1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Nhồi máu cơ tim cấp: triệu chứng và hướng điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp: triệu chứng và hướng điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp: triệu chứng và hướng điều trị

Trungtamthuoc.com - Nhồi máu cơ tim cấp là khi tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn lưu lượng máu đến một phần của cơ tim do thiếu oxy kéo dài (thiếu máu cục bộ). [1] Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Trong số các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính, 70% các trường hợp tử vong là do tắc nghẽn từ các mảng xơ vữa động mạch.

1 Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp tính là tình trạng đau tim đe dọa tính mạng xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim đột ngột bị cắt đứt, gây tổn thương mô. Đây thường là kết quả của sự tắc nghẽn trong một hoặc nhiều động mạch vành. Sự tắc nghẽn có thể phát triển do sự tích tụ của mảng bám, một chất chủ yếu được làm từ chất béo, cholesterol và các chất thải tế bào.

Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Trong số các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính, 70% các trường hợp tử vong là do tắc nghẽn từ các mảng xơ vữa động mạch. [2]

Ổ nhồi máu xuất huyết lan tỏa 

2 Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim

Căn nguyên của nhồi máu cơ tim cấp là giảm lưu lượng máu mạch vành. Nguồn cung cấp oxy sẵn có không thể đáp ứng nhu cầu oxy, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở tim. Lưu lượng máu mạch vành giảm có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Huyết khối do mảng xơ vữa động mạch vành.
  • Co thắt động mạch vành.
  • Cục máu đông từ nơi khác tới gây tắc nghẽn.
  • Chấn thương tim... [3] [4]

Một số bệnh và yếu tố được cho là yếu tố thuận lợi của nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có các yếu tố này có nguy cơ bệnh cao hơn hẳn những người không có. Bao gồm:

  • Tuổi: nam trên 45 tuổi, nữ trên 50 tuổi.
  • Giới tính: Nam có nguy cơ nhồi máu có tim cao hơn so với nữ.
  • Tiền sử bản thân hay người thân trong gia đình có đã có cơn nhồi máu cơ tim trước đó.
  • Một số bệnh gây biến chứng nhồi máu cơ tim: Tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu, rối loạn lipid máu...
  • Người thừa cân/béo phì, lười vận động thể lực.
  • Hút thuốc lá.
  • Stress nặng hay kéo dài.
Nhồi máu cơ tim cấp gây nguy hiểm đến tính mạng.

3 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

3.1 Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim

Người bệnh nhồi máu cơ tim có cơn đau thắt ngực điển hình. Người bệnh cảm giác như bị bóp nghẹt đằng sau xương ức hay trước tim, lan qua vai trái và mặt trong tay trái xuống ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau xảy ra đột ngột, thường diễn ra trên 20 phút và không thuyên giảm khi dùng nitroglycerin.

Cảm giác đau này của thể lan đến cổ, cằm, vai, lưng, tay phải, hay thượng vị. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim không cảm thấy đau hoặc chỉ đau nhẹ. Và đa phần trường hợp này là ở những người bệnh sau mổ, người cao tuổi, đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra, một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim hay bị đổ mồ hôi, khó thở, đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn…

3.2 Khám thực thể

Khám thực thể cần lưu ý các dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân, bao gồm cả bệnh lý cơ hoành, cũng như các phát hiện về phổi và tim mạch.

Nhịp tim có thể nhanh, có rung tâm nhĩ hoặc rối loạn nhịp thất.

Xung tim không đều nếu người bệnh bị bóc tách động mạch chủ.

Huyết áp thường cao, tuy nhiên nếu bị sốc thường sẽ hạ huyết áp.

Một số người bệnh khi thăm khám thấy nhịp thở nhanh và sốt.

Tĩnh mạch cổ có thể bị căng cho thấy suy thất phải.

Tim dịch chuyển bên của xung đỉnh, S1 mềm, sờ thấy S4, tiếng thổi hồi quy hai lá mới. Một tiếng thổi tâm thu lớn tỏa ra xương ức có thể là dấu hiệu của vỡ thông liên thất.

Khò khè và tiếng ran là dấu hiệu phổ biến nếu bệnh nhân bị phù phổi.

Tứ chi có thể thấy phù hoặc tím tái và bị lạnh.

4 Nhồi máu cơ tim cấp được điều trị như thế nào?

4.1 Điều tri ban đầu

Bệnh nhân phải được bất động tại giường.

Thở oxy với liều 2 - 4 lít/phút.

Giảm đau bằng Morphin sulphat, liều dùng từ 1/2 -1 ống tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau 5-10 phút. Chú ý nhịp thở và nhịp tim: của người bệnh, nếu nhịp chậm dùng atropin 1mg theo đường tĩnh mạch.

Nitroglycerin liều 0,4mg để ngậm dưới lưỡi hoặc Natispray dạng xịt dưới lưỡi, có thể lặp lại 5 phút. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nitroglycerin có thể làm nhịp chậm, nên không dùng với người bệnh bị nhồi máu cơ tim thất phải.

Chống ngưng kết tiểu cầu bằng Aspirin với liều 325-500mg nhai hay tiêm tĩnh mạch. Nếu người bệnh từng bị loét dạ dày - tá tràng có thể thay bằng Clopidogrel với liều 300mg, rồi giảm xuống 75mg/ngày. Có thể kết hợp giữa aspirin, clopidogrel để làm giảm nguy cơ tử vong.

Thuốc chống đông cho người bệnh nhồi máu cơ tim cấp bằng cách tiêm tĩnh mạch Heparin, có thể kết hợp với thuốc tiêu huyết khối.

Thuốc chẹn beta giao cảm dược dùng trong nhồi máu cơ tim cấp để giảm nguy cơ tử vong và tổn thương cơ tim bị nhồi máu hoại tử. Tuy nhiên, không dùng nếu người bệnh có biểu hiện suy tim nặng, nhịp tim chậm dưới 60, bệnh phế quản tắc nghẽn....

4.2 Điều trị tái tưới máu

Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (STEMI): Can thiệp mạch vành qua da ngay lập tức hoặc tiêu sợi huyết. Với người bệnh STEMI, PCI khẩn cấp là phương pháp điều trị ưu tiên của nhồi máu cơ tim đoạn ST chênh lên, hoặc có thể làm tan huyết khối. Tái tưới máu bằng cách sử dụng fibrinolytics là hiệu quả nhất, trong vài phút đầu đến vài giờ sau khi bắt đầu nhồi máu cơ tim. Fibrinolytic bắt đầu càng sớm thì càng tốt.

Đối với bệnh nhân nhỗi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên (NSTEMI): Can thiệp mạch vành qua da ngay lập tức cho bệnh nhân không ổn định hoặc trong vòng 24 đến 48 giờ cho bệnh nhân ổn định. Bệnh nhân NSTEM không ổn định, có triệu chứng liên tục, hạ huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài  cần xác định tổn thương mạch vành cần PCI hoặc CABG. Đối với bệnh nhân NSTEM không biến chứng, tái tưới máu ngay lập tức không phải là phương pháp khẩn cấp. Những bệnh nhân này thường được chụp mạch trong vòng 24 đến 48 giờ đầu nhập viện để xác định các tổn thương mạch vành cần PCI hoặc CABG.

Fibrinolytics không được chỉ định cho bất kỳ bệnh nhân NSTEMI nào do rủi ro lớn hơn lợi ích tiềm năng.

Nhồi máu cơ tim cấp được điều trị như thế nào?

4.3 Điều trị dài hạn

Điều trị hạ lipid máu: Nên bắt đầu dùng statin cường độ cao để giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ổn định các mảng xơ vữa động mạch.

Điều trị chống huyết khối: Aspirin được khuyên dùng suốt đời và căn cứ vào vào quy trình trị liệu có thể bổ sung phương pháp PCI với đặt stent.

Thuốc ức chế men chuyển được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng tâm thu thất trái, hoặc suy tim, tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

Thuốc chẹn beta được khuyến cáo ở những bệnh nhân có LVEF dưới 40% nếu không có chống chỉ định nào khác.

Điều trị hạ huyết áp có thể duy trì mục tiêu huyết áp dưới 140/90 mm Hg.

Điều trị đối kháng thụ thể khoáng chất được khuyến cáo ở một bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái (LVEF dưới 40%).

Liệu pháp hạ đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường duy trì lượng đường trong máu ổn định, về mức đường huyết mục tiêu.

Đồng thời, người bệnh nhồi máu cơ tim cấp cần ngừng hút thuốc để ngăn ngừa tái phát và bện trầm trọng hơn. Chế độ ăn kiêng,  giảm rượu và kiểm soát cân nặng cũng rất cần thiết với người bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, tập trung vào các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và cá được coi là bảo vệ tim mạch. Mức mục tiêu cho trọng lượng cơ thể là chỉ số khối cơ thể từ 20 đến 25 kg/m2 và chu vi vòng eo <94 cm đối với nam và <80 cm đối với nữ.

5 Dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Một số bệnh nhân có cơn đau nhẹ, hơi khó chịu ở ngực báo trước. Dấu hiệu này thường dễ bị bỏ qua, cho tới khi bệnh nhâ xuất hiện một cơn đau ngực điển hình.

Cơn đau thắt ngực điển hình trong nhồi máu cơ tim: Đau thắt ngực – khó chịu vùng ngực. Bệnh nhân mô tả cơn đau đè nặng, như bóp nghẹt, đau tức, đau như dao đâm... ở vùng ức hoặc vùng trước tim. Cơn đau đột ngột, kéo dài vài phút tới vài chục phút.

Đau không giảm khi dùng thuốc giãn mạch nitroglycerin.

Đau ở vùng cánh tay, lưng, cổ: Đau tăng dần hay đột ngột.

Đau vùng dạ dày (đau thượng vị): từ cơn đau như ợ nóng tới cơn đau dữ dội.

Buồn nôn và nôn: có thể xuất hiện vài ngày trước cơn nhồi máu cơ tim.

Khó thở nặng, không rõ nguyên nhân. Thường xuất hiện cùng với cơn đau thắt ở ngực.

Vã mồ hôi: giống như vã mồ hôi do căng thẳng, không giống chảy mồ hôi trong vận động nhiều.

Cảm giác mệt lả.

Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hay đưa họ tới bệnh viện. Nhồi máu cơ tim được xử lý càng sớm, khả năng cứu sống càng cao. Tuyệt đối không giữ bệnh nhân ở nhà chữa mẹo hay nằm chờ cơn đau qua đi.

6 Những điều cần nhớ với những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim

Những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim, hãy thuộc lòng các triệu chứng nhồi máu cơ tim. Bạn không có thời gian để phân vân. Dưới 1 giờ là khoảng thời gian vàng kể từ khi bệnh nhân có dấu hiệu cho tới khi được can thiệp mạch vành. Nhận biết và đến bệnh viện sớm, cơ hội sống càng tăng. Gọi cấp cứu, càng sớm càng tốt!

Trên đây là các thông tin cơ bản về nhồi máu cơ tim cấp, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Niranjan Ojha ; Amit S. Dhamoon, Myocardial Infarction, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả:  A Maziar Zafari, MD, PhD, FACC, FAHA, Myocardial Infarction, Medscape. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Oren J. Mechanic; Michael Gavin; Shamai A. Grossman, Acute Myocardial Infarction, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Scheen AJ, From atherosclerosis to atherothrombosis : from a silent chronic pathology to an acute critical event, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nhồi máu cơ tim cấp được điều trị như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhồi máu cơ tim cấp: triệu chứng và hướng điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhồi máu cơ tim cấp: triệu chứng và hướng điều trị
    LT
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên giao hàng thân thiện, giao hàng nhanh, gói hàng cẩn thận, thuốc hiệu quả

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633