1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2023 về 'Hội chứng vành cấp'

Khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2023 về 'Hội chứng vành cấp'

Khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2023 về 'Hội chứng vành cấp'

Trungtamthuoc.com - Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) về 'hội chứng mạch vành cấp tính' được công bố trực tuyến ngày 25 tháng 8 trên European Heart Journal (Tạp chí Tim mạch Châu Âu). 

Hướng dẫn ESC 2023 về quản lý hội chứng mạch vành cấp tính (bản gốc tại đây)

Dịch bởi

ThS.BS Phạm Thế Thọ

BS Lê Đại Phong

PGS. TS. Phạm Trường Sơn

Khoa Nội tim mạch

Bệnh viện trung ương Quân đội 10

1 Khuyến cáo ESC 2023 về Hội chứng vành cấp

Hình 1 Minh họa trung tâm
Hình 1. Minh họa trung tâm
Hình 2 Mức độ biểu hiện lâm sàng của đau ngực, hình ảnh điện tâm đồ, xét nghiệm Troponin độ nhạy cao ở bệnh nhân hội chứng vành cấp
Hình 2. Mức độ biểu hiện lâm sàng của đau ngực, hình ảnh điện tâm đồ, xét nghiệm Troponin độ nhạy cao ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

1.1 Một số định nghĩa liên quan thường sử dụng 

1.1.1 Một số định nghĩa liên quan tới điều trị xâm lấn và tái tưới máu thường thường sử dụng trong khuyến cáo (1)

Từ khóa Định nghĩa
Tiếp cận y tế đầu tiên (FMC) Thời điểm mà người bệnh được đánh giá lần đầu bởi bác sĩ, các nhân viên y tế hoặc nhân viên cấp cứu được đào tạo có thể làm và đọc điện tâm đồ và có thể can thiệp ngay lập tức (vd: Khử rung). FMC có thể ở ngoài bệnh viện hoặc ở trong bệnh viện (vd: Khoa cấp cứu)
Chẩn đoán STEMI Thời điểm mà người bệnh với triệu chứng đau thắt ngực được đánh giá là hội chứng vành cấp và đoạn ST chênh lên (Hoặc điện tâm đồ tương đương ST chênh lên).
Can thiệp thì đầu Can thiệp ĐMV qua da cấp cứu bằng nong bóng, đặt stent, hoặc các dụng cụ khác được cho phép trên ĐMV thủ phạm mà không điều trị tiêu sợi huyết trước đó
Chiến lược can thiệp thì đầu Chụp mạch vành cấp cứu và can thiệp ĐMV thủ phạm qua da nếu được chỉ định

1.1.2 Một số định nghĩa liên quan tới điều trị xâm lấn và tái tưới máu thường thường sử dụng trong khuyến cáo (2)

Tern Definition
PCI cứu vãn PCI cấp cứu thực hiện càng sớm càng tốt ở các bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết thất bại
PCI thường quy sớm sau tiêu sợi huyết Chụp mạch vành với can thiệp động mạch thủ phạm nếu có chỉ định trong thời gian 02h-24h sau khi tiêu sợi huyết thành công
Chiến lược xâm lấn và thuốc Tiêu sợi huyết kết hợp với PCI cứu vãn (trong trường hợp tiêu sợi huyết thất bại) hoặc PCI thường quy sớm (với những TH tiêu sợi huyết thành công)
Chiến lược can thiệp tức thì Chụp mạch vành cấp cứu (vd: Càng sớm càng tốt) và PCI hoặc bắc cầu nối chủ vành (CABG) ĐMV thủ phạm nếu có chỉ định

1.1.3 Một số định nghĩa liên quan tới điều trị xâm lấn và tái tưới máu thường thường sử dụng trong khuyến cáo (3)

Term Definition
Chiến lược can thiệp sớm Chụp ĐMV sớm (<24h từ khi chẩn đoán HCVC) và PCI/CABG động mạch thủ phạm nếu có chỉ định
Chiến lược can thiệp chọn lọc Chụp mạch vành có thể/không thực hiện PCI/CABG dựa trên đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm không xâm lấn
Hình 3 Phân loại bệnh nhân dựa trên mức độ nghi ngờ HCVC: Từ Chẩn đoán sơ bộ tới Chẩn đoán xác định
Hình 3. Phân loại bệnh nhân dựa trên mức độ nghi ngờ HCVC: Từ Chẩn đoán sơ bộ tới Chẩn đoán xác địnhNhãn

1.2 Khuyến cáo mới 

1.2.1 Khuyến cáo mới (1)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo về liệu pháp chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân HCVC
Nếu BN có hội chứng vành cấp dừng chống kết tập tiểu cầu kép (DAPT) để bắc cầu nối chủ vành, khuyến cáo sử dụng DAPT sau phẫu thuật 12 tháng I C
Ở những BN cao tuổi, đặc biệt BN có nguy cơ chảy máu cao, thuốc P2Y12 nên được cân nhắc sử dụng là Clopidogrel IIb B
Khuyến cáo về liệu pháp chống huyết khối thay thế
Ở những bệnh nhân không có biến cố sau 3-6 tháng sử dụng DAPT và những bệnh nhân không có nguy cơ tắc mạch cao, nên xem xét sử dụng chống kết tập tiểu cầu đơn (tốt nhất là thuốc ức chế thụ thể P2Y12) IIa A
Thuốc ức chế thụ thể P2Y12 đơn trị có thể cân nhắc thay thể Asipirin đơn trị trong điều trị dài hạn IIb A

1.2.2 Khuyến cáo mới (2)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo về liệu pháp chống huyết khối thay thế (tiếp tục)
Ở những bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao, cân nhắc sử dụng đơn trị liệu aspirin hoặc thuốc ức chế P2Y12 sau 1 tháng sử dụng DAPT IIb B
Ở những bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng đông đường uống (OAC), cân nhắc dừng sử dụng chống kết tập tiểu cầu sau 6 tháng, tiếp tục sử dụng OAC IIb B
Liệu pháp xuống thang kháng kết tập tiểu cầu trong 30 ngày sau HCVC không được khuyến cáo. III B
Khuyến cáo về ngừng tim và ngừng tim ngoài bệnh viện
Đánh giá tiên lượng thần kinh (không sớm hơn 72h kể từ khi nhập viện), được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân hôn mê sau ngừng tim I C
Vận chuyển bệnh nhân ngừng tim ngoài bệnh viện đến trung tâm cấp cứu ngừng tim nên được vận chuyển theo quy trình IIa C

1.2.3 Khuyến cáo mới (3)

Khuyến cáo Mức BC
        Khuyến cáo về khía cạnh kỹ thuật của chiến lược xâm lấn
Ở những bệnh bóc tách động mạch vành tự phát, PCI chỉ được khuyến cáo ở những bệnh nhân có triệu chứng và dấu hiệu thiếu máu cơ tim tiến triển, thiếu máu cơ tim diện rộng, và giảm dòng chảy xuôi I C
CĐHA nội mạch nên được xem xét để hướng dẫn PCI IIa A
CĐHA nội mạch (tốt nhất là OCT) được cân nhắc ở những bệnh nhân tổn thương thủ
phạm chưa rõ ràng
IIb C
Khuyến cáo đối với HCVC tổn thương đa mạch có sốc tim
PCI động mạch không thủ phạm theo giai đoạn nên được thực hiện IIa C
Khuyến cáo đối với HCVC có ST chênh lên huyết động ổn định tổn thương đa mạch với PCI thì đầu
Nên PCI động mạch không thủ phạm dựa vào mức độ nặng trên chụp mạch vành I B
Đánh giá xâm lấn chức năng động mạch vành không thủ phạm không được khuyến cáo trong quá trình thực hiện thủ thuật III C

1.2.4 Khuyến cáo mới (4)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo về các biến chứng của hội chứng vành cấp
Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được khuyến cáo ở những bệnh nhân block nhĩ thất độ cao không phục hồi trong 05 ngày sau nhồi máu cơ tim I C
Cộng hưởng từ tim được cân nhắc ở những bệnh nhân có hình ảnh SA tim không rõ ràng hoặc những trường hợp lâm sàng nghi ngờ cao có huyết khối thất trái IIa C
Sau NMCT cấp thành trước, siêu âm cản âm được cân nhắc sử dụng để xác định huyết khối thất trái nếu mỏm tim không rõ trên SA tim IIb C
BN với block nhĩ thất cao độ trong bệnh cảnh NMCT thành trước và suy tim cấp, cấy sớm các thiết bị (CRT-D, máy tạo nhịp tim) có thể được cân nhắc IIb C
BN với block nhĩ thất cao độ trong bệnh cảnh NMCT thành trước và suy tim cấp, cấy
sớm các thiết bị (CRT-D, máy tạo nhịp tim) có thể được cân nhắc
IIb C

1.2.5 Khuyến cáo mới (5)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo về quản lý các bệnh kết hợp trong HCVC
Khuyến cáo lựa chọn điều trị hạ đường huyết dài hạn dựa trên các biểu hiện bệnh kết hợp, bao gồm suy tim, bệnh thận mạn, và bệnh béo phì. I A
Những BN già yếu với các bệnh kết hợp, tiếp cận khi nhập viện được khuyến cáo cần cá thể hóa các phương pháp can thiệp và nội khoa sau khi đánh giá cẩn thận về nguy cơ và lợi ích I B
Chiến lược xâm lấn được khuyến cáo ở những BN ung thư có biểu hiện của HCVC-nguy cơ cao với thời gian sống tiên lượng ≥ 06 tháng I B
Các liệu pháp điều trị ung thư được khuyến cáo ngưng tạm thời ở những BN mà nghi ngờ liệu pháp điều trị ung thư là nguyên nhân dẫn tới HCVC I C
Chiến lược điều trị bảo tồn được cân nhắc ở BN ung thư với tiên lượng xấu (VD: Thời gian sống tiên lượng ≤ 06 tháng) và/hoặc nguy cơ chảy máu rất cao. IIa C

1.2.6 Khuyến cáo mới (6)

Khuyến cáo Class Level
Khuyến cáo về quản lý các bệnh kết hợp trong HCVC (tiếp)
Aspirin không được khuyến cáo ở các BN ung thư với tiểu cầu < 10 000 / uL III C
Clopidogrel không được khuyến cáo ở BN ung thư với tiểu cầu < 30 000 / uL III C
Ở những BN HCVC mắc ung thư và tiểu cầu < 50 000 /uL, Prasugrel và Ticagrelor không được khuyến cáo III C
Khuyến cáo quản lý dài hạn
Khuyến cáo sử dụng thuốc hạ lipid cường độ cao ở bệnh nhân HCVC nhập viện mà đã sử dụng liệu pháp hạ lipid máu trước đây. I C
Liều thấp Colchicine (0.5mg mỗi ngày) có thể được cân nhắc, đặc biệt nếucác yếu tố nguy cơ khác kiểm soát không đầy đủ hoặc nếu các biến cố tim mạch tái phát xảy ra khi đang điều trị tối ưu IIb A
Phối hợp liệu pháp Statin liều cao với Ezetimibe có thể được cân nhắc trong thời gian nhập viện IIb B

1.2.7 Khuyến cáo mới (7)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo về thái độ chăm sóc BN HCVC
Khuyến cáo lấy người bệnh làm trung tâm bằng cách đánh giá và tuân thủ sở thích, nhu cầu và niềm tin của từng bệnh nhân, đảm bảo rằng các giá trị của người bệnh được ghi nhận để quyết định lâm sàng I B
Để bệnh nhân HCVC tham gia vào việc ra quyết định (trong phạm vi tình trạng của họ cho phép) và thông báo cho họ về các nguy cơ biến cố nặng, phơi nhiễm xạ và các lựa chọn thay thế. Hỗ trợ quyết định nên được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc thảo luận I B
Khuyến cáo sử dụng các phương pháp đánh giá triệu chứng để giúp người bệnh miêu tả lại biểu hiện của họ I C
Nên xem xét sử dụng kỹ thuật “dạy lại” để hỗ trợ đưa ra quyết định trong quá đạt được sự đồng ý sau khi đã thông báo đầy đủ IIa B

1.2.8 Khuyến cáo mới (8)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo về thái độ chăm sóc BN HCVC (tiếp)
Thông tin xuất viện của bệnh nhân nên được cung cấp ở cả dạng văn bản và lời nói trước khi xuất viện. Cần cân nhắc việc chuẩn bị và giáo dục đầy đủ cho bệnh nhân xuất viện bằng cách sử dụng kỹ thuật dạy lại và/hoặc phỏng vấn tạo động lực, cung cấp thông tin theo từng phần và kiểm tra sự hiểu biết. IIa B
Nên xem xét đánh giá sức khỏe tinh thần bằng cách sử dụng một công cụ đã được xác nhận và chuyển tiếp tâm lý khi thích hợp IIa B

1.3 Các sửa đổi trong khuyến cáo

1.3.1 Các sửa đổi trong khuyến cáo (1)

2017 và 2020 Mức BC 2023 Mức BC
Khuyến cáo về CĐHA ở nhóm bệnh nhân HCVC không ST chênh lên
Ở BN không có đau ngực tái phát, ECG và men tim bình thường (tốt nhất là độ nhạy cao), nhưng vẫn nghi ngờ HCVC, xét nghiệm gắng sức không xâm nhập (tốt nhất là hình ảnh học) để diễn giải mức độ thiếu máu cục bộ hoặc chụp cắt lớp vi tính ĐMV (CCTA) được khuyến cáo trước khi quyết định tiếp cận xâm lấn I B BN nghi ngờ HCVC, Troponin độ nhạy cao không tăng (hoặc không đổi), không biến đổi điện tâm đồ, không đau ngực tái phát, phối hợp CCTA hoặc xét nghiệm hình ảnh học gắng sức không xâm lấn như một phần của quá trình kiểm tra bước đầu IIa A

1.3.2 Các sửa đổi trong khuyến cáo (2)

2017 and 2020 Mức BC 2023 Mức BC
Khuyến cáo thời gian can thiệp ở BN HCVC không ST chênh

Can thiệp sớm trong vòng 24h được khuyến cáo ở bệnh nhân với các tiêu chuẩn nguy cơ cao dưới đây:

  • Chẩn đoán NSTEMI gợi ý bởi lược đồ chẩn đoán được khuyến cáo trong hướng dẫn
  • Biến đổi đoạn ST-T mới gợi ý thiếu máu cục bộ tiến triển
  • Đoạn ST chênh lên thoáng qua
  • Điểm nguy cơ GRACE >140
I A

Chiến lược xâm lấn sớm trong vòng 24h nên được xem xét ở bệnh nhân có ít nhất một tiêu chuẩn nguy cao sau:

  • Chẩn đoán xác định NSTEMI dựa vào lược đồ hiện tại của ESC về Troponin độ nhạy cao
  • Động học đoạn ST hoặc sóng T thay đổi
  • Đoạn ST chênh lên thoáng qua
  • Điểm nguy cơ GRACE >140
IIa A

1.3.3 Các sửa đổi trong khuyến cáo (3)

2017 and 2020 Mức BC 2023 Mức BC
Khuyến cáo về kháng đông và kháng kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân STEMI
Nhóm ức chế P2Y12 (P2Y12i) mạnh (Prasugrel hoặc Ticagrelor), hoặc Clopidogrel nếu nhóm trên không sẵn có hoặc chống chỉ định, được khuyến cáo dùng trước hoặc muộn nhất tại thời điểm PCI, và duy trì hơn 12 tháng, trừ khi có chống chỉ định như nguy cơ chảy máu quá cao I A Điều trị trước PCI thì đầu với P2Y12i có thể được cân nhắc IIb B

1.3.4 Các sửa đổi trong khuyến cáo (4)

2017 and 2020 Mức BC 2023 Mức BC
 
Sau khi đặt stent, BN dùng chống kết tập tiểu cầu kép (DAPT), nên cân nhắc dừng Aspirin sau 3-6 tháng, tùy thuộc vào cân bằng giữa nguy cơ tắc mạch và nguy cơ chảy máu IIa A Những BN không xuất hiện biến cố trong 3-6 tháng sử dụng DAPT và không có nguy cơ tắc mạch cao, ức chế tiểu cầu đơn (SAPT) nên được cân nhắc. IIa A

1.3.5 Các sửa đổi trong khuyến cáo (5)

2017 and 2020 Mức BC 2023 Mức BC
Khuyến cáo về ngưng tim và ngưng tim ngoài bệnh viện
Nên xem xét trì hoãn thay vì chụp động mạch vành ngay lập tức ở BN HCVC huyết động ổn định không có đoạn ST chênh lên sau khi hồi sinh thành công sau khi ngưng tim ngoài bệnh viện IIa B Không khuyến cáo chụp mạch vành ngay lập tức một cách thường quy sau ngừng tim được cứu sống ở BN HCVC không có đoạn ST chênh lên dai dẳng (hoặc tương đương) III A
Kiểm soát nhiệt độ có mục tiêu (còn được gọi là liệu pháp hạ thân nhiệt) nhằm đạt nhiệt độ trong khoảng từ 32 đến 36 độ trong ít nhất 24h, được chỉ định ở các BN vẫn bất tỉnh sau hồi sức từ ngừng tim I B Kiểm soát nhiệt độ (theo dõi nhiệt độ trung tâm cơ thể liên tục và phòng ngừa sốt chủ động (>37.7 độC)) được khuyến cáo sau ngừng tim bất kể trong hay ngoài bệnh viện đối với người lớn mà không có đáp ứng sau khi khôi phục tuần hoàn tự nhiên I B

1.3.6 Các sửa đổi trong khuyến cáo (6)

2017 and 2020 Mức BC 2023 Mức BC
Khuyến cáo về điều trị trong bệnh viện
Khi siêu âm tim không ối ưu/ không khả thi, phương pháp CĐHA thay thế (tốt nhất là MRI tim) nên được xem xét IIa C Khi siêu âm tim không tối ưu/không khả thi, MRI tim có thể được xem xét IIb C

1.3.7 Các sửa đổi trong khuyến cáo (7)

2017 and 2020 Mức BC 2023 Mức BC
Khuyến cáo về quản lý bệnh xơ vữa nhiều nhánh mạch vành ở BN STEMI huyết động ổn định thực hiện PCI thì đầu
Tái tưới máu động mạch không thủ phạm ở BN STEMI tổn thương đa mạch trước khi xuất viện nên được xem xét IIa A Tái thông hoàn toàn được khuyến cáo trong thời gian thực hiện PCI hoặc trong vòng 45 ngày I A
Khuyến cáo về quản lý bệnh kết hợp trong HCVC
Liệu pháp hạ Glucose máu nên xem xét ở BN HCVC có Glucose >10mmol/l (>180mg/dL), với mục tiêu điều trị phù hợp với bệnh lý kèm theo, đồng thời nên tránh các cơn hạ đường huyết IIa B Liệu pháp hạ Glucose máu nên được xem xét ở BN HCVC với đường máu tăng dai dẳng, đồng thời nên tránh các cơn hạ đường huyết IIa C
Hình 4 Tổng quan về phân loại, điều trị, các xét nghiệm trên BN đến với các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ HCVC
Hình 4. Tổng quan về phân loại, điều trị, các xét nghiệm trên BN đến với các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ HCVC
Hình 5 Đánh giá A.C.S để lượng giá ban đầu BN nghi ngờ HCVC
Hình 5. Đánh giá A.C.S để lượng giá ban đầu BN nghi ngờ HCVC

1.4 Khuyến cáo về công cụ lâm sàng và chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ hội chứng vành cấp

1.4.1 Khuyến cáo về công cụ lâm sàng và chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ hội chứng vành cấp (1)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo nên chẩn đoán và phân tầng nguy cơ ngắn hạn ban đầu của HCVC dựa vào sự kết hợp của bệnh sử, triệu chứng, DH sinh tồn, các dấu hiệu thực thể khác, điện tim, Troponin độ nhạy cao. I B
Điện tâm đồ
Điện tâm đồ (ECG) 12 chuyển đạo và phân tích chúng được khuyến cáo càng sớm càng tốt tại thời điểm tiếp cận y tế đầu tiên (FMC), với mục tiêu dưới 10 phút. I B
Tiếp tục theo dõi ECG và chuẩn bị sẵn sàng phá rung được khuyến cáo càng sớm càng tốt ở tất cả các BN nghi ngờ STEMI, nghi ngờ HCVC với ECG thay đổi hoặc đau ngực tiến triển, và sau khi được chẩn đoán nhồi máu cơ tim I B
Khuyến cáo sử dụng đạo trình ECG bổ sung (V3R, V4R, và V7-V9) ở BN STEMI thành dưới hoặc nếu nghi ngờ tắc hoàn toàn mà các chuyển đạo tiêu chuẩn không thể kết luận được I B
Thêm ECG 12 chuyển đạo được khuyến cáo trong các TH triệu chứng tái phát hoặc chẩn đoán chưa chắc chắn I C

1.4.2 Khuyến cáo về công cụ lâm sàng và chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ hội chứng vành cấp (2)

Khuyến cáo Mức BC
Xét nghiệm máu
Khuyến cáo đo Troponin tim bằng xét nghiệm độ nhạy cao (hs-cTn) ngay sau biểu hiện và để thu được kết quả trong vòng 60 phút kể từ khi lấy máu I B
Khuyến cáo sử dụng lược đồ tiếp cận của ESC với chuỗi đánh giá hs-cTn (0h/1h hoặc 0h/2h) để loại trừ hoặc xác định chẩn đoán NSTEMI I B
Xét nghiệm bổ sung sau 3h được khuyến cáo nếu 2 mẫu hs-cTn đầu tiên theo lược đồ 0h/1h không kết luận được và không có chẩn đoán thay thế giải thích được tình trạng đang mắc phải I B
Nên sử dụng thang điểm đánh giá nguy cơ (thang điểm nguy cơ GRACE) để tiên lượng IIa B

1.4.3 Khuyến cáo về công cụ lâm sàng và chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ hội chứng vành cấp (3)

Khuyến cáo Mức BC
Phân tầng chiến lược tái tưới máu cấp cứu
Khuyến cáo BN nghi ngờ STEMI cần được phân loại ngay lập tức theo chiến lược tái tưới máu cấp cứu I A
Hình 6 Lược đồ 0 h/1 h or 0 h/2 h của ESC sử dụng xét nghiệm Troponin T độ nhạy cao ở phòng cấp cứu với nghi ngờ NSTEMI và không có chỉ định chụp mạch vành ngay lập tức
Hình 6. Lược đồ 0 h/1 h or 0 h/2 h của ESC sử dụng xét nghiệm Troponin T độ nhạy cao ở phòng cấp cứu với nghi ngờ NSTEMI và không có chỉ định chụp mạch vành ngay lập tức

1.5 Khuyến cáo về chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập để đánh giá ban đầu những BN nghi ngờ Hội chứng vành cấp

Khuyến cáo Mức BC
Siêu âm tim (SAT) qua thành ngực cấp cứu được khuyến cáo ở những BN nghi ngờ HCVC có shock tim hoặc nghi ngờ biến chứng cơ học I C
BN nghi ngờ HCVC, không tăng hoặc không thay đổi nồng độ hs-cTn, không có biến đổi trên điện tim và không đau ngực tái phát, nên xem xét phối hợp CCTA hoặc Xét nghiệm hình ảnh gắng sức không xâm lấn như là một phần của quá trình kiểm tra ban đầu IIa A
SAT thành ngực cấp cứu nên được xem xét khi phân loại trong TH chẩn đoán không chắc chắn nhưng điều này không gây ra sự chậm trễ trong việc chuyển tới phòng can thiệp nếu có nghi ngờ tắc hoàn toàn cấp tính IIa C
CCTA sớm, thường quy không được khuyến cáo ở BN nghi ngờ HCVC. III B

1.6 Khuyến cáo về điều trị tức thì BN HCVC (1)

Khuyến cáo Mức BC
Giảm oxy máu
Thở oxy được khuyến cáo ở bệnh nhân thiếu O2 máu (SaO2 < 90%) I C
Thở oxy thường quy không được khuyến cáo ở BN không có thiếu O2 máu (SaO2 >90%) III A
Triệu chứng
Thuốc opioids tiêm tĩnh mạch nên được xem xét để giảm đau IIa C
Thuốc mê nhẹ nên được xem xét ở BN quá lo lắng IIa C
Thuốc chẹn beta đường tĩnh mạch
Thuốc chẹn Beta đường tĩnh mạch (tốt nhất là Metoprolol) nên được cân nhắc tại thời điểm BN có triệu chứng và PCI thì đầu không có dấu hiệu suy tim cấp, HA tâm thu > 120mmHg, và không có các chống chỉ định khác IIa A

1.7 Khuyến cáo về điều trị ban đầu BN HCVC (2)

Khuyến cáo Mức BC
Vận chuyển trước khi tới bệnh viện
Khuyến cáo quản lý BN STEMI trước bệnh viện dựa vào mạng lưới khu vực được thiết kế để cung cấp liệu pháp tái tưới máu một cách nhanh chóng và hiệu quả, với lỗ lực thực hiện PCI thì đầu cho càng nhiều BN càng tốt I B
Khuyến cáo trung tâm có khả năng thực hiện PCI thì đầu cung cấp dịch vụ 24/7 và có khả năng thực hiện PCI thì đầu mà không trì hoãn. I B
Khuyến cáo BN được chuyển sang PCI thì đầu cần được bỏ qua khoa cấp cứu, các khoa hồi sức và được vận chuyển trực tiếp tới phòng can thiệp. I B
Khuyến cáo vận chuyển BN nghi ngờ STEMI tới thẳng trung tâm có khả năng làm PCI, bỏ qua trung tâm không có khả năng PCI I C

1.8 Khuyến cáo về điều trị tức thì BN HCVC (2)

Khuyến cáo Mức BC
Vận chuyển trước khi tới bệnh viện
Khuyến cáo các đội cấp cứu được đào tạo và trang bị kĩ năng nhận định các dạng điện tim nghi ngờ tắc MV cấp tính và để thực hiện liệu pháp điều trị ban đầu, bao gồm khử rung, và tiêu sợi huyết khi cần áp dụng I C
Khuyến cáo các bệnh viện và các trung tâm cấp cứu gia vào chăm sóc BN nghi ngờ STEMI ghi lại và kiểm tra thời gian trì hoãn và làm việc cùng nhau để đạt được và duy trì chất lượng mục tiêu cuối cùng I C
Hình 7 Phân loại phương thức di chuyển để lựa chọn phương pháp điều trị can thiệp và tái tưới máu cơ tim ở BN STEM
Hình 7. Phân loại phương thức di chuyển để lựa chọn phương pháp điều trị can thiệp và tái tưới máu cơ tim ở BN STEM
Hình 8 Lựa chọn phương pháp can thiệp và điều trị tái tưới máu ở BN HCVC không ST chênh lên
Hình 8. Lựa chọn phương pháp can thiệp và điều trị tái tưới máu ở BN HCVC không ST chênh lên

1.9 Khuyến cáo điều trị tái tưới máu và thời gian can thiệp

1.9.1 Khuyến cáo điều trị tái tưới máu và thời gian can thiệp (1)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo điều trị tái tưới máu ở BN STEMI
Điều trị tái tưới máu được khuyến cáo ở tất cả các BN với chẩn đoán STEMI (đoạn ST chênh lên cố định hoặc tương đương) và triệu chứng thiếu máu ≤ 12h I A
Điều trị PCI thì đầu được khuyến cáo ưu tiên hơn tiêu sợi huyết nếu thời gian thực hiện từ lúc chẩn đoán tới khi PCI <120 phút I A
Nếu thời gian PCI thì đầu <120 phút không thể thực hiện được ở BN STEMI, thuốc tiêu sợi huyết được khuyến cáo trong vòng 12h kể từ khi khởi phát triệu chứng (nếu không có chống chỉ định) I A
PCI cứu vãn được khuyến cáo nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết thất bại (đoạn ST giảm chênh <50% trong 60-90 phút sau TSH) hoặc tình trạng huyết động không ổn định hoặc Điện học không ổn định, tình trạng thiếu máu tiến triển, hoặc đau ngực dai dẳng I A

1.9.2 Khuyến cáo điều trị tái tưới máu và thời gian can thiệp (2)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo điều trị tái tưới máu ở BN STEMI (tiếp)
BN được chẩn đoán STEMI và thời gian khởi phát triệu chứng >12h, PCI thì đầu được khuyến cáo trong TH triệu chứng thiếu máu cục bộ tiến triển, huyết động không ổn định, hoặc các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng I C
PCI thì đầu thường quy nên được xem xét ở BN STEMI đến muộn (12-48h) kể từ lúc xuất hiện triệu chứng IIa B
PCI thường quy động mạch thủ phạm không được khuyến cáo ở BN STEMI đến muộn >48h kể từ lúc khởi phát và không còn triệu chứng III A

1.9.3 Khuyến cáo điều trị tái tưới máu và thời gian can thiệp (3)

Khuyến cáo Mức BC
Vận chuyển/Can thiệp sau sử dụng tiêu sợi huyết
Chuyển BN tới TT có khả năng PCI được khuyển cáo ở tất cả các bệnh nhân ngay sau khi sử dụng tiêu sợi huyết I A
Chụp ĐMV cấp cứu và PCI động mạch thủ phạm, nếu có chỉ định được khuyến cáo cho tất cả các BN mới khởi phát hoặc suy tim dai dẳng/Sốc sau tiêu sợi huyết I A
Chụp ĐMV và PCI động mạch thủ phạm, nếu có chỉ định, được khuyến cáo bắt đầu trong khoảng 02h đến 24h sau tiêu sợi huyết thành công I A
Chiến lược xâm lấn ở BN HCVC không ST chênh lên
Chiến lược xâm lấn trong BV được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân HCVC không ST chênh nguy cơ cao hoặc nghi ngờ cao đau ngực không ổn định I A
Tiếp cận xâm lấn có chọn lọc được khuyến cáo ở tất cả BN HCVC không ST chênh không có nguy cơ- rất cao hoặc cao và chỉ số nghi ngờ thấp. I A

1.9.4 Khuyến cáo điều trị tái tưới máu và thời gian can thiệp (4)

Khuyến cáo Mức BC
Điều trị can thiệp ở BN HCVC không ST chênh lên (tiếp)

Điều trị can thiệp ngay lập tức được khuyến cáo ở BN chẩn đoán HCVC không ST chênh lên và ít nhất một trong các tiêu chuẩn nguy cơ rất cao sau:

  • Huyết động không ổn định hoặc shock tim
  • đau ngực kháng trị hoặc tái phát dù đã điều trị nội khoa
  • Rối loạn nhịp đe - dọa tính mạng tại bệnh viện
  • Biến chứng cơ học của NMCT
  • Suy tim cấp do thiếu máu cơ tim tiến triển
  • Biến đổi động học đoạn ST và sóng T tái diễn, đặc biệt đoạn ST chênh lên từng lúc
I C

1.9.5 Khuyến cáo điều trị tái tưới máu và thời gian can thiệp (5)

Khuyến cáo Mức BC
Điều trị can thiệp ở BN HCVC không ST chênh lên (tiếp)
Chiến lược can thiệp sớm trong vòng 24 giờ nên được xem xét ở bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu chuẩn nguy cơ cao sau:
  • Chẩn đoán xác định NSTEMI dựa trên lược đồ ESC hs-cTn hiện hành
  • Biến đổi động - học đoạn ST và sóng T
  • Đoạn ST chênh - lên thoáng qua
  • Điểm GRACE > 140 điểm
IIa A

1.10 Liều thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

1.10.1 Liều thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông ở bệnh nhân hội chứng vành cấp(1)

Antiplatelet drugs
Aspirin Liều nạp 150-300mg uống hoặc 75-250 mg đường tiêm nếu đường uống không khả dụng. Duy trì 75-100mg/ngày; Không cần chỉnh liều ở BN bệnh thận mạn
ỨC chế thụ thể P2Y12 (Uống hoặc tiêm)
Clopidogrel

Liều nạp 300-600mg đường uống, duy trì 75mg/ngày
Không cần điều chỉnh liều ở BN bệnh thận mạn.

Điều trị tiêu sợi huyết: Tại thời điểm tiêu sợi huyết, liều ban đầu 300mg (75mg với BN già > 75 tuổi)

Prasugrel Liều nạp 60 mg đường uống, duy trì 10mg/ngày, với BN<60kg, điều chỉnh liều 5mg/ngày được khuyến cáo. BN > 75 tuổi, Prasugrel nên được sử dụng cẩn trọng, nhưng liều duy trì 5mg/ngày. Không có điều chỉnh liều ở BN bệnh thận mạn. Đột quỵ trước đó là một chống chỉ định với Prasugre

1.10.2 Liều thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (2)

Thuốc chống kết tập tiểu cầu
ỨC chế thụ thể P2Y12 (Uống hoặc tiêm) (tiếp)
Ticagrelor Liều nạp 180 mg uống, duy trì 90mg x02 lần/ngày. Không cần điều chỉnh liều ở BN bệnh thận mạn
Cangrelor Tiêm TM bolus 30mcg/kg, tiếp theo 4mcg/kg/phút truyền trong ít nhất 02h hoặc trong thời gian thực hiện thủ thuật.
Trong thời gian chuyển từ Cangrelor sang một thienopyridine, Thienopyridine nên được chỉ định ngay lập tức sau khi ngừng Cangrelor với một liều nạp (Clopidogrel 600mg hoặc Prasugrel 60mg); để phòng tránh nguy cơ tương tác thuốc; prasugrel nên được dùng 30 phút trước khi ngừng Cangrelor. Ticargrelor (liều nạp 180mg) nên được dùng tại thời điểm PCI để giảm thiểu khoảng trống hiệu lực kháng tiểu cầu trong giai đoạn chuyển tiếp

1.10.3 Liều thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (3)

Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Ức chế thụ thể GP IIb/IIIa (tiêmTM)
Eptifibatide Tiêm tĩnh mạch 2 liều bolus 180 mcg/kg (trong 10 phút) sau đó truyền 2 mcg/kg/phút lên đến 18h.
Với MLCT 30-50ml/phút: liều nạp 180 mcg/kg tiêm bolus (tối đa 22.6 mg); Duy trì đường truyền 1 mcg/kg/phút (tối đa 7.5 mg/giờ). Liều nạp thứ hai (sau PCI) 180 mcg/kg bolus (tối đa 22.6 mg) nên được dùng 10 phút sau liều bolus đầu tiên. Chống chỉ định ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối với tiền sử xuất huyết nội sọ, đột quỵ nhồi máu não trong vòng 30 ngày, điều trị tiêu sợi huyết, hoặc tiểu 3. cầu < 100 000/mm3.
Tirofiban Tiêm bolus 25 mcg/kg trong vòng 03 phút, sau đó truyền 0.15mcg/kg/phút lên đến 18h.
Với MLCT<60 ml/phút; liều nạp 25 mcg/kg tiêm TM trong khoảng 05 phút; duy trì đường truyền 0.075 mcg/kg/phút lên tới 18h
Chống chỉ định ở BN tiền sử xuất huyết nội sọ, đột quỵ nhồi máu não trong 30 ngày, điều trị tiêu sợi huyết hoặc TC < 100 000/mm3

1.10.4 Liều thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (4)

Thuốc chống đông
Heparin
TLPT thấp
Điều trị ban đầu: bolus 70-100 U/kg sau đó truyền TM với điều chỉnh aPTT trong khoảng 60-80s
Trong PCI: bolus 70-100 U/kg hoặc dựa vào thời gian đông máu hoạt hoá ACT) trong trường hợp điều trị với Heparin không phân đoạn trước đó
Enoxaparin Điều ban đầu: 1mg/kg x 02 lần/ngày TDD trong ít nhất 2 ngày và điều trị tới khi lâm sàng ổn định
Với BN độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút (theo phương trình Cockcroft-Gault), liều enoxaparin giảm còn 1mg/kg x 01 lần/ngày
Trong PCI: liều enoxaparin cuối dùng trước khi nong bóng 8 giờ, không cần thêm liều bổ sung. Nếu liều tiêm dưới da sau 8 giờ trước khi nong bóng: tiêm tĩnh mạch bolus 0.3mg/kg enoxaparin nên được sử dụng.

1.10.5 Liều thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (5)

Thuốc chống đông (Tiếp)
Bivalirudin Trong PCI thì đầu: Tiêm TM bolus 0.75mg/kg sau đó truyền tĩnh mạch 1.75mg/kg/giờ trong 4 giờ sau thủ thuật
Với BN eGFR < 30 ml/phút (theo công thức Cockcroft-Gault), duy trì truyền TM nên giảm xuống 1mg/kg/giờ
Fondaparinux Điều trị ban đầu: 2.5mg/ngày TDD
Trong PCI: bolus liều duy nhất heparin không phân đoạn được khuyến cáo
MLCT <20ml/phút: không khuyến cáo
Hình 9 Điều trị chồng huyết khối ở BN HCVC: Đích tác dụng của thuốc
Hình 9. Điều trị chồng huyết khối ở BN HCVC: Đích tác dụng của thuốc
Hình 10 Khuyến cáo về liều của liệu pháp chống huyết khối mặc định ở BN HCVC không có chỉ định dùng thuốc chống đông đường uống
Hình 10. Khuyến cáo về liều của liệu pháp chống huyết khối mặc định ở BN HCVC không có chỉ định dùng thuốc chống đông đường uống
Hình 11 Chiến lược kháng tiểu cầu thay thế để giảm nguy cơ chảy máu trong 12 tháng đầu sau HCVC
Hình 11. Chiến lược kháng tiểu cầu thay thế để giảm nguy cơ chảy máu trong 12 tháng đầu sau HCVC

1.11 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

1.11.1 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (1)

Khuyến cáo Mức BC
Chống kết tập tiểu cầu
Aspirin được khuyến cáo ở mọi BN không có chống chỉ định, liều nạp ban đầu đường uống là 150-300mg (hoặc 75-250 mg đường tiêm) và duy trì 75-100mg uống ngày 01 lần dài hạn I A
Ở tất cả các BN HCVC, thuốc ức chế P2Y12 được khuyến cáo kết hợp với Aspirin , uống liều nạp ban đầu và duy trì sau đó trong 12 tháng trừ TH nguy cơ chảy máu cao I A
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) phối hợp với DAPT được khuyến cáo ở BN có nguy cơ cao chảy máu tiêu hoá I A
Prasugrel được khuyến cáo cho BN chưa từng dùng P2Y12i chuẩn bị PCI (Liều nạp 60mg, duy trì 10mg/ngày x01 lần, 5mg/ngày x 01 lần với BN > 75 tuổi hoặc cân nặng < 60 kg I B
Ticargrelor được khuyến cáo không cần quan tâm kế hoạch điều trị nào (can thiệp hay bảo tồn), (Liều nạp 180mg, duy trì 90mg x02 lần/ngày) I B

1.11.2 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (2)

Khuyến cáo Mức BC
Chống kết tập tiểu cầu (tiếp)
Clopidogrel (Liều nạp 300-600mg, duy trì 75mg uống 01 lần/ngày) được khuyến cáo khi prasugrel hoặc ticagrelor không sẵn có, hoặc không dung nạp, hoặc chống chỉ định I C
Nếu BN HCVC dừng DAPT để bắt đầu CABG, khuyến cáo dùng DAPT sau phẫu thuật ít nhất 12 tháng I C
Prasugrel nên được cân nhắc hơn Ticagrelor ở BN HCVC thực hiện PCI IIa B
Đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa nên được cân nhắc nếu không có bằng chứng của mất dòng chảy hoặc biến chứng huyết khối trong thời gian PCI IIa C
BN chưa từng dùng P2Y12i, chuẩn bị PCI, Cangrelor có thể được cân nhắc IIb A
Ở BN HCVC cao tuổi, đặc biệt nếu nguy cơ chảy máu cao, Clopidogrel là thuốc P2Y12i có thể được cân nhắc IIb B

1.11.3 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (3)

Khuyến cáo Mức BC
Kháng kết tập tiểu cầu (tiếp)
Dùng P2Y12i trước can thiệp có thể được cân nhắc ở BN thực hiện PCI thì đầu IIb B
Dùng P2Y12i trước can thiệp có thể được xem xét ở BN HCVC không ST mà không có dự định can thiệp sớm (<24h) và không có nguy cơ chảy máu cao IIb C
Điều trị trước can thiệp với thuốc đối kháng GP IIb/IIIa không được khuyến cáo III A
Dùng trước P2Y12i một cách thường quy ở BN HCVC không ST chênh mà không rõ giải phẫu mạch vành và can thiệp mạch vành sớm (<24h) không được khuyến cáo III A

1.11.4 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (4)

Khuyến cáo Mức BC
Điều trị chống đông
Kháng đông không phải đường uống được khuyến cáo ở tất cả BN HCVC tại thời điểm chẩn đoán I A
Sử dụng Heparin không phân đoạn thường quy (điều chỉnh theo cân nặng: Tiêm TM bolus trong PCI liều 70-100 IU/kg) được khuyến cáo ở BN thực hiện PCI I C
Tiêm TM Enoxaparin tại thời điểm PCI nên được xem xét ở BN đã điều trị trước đó bằng Enoxaparin TDD IIa B
Dừng chống đông đường tiêm ngay lập tức nên được xem xét sau thủ thuật xâm lấn IIa C

1.11.5 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (5)

Khuyến cáo Mức BC
BN STEMI
Enoxaparin nên được xem xét thay Heparin không phân đoạn ở BN STEMI thực hiện PCI thì đầu IIa A
Bivalirudin với liều đầy đủ truyền sau PCI nên được xem xét thay thế Heparin không phân đoạn ở bệnh nhân STEMI thực hiện PCI thì đầu IIa A
Fondaparinux không khuyến cáo ở BN STEMI thực hiện PCI thì đầu III B
BN HCVC không ST chênh
Với BN HCVC không ST chênh, không dự định chụp mạch vành sớm (trong 24h), Fondaparinux được khuyến cáo I B
Với BN HCVC không ST chênh, không dự định chụp MV can thiệp sớm (trong 24h), enoxaparin nên được khuyến cáo khi sử dụng heparin không phân đoạn IIa B

1.11.6 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (6)

Khuyến cáo Mức BC
Phối hợp thuốc chông kết tập tiểu cầu và chống đông đường uống (OAC)
Chiến lược mặc địnhđối với BN rung nhĩ, CHADSVAS >=1 điểm ở nam và>= 2 điểm ở nữ, sau 1 tuần dùng phối hợp 3 thuốc chống huyết khối sau HCVC, liệu pháp 2 thuốc gồm NOAC liều phòng ngừa đột quỵ kết hợp 1 thuốc chống kết tập tiểu cầu (tốt nhất là Clopidogrel) tới 12 tháng được khuyến cáo I A
Trong khi PCI, liều bolus Heparin không phân đoạn được khuyến cáo trong các TH sau:
- Nếu bệnh nhân đang sử dụng NOAC
- Nếu Bệnh nhân dùng kháng - Vitamin K mà INR <2.5
I C
BN có chỉ định kháng đông đường uống là kháng vitamin K phối hợp với Aspirin và/hoặc Clopidogrel, cẩn thận điều chỉnh liều kháng vitamin K với mục tiêu INR khoảng 2.0 đến 2.5 và thời gian đạt khoảng điều trị >70% nên được cân nhắc IIa B

1.11.7 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (7)

Khuyến cáo Mức BC
Phối hợp thuốc chông kết tập tiểu cầu và chống đông đường uống (OAC) (tiếp)
Khi sửu dụng Rivaroxaban và lo ngại về nguy cơ chảy máu cao hơn là nguy cơ tắc mạch, Rivaroxaban 15mg uống 01 lần/ngày nên được cân nhắc hơn là Rivaroxaban 20mg uống 01 lần/ngày, trong thời gian dùng đồng thời với DAPT hoặc SAPT IIa B
Ở BN nguy cơ chảy máu cao, Dabigatran 110mg uống 02 lần/ngày nên được cân nhắc hơn là Dabigatran 150mg x02 lần/ngày trong thời gian dùng đồng thời với SAPT hoặc DAPT để giảm thiểu nguy cơ chảy máu IIa B
Ở BN cần sử dụng chống đông và điều trị nội khoa, dùng 01 thuốc kháng kết tập tiểu cầu kết hợp với 01 kháng đông đường uống nên được cân nhắc cho tới 1 năm IIa B
Ở BN điều trị bằng kháng đông đường uống, aspirin kết hợp Clopidogrel kéo dài hơn 1 tuần lên đến 1 tháng nên được xem xét ở những người có nguy cơ tắc mạch cao hoặc đặc điểm giải phẫu/thủ thuật khác được đánh giá là lớn hơn nguy cơ chảy máu IIa C

1.11.8 Khuyến cáo về điều trị chống đông và chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp (8)

Khuyến cáo Mức BC
Phối hợp thuốc chông kết tập tiểu cầu và chống đông đường uống (OAC) (tiếp)
Ở BN cần sử dụng OAC, dừng kháng kết tập tiểu cầu vào tháng thứ 6 và tiếp tục sử dụng OAC có thể được xem xét IIb B
Sử dụng Ticagrelor hoặc Prasugrel trong liệu pháp 3 thuốc chống huyết khối không được khuyến cáo III C

1.12 Khuyến cáo về chiến lược điều trị chống huyết khổi 

1.12.1 Khuyến cáo về chiến lược điều trị chống huyết khổi (1)

Khuyến cáo Mức BC
Chiến lược Rút ngắn/Giảm nguy cơ điều trị chống huyết khối
BN không có biến cố sau 3-6 tháng sử dụng DAPT và không có nguy cơ tắc mạch cao, SAPT (Tốt nhất là P2Y12i) nên được xem xét IIa A
Chiến lược xuống thang P2Y12i (chuyển từ Prasugrel/Ticagrelor sang Clopidogrel) có thể được xem xét như là liệu pháp DAPT thay thế để giảm nguy cơ chảy máu IIb A
Ở BN nguy cơ chảy máu cao, Aspirin hoặc P212i đơn trị liệu sau 1 tháng điều trị DAPT có thể được xem xét IIb B
Liệu pháp xuống thang kháng kết tập tiểu cầu trong 30 ngày đầu của HCVC không được khuyến cáo III B

1.12.2 Khuyến cáo về chiến lược điều trị chống huyết khổi (2)

Khuyến cáo Mức BC
Kéo dài liệu pháp điều trị chống huyết khố
Dừng kháng kết tập tiểu cầu sau 12 tháng ở BN dùng OAC được khuyến cáo I B
Thêm thuốc chống huyết khối thứ hai kết hợp với aspirin để kéo dài thời gian dự phòng thứ phát nên được cân nhắc ở BN có nguy cơ tắc mạch cao và không có nguy cơ chảy máu cao IIa A
Thêm thuốc chống huyết khối thứ hai kết hợp với aspirin để kéo dài thời gian dự phòng thứ phát có thể được cân nhắc ở BN có nguy cơ tắc mạch trung bình và không có nguy cơ chảy máu cao IIb A
Thuốc P2Y12i đơn trị liệu có thể được cân nhắc để thay thế điều trị Aspirin đơn trị liệu trong điều trị lâu dài IIb A

1.13 Gợi ý chiến lược điều trị giảm nguy cơ chảy máu ở BN can thiệp mạch vành qua da 

1.13.1 Gợi ý chiến lược điều trị giảm nguy cơ chảy máu ở BN can thiệp mạch vành qua da (1)

Chiến lược
  • Liều thuốc chống đông được điều chỉnh theo cân nặng và chức năng thận, đặc biệt ở phụ nữ và người cao tuổi
  • Tiếp cận đường ĐM quay được chọn là tiếp cận mặc định
  • Dùng PPIs ở BN đang sử dụng DAPT có nguy cơ xuất huyết tiêu hoá cao hơn mức trung bình (tiền sử : Loét/chảy máu tiêu hóa, đang dùng chống đông, sử dụng thuốc NSAIDs/corticoid kéo dài) và 2 trong số các yếu tố:
- Tuổi >= 65
- Khó tiêu
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Nhiễm H.pylori
- Sử dụng rượu thường xuyên

1.13.2 Gợi ý chiến lược điều trị giảm nguy cơ chảy máu ở BN can thiệp mạch vành qua da (2)

Chiến lược
  •  Ở BN sử dụng OAC:
a. Thực hiện PCI không cần ngưng VKAs hoặc NOACs
b. BN sử dụng VKAs, không cần tiêm Heprarin không phân đoạn (UFH) nếu INR > 2.5
c. BN sử dụng NOACs, bất kể thời gian sử dụng thuốc trước đó, thêm 1 liều thấp chống đông (Enoxaparin 0.5mg/kg - tiêm TM hoặc UFH 60 IU/kg)
  • Aspirin được chỉ định nhưng tránh sử dụng trước P2Y12i
  • Thuốc ức chế thụ thể GP Iib/IIIa chỉ sử dụng để cứu vãn hoặc biến chứng quanh thủ thuật
Hình 12 Chế độ liều thuốc chống huyết khối ở BN HCVC và có chỉ định sử dụng chống đông đường uống (OAC)
Hình 12. Chế độ liều thuốc chống huyết khối ở BN HCVC và có chỉ định sử dụng chống đông đường uống (OAC)

1.14 Khuyến cáo về liệu pháp tiêu sợi huyết (1)

Khuyến cáo Mức BC
Liệu pháp tiêu sợi huyết
Khi tiêu sợi huyết là chiến lược tái tưới máu, khuyên cáo bắt đầu càng sớm càng tốt sau
khi chẩn đoán ngoài bệnh viện (mục tiêu <10 phút để tiêm được tiêu sợi huyết )
I A
Các thuốc tiêu sợi huyết đặc hiệu được khuyến cáo (tenecteplase, alteplase, reteplase) I B
Nửa liều Tenecteplase nên được xem xét ở BN >75 tuổi) IIa B
Liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu kết hợp với tiêu sợi huyết
Aspirin và clopidogrel được khuyến cáo I A

1.15 Khuyến cáo điều trị tiêu sợi huyết (2)

Khuyến cáo Mức BC
Chống đông kết hợp với điều trị tiêu sợi huyết
Kháng đông được khuyến cáo cùng với tiêu sợi huyết cho tới khi tái tưới máu (nếu nếu
được thực hiện) hoặc trong thời gian nằm viện (tối đa 08 ngày)
I A
Enoxaparin tiêm TM sau đó TDD được khuyến cáo như là kháng đông ưu tiên I A
Enoxaparin tiêm TM sau đó TDD được khuyến cáo như là kháng đông ưu tiên I A
Khi Enoxaparin không có sẵn, Heparin không phân đoạn được khuyến cáo, tiêm TM
điều chỉnh theo cân nặng, sau đó truyền TM
I B
BN điều trị bằng Streptokinase, Tiêm TM fondaparinux, tiếp theo là tiêm 1 liều DD sau
24h nên được xem xét
IIa B

1.16 Khuyến cáo cho ngừng tim và ngừng tim ngoài bệnh viện (1)

Khuyến cáo Mức BC
Ngưng tim và Ngừng tim ngoài bệnh viện (OHCA)
PCI thì đầu được khuyến cáo ở BN hồi sinh sau ngừng tim và điện tim có đoạn ST chênh lên dai dẳng (hoặc tương đương) I B
Chụp MV ngay một cách thường quy sau hồi sinh ngừng tim không được khuyến cáo ở
BN huyết động ổn định không có ST chênh lên dai dẳng (hoặc tương đương)
III A
Temperature control
Kiểm soát nhiệt độ (theo dõi liên tục nhiệt độ trung tâm và chủ động phòng ngừa sốt
(>37.7 độ C)) được khuyến cáo sau ngừng tim ngoại viện hoặc trong bệnh viện ở người
lớn mà vẫn không có đáp ứng sau khi hồi sinh tuần hoàn tự nhiên
I B

1.17 Khuyến cáo cho ngừng tim và ngừng tim ngoài bệnh viện (2)

Khuyến cáo Mức BC
Hệ thống chăm sóc
Khuyến cáo các TT chăm sóc sức khoẻ đưa ra kế hoạch: Tất cả các BN nghi ngờ HCVC sau hồi sinh ngừng tim phải chuyển tới BV có thể làm PCI tiên phát 24/7 bằng công cụ vận chuyển chuyên dụng I C
Vận chuyển các BN ngừng tim ngoài BV tới trung tâm cấp cứu bằng dụng cụ chuyên
dụng nên được cân nhắc
IIa C
Đánh giá tiên lượng thần kinh
Đánh giá tiên lượng thần kinh (không sớm hơn 72h sau khi nhập viện) được khuyến cáo
ở tất cả các TH sống sót sau ngừng tim
I C

1.18 Khuyến cáo cho shock tim

Khuyến cáo Mức BC
Chup MV ngay lập tức và can thiệp động mạch thủ phạm (nếu có chỉ định) được
khuyến cáo ở BN HCVC có biến chứng sốc tim
I B
CABG cấp cứu được khuyến cáo ở các BN HCVC có shock tim nếu PCI động mạch thủ
phạm không khả thi hoặc không thành công
I B
Trong TH huyết động không ổn định, phẫu thuật cấp cứu/Can thiệp giải quyết các biến
chứng cơ học được khuyến cáo, dựa trên thảo luận Heart team
I C
Thuốc tiêu sợi huyết nên được xem xét ở BN STEMI biểu hiện Shock tim nếu chiến lược PCI thì đầu không khả thi trong 120 phút từ khi chẩn đoán STEMI và loại trừ biến chứng cơ học IIa C
BN HCVC và shock tim nặng/kháng trị, hỗ trợ tuần hoàn cơ học ngắn hạn có thể được
cân nhắc sử dụng
IIb C
Sử dụng thường quy bơm bóng nội ĐMC (IABP) ở BN HCVC có shock tim và không có
biến chứng cơ học không được khuyến cáo
III B

1.19 Khuyến cáo cho điều trị trong bệnh viên (1)

Khuyến cáo Mức BC
Vẫn đề vận chuyển trong bệnh viện
Khuyến cáo tất cả các bệnh viện tham gia vào quá trình chăm sóc BN nguy cơ cao phải có hồi sức tích cực/hồi sức tim để đảm bảo tất cả các yêu cầu về mặt chăm sóc, bao gồm điều trị thiếu máu cục bộ, suy tim nặng, rối loạn nhịp, và các bệnh đồng mắc I C
Khuyến cáo các BN nguy cơ cao (bao gồm STEMI và HCVC không ST chênh nguy cơ rất cao) phải theo dõi điện tim trong ít nhất 24h I C
Khuyến cáo tất cả các BN nguy cơ cao tái tưới máu thành công và diễn biến lâm sàng
không có biến chứng (bao gồm STEMI và HCVC không ST chênh nguy rất cơ cao) được giữ ở trung tâm hồi sức tích cực/hồi sức tim trong ít nhất 24h nếu có thể, sau đó chuyển xuống theo dõi tại giường ở mức thấp hơn trong vòng 24-48 giờ
I C
Nên xem xét cho xuất viện có chọn lọc một số BN nguy cơ cao trong vòng 48-72 giờ nếu phục hồi chức năng sớm và theo dõi đầy đủ IIa A

1.20 Khuyến cáo cho điều trị trong bệnh viên (2)

Khuyến cáo Mức BC
Vẫn đề luân chuyển trong bệnh viện (tiếp)
Chuyển BN trong ngày một cách có chọn lọc ở các BN ổn định sau PCI thành công và
không biến chứng nên được xem xét
IIa C
Hình ảnh
SAT thường quy được khuyến cáo trong viện để đánh giá chức năng vận động vùng và chức năng toàn bộ thất trái, phát hiện biến chứng cơ học và loại trừ huyết khối thất trái I C
Khi siêu âm tim không rõ hoặc không thể kết luận, MRI tim có thể được cân nhắc IIb C
Hình 13 A practical algorithm
Hình 13. A practical algorithm

1.21 Khuyến cáo về khía cạnh kĩ thuật liệu pháp xâm lấn (1)

Khuyến cáo Mức BC
Tiếp cận đường ĐM quay được khuyến cáo như là tiếp cận tiêu chuẩn, trừ khi có các
cân nhắc quan trọng hơn về mặt thủ thuật
I A
Khuyến cáo can thiệp đặt stent động mạch thủ phạm trong thời điểm thực hiện thủ thuật PCI thì đầu I A
Stent phủ thuốc được khuyến cáo hơn stent trần trong mọi trường hợp I A
BN có bóc tách ĐMV tự phát (SCAD), PCI chỉ được khuyến cáo ở những BN có triệu
chứng và dấu hiệu thiếu máu cơ tim tiển triển, vùng thiếu máu cơ tim rộng nguy hiểm
và giảm dòng chảy theo chiều xuôi
I C
CĐHA nội mạch được xem xét để hướng dẫn PCI IIa A
Bắc cầu nối chủ vành (CABG) nên được xem xét ở BN tắc nghẽn động mạch thủ phạm khi PCI thì đầu không khả thi hoặc không thành công và tổn thương nặng một vùng của cơ tim rộng IIa C

1.22 Khuyến cáo khía cạnh kĩ thuật của điều trị can thiệp (2)

Khuyến cáo (Tiếp) Mức BC
CĐHA nội mạch (Tốt nhất là OCT) có thể được cân nhắc ở BN có tổn thương thủ phạm không rõ ràng IIb C
Hút huyết khối thường quy không được khuyến cáo III A
Hình 14 Lược đồ kiểm soát BN HCVC với bệnh lý đa mạch
Hình 14. Lược đồ kiểm soát BN HCVC với bệnh lý đa mạch

1.23 Khuyến cáo ở BN với bệnh lý đ a mạch vành (1)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo chiến lược tái tưới máu (can thiệp tổn thương thủ phạm, can thiệp/PT bắc
cầu tổn thương đa mạch) dựa vào tình trạng bệnh nhân và bệnh kèo theo, cũng như
mức độ phức tạp của bệnh, theo các nguyên tắc điều trị của tái tưới máu
I B
Bệnh lý đa mạch ở BN HCVC biểu hiện shock tim
Chỉ PCI tổn thương (TT) thủ phạm tại thời điểm thủ thuật I B
PCI tổn thương không phải thủ phạm theo giai đoạn nên được cân nhắc IIa C

1.24 Khuyến cáo quản lý BN với bệnh lý đa  thân mạch vành (2)

Khuyến cáo Mức BC
Bệnh đa thân mạch vành ở BN STEMI huyết động ổn định thực hiện PCI
Tiến hành tái thông hoàn toàn các mạch được khuyến cáo trong cuộc can thiệp hoặc
trong vòng 45 ngày
I A
Khuyến cáo PCI TT không thủ phạm dựa vào mức độ nặng của TT trong chụp MV I B
Đánh giá chức năng xâm lấn ở đoạn TT không thủ phạm không được khuyến cáo trong
thời điểm can thiệp
III C
Bệnh đa thân mạch vành ở BN HCVC không ST chênh huyết động ổn định thực hiện PCI
BC HCVC không ST chênh có bệnh đa thân mạch vành, tái thông toàn bộ nên được xem xét, tốt nhất là ngay trong thời điểm thực hiện thủ thuật IIa C
Đánh giá chức năng xâm lấn mức độ nặng của TT không thủ phạm trong thời điểm
thực hiện can thiệp có thể được cân nhắc
IIb B
Hình 15 Các nguyên nhân cơ bản gây nhồi máu cơ tim không tắc nghẽn động mạch vành
Hình 15. Các nguyên nhân cơ bản gây nhồi máu cơ tim không tắc nghẽn động mạch vành
Hình 16 Các bước đánh giá BN MINOCA
Hình 16 Các bước đánh giá BN MINOCA

1.25 Khuyến cáo cho NMCT không có tắc mạch vành

Khuyến cáo Mức BC
BN chẩn đoán MINOCA, MRI tim được khuyến cáo sau khi chụp mạch vành xâm lấn nếu chẩn đoán cuối cùng chưa rõ ràng I B
Khuyến cáo quản lý MINOCA dựa vào chẩn đoán bệnh nền cuối cùng được xác lập, phù hợp với các hướng dẫn của các bệnh cụ thể I B
Tất cả các BN với chẩn đoán MINOCA, khuyến cáo chẩn đoán theo lược chẩn đoán để
xác định chẩn đoán cơ bản cuối cùng
I C

1.26 Khuyến cáo đối với biến chứng hội chứng vành cấp

1.26.1 Khuyến cáo đối với biến chứng hội chứng vành cấp (1)

Khuyến cáo Mức BC
Suy tim
Bơm bóng nội ĐMC (IABP) nên được xem xét ở BN huyết động không ổn định/shock
tim do biến chứng cơ học liên quan đến HCVC
IIa C
Huyết khối thất trái
MRI tim nên được xem xét ở BN với hình ảnh siêu âm tim nghi ngờ huyết khối thất trái
(HKTT) hoặc trong trường hợp nghi ngờ lâm sàng cao có HKTT
IIa C
Điều trị bằng OAC (NOACs hoặc VKA) nên được cân nhắc kéo dài 3-6 tháng ở BN đã xác nhận có huyết khối thất trái IIa C
Sau NMCT cấp thành trước, siêu âm cản âm có thể được cân nhắc để phát hiện HKTT
nếu mỏm tim không thấy rõ trên siêu âm
IIb C

1.26.2 Khuyến cáo đối với các biến chứng hội chứng vành cấp (2)

Khuyến cáo Mức BC
Rung nhĩ
Thuốc chẹn Beta đường TM được khuyến cáo khi cần kiểm soát tần số tim nếu không
có bằng chứng suy tim cấp hoặc tụt HA
I C
Amidarone đường tĩnh mạch được khuyến cáo khi cần kiểm soát nhịp nếu có biểu hiện
suy tim cấp hoặc hạ huyết áp
I C
Shock điện chuyển nhịp cấp cứu được khuyến cáo ở BN HCVC huyết động không ổn
định và không đáp ứng với kiểm soát tần số bằng các thuốc
I C
Amidarone đường tĩnh mạch được khuyến cáo để tạo thuận cho chuyển nhịp và/hoặc
giảm nguy cơ tái phát sớm rung nhĩ sau chuyển nhịp ở BN rung nhĩ không ổn định khởi
phát gần đây
I C

1.26.3 Khuyến cáo đối với các biến chứng hội chứng vành cấp (3)

Khuyến cáo Mức BC
Rung nhĩ (tiếp)
AF mới được ghi nhận trong giai đoạn cấp của HCVC, kháng đông đường uống dài hạn
nên được xem xét tùy thuộc vào điểm CHA2DS2-VASc, sau khi tính điểm HAS-BLED và sự cần thiết điều trị kháng kết tập tiểu cầu được cân nhắc. NOACs là thuốc được ưu tiên
IIa C
Rối loạn nhịp thất
Cấy máy khử rung tim (ICD) được khuyến cáo làm giảm nguy cơ đột tử tim ở BN có
triệu chứng suy tim (NYHA II-III) và LVEF ≤ 35% mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu > 3
tháng và ít nhất 06 tuần sau NMCT, và có tiên lượng sống ít nhất 01 năm với tình trạng
chức năng sống tốt
I A
Thuốc chẹn Beta và/hoặc Amiodarone đường TM được khuyến cáo cho BN với nhanh
thất đa hình thái và/hoặc rung thất trừ khi có chống chỉ định
I B

1.26.4 Khuyến cáo đối với các biến chứng hội chứng vành cấp (4)

Khuyến cáo Mức BC
Rối loạn nhịp thất (tiếp)
Tái tưới máu nhanh chóng và toàn bộ được khuyến cáo điều trị thiếu máu cơ tim cục
bộ ở BN có nhanh thất và/hoặc rung thất tái phát
I C
Tạo nhịp vượt tần số đường TM nên được xem xét nếu nhanh thất không thể kiểm soát
được bằng shock điện chuyển nhịp nhiều lần
IIa C
Triệt đốt bằng sóng RF qua catheter tại các trung tâm triệt đốt có kinh nghiệm sau cấy
máy ICD nên được cân nhắc ở BN nhanh thất, rung thất tái phát hoặc bão điện học mặc
dù đã tái thông hoàn toàn và điều trị nội khoa tối ưu,
IIa C
Điều trị nhanh thất tái phát huyết động thỏa đáng (dù đã shock điện chuyển nhịp nhiều
lần) bằng Lidocaine có thể được cân nhắc nếu sử dụng chẹn Beta, amiodarone, kích
thích vượt tần số không có tác dụng hoặc không áp dụng được
IIb C
BN rối loạn nhịp thất đe dọa đến tính mạng, thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân
được dùng để giảm dẫn truyền giao cảm có thể được cân nhắc
IIb C

1.26.5 Khuyến cáo đối với các biến chứng hội chứng vành cấp (5)

Khuyến cáo Mức BC
Rối loạn nhịp thất (tiếp)
Cấy máy ICD hoặc tạm thời sử dụng máy khử rung tim đeo được có thể được cân nhắc
dưới 40 ngày sau NMCT ở một số BN chọn lọc (chưa tái tưới máu toàn bộ, còn tồn tại
RLCN thất trái, xuất hiện rối loạn nhịp > 48h sau khởi phát STEMI, nhanh thất đa hình
thái hoặc rung thất)
IIb C
Không khuyến cáo điều trị RL nhịp thất không triệu chứng hoặc không liên quan đến
huyết động bằng thuốc chống loạn nhịp
III C
Rối loạn nhịp chậm
Trong trường hợp nhịp chậm xoang và huyết động không dung nạp hoặc Block nhĩ thất cao độ mà không có nhịp thoát ổn định
  • Adrenaline, vasopressin, và/hoặc Atropine được khuyến cáo
I C
  • Tạo nhịp tạm thời được khuyến cáo ở những TH không đáp ứng với atropine
I C

1.26.6 Khuyến cáo đối với các biến chứng hội chứng vành cấp (6)

Khuyến cáo Mức BC
Rối loạn nhịp chậm (tiếp)
  •  Chụp mạch vành khẩn cấp nhằm mục đích tái tưới máu được khuyến cáo nếu BN chưa được điều trị tái tưới máu trước đó
I C
Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được khuyến cáo ở BN Block nhĩ thất cao độ không giải
quyết được trong thời gian chờ 05 ngày sau NMCT
I C
BN NMCT thành trước với block nhĩ thất cao độ và suy tim cấp, cấy sớm máy CRTD/CRT-P nên được xem xét IIb C
Tạo nhịp không được khuyến cáo nếu Block nhĩ thất cao độ được giải quyết sau khi tái
tưới máu hoặc tự hồi phục
III B

1.27 Khuyến cáo về HCVC và các bệnh kèm theo (1)

Khuyến cáo Mức BC
Bệnh thận mạn
Sử dụng thuốc đối quang độ thẩm thấu thấp hoặc đẳng trương (thể tích ít nhất có thể) được khuyến cáo cho chiến lược I A
Khuyến cáo đánh giá CN thận bằng sử dụng eGFR ở tất cả các BN HCVC I C
Khuyến cáo sử dụng chẩn đoán và chiến lược đTruyền nước iều trị tương tự ở BN bệnh thận mạn (có thể điều chỉnh liều nếu cần thiết) như BN có chức năng thận bình thường I C
Bổ sung dịch trong và sau chụp mạch vành có thể được xem xét ở nhóm BN có nguy cơ
bệnh thận do thuốc cản quang, đặc biệt ở BN tổn thương thận cấp và/hoặc bệnh thận mạn mà eGFR <30mL/phút/1.73 m2    
IIa B

1.28 Khuyến cáo về HCVC và các bệnh kèm theo (2)

Khuyến cáo Mức BC
Đái tháo đường
Khuyến cáo lựa chọn thuốc điều trị hạ đường máu dài hạn dựa trên các bệnh đi kèm,
bao gồm: Suy tim, bệnh thận mạn, béo phì
I A
Khuyến cáo đánh giá đường máu tại lần đánh giá ban đầu ở tất cả các BN HCVC I B
Khuyến cáo thường xuyên theo dõi đường máu ở BN Đái tháo đường hoặc tăng
đường máu (định nghĩa đường máu ≥ 11.1 mmol/l hoặc ≥ 200mg/dL)
I C
Liệu pháp hạ đường huyết nên được xem xét ở các BN HCVC mà đường máu cao dai
dẳng, đồng thời nên tránh các đọt hạ đường huyết
IIa C

1.29 Khuyến cáo về HCVC và các bệnh kèm theo (3)

Khuyến cáo Mức BC
Người già
Khuyến cáo chấp thuận chiến lược chẩn đoán và điều trị ở bệnh nhân cao tuổi tương
tự như ở người trẻ tuổi
I B
Khuyến cáo nên lựa chọn loại và liều của các thuốc chống huyết khối, cũng như các
thuốc dự phòng thứ phát theo chức năng thận, phối hợp thuốc, bẹnh đồng mắc, suy
yếu, chức năng nhận thức và đặc biệt là chống chỉ định
I B
Với những BN già yếu với các bệnh kèm theo, khuyến cáo khi tiếp cận phải cá thể hóa
các biện pháp can thiệp và thuốc sau khi đánh giá cẩn trọng nguy cơ và lợi ích
I B

1.30 Khuyến cáo về HCVC và các bệnh kèm theo (4)

Khuyến cáo Mức BC
Bệnh nhân ung thư
Chiến lược xâm lấn được khuyến cáo ở BN ung thư biểu hiện HCVC với nguy cơ cao và tiên lượng sống ≥ 6 tháng I B
Ngừng tạm thời điều trị ung thư được khuyến cáo ở BN mà liệu pháp điều trị ung thư
bị nghi ngờ ghóp phần gây ra HCVC
I C
Chiến lược điều trị bảo tồn nên được xem xét ở BN HCVC mắc ung thư có tiên lượng
xấu (thời gian sống mong đợi ≤ 6 tháng) và/hoặc nguy cơ chảy máu rất cao
IIa C
Aspirin không được khuyến cáo ở BN ung thư có tiểu cầu < 10 000/uL III C
Clopidogrel không được khuyến cáo ở BN ung thư có tiểu cầu < 30 000/uL III C
BN HCVC mắc ung thư và tiểu cầu < 50 000/uL, Prasugrel và Ticagrelor không được khuyến cáo III C
Hình 17 Quản lý dài hạn sau HCVC
Hình 17. Quản lý dài hạn sau HCVC
Hình 18 Lipid
Hình 18. Lipid

1.31 Khuyến cáo về quản lý dài hạn 

1.31.1 Khuyến cáo về quản lý dài hạn (1)

Khuyến cáo Mức BC
Phục hồi chức năng tim mạch
Khuyến cáo tất cả BN HCVC tham gia tập luyện các chương trình hồi phục chứng năng
tim mạch và phòng ngừa biến cố có người giám sát, có chương trình, thiết kế kĩ càng,
nhiều bài tập.
I A
Quản lý lối sống
Khuyến cáo tất cả các BN HCVC thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm:
- Bỏ thuốc lá
- Ăn uống lành mạnh
- Hạn chế uống rượu
- Thường xuyên tập thể dục và các bài tập kháng lực
- Giảm thời gian ít vận động
I B
Với người hút thuốc, hỗ trợ theo dõi, liệu pháp thay thế nicotine, varenicline hoặc
bupropion, riêng lẻ hoặc phối hợp nên được cân nhắc
IIa A

1.31.2 Khuyến cáo về quản lý dài hạn (2)

Khuyến cáo Mức BC
Thuốc điều trị
Hạ lipid máu
Khuyến cáo điều trị liệu pháp statin liều cao được bắt đầu hoặc tiếp tục càng sớm càng
tốt, bất kể giá trị LDL-C ban đầu
I A
Khuyến cáo đạt mục tiêu LDL-C <1.4mmol/l(<55mg/dL) và giảm LDL-C ≥ 50% so với
mức nền
I A
Nếu mục tiêu LDL-C không thể đạt được sau 4-6 tuần dù đã dùng statin liều tối theo
dung nạp, khuyến cáo thêm Ezetimebe
I B
Nếu mục tiêu LDL-C không thể đạt được sau 4-6 tuần dù đã dùng statin liều tối theo
dung nạp và Ezetimebe, khuyến cáo thêm PCSK9i
I A
Khuyến cáo liệu pháp hạ lipid máu cường độ cao ở BN HCVC trong thời gian nằm viện
dù đã điều trị hạ lipid máu trước đó
I C

1.31.3 Khuyến cáo về quản lý dài hạn (3)

Khuyến cáo Mức BC
Thuốc điều trị
Điều trị hạ lipid máu (tiếp)
Đối với các BN có biến cố xơ vữa động mạnh tái phát (tái phát trong vòng 2 năm kể từ
HCVC đầu tiên) trong khi đang sử dụng liệu pháp statin tối đa theo dung nạp, mục tiêu
LDL-C <1mmol/l (<40mg/dL) có thể được cân nhắc
IIb B
Phối hợp liều cao statin và eztimibe có thể được xem xét trong thời gian nằm viện IIb B
Chẹn beta    
Thuốc chẹn Beta được khuyến cáo ở tất cả BN HCVC mà CN tâm thu thất trái (LVEF) ≤
40% bất kể có triệu chứng suy tim hay không
I A
Điều trị chẹn Beta thường quy cho tất cả BN HCVC bất kể LVEF nên được xem xét IIa B

1.31.4 Khuyến cáo về quản lý dài hạn (4)

Khuyến cáo Mức BC
Thuốc điều trị
Ức chế hệ Renin-Agiotensin-Aldosteron
Thuốc ức chế men chuyển (ACEi) được khuyến cáo cho BN HCVC với suy tim có triệu
chứng, LVEF ≤ 40%, Đái tháo đường, THA, và/hoặc bệnh thận mạn
I A
Thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone (MRA) được khuyến cáo cho BN HCVC với LVEF ≤ 40% và suy tim hoặc đái tháo đường I A
Điều trị ACEi thường quy cho tất cả các BN HCVC bất kể LVEF nên được xem xét IIa A
Tuân thủ dùng thuốc
Viên phối hợp nên được xem xét là một lựa chọn để cải thiện sự tuân thủ và kết cục
trong dự phòng thứ phát sau HCVC
IIa B

1.31.5 Khuyến cáo về quản lý dài hạn (5)

Khuyến cáo Mức BC
Hình ảnh
BN trước khi ra viện với LVEF ≤ 40%, khuyến cáo đánh giá lại LVEF 6-12 tuần sau HCVC(và sau tái tưới máu toàn bộ và điều trị nội khoa tối ưu) để đánh giá nguy cơ đột tử và cấy máy ICD dự phòng tiên phát đột tử tim I C
MRI tim nên được xem xét như một phương tiện CĐHA hỗ trợ để đánh giá nguy cơ đột
tử và cấy máy ICD dự phòng tiên phát đột tử tim
IIa C
Tiêm Vaccine
Vaccine cúm được khuyến cáo tiêm cho tất cả các BN HCVC I A
Thuốc chống viêm
Colchicine liều thấp (0.5mg/ngày) nên được xem xét, đặc biệt nếu yếu tố nguy cơ khác
kiểm soát không đầy đủ hoặc các bệnh lý tim mạch tái phát xảy ra dù đã điều trị tối ưu
IIb A
Hình 19 Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong HCVC
Hình 19. Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong HCVC
Hình 20 Kì vọng của BN HCVC
Hình 20. Kì vọng của BN HCVC

1.32  

1.33 Góc nhìn của BN HCVC trong vấn đề chăm sóc (1)

Khuyến cáo Mức BC
Khuyến cáo chăm sóc lấy BN làm trung tâm bằng cách đánh giá và tuân thủ các ý kiến
cá nhân, nhu cầu và niềm tin, đảm bảo rằng các giá trị người bệnh được sử dụng để
thông báo cho mọi quyết định lâm sàng
I B
Khuyến cáo để BN HCVC tham gia vào quá trình đưa ra quyết định (nhiều nhất trong
điều kiện cho phép) và thông báo cho họ các nguy cơ về tác dụng phụ, phơi nhiễm
phóng xạ và các lựa chọn thay thế. Hỗ trợ quyết định để tạo thuận cho cuộc thảo luận
I B
Khuyến cáo đánh giá triệu chứng bằng cách sử dụng các phương pháp để giúp BN có
thể miêu tả chính xác triệu chứng của họ
I C
Kỹ thuật “dạy lại” nên được cân nhắc để hỗ trợ quyết định trong quá trình đảm bảo sự
đồng ý sau khi được thông tin đầy đủ
IIa B

   

Hình S1 Triệu chứng của HCVC ở nam và nữ
Hình S1. Triệu chứng của HCVC ở nam và nữ

Hình S3 Điện tâm đồ bất thường ở BN HCVC không ST chênh lên
Hình S3. Điện tâm đồ bất thường ở BN HCVC không ST chênh lên
Hình S4 Liệu pháp chống huyết khối sau 12 tháng đầu tiên sau HCVC
Hình S4. Liệu pháp chống huyết khối sau 12 tháng đầu tiên sau HCVC

2 Hội thảo Thực hành lâm sàng Khuyến cáo của ESC 2023

Dưới đây là một buổi Hội thảo khoa học của Hội Tim mạch Việt Nam với chủ đề Cập nhật và áp dụng trong lâm sàng Khuyến cáo quản lý hội chứng vành cấp của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2023.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633