp. Những người bị nhiễm HIV mạn tính có thể không có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến HIV. Không có ART, nhiễm HIV mạn tính thường tiến triển thành AIDS sau 10 năm hoặc lâu hơn, mặc dù ở một số người, nó có thể tiến triển nhanh hơn. Những người đang dùng ART có thể ở trong giai đoạn này trong vài thập kỷ.

AIDS là giai đoạn cuối cùng, nặng nhất của nhiễm HIV. Vì HIV đã làm tổn hại nghiêm trọng hệ thống miễn dịch, cơ thể không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng và ung thư xảy ra thường xuyên hơn hoặc nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Người nhiễm HIV được chẩn đoán mắc AIDS nếu họ có số lượng CD4 dưới 200 tế bào/mm 3 hoặc nếu có nhiễm trùng cơ hội nhất định. Nếu đã bị AIDS, họ có thể có hàm lượng virus cao và có thể truyền HIV cho người khác rất dễ dàng. Nếu không được điều trị, những người bị AIDS thường sống sót sau khoảng 3 năm.

4 Cần làm gì để chẩn đoán HIV/AIDS?

Cách duy nhất để biết bạn có bị nhiễm HIV hay không là xét nghiệm HIV. [4]

Chẩn đoán HIV như thế nào?

Có ba loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV: Xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể và xét nghiệm axit nucleic (NAT)

Xét nghiệm kháng thể: Để kiểm tra kháng thể HIV trong máu hoặc dịch miệng. Kháng thể HIV là các protein chống lại bệnh mà cơ thể tạo ra để đáp ứng với nhiễm HIV. Hầu hết các xét nghiệm nhanh và xét nghiệm sử dụng tại nhà là xét nghiệm kháng thể.

Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể: Để làm được xét nghiệm này, người nghi ngờ nhiễm HIV cần được lấy máu từ tĩnh mạch. Thông thường, sau khi nhiễm HIV khoảng 3 đến 12 tuần thì xét nghiệm này mới cho được kết quả dương tính.

Các xét nghiệm acid nucleic: Thông qua xét nghiệm này để tìm virus HIV thực sự trong máu, do đó người nghi ngờ mắc bệnh cần được lấy máu tĩnh mạch.

Ngoài ra, để xác định giai đoạn bệnh để có hướng điều trị tốt nhất, người bệnh cần làm xét nghiệm như: Xét nghiệm số lượng tế bào TCD4, tải lượng virus, xét nghiệm chủng kháng thuốc...

5 Phương pháp điều trị bệnh HIV/AIDS

Việc điều trị bệnh virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và bệnh nhiễm trùng cơ hội đi kèm.

5.1 Điều trị bằng thuốc ARV cho người lớn

Người nhiễm HIV được xác định điều trị bằng ARV khi: Tế bào TCD4 ≤ 350 tế bào/mm3 hoặc ở giai đoạn lâm sàng nặng.

5.1.1 Phác đồ bậc 1

Phác đồ bậc 1 điều trị chính cho bệnh nhân HIV bao gồm các thuốc phối hợp là TDF - 3TC - EFV hoặc TDF - 3TC - NVP trong đó:

  • TDF(Tenofovir) mỗi ngày uống 1 lần 300mg.
  • 3TC (Lamivudin), mỗi ngày cũng uống 1 lần 300mg.
  • EFV (efaviren) mỗi ngày chỉ uống 1 lần vào buổi tối với liều 600mg.
  • NVP (nevirapin), trong 2 tuần mỗi ngày uống 1 lần liều 200mg, rồi chuyển sang uống mỗi ngày 2 lần cách đều nhau.

Hoặc người bệnh có thể sử dụng phác đồ điều trị thay thế nếu không dùng được TDF bao gồm AZT - 3TC - EFV hoặc AZT - 3TC - NVP. Trong đó, AZT (zidovudine) được uống với liều 600mg/ngày, chia làm 2 lần đều nhau, các thuốc còn lại tương tự như trên. Bệnh nhân HIV cần được xét nghiệm Hemoglobin trước khi dùng thuốc và sau đó 1 tháng và 6 tháng.

5.1.2 Phác đồ điều trị bậc 2 

Người lớn và trẻ từ 10 tuổi trở lên, người mang thai và cho con bú:

  • Có dùng AZT:  AZT và 3TC (hoặc thay 3TC bằng FTC)+ LPV/r, có thể thay thế bằng ATV/r.
  • Có dùng TDF: TDF + 3TC (hoặc thay 3TC bằng FTC như trên) + LPV/r hoặc thay thế bằng ATV/r.

LPV/r (Lopinavir/Ritonavir) uống với liều 400mg/100mg, mỗi ngày uống 2 lần cách đều nhau. Liều dùng của các thuốc trong phác đồ bậc 2 tương tự như bậc 1 trong đó:

  • ATV/r (Atazanavir/Ritonavir) với liều 300mg/100mg, mỗi ngày chỉ dùng 1 liều.
  • Với những người bệnh nhiễm HIV, có kèm theo viêm gan B thì điều trị bằng 3 thuốc (TDF, 3TC, EFV) với liều như trên.
  • Với người bệnh vừa nhiễm HIV lại vừa bị viêm gan C thì điều trị như người bị HIV bình thường.

Với phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV thì điều trị theo phác đồ như sau:

  • Trong thai kỳ: AZT với liều 300mg, mỗi ngày 2 lần, dùng từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi chẩn đoán nhiễm HIV sau tuần thai thứ 14 đến lúc chuyển dạ.
  • Từ lúc chuyển dạ: Ban đầu dùng NVP liều 200mg và AZT 600mg và 3TC 150mg, rồi mỗi 12 giờ tiếp theo dùng AZT 300mg và 3TC 150mg đến khi sinh.
  • Sau sinh: AZT 300mg và 3TC 150 mg mỗi ngày 2 lần, dùng 7 ngày liên tiếp.

Với trẻ sau khi sinh: 

  • Ngay sau khi vừa sinh xong: NVP liều đơn 6mg 1 lần duy nhất ngay khi ra đời + AZT liều 4mg/kg, mỗi ngày 2 lần.
  • Sau sinh: Vẫn sử dụng AZT với liều như trên trong vòng 4 tuần.

===> Xem thêm phác đồ điều trị và các loại thuốc điều trị HIV mới nhất tại đây: Các loại thuốc điều trị HIV mới nhất hiện nay 

Điều trị HIV/AIDS như thế nào?

6 Dự phòng HIV/AIDS như thế nào?

6.1 Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục

HIV lây lan chủ yếu bằng quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo mà không dùng bao Cao Su hoặc không dùng thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị HIV. Do đó, người bệnh đang sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, và không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.

Cần chắc chắn rằng các đối tượng quan hệ tình dục với bạn cũng được kiểm tra và điều trị. Nếu họ bị mắc bệnh lây qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV hoặc lây sang người khác.

6.2 Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

Nếu bạn phải tiêm thuốc, không được chia sẻ kim tiêm của bạn cho bất kỳ ai, cũng như không được sử dụng lại kim tiêm của họ.

Trước khi truyền máu và các chế phẩm máu cần biết chính xác chế phẩm hay người cho máu có bị HIV hay không?

Chỉ sử dụng kim tiêm mới và vô trùng, mới được bóc khi dùng với bạn. Vứt bỏ kim an toàn sau một lần sử dụng. Sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn hoặc giữ kim tiêm đã sử dụng cách xa người khác.

Các dụng cụ phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu trước khi sử dụng cần được làm sạch vô trùng.

Cẩn thận không để máu của người khác đặc biệt là người nhiễm HIV trên tay hoặc kim tiêm hoặc hoạt động hàng ngày qua vết thương hở.

Không được dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt với người HIV như dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay...

6.3 Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

Nếu bị nhiễm HIV, điều quan trọng nhất bạn có thể làm là uống thuốc để điều trị nhiễm HIV theo quy định.

Nếu người HIV đang mang thai, cân nói chuyện với bác sĩ để có cách khác để giữ con khỏi bị nhiễm HIV. Phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ ba nên được xét nghiệm lại nếu có nguy cơ nhiễm HIV.

Nếu âm tính với HIV nhưng bạn tình dương tính với HIV nên cân nhắc có thai, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đồng thời, cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để tránh bị nhiễm HIV.

Nếu bị nhiễm HIV, hãy dùng ART theo quy định, bởi khi được điều trị HIV sớm trong thai kỳ, nguy cơ truyền HIV sang con là 1% hoặc ít hơn. Sau khi sinh, có thể ngăn ngừa lây truyền HIV cho con bằng cách tránh cho con bú, vì sữa mẹ có chứa HIV.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh HIV/AIDS, hy vọng bạn đọc biết cách điều trị và dự phòng đạt hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, HIV/AIDS, WHO. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, HIV, CDC. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, HIV Symptoms, WebMD. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, HIV and AIDS, NHS.UK. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 4 Thích

    Nên tránh ăn gì khi sử dụng các thuốc điều trị HIV/AIDS?


    Thích (4) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
HIV/AIDS: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp dự phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • HIV/AIDS: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp dự phòng
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (6)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633