1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Khuyến cáo ESC năm 2024 về quản lý và điều trị rung nhĩ

Khuyến cáo ESC năm 2024 về quản lý và điều trị rung nhĩ

Khuyến cáo ESC năm 2024 về quản lý và điều trị rung nhĩ

​​​​​​Tác giả: Bác sĩ Lê Đại Phong1, Bác sĩ Hoàng Phú Quý2Bác sĩ Nguyễn Văn Hinh1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Trường Sơn1

1Khoa Nội tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

2Đại học VinUni

​​​​​​Tải PDF TẠI ĐÂY

1 Tóm lược những điểm mới đáng chú ý

• Thay đổi cách tiếp cận từ CC-ABC sang AF-CARE: đưa việc quản lý bệnh đồng mắc lên đầu tiên nhằm nhấn mạnh vai trò của điều trị tốt các yếu tố nguy cơ rung nhĩ, với các tiêu chí cụ thể

• Chẩn đoán rung nhĩ có thể dựa vào điện tim một hoặc nhiều chuyển đạo mà không cần tiêu chuẩn kéo dài trên 30 giây

• Thay đổi thang điểm CHA2DS2-VA (bỏ chữ S cuối cùng – giới tính)

• An toàn đầu tiên: không khuyến cáo chuyển nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ kéo dài trên 24 giờ, cần siêu âm qua thực quản hoặc dùng chống đông 3 tuần trước chuyển nhịp. Kiểm soát tần số trước để giảm triệu chứng. Digoxin được đưa lên là một trong các thuốc hàng đầu kiểm soát tần số.

• Có thể sốc điện ở bệnh nhân rung nhĩ kéo dài để đánh giá cải thiện triệu chứng và EF lúc nhịp xoang (IIA)

• Triệt đốt rung nhĩ cơn được nâng lên loại I, không chỉ để cải thiện triệu chứng mà còn chống tái phát và tiến triển rung nhĩ. Ở rung nhĩ dai dẳng có thể cân nhắc đốt ngoại mạc (IIA)

• Ở bệnh nhân rung nhĩ có phẫu thuật tim, nên đốt rung nhĩ kết hợp và bít tiểu nhĩ trái

2 Khuyến cáo mới (1)

Khuyến cáo

Class

Level

Đánh giá chẩn đoán rung nhĩ mới - Phần 3.4

Khuyến nghị sử dụng siêu âm tim qua thành ngực ở những bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ để hướng dẫn quyết định điều trị.

I

C

Nguyên tắc của AF-CARE - Phần 4.2

Giáo dục hướng đến bệnh nhân, gia đình, người chăm sóc và các chuyên gia y tế được khuyến nghị nhằm tối ưu hóa quá trình ra quyết định chung, tạo điều kiện cho thảo luận mở về lợi ích và rủi ro liên quan đến mỗi lựa chọn điều trị.

I

C

Khuyến nghị quản lý tập trung vào bệnh nhân theo nguyên tắc AF-CARE ở tất cả các bệnh nhân mắc rung nhĩ, bất kể giới tính, dân tộc và tình trạng kinh tế xã hội, để đảm bảo sự bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ y tế và cải thiện kết quả điều trị.

I

C

Cân nhắc quản lý tập trung vào bệnh nhân với cách tiếp cận đa ngành cho tất cả các bệnh nhân rung nhĩ để tối ưu hóa việc quản lý và cải thiện kết quả điều trị.

lla

B

[C] Quản lý bệnh đi kèm và yếu tố nguy cơ - Phần 5

Khuyến nghị sử dụng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân mắc rung nhĩ, suy tim, và có sung huyết để giảm bớt các triệu chứng và tạo điều kiện quản lý rung nhĩ tốt hơn.

I

C

3 Khuyến cáo mới (2)

Khuyến cáo

Class

Level

[C] Quản lý bệnh đi kèm và yếu tố nguy cơ (tiếp tục)

Khuyến nghị sử dụng liệu pháp y tế phù hợp cho suy tim (HF) ở bệnh nhân mắc rung nhĩ (AF) có rối loạn chức năng thất trái (LVEF) để giảm các triệu chứng và/hoặc nhập viện do suy tim, đồng thời ngăn ngừa tái phát rung nhĩ.

I

B

Khuyến nghị sử dụng chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose loại 2 cho bệnh nhân suy tim và rung nhĩ, bất kể phân suất tống máu thất trái, để giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tử vong do tim mạch.

I

 

A

Kiểm soát đường huyết hiệu quả được khuyến nghị như một phần của quản lý yếu tố nguy cơ toàn diện ở những người mắc bệnh đái tháo đường và rung nhĩ để giảm gánh nặng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ.

I

C

Phẫu thuật giảm cân có thể được xem xét kết hợp với thay đổi lối sống và quản lý y tế ở những người mắc rung nhĩ và chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 40 kg/m2 khi có kế hoạch chiến lược kiểm soát nhịp tim, nhằm giảm tái phát và tiến triển của rung nhĩ.

llb

C

Quản lý ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể được xem xét như một phần của quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ ở những người mắc rung nhĩ để giảm tái phát và tiến triển bệnh.

llb

B

4 Khuyến cáo mới (3)

Khuyến cáo

Class

Level

[C] Quản lý bệnh đi kèm và yêu tố nguy cơ (tiêp tục)

Khi sàng lọc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở những người mắc rung nhĩ (AF), không khuyến nghị chỉ sử dụng các bảng câu hỏi dựa trên triệu chứng.

III

B

Bắt đầu dùng thuốc chống đông đường uống - Phần 6.1

Khuyến nghị sử dụng thuốc chống đông máu đường uống ở những bệnh nhân có rung nhĩ lâm sàng với nguy cơ huyết khối tắc mạch cao để ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu não và huyết khối tắc mạch.

I

A

Khuyến nghị sử dụng điểm số CHA2DS2-VA từ 2 trở lên như là một chỉ số của nguy cơ huyết khối tắc mạch cao để đưa ra quyết định bắt đầu dùng thuốc chống đông máu đường uống.

I

C

Điểm số CHA2DS2-VA từ 1 trở lên nên được coi là chỉ số của nguy cơ huyết khối tắc mạch cao để đưa ra quyết định bắt đầu dùng thuốc chống đông máu đường uống

lla

C

Khuyến nghị sử dụng thuốc chống đông máu đường uống ở tất cả bệnh nhân mắc rung nhĩ và bệnh cơ tim phì đại hoặc amyloidosis tim, bất kể điểm số CHA2DS2-VA, để ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu não và huyết khối tắc mạch.

I

B

Sử dụng chống đông khi có điểm nguy cơ CHA2DS2-VA từ 1 trở lên hoặc có bệnh cơ tim phì đại, amyloid

5 Khuyến cáo mới (4)

Khuyến cáo

Class

Level

Khởi đầu điều trị chống đông đường uống (tiếp tục)

Nên đánh giá lại nguy cơ huyết khối cho từng bệnh nhân bị rung nhĩ một cách thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo việc điều trị chống đông được bắt đầu ở đúng những bệnh nhân cần thiết.

I

B

Đối với những bệnh nhân bị rung nhĩ tiềm ẩn không có triệu chứng (được phát hiện qua thiết bị) và có nguy cơ huyết khối cao, có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống đông uống trực tiếp (NOAC), nhằm ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu não và thuyên tắc mạch, ngoại trừ những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao.

llb

B

Thuốc chống đông đường uống - Phần 6.2:

Không nên giảm liều NOAC: Việc giảm liều thuốc NOAC không được khuyến cáo trừ khi bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu chí cụ thể, nhằm tránh tình trạng dùng thuốc quá ít, giảm nguy cơ hình thành huyết khối.

III

B

Duy trì điều trị bằng kháng vitamin K (VKA): Ở những bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên, đang điều trị bằng thuốc chống đông VKA ổn định, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, có thể cân nhắc tiếp tục duy trì điều trị bằng VKA thay vì chuyển sang NOAC để giảm nguy cơ chảy máu.

llb

B

Thuốc chống kêt tập tiểu cầu và kêt hợp với thuốc chống đông - Phần 6.3:

Không khuyến cáo kết hợp thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu vào điều trị bằng thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ nhằm mục đích ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu não hoặc huyết khối.

III

B

6 Khuyến cáo mới (5)

Khuyến cáo

Class

Level

Nguy cơ đột quỵ nhồi máu não tồn dư mặc dù đã dùng thuốc chống đông - Phần 6.4

Đánh giá toàn diện: Nên tiến hành đánh giá toàn diện đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông đường uống mà vẫn bị đột quỵ thiếu máu não hoặc huyết khối để ngăn ngừa các biến cố tái phát. Đánh giá này bao gồm cả việc tìm kiếm các nguyên nhân không liên quan đến tim mạch, các yếu tố nguy cơ mạch máu, liều dùng thuốc và sự tuân thủ điều trị.

lla

B

Không kết hợp thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu: Việc bổ sung thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu vào phác đồ điều trị bằng thuốc chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ không được khuyến cáo để ngăn ngừa đột quỵ tắc mạch tái phát.

III

B

Không thay đổi thuốc chống đông tùy tiện: Việc thay đổi từ một loại NOAC sang loại khác, hoặc từ NOAC sang (VKA) mà không có chỉ định rõ ràng không được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ để ngăn ngừa đột quỵ tắc mạch tái phát.

III

B

Đóng nhĩ thất trái bằng phẫu thuật - Phần 6.6

Đóng nhĩ thất trái kết hợp với điều trị bằng thuốc: Ở những bệnh nhân rung nhĩ đang tiến hành thủ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng phương pháp nội soi hoặc kết hợp, việc đóng nhĩ thất trái bằng phẫu thuật có thể được xem xét như một biện pháp bổ trợ cho điều trị bằng thuốc chống đông để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và huyết khối.

lla

C

Đóng nhĩ thất trái độc lập: Ở những bệnh nhân rung nhĩ không thể dùng thuốc chống đông dài hạn, việc đống nhĩ thất trái bằng phương pháp nội soi có thể được xem xét để ngăn ngừa đột quỵ nhồi mãu não và huyết khối.

llb

C

7 Khuyến cáo mới (6)

Khuyến cáo

Class

Level

Quản lý chảy máu khi dùng thuốc chống đông - Phần 6.7.2

Nên cân nhắc sử dụng thuốc đối kháng đặc hiệu ở những bệnh nhân rung nhĩ đang dùng thuốc chống đông uống trực tiếp (NOAC) mà gặp phải tình trạng chảy máu đe dọa tính mạng hoặc chảy máu ở vị trí quan trọng để đảo ngược tác dụng chống đông.

lla

B

Điều trị kiểm soát tần số tim ở bệnh nhân rung nhĩ - Phần 7.1

Kiểm soát tần số tim được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ, có thể sử dụng như liệu pháp ban đầu trong trường hợp cấp tính, kết hợp với các liệu pháp kiêm soát nhịp hoặc như một liệu pháp duy nhất để kiểm soát tần số và giảm triệu chứng.

I

B

Các thuốc chẹn beta, diltiazem, verapamil hoặc digoxin được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên ở bệnh nhân rung nhĩ có phân suất tống máu thất trái (LVEF) lớn hơn 40% để kiểm soát tần số tim và giảm triệu chứng.

I

B

Nên cân nhắc phương pháp triệt nút nhĩ thất kết hợp với tái đồng bộ tim ở những bệnh nhân rung nhĩ vĩnh viễn có triệu chứng nặng và ít nhất một lần nhập viện do suy tim để giảm triệu chứng, cải thiện khả năng vận động, giảm nguy cơ nhập viện do suy tim tái phát và giảm tử vong.

lla

B

8 Khuyến cáo mới (7)

Khuyến cáo

Class

Level

Khuyên cáo chung và điều trị chống đông - Phần 7.2.1

Ở những bệnh nhân rung nhĩ đủ điều kiện và cần chuyển nhịp để giảm nguy cơ huyết khối, nên ưu tiên sử dụng thuốc chống đông uống trực tiếp (NOAC) thay vì thuốc kháng vitamin K (VKA).

I

A

Ở bệnh nhân rung nhĩ dai dẳng có triệu chứng, nên cân nhắc chuyển nhịp (bằng điện hoặc thuốc) như một phần của chiến lược kiểm soát nhịp.

lla

B

Ở bệnh nhân không có rối loạn huyết động, có thể cân nhắc theo dõi để xem nhịp tim có tự trở lại bình thường trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu rung nhĩ không, thay vì chuyển nhịp ngay lập tức.

lla

B

Trong vòng 12 tháng sau khi chẩn đoán, nên cân nhắc áp dụng chiến lược kiểm soát nhịp ở những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ huyết khối cao để giảm nguy cơ tử vong hoặc nhập viện do tim mạch.

lla

B

Không nên chuyển nhịp sớm nếu chưa có đủ điều kiện chống đông hoặc chưa siêu âm tim thực quản, đặc biệt khi rung nhĩ kéo dài hơn 24 giờ hoặc có thể chờ nhịp tim tự trở lại nhịp xoang.IIIC

Không khuyến cáo chuyển nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ trên 24 giờ, cần siêu âm qua thực quản hoặc chống đông đủ 3 tuần

9 Khuyến cáo mới (8)

Khuyến cáo

Class

Level

Chuyển nhịp bằng sốc điện - Phần 7.2.2

Nên cân nhắc sử dụng chuyển nhịp bằng sốc điện như một công cụ chẩn đoán ở những bệnh nhân rung nhĩ dai dẳng, khi chưa rõ việc khôi phục nhịp xoang có cải thiện triệu chứng hay không hoặc để đánh giá sự cải thiện chức năng thất trái.

lla

C

Thuốc chống loạn nhịp - Phần 7.2.4

Không nên sử dụng thuốc chống loạn nhịp ở những bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền nặng trừ khi có máy tạo nhịp tim chống nhịp chậm.

III

C

Triệt đốt qua ống thông - Phần 7.2.5

Hội chứng nút xoang bệnh lý/ Hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm

Nên cân nhắc triệt đốt rung nhĩ qua ống thông ở những bệnh nhân rung nhĩ kèm theo nhịp chậm hoặc ngừng nhịp xoang khi kết thúc cơn rung nhĩ để cải thiện triệu chứng và tránh đặt máy tạo nhịp tim.

lla

C

10 Khuyến cáo mới (9)

Khuyến cáoClassLevel
Sau triệt đốt đường ống thông
Tái phát sau triệt đốt đường ống thông
Nên cân nhắc thực hiện lại thủ thuật triệt đốt đường ống thông cho BN bị rung nhĩ tái phát sau lần triệt đốt đầu tiên, đặc biệt nếu tình trạng BN đã cải thiện sau lần cô lập tĩnh mạch phổi (PVI) đầu tiên hoặc sau khi PVI đầu tiên thất bại, nhằm giảm các triệu chứng, giảm tỷ lệ tái phát và ngăn chặn tình trạng rung nhĩ tiến triển.IIaB

Điều trị chống đông trong quá trình triệt đốt đường ống thông - Phần 7.2.6

Không cắt thuốc chống đông ở những bệnh nhân được thực hiện thủ thuật triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông để phòng ngừa đột quỵ nhồi máu não và thuyên tắc trong quá trình thực hiện thủ thuật.IA
Triệt đốt rung nhĩ qua phẫu thuật nội soi hoặc kết hợp (hybrid)- Phần 7.2.7
Khuyến cáo nên tiếp tục sử dụng thuốc chống đông đường uống ở những bệnh nhân bị rung nhĩ có nguy cơ huyết khối cao sau khi thực hiện thủ thuật triệt đốt rung nhĩ qua nội soi hoặc kết hợp, bất kể kết quả nhịp tim hoặc việc loại bỏ tiểu nhĩ trái. Mục tiêu là phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu não và tắc mạch.IC
Nên cân nhắc thực hiện triệt đốt qua nội soi và kết hợp ở những bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng có triệu chứng, không đáp ứng với điều trị thuốc chống loạn nhịp để giảm các triệu chứng, giảm tỷ lệ tái phát và ngăn chặn tình trạng rung nhĩ tiến triển. Quyết định thực hiện thủ thuật nên được đưa ra bởi một nhóm chuyên gia gồm các bác sĩ chuyên khoa điện sinh lý và phẫu thuật viên.IIaA

11 Khuyến cáo mới (10)

Khuyến cáo

Class

Level

Triệt đốt rung nhĩ trong phẫu thuật tim - Phần 7.2.8

Thăm dò chẩn đoán hình ảnh nhằm phát hiện huyết khối nhĩ trái trong khi phẫu thuật được khuyến cáo để hướng dẫn chiến lược phẫu thuật, bất kể việc sử dụng thuốc chống đông đường uống, nhằm ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc trong và sau phẫu thuật.

I

C

Nên xem xét việc triệt căn rung nhĩ kết hợp ở những bệnh nhân phẫu thuật tim không thay van hai lá và rung nhĩ phù hợp với chiến lược kiểm soát nhịp tim để ngăn ngừa các triệu chứng và tái phát rung nhĩ. Quyết định này nên được đưa ra dựa trên sự đồng thuận của bệnh nhân và một nhóm các chuyên gia điện sinh lý và phẫu thuật loạn nhịp tim giàu kinh nghiệm.

lla

B

Đánh giá kết quả can thiệp bệnh nhân - Phần 8.4:

Các bác sĩ lâm sàng và các cơ sở y tế nên xem xét việc đánh giá chất lượng chăm sóc và xác định các biện pháp để cải thiện điều trị rung nhĩ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh

lla

B

12 Khuyến cáo mới (11)

Khuyến cáo

Class

Level

Hội chứng mạch vành cấp và mạn tính ở bệnh nhân rung nhĩ - Phần 9.2

Các khuyến nghị cho bệnh nhân rung nhĩ có bệnh mạch vành hoặc mạch máu mạn tính:

Không khuyến cáo điều trị chống tiểu cầu quá 12 tháng ở những bệnh nhân ổn định có bệnh mạch vành hoặc mạch máu mạn tính, đồng thời đang dùng thuốc chống đông đường uống. Lý do là do hiệu quả chưa được chứng minh và để tránh nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

III

B

Rung nhĩ do kích thích - Phần 9.5

Nên xem xét điều trị chống đông đường uống dài hạn ở những bệnh nhân phù hợp có rung nhĩ do kích thích và có nguy cơ huyết khối cao để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu não và thuyến tắc hệ thống.

lla

C

Rung nhĩ sau phẫu thuật - Phần 9.6

Khuyến cáo sử dụng amiodaron trong thời gian quanh phẫu thuật nếu muốn sử dụng thuốc để phòng ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật tim.

I

A

Nên xem xét phẫu thuật mở màng ngoài tim phía sau ở những bệnh nhân phẫu thuật tim để phòng ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật.

lla

B

13 Khuyến cáo mới (12)

Khuyến cáoClassLevel
Đột quỵ tắc mạch nguồn gốc không rõ (ESUS) - Phần 9.7
Không khuyến cáo bắt đầu điều trị bằng thuốc chống đông đường uống ở những bệnh nhân bị đột quỵ ESUS mà không có bằng chứng rõ ràng về rung nhĩ. Lý do là vì chưa có đủ bằng chứng cho thấy việc làm này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu não và huyết khối.IIIA
Cuồng nhĩ - Phần 9.14
Khuyến cáo điều trị bằng thuốc chống đông đường uống ở những bệnh nhân bị cuồng nhĩ có nguy cơ huyết khối cao để phòng ngừa đột quỵ nhồi máu não và huyết khối.IB
Chiến lược sàng lọc rung nhĩ - Phần 10.3
Khuyến cáo xem xét điện tâm đồ (ECG) 12 chuyển đạo hoặc đơn, đa chuyển đạo để chẩn đoán xác định rung nhĩ và bắt đầu điều trị thích hợp.IB
Nên xem xét sàng lọc rung nhĩ trên quy mô cộng đồng bằng phương pháp điện tâm đồ không xâm lấn kéo dài ở những người từ 75 tuổi trở lên, hoặc từ 65 tuổi trở lên có các yếu tố nguy cơ CHA2DS2-VA để phát hiện sớm rung nhĩ.IIaB

14 Khuyến cáo mới (13)

Khuyến cáo

Class

Level

Phòng ngừa rung nhĩ khởi phát - Phần 10.5

Đối với dân số chung, việc duy trì huyết áp ở mức ổn định là rất quan trọng để phòng ngừa rung nhĩ. Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs) thường được sử dụng đầu tiên.

I

B

Đối với BN suy tim EF giảm, việc điều trị bằng thuốc phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc rung nhĩ.

I

B

Cân nặng lý tưởng (BMI từ 20-25 kg/m2) giúp giảm nguy cơ rung nhĩ.

I

B

Hoạt động thể chất thường xuyên, như tập aerobic với cường độ vừa phải trong 150-300 phút mỗi tuần hoặc cường độ cao trong 75-150 phút mỗi tuần, có thể giúp phòng ngừa rung nhĩ.

I

B

Tránh việc uống quá nhiều rượu có thể làm giảm nguy cơ rung nhĩ.

I

B

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, việc sử dụng metformin hoặc các thuốc ức chế SGLT2 có thể giúp giảm nguy cơ rung nhĩ.

lla

B

Đối với người béo phì, việc giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ rung nhĩ.

lla

B

15 So sánh với khuyến cáo cũ (1)

Khuyến cáo 2020ClassLevelKhuyến cáo 2024ClassLevel
Tiêu chí chẩn đoán rung nhĩ
Việc ghi lại điện tâm đồ (ECG) là bắt buộc để chẩn đoán rung nhĩ.
Một bản ghi ECG 12 chuyển đạo tiêu chuẩn hoặc một bản ghi ECG đơn chuyển đạo kéo dài ít nhất 30 giây cho thấy nhịp tim không có sóng P đều và khoảng cách giữa các nhịp tim không đều (khi dẫn truyền nhĩ thất không bị rối loạn) là chẩn đoán của rung nhĩ lâm sàng
IBViệc xác nhận bằng điện tâm đồ (12 chuyển đạo, nhiều chuyển đạo hoặc đơn chuyển đạo) được khuyến cáo để chẩn đoán rung nhĩ lâm sàng và bắt đầu đánh giá nguy cơ và điều trịIA

Ngoài điện tâm đồ 12 đạo trình có thể dùng điện tâm đồ 1 hoặc nhiều chuyển đạo để chẩn đoán rung nhĩ và không cần kéo dài đủ 30 giây

16 So sánh với khuyến cáo cũ (2)

Khuyến cáo 2020ClassLevelKhuyến cáo 2024ClassLevel
Tiêu chí chẩn đoán rung nhĩ
Ở những bệnh nhân bị rung nhĩ, nên:
-    Đánh giá các triệu chứng liên quan đến rung nhĩ: Bao gồm mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, hồi hộp và đau ngực. Nên định lượng mức độ triệu chứng của bệnh nhân bằng thang điểm triệu chứng EHRA sửa đổi trước và sau khi bắt đầu điều trị.
-    Đánh giá triệu chứng rung nhĩ trước và sau chuyển nhịp rung nhĩ dai dẳng để đưa ra thêm các biện pháp điều trị chuyển nhịp.
ICĐánh giá các triệu chứng liên quan đến rung nhĩ trước và sau khi có biện pháp thay đổi điều trị nhằm đưa ra quyết định và hướng dẫn điều trị. IB

17 So sánh với khuyến cáo cũ (3)

Khuyến cáo 2020

ClassLevel

Khuyến cáo 2024

Class

Level

[C] Quản lý đồng mắc bệnh và yếu tố nguy cơ

Đối với bệnh nhân rung nhĩ kèm theo tăng huyết áp, việc kiểm soát huyết áp chặt chẽ huyết áp được khuyến cáo để giảm nguy cơ tái phát rung nhĩ, đột quỵ và chảy máu.

IB

Bệnh nhân rung nhĩ và tăng huyết áp nên được điều trị để hạ huyết áp nhằm giảm nguy cơ tái phát và tiến triển của rung nhĩ, đồng thời ngăn ngừa các biến cố tim mạch bất lợi.

I

B

Đối với bệnh nhân rung nhĩ béo phì, giảm cân kết hợp với quản lý các yếu tố nguy cơ khác được khuyến cáo để giảm tỷ lệ mắc mới, tiến triển, tái phát rung nhĩ và các triệu chứng liên quan.

IIaB

Đối với bệnh nhân rung nhĩ béo phì hoặc thừa cân, giảm cân được khuyến cáo là một phần trong điều trị toàn diện các yếu tố nguy cơ. Mục tiêu giảm cân là ít nhất 10% so với cân nặng ban đầu để cải thiện các triệu chứng và giảm gánh nặng của rung nhĩ.

I

B

18 So sánh với khuyến cáo cũ (4)

Khuyến cáo 2020

ClassLevel

Khuyến cáo 2024

Class

Level

[C] Quản lý bệnh đồng mắc và yếu tố nguy cơ

Nên xem xét hoạt động thể chất để giúp ngăn ngừa hoặc tái phát rung nhĩ, trừ các bài tập bền bỉ quá mức có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ.IIaCKhuyến cáo nên có một chương trình tập luyện phù hợp cho những người bị rung nhĩ cơn hoặc dai dẳng để cải thiện thể lực tim phổi và giảm tái phát rung nhĩ.

I

B

Nên tư vấn và quản lý để tránh uống quá nhiều rượu nhằm phòng ngừa rung nhĩ và ở những bệnh nhân rung nhĩ đang cân nhắc dùng thuốc chống đông đường uống (OAC).IIaBKhuyến cáo giảm lượng rượu tiêu thụ xuống dưới 3 đơn vị tiêu chuẩn (≤30 gram rượu)
mỗi tuần như một phần của việc quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ để giảm tái
phát rung nhĩ.

I

B

19 So sánh với khuyến cáo cũ (5)

Khuyến cáo 2020

Class

Level

Khuyến cáo 2024

Class

Level

Bít tiểu nhĩ trái (LAA) để phòng ngừa đột quỵ

Có thể xem xét bít hoặc loại bỏ tiểu nhĩ trái để phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ (AF) phẫu thuật tim.

llb

C

Khuyến cáo nên bịt tiểu nhĩ trái kết hợp với thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ (AF) phẫu thuật tim để phòng ngừa đột quỵ nhồi máu não và thuyên tắc mạch.

I

B

Đánh giá và quản lý nguy cơ chảy máu

Nên xem xét điểm HAS-BLED để đánh giá nguy cơ chảy máu, từ đó xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao (HAS-BLED > 3) để theo dõi chặt chẽ hơn.

lla  

B

Khuyến cáo đánh giá và quản lý các yếu tố nguy cơ chảy máu có thể điều chỉnh ở tất cả bệnh nhân dùng thuốc chống đông đường uống, thông qua quá trình ra quyết định chung để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa chảy máu.

I

B

Nếu BN rung nhĩ có phẫu thuật tim, nên bít tiểu nhĩ để dự phòng huyết khối

20 So sánh với khuyến cáo cũ (6)

Khuyến cáo 2020

ClassLevel

Khuyến cáo 2024

Class

Level

Các chiến lược kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ
Cân nhắc đốt RF cô lập tĩnh mạch phổi (PVI) bằng catheter như lựa chọn điều trị kiểm soát nhịp tim hàng đầu để cải thiện triệu chứng ở một số bệnh nhân có rung nhĩ kịch phát có triệu chứng.IIaBCân nhắc đốt RF cô lập tĩnh mạch phổi (PVI) qua đường ống thông là lựa chọn hàng đầu trong chiến lược kiểm soát nhịp được quyết định chung với bệnh nhân bị rung nhĩ kịch phát để giảm các triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩIA

Chỉ định triệt đốt rung nhĩ cơn được nâng từ mức IIA lên loại I, không chỉ để cải thiện triệu chứng mà còn giảm tái phát và tiến triển rung nhĩ

21 So sánh với khuyến cáo cũ (7)

Khuyển cáo 2020

Class

Level

Khuyến cáo 2024

Class

Level

Các chiến lược kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ (tiếp theo)

Các thủ thuật qua ngã nội soi ngực - bao gồm cả triệt đốt kết hợp phẫu thuật hybrid - nên được xem xét ở những bệnh nhân có rung nhĩ kịch phát hoặc dai dẳng có triệu chứng không đáp ứng với thuốc chống loạn nhịp và đã thất bại với cắt đốt rung nhĩ qua da, hoặc có nguy cơ rõ ràng dẫn đến thất bại cắt đốt bằng catheter, nhằm duy trì nhịp xoang lâu dài. Quyết định phải được hỗ trợ bởi một nhóm các bác sĩ điện sinh lý và phẫu thuật viên có kinh nghiệm

lla

B

Các thủ thuật can thiệp bằng nội soi và kết hợp có thể được xem xét ở những bệnh nhân bị rung nhĩ kịch phát có triệu chứng, kháng trị với thuốc chống loạn nhịp và thất bại trong chiến lược triệt đốt bằng catheter qua da để ngăn ngừa các triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ, trong một nhóm quyết định điều khiển nhịp tim chung gồm các bác sĩ điện sinh lý và phẫu thuật viên.

llb

B

Ở rung nhĩ cơn thất bại đốt nội mạc, có thể xem xét đốt ngoại mạc, mức khuyến cáo thấp (IIb)

22 So sánh với khuyến cáo cũ (8)

Khuyến cáo 2020

Class

Level

Khuyến cáo 2024

ClassLevel

Các chiến lược kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ (tiếp theo)

Các thủ thuật phẫu thuật lồng ngực - bao gồm cả phẫu thuật triệt căn hybrid có thể được cân nhắc ở những bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng, có các yếu tố nguy cơ tái phát, vẫn còn triệu chứng trong khi đang bị rung nhĩ mặc dù đã từng điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp ít nhất một lần và muốn tiếp tục điều trị để kiểm soát nhịp tim.

llb

C

Các thủ thuật triệt đốt qua nội soi và hybrid nên được cân nhắc ở những bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng có triệu chứng, không đáp ứng với thuốc chống loạn nhịp để ngăn ngừa các triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ, trong một nhóm quyết định chung gồm các bác sĩ chuyên khoa điện sinh lý và phẫu thuật viên.

IIaA

Triệt đốt phía ngoại mạc hoặc kết hợp nội mạc và ngoại mạc ở rung nhĩ dai dẳng nâng lên mức IIA

23 So sánh với khuyến cáo cũ (9)

Khuyến cáo 2020

Class

Level

Khuyến cáo 2024

ClassLevel
Các chiến lược kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân phẫu thuật tim, bác sĩ nên cân nhắc việc đốt rung nhĩ cùng lúc với phẫu thuật. Quyết định này được đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích của việc loại bỏ các rối loạn nhịp tim và các yếu tố nguy cơ làm cho bệnh tái phát như tuổi tác, tình trạng tim và thận.IIaAĐối với những bệnh nhân phẫu thuật van hai lá và rung nhĩ, nếu phù hợp với chiến lược kiểm soát nhịp, việc thực hiện phẫu thuật đốt rung nhĩ đồng thời là điều được khuyến cáo. Quyết định này cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ với bệnh nhân và có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.IA

Ở bệnh nhân rung nhĩ có phẫu thuật van hai lá, nên kết hợp đốt rung nhĩ trong lúc phẫu thuật (loại IA)

24 So sánh với khuyến cáo cũ (10)

Khuyến cáo 2020

Class

Level

Khuyến cáo 2024

ClassLevel
Điều trị sau phẫu thuật
Liệu pháp chống đông đường uống lâu dài có thể được cân nhắc ở những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ sau phẫu thuật tim và bị rung nhĩ sau mổ, cân nhắc lợi ích lâm sàng dự kiến của liệu pháp chống đông đường uống và sự đồng thuận của bệnh nhân.IIbBNên cân nhắc liệu pháp chống đông đường uống lâu dài ở những bệnh nhân bị rung nhĩ sau phẫu thuật tim hoặc không tim với nguy cơ huyết khối cao, để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và huyết khối tắc mạch.IIaB

Sử dụng chống đông lâu dài ở bệnh nhân có rung nhĩ sau mổ kèm nguy cơ huyết cao (nâng lên mức IIA)

25 Định nghĩa và phân loại dựa vào tần suất rung nhĩ

Khái niệm lâm sàng

Định nghĩa

AF lần đầu chẩn đoán

AF chưa được chẩn đoán trước đó, bất kể tình trạng triệu chứng, kiểu hình, hoặc thời gian.

AF kịch phát

AF tự chấm dứt trong vòng 7 ngày hoặc với sự can thiệp. Bằng chứng cho thấy rằng hầu hết các đợt kịch phát tự chấm dứt kéo dài <48 giờ.

AF dai dẳng

Các đợt AF không tự chấm dứt. Nhiều biện pháp can thiệp đã sử dụng 7 ngày làm giới hạn để xác định AF dai dẳng. AF dai dẳng lâu dài được xác định là AF liên tục kéo dài ít nhất 12 tháng nhưng việc kiểm soát nhịp tim vẫn là một lựa chọn điều trị ở một số bệnh nhân, khác biệt với AF vĩnh viễn.

AF vĩnh viễn

AF mà không có kế hoạch phục hồi nhịp xoang nữa, sau khi có sự đồng thuận giữa bệnh nhân và bác sĩ.

26 Các khái niệm lâm sàng khác liên quan tới rung nhĩ (1)

Khái niệm lâm sàng

Định nghĩa

Rung nhĩ lâm sàng

Rung nhĩ có triệu chứng hoặc không có triệu chứng được ghi nhận rõ ràng bằng điện tâm đồ (ECG 12 đạo trình hoặc các thiết bị ECG khác). Thời gian tối thiểu để chẩn đoán rung nhĩ lâm sàng trên điện tâm đồ theo dõi lưu động không rõ ràng và phụ thuộc vào bối cảnh lâm sàng. Các khoảng thời gian 30 giây hoặc lâu hơn có thể chỉ ra mối lo ngại lâm sàng và kích hoạt việc theo dõi thêm hoặc phân tầng nguy cơ thuyên tắc huyết khối.

Rung nhĩ dưới lâm sàng được phát hiện bởi thiết bị

Rung nhĩ dưới lâm sàng được phát hiện bởi thiết bị đề cập đến các cơn rung nhĩ không có triệu chứng được phát hiện trên các thiết bị theo dõi liên tục. Các thiết bị này bao gồm các thiết bị điện tử cấy ghép trong tim, trong đó hầu hết các cơn nhịp tim nhanh nhĩ có thể là rung nhĩ, cũng như các thiết bị đeo tay do người tiêu dùng sử dụng. Cần xác nhận bởi một chuyên gia có thẩm quyền bằng cách xem lại các điện tâm đồ nội tâm mạc hoặc nhịp tim được ghi lại bằng ECG. Rung nhĩ dưới lâm sàng được phát hiện bởi thiết bị là một yếu tố dự báo rung nhĩ lâm sàng trong tương lai.

Gánh nặng rung nhĩ

Tổng thời gian dành cho rung nhĩ trong suốt một khoảng thời gian được xác định và báo cáo rõ ràng của quá trình theo dõi, được biểu thị dưới dạng phần trăm của thời gian.

27 Các khái niệm lâm sàng khác liên quan tới rung nhĩ (2)

Khái niệm lâm sàng

Định nghĩa

Rung nhĩ khởi phát gần đây

Có dữ liệu tích lũy về giá trị của thuật ngữ rung nhĩ khởi phát gần đây trong việc ra quyết định điều trị cắt cơn rung nhĩ cấp tính bằng thuốc hoặc sốc điện. Khoảng thời gian cắt để xác định thực thể này vẫn chưa được thiết lập.

Rung nhĩ do yếu tố kích thích

Cơn rung nhĩ mới xảy ra gần với một yếu tố kích thích có thể xảy ra và có khả năng đảo ngược.

Rung nhĩ giai đoạn đầu

Thời gian kể từ khi chẩn đoán đủ điều kiện cho rung nhĩ giai đoạn đầu không liên quan đến bất kỳ bệnh cơ tim nhĩ nào và không được xác định rõ ràng, thường dao động từ 3 đến 24 tháng. Định nghĩa về rung nhĩ giai đoạn đầu cũng không nhất thiết quyết định thời điểm can thiệp sớm.

Rung nhĩ tự kết thúc

Rung nhĩ kịch phát tự ngừng. Định nghĩa này có thể có giá trị đối với các quyết định kiểm soát nhịp tim cấp tính được đưa ra chung giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế.

28 Các khái niệm lâm sàng khác liên quan tới rung nhĩ (3)

Khái niệm lâm sàng

Định nghĩa

Rung nhĩ không tự kết thúc

Rung nhĩ không tự ngừng và nếu cần, việc kết thúc có thể đạt được chỉ bằng cách can thiệp.

Bệnh cơ tim nhĩ

Một sự kết hợp của các thay đổi cấu trúc, điện học, hoặc chức năng trong tâm nhĩ dẫn đến ảnh hưởng lâm sàng (ví dụ: tiến triển/tái phát rung nhĩ, hiệu quả hạn chế của liệu pháp điều trị rung nhĩ, và/hoặc phát triển suy tim). Bệnh cơ tim nhĩ bao gồm tái cấu trúc viêm và tạo huyết khối trong tâm nhĩ, kích hoạt thần kinh nội tiết (do đó ảnh hưởng đến tâm thất), và xơ hóa mô cơ tim.

29 Các khuyến cáo về chẩn đoán rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Xác nhận bằng điện tâm đồ (12 chuyển đạo, nhiều chuyển đạo hoặc chuyển đạo đơn) được khuyến cáo để chẩn đoán rung nhĩ làm sàng và bắt đầu đánh giá nguy cơ và điều trị.IA

30 Bảng phân độ triệu chứng chỉnh sử mEHRA

ĐiểmTriệu chứngMô tả
1KhôngAF không gây triệu chứng.
2NhẹHoạt động thường nhật không bị ảnh hưởng bởi rung nhĩ
2bVừaHoạt động thường nhật không bị ảnh hưởng bởi rung nhĩ, Nhưng người bệnh khó chịu vì triệu chứng
3NặngHoạt động thường nhật bị ảnh hưởng bởi rung nhĩ
4Khuyết tậtHoạt động thường nhật không thể thực hiện do rung nhĩ

31 Khuyến cáo về tiến triển triệu chứng ở bệnh nhân rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Đánh giá tác động của các triệu chứng liên quan đến rung nhĩ trước và sau những thay đổi lớn trong điều trị được khuyến cáo để thông báo cho việc ra quyết định chung và hướng dẫn lựa chọn điều trị.IB

32 Các công cụ chẩn đoán rung nhĩ

Tất cả bệnh nhânBệnh nhân được chọn.
Tiền sử: Để xác định kiểu hình rung nhĩ, tiền sử gia đình liên quan, các bệnh đồng mắc và đánh giá các yếu tố nguy cơ huyết khối và chảy máu.

Theo dõi điện tâm đồ (ECG) tại nhà: Để đánh giá gánh nặng rung nhĩ và kiểm soát nhịp thất.

Điện tâm đồ gắng sức: Để đánh giá kiểm soát nhịp tim hoặc tác dụng của thuốc chống loạn nhịp nhóm IC.

Điện tâm đồ 12 chuyển đạoXét nghiệm máu: Để tìm hiểu về bệnh tim mạch và đánh giá chính xác hơn nguy cơ đột quỵ/chảy máu (ví dụ: NT-proBNP, troponin).
Đánh giá triệu chứng và suy giảm chức năngSiêu âm tim thực quản: Để đánh giá huyết khối nhĩ trái và bệnh van tim.
Thu thập các kết quả đánh giá do bệnh nhân tự báo cáo: Có thể là chung hoặc đặc biệt liên quan đến rung nhĩCT động mạch vành, chụp động mạch vành hoặc hình ảnh thiếu máu cục bộ: Đối với trường hợp nghi ngờ bệnh động mạch vành.
Xét nghiệm máu: Bao gồm công thức máu, chức năng thận, điện giải, chức năng gan, đường huyết/HbA1c và chức năng tuyến giápChụp cộng hưởng từ tim (CMR): Để đánh giá bệnh cơ tim tâm nhĩ và tâm thất, và lập kế hoạch các thủ thuật can thiệp.
Siêu âm tim qua thành ngực: Khi cần thiết để hỗ trợ quyết định điều trị theo chương trình AF-CARE.

Chụp ảnh não và đánh giá chức năng nhận thức: Để đánh giá bệnh mạch máu não và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

33 Các khuyến cáo chẩn đoán ở bệnh nhân mới phát hiện rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Siêu âm tim qua thành ngực được khuyến cáo ở những bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ, khi mà kết quả siêu âm sẽ giúp hướng dẫn các quyết định điều trịIC

34 Hướng tới- quản lý trung tâm hóa người bệnh rung nhĩ

Các thành phần của quản lý AF tập trung vào bệnh nhân:

• Điều trị tối ưu theo lộ trình AF-CARE, bao gồm:

。 [C] Quản lý bệnh đi kèm và yếu tố nguy cơ

。 [A] Tránh đột quỵ và thuyên tắc huyết khối

。 [R] Giảm triệu chứng bằng cách kiểm soát nhịp độ và nhịp tim

。 [E] Đánh giá và tái đánh giá động

• Khuyến nghị về lối sống

• Hỗ trợ tâm lý xã hội

• Giáo dục và nâng cao nhận thức cho bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc

• Phối hợp liên tục giữa chăm sóc ban đầu và chăm sóc AF chuyên biệt.

Cách thực hiện quản lý AF tập trung vào bệnh nhân:

• Ra quyết định chung

• Tiếp cậu theo nhóm đa ngành

• Giáo dục bệnh nhân và tăng cường sức mạnh, nhấn mạnh vào tự chăm sóc

• Các chương trình giáo dục có cấu trúc cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe

• Hỗ trợ công nghệ (e-Health, m-Health, y tế từ xa).

35 Hướng tới chăm sóc và giáo dục trung tâm hoá người bệnh rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Giáo dục cho bệnh nhân, thành viên gia đình, người chăm sóc và các chuyên gia y tế được khuyến cáo để tối ưu hóa việc ra quyết định chung, tạo điều kiện cho việc thảo luận mở về cả lợi ích và rủi ro của từng lựa chọn điều trị.IC
Tiếp cận với việc quản lý bệnh nhân trung tâm theo nguyên tắc AF-CARE được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân rung nhĩ, bất kể giới tính, dân tộc và tình trạng kinh tế xã hội, để đảm bảo sự bình đẳng trong cung cấp dịch vụ y tế và cải thiện kết quả.IC
Quản lý bệnh nhân rung nhĩ trung tâm với một cách tiếp cận đa ngành nên được xem xét ở tất cả bệnh nhân rung nhĩ để tối ưu hóa việc quản lý và cải thiện kết quả.IIaB

36 Khuyến cáo kiểm soát bệnh đồng mắc và yếu tố nguy cơ ở người bệnh rung nhĩ (1)

Khuyến cáoClassLevel
Xác định và quản lý các yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc được khuyến cáo là một phần không thể thiếu trong chăm sóc bệnh nhân rung nhĩ.IB
Điều trị hạ huyết áp được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ và tăng huyết áp để giảm tái phát và tiến triển của rung nhĩ và ngăn ngừa các biến cố tim mạch bất lợi.IB
Thuốc lợi tiểu được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ, suy tim và sung huyết để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị rung nhĩ tốt hơn.IC
Điều trị nội khoa tối ưu được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ có suy tim và rối loạn chức năng thất trái nhằm giảm triệu chứng và hoặc giảm nhập viện do suy tim và tái phát rung nhĩIB
Chất ức chế đồng vận chuyển sodium-glucose 2 được khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim và rung nhĩ bất kể phân suất tống máu tâm thất trái để giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tử vong tim mạchIA
Kiểm soát đường huyết hiệu quả được khuyến cáo như một phần của việc quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ ở những người mắc bệnh tiểu đường và rung nhĩ, để giảm gánh nặng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ.IC

37 Khuyến cáo kiểm soát bệnh đồng mắc và yếu tố nguy cơ ở người bệnh rung nhĩ (2)

Khuyến cáoClassLevel
Giảm cân được khuyến cáo như một phần của việc quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ ở những người thừa cân và béo phì mắc bệnh rung nhĩ để giảm các triệu chứng và gánh nặng bệnh, với mục tiêu giảm 10% hoặc hơn trong lượng cơ thể.IB
Một chương trình tập luyện phù hợp được khuyến cáo cho những người mắc bệnh rung nhĩ từng cơn hoặc kéo dài để cải thiện thể lực tim phổi và giảm tái phát rung nhĩ.IB
Giảm lượng tiêu thụ rượu xuống còn ≤ 3 đơn vị tiêu chuẩn (≤ 30 gram rượu) mỗi tuần được khuyến cáo như một phần của việc quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ để giảm tái phát rung nhĩ.IB
Phẫu thuật giảm béo có thể được cân nhắc kết hợp với thay đổi lối sống và điều trị y tế ở những người mắc bệnh rung nhĩ và chỉ số khối lượng cơ thể ≥ 40 kg/m2), khi có kế hoạch chiến lược kiểm soát nhịp tim, để giảm tái phát và tiến triển của rung nhĩIIbC
Điều trị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn có thể được xem xét như một phần của việc quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ ở những người mắc bệnh rung nhĩ để giảm tái phát và tiến triển.IIbB
Khi sàng lọc ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn ở những người mắc bệnh rung nhĩ, không nên chỉ sử dụng các câu hỏi dựa trên triệu chứng.IIIB

Đưa ra những mục tiêu cụ thể nhằm tối ưu hóa kiểm soát các bệnh lý đồng mắc 

Các tiêu chíMô tả và nhận xétĐiểm
CSuy tim mạn tính
Bao gồm cả suy tim với phân suất tổng máu giảm (HFrEF), suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF) và suy tim với phân xuất tống máu trung bình (HFmrEF). Hoặc có suy tim không có triệu chứng những phân suất tổng máu dưới 40%
1
HTăng huyết ápHuyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg khi đo ít nhất 2 lần. Mục tiêu huyết áp để giảm nguy cơ các biến cố tim mạch lớn nhất là 120-129/70-79 mmHg hoặc thấp hơn nếu có thể.1
ATuổi ≥75Tuổi tác là yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não. Người từ 75 tuổi trở lên được tính 2 điểm2
DĐái tháo đườngĐái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 đang điều trị bằng thuốc hạ đường huyết.1
STiền sử đột quỵNhững người từng bị huyết khối có nguy cơ tái phát rất cao nên được tính 2 điểm.2
VBệnh mạch máuĐã từng bị nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, hoặc đã từng can thiệp mạch vành (mở thông mạch vành bằng phẫu thuật hoặc nong mạch vành). Có bệnh mạch vành nặng khi chụp mạch máu hoặc hình ảnh tim. Biểu hiện bằng các triệu chứng như đau chân khi đi bộ (claudication), đã từng can thiệp mạch máu ngoại biên, hoặc có mảng xơ vừa động mạch chủ bụng phức tạp.1
ATuổi 64-75

Tuổi từ 64-75 được tính 01 điểm

1

38 Các khuyến cáo về đánh giá và kiểm soát nguy cơ huyết khối (1)

Khuyến cáoClassLevel
Thuốc chống đông đường uống được khuyến cáo cho bệnh nhân có rung nhĩ lâm sàng với nguy cơ tắc mạch cao để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và tắc mạch.IA
Điểm CHA2DS2-VA ≥ 2 hoặc cao hơn được khuyến cáo là dấu hiệu cho thấy nguy cơ tắc mạch cao để quyết định bắt đầu sử dụng thuốc chống đông đường uống.IC
Thuốc chống đông đường uống được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân rung nhĩ kèm theo tăng sinh cơ tim hoặc amyloidosis tim, bất kể điểm CHA2DS2-VA, để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và tắc mạch.IB
Nên đánh giá lại nguy cơ tắc mạch một cách cá nhân hóa ở những khoảng thời gian nhất định ở bệnh nhân rung nhĩ để đảm bảo việc sử dụng thuốc chống đông được bắt đầu ở những bệnh nhân phù hợp.IB
Điểm CHA2DS2-VA ≥ 1 nên được xem xét là dấu hiệu cho thấy nguy cơ tắc mạch cao để quyết định bắt đầu sử dụng thuốc chống đông đường uống.IIaC
Có thể xem xét điều trị bằng thuốc chống đông uống trực tiếp ở bệnh nhân có rung nhĩ tiềm ẩn không triệu chứng được phát hiện qua thiết bị và có nguy cơ tắc mạch cao để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và tắc mạch, ngoại trừ những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao.IIbB

39 Các khuyến cáo về đánh giá và kiểm soát nguy cơ huyết khối (2)

Khuyến cáoClassLevel
Không khuyến cáo sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu thay thế cho thuốc chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ (AF) để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và tắc mạch.IIIA
Không khuyến cáo sử dụng mô hình lâm sàng của rung nhĩ (tức thời, kéo dài hoặc vĩnh viễn) để xác định nhu cầu sử dụng thuốc chống đông đường uống.IIIB

40 Các khuyến cáo về thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Thuốc chống đông uống trực tiếp (DOAC) được khuyến cáo sử dụng thay thế cho thuốc kháng vitamin K (VKA) để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và tắc mạch, ngoại trừ ở bệnh nhân có van tim nhân tạo hoặc hẹp van hai lá vừa đến nặng.IA
Mục tiêu INR từ 2.0-3.0 được khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ sử dụng VKA để phòng ngừa đột quỵ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.IB
Chuyển sang sử dụng DOAC được khuyến cáo cho các bệnh nhân đủ điều kiện đã không duy trì được thời gian trong khoảng trị liệu thích hợp trên VKA (TTR <70%) để phòng ngừa tắc mạch và xuất huyết nội sọ.IB
Duy trì thời gian trong khoảng trị liệu trên 70% nên được xem xét ở bệnh nhân sử dụng VKA để đảm bảo an toàn và hiệu quả, với việc kiểm tra INR ở tần suất thích hợp và giáo dục, tư vấn cho bệnh nhân.IIaA
Duy trì điều trị bằng VKA thay vì chuyển sang DOAC có thể được xem xét ở bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên, ổn định về mặt lâm sàng trên VKA với nhiều loại thuốc khác nhau để phòng ngừa nguy cơ chảy máu quá mức.IIbB
Không khuyến cáo giảm liều điều trị bằng DOAC, trừ khi bệnh nhân đáp ứng các tiêu chỉ cụ thể của DOAC, để ngăn ngừa tình trạng dùng thuốc quá ít và các biến cố tắc mạch có thể tránh được.IIIB

41 Các khuyến cáo về liều DOAC (1)

DOACLiều tiêu chuẩnTiêu chuẩn giảm liềuLiều giảm
Apixipan5mg b.i.d

Khi đạt 2 trong 3 điều kiện sau:

  • Tuổi từ 80 trở lên
  • Cân nặng từ 60kg trở xuống
  • Creatinin từ 133 mmol/L
2.5mg b.i.d
Dabigatran150mg b.i.d

Giảm liều khi có bất kỳ tiêu chí sau:

  • Tuổi từ 80 trở lên
  • Điều trị verapamil

Cân nhắc giảm liều ở những bệnh nhân

  • Tuổi từ 75-80
  • Suy giảm chức năng thận mức độ trung bình (eGFR 30-50)
  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày, thực quản
  • Các yếu tố tăng nguy cơ chảy máu khác
110mg b.i.d

42 Các khuyến cáo

DOACLiều tiêu chuẩnTiêu chuẩn giảm liềuLiều giảm
Edoxaban60mg o.d

Giảm liều khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Suy giảm chức năng thận mức độ trung bình (eGFR 15-50)
  • Cân nặng nhỏ hơn 60kg
  • Sử dụng ciclosporin, dronedarone, Erythromycin, ketoconazole
30mg o.d
Rivaroxaban20mg o.dMức lọc cầu thận từ 15-4915mg o.d

43 Các khuyến cáo trong kết hợp thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông trong phòng ngừa đột quỵ

Khuyến cáoClassLevel
Không khuyến cáo kết hợp thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu với thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ (AF) với mục đích phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc tắc mạch.IIIB

44 Các khuyến cáo về phòng ngừa huyết khối dù đã dùng chống đông

Khuyến cáoClassLevel
Nên xem xét kỹ lưỡng các xét nghiệm chẩn đoán ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông đường uống và xuất hiện đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc tắc mạch để phòng ngừa các biến cố tái phát, bao gồm đánh giá các nguyên nhân không phải do tim, các yếu tố nguy cơ mạch máu, liều dùng và sự tuân thủ.IIaB
Không khuyến cáo bổ sung điều trị kháng tiểu cầu vào thuốc chống đông ở bệnh nhân bị rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ tắc mạch tái phát.IIIB
Không khuyến cáo chuyển từ thuốc chống đông uống trực tiếp (DOAC) này sang thuốc khác, hoặc từ DONG sang thuốc kháng vitamin K (VKA) nếu không có chỉ định rõ rằng ở bệnh nhân bị rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ tắc mạch tái phátIIIB

45 Khuyến cáo về bít tiểu nhĩ trái qua da

Khuyến cáoClassLevel
Bít lỗ nhĩ trải qua da (LAA occlusion) có thể được cần nhắc ở những bệnh nhân bị rung nhĩ (AF) và có chống chỉ định với điều trị chống đông lâu dài để phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và huyết khối tắc mạchIIbC

46 Các khuyến cáo về phẫu thuật bít tiểu nhĩ trái

Khuyến cáoClassLevel
Khâu đóng lỗ tiểu nhĩ trái được khuyến cáo kết hợp với thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ đang phẫu thuật tim để phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và huyết khối tắc mạch.IB
Nên xem xét khâu đóng lỗ tiểu nhĩ trái kết hợp với thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ đang thực hiện phẫu thuật triệt rung nhĩ bằng nội soi hoặc kết hợp để phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và huyết khối tắc mạch.IIaC
Có thể xem xét khâu đóng lỗ tiểu nhĩ trái bằng nội soi độc lập ở bệnh nhân rung nhĩ có chống chỉ định với điều trị chống đông lâu dài để phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và huyết khối tắc mạch.IIbC

47 Các khuyến cáo về đánh giá nguy cơ chảy máu

Khuyến cáoClassLevel
Đánh giá và quản lý các yếu tố nguy cơ chảy máu có thể thay đổi được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân đủ điều kiện dùng thuốc chống đông đường uống, như một phần của quá trình ra quyết định chung để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa chảy máu.IB
Không khuyến cáo sử dụng thang điểm đánh giá nguy cơ chảy máu để quyết định bắt đầu hoặc ngừng sử dụng thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ để tránh việc sử dụng thuốc chống đông quá ít.IIIB

48 Các khuyến cáo về quản lý chảy máu ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông

Khuyến cáoClassLevel
Ngừng thuốc chống đông và thực hiện các can thiệp chẩn đoán hoặc điều trị được khuyến cáo ở bệnh nhân vung nhĩ có chảy máu đang diễn ra cho đến khi xác định và giải quyết được nguyên nhân gây chảy máu.IC
Nên xem xét sử dụng phức hợp prothrombin ở bệnh nhân rung nhĩ đang dùng thuốc kháng vitamin K (VKAs) khi xuất hiện chảy máu đe dọa tính mạng hoặc chảy máu vào vị trí quan trọng để đảo ngược tác dụng chống đông.IIaC
Nên xem xét các thuốc đối kháng đặc hiệu ở bệnh nhân rung nhĩ đang dùng thuốc chống đông uống trực tiếp (DOAC) khi xuất hiện chảy máu đe dọa tính mạng hoặc chảy máu vào vị trí quan trọng để đảo ngược tác dụng chống đôngIIaB

49 Các khuyến cáo về kiểm soát tần số tim ở bệnh nhân rung nhĩ (1)

Khuyến cáoClassLevel
Điều trị kiểm soát tần số được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ, như liệu pháp ban đầu trong giai đoạn cấp tính, kết hợp với các liệu pháp kiểm soát nhịp hoặc như một chiến lược điều trị duy nhất để kiểm soát nhịp tim và giảm triệu chứng.IB
Thuốc chẹn beta, diltiazem, verapamil hoặc digoxin được khuyến cáo là thuốc lựa chọn đầu tiên ở bệnh nhân rung nhĩ và phân suất tống máu tâm thất trái (LVEF)>40% để kiểm soát nhịp tim và giảm triệu chứng.IB
Thuốc chẹn beta và hoặc digoxin được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ và LVEF ≤ 40% để kiểm soát nhịp tim và giảm triệu chứngIB
Kết hợp điều trị kiểm soát nhịp nên được cân nhắc nếu một loại thuốc đơn là không kiểm soát được triệu chứng hoặc nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ, với điều kiện có thể tránh được nhịp tim chậm, để kiểm soát nhịp tim và giảm triệu chứng.IIaC
Kiểm soát nhịp tim từ tốn với nhịp tim nghỉ ngơi <110 lần/phút nên được xem xét như mục tiêu ban đầu cho bệnh nhân rung nhĩ, với việc kiểm soát chặt chẽ hơn dành cho những người có triệu chứng liên quan đến rung nhĩ tiếp tục.IIaB

50 Các khuyến cáo về kiểm soát tần số tim ở bệnh nhân rung nhĩ (2)

Khuyến cáoClassLevel
Triệt đốt nút nhĩ thất kết hợp với đặt máy tạo nhịp: Nên được xem xét ở những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không đủ điều kiện để điều trị kiểm soát nhịp tim và giảm triệu chứng tích cực.IIaB
Triệt đốt nút nhĩ thất kết hợp với liệu pháp đồng bộ hóa tim: Nên được xem xét ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng với rung nhĩ thường xuyên và ít nhất một lần nhập viện do suy tim để giảm triệu chứng, hạn chế vận động, giảm nguy cơ nhập viện do suy tim tái phát và tử vong.IIaB
Amiodaron đường tĩnh mạch, digoxin, esmolol hoặc landiolol: Có thể được xem xét ở những bệnh nhân bị rung nhĩ có huyết động không ổn định hoặc suy tâm thất trái nặng để kiểm soát nhịp tim trong pha cấp tính.IIbB

51 Thuốc kiểm soát nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ (1)

ThuốcĐường tĩnh mạchKhoảng liều uống duy trìChống chỉ định
Chẹn Beta
Metoprolol tartrate2.5-5mg tiêm trong 2 phút, tối đa 15mg liều tích lũy25-100ng bid

Trong trường hợp hen, không nên sử dụng chẹn beta không chọn lọc

Chống chỉ định ở bệnh nhân suy tim cấp và tiền sút co thắt phế quản

Metoprolol XL (succinate)N/A50-200mg o.d
BisoprololN/A1.25-20mg o.d
AtenololN/A25-100 mg o.d
Esmolol500 ug/kg tiêm bolus trong 1 phút, duy trì 50-300 ug/kg/phútN/A
Landiolol

100 ug/kg tiêm bolus trong 1 phút, duy trì 10-40 ug/kg/phút

N/A
NebivololN/A2.5-10mg o.d
CarvedilolN/A3.125-50mg b.i.d

52 Thuộc điều kiểm soát nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ (2)

ThuốcĐường tĩnh mạchKhoảng liều uống duy trìChống chỉ định
Chẹn kênh Calci Non-DHP
Verapamil2.5-10mg tiêm TM bolus trong 5 phút40mg b.i.d đến 480mg o.d (e.r)

 

Chống chỉ định nếu LVEF < 40%

Liều chấp nhận với suy giảm chức năng gan thận

Diltiazem0.25mg/kg tiêm TM bolus trong 5 phút, sau đó duy trì 5-15mg/giờ60mg 3 lần/ngày – 360ng o.d (e.r)

Thuốc điều kiểm soát nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ (3)

ThuốcĐường tĩnh mạchKhoảng liều uống duy trìChống chỉ định
Digitalis glycosides
Digoxin0.5mg tiêm TM bolus (0.75-1.5mg/24h chia nhỏ liều)0.625-0.25 mg o.d

 

Trường hợp tỉ lệ huyết tương cao với các biến chứng

Đánh giá chức năng thận trước khi dùng digoxin và điều chỉnh liều ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính

 

DigitoxinKhuyến cáo0.05-0.1mg o.d

53 Thuốc điều kiểm soát nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ (4)

ThuốcĐường tĩnh mạchKhoảng liều uống duy trìChống chỉ định
Khác
Amiodarone300mg pha trong 250ml Dextrose 5% truyền trong 30-60 phút (ưu tiên đường tĩnh mạch trung tâm), duy trì 900-1200 mg tiêm TM trong 24h pha trong 500- 1000ml truyền TM trung tâm

200mg o.d sau khi nạp

- Liều nạp: 200mg x 3 lần/ngày trong vòng 4 tuần, sau đó 200mg o.d hoặc ít hơn nếu đáp ứng (giảm liều dựa trên nhịp tim bệnh nhân)

Chống chỉ định ở bệnh nhân nhạy cảm iodine. Các nguy cơ có thể xảy ra (phổi, mắt, gan, tuyến giáp) Cẩn trọng với tương tác

54 Các khuyến cáo về các khái niệm chung trong kiểm soát nhịp (1)

Khuyến cáoClassLevel
Điện chuyển tim được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ có bất ổn động mạch cấp tính hoặc đang tiến triển để cải thiện kết quả ngay lập tức cho bệnh nhân.IC
Thuốc chống đông uống trực tiếp được khuyến cáo thay thế cho vitamin K antagonist (VKAs) ở những bệnh nhân rung nhĩ đủ điều kiện được điện chuyển để giảm nguy cơ huyết khối tắc mạchIA
Điều trị bằng thuốc chống đông uống trong ít nhất 3 tuần (tuân thủ thuốc chống đông uống trực tiếp hoặc INR ≥ 2.0 đối với VKAs) được khuyến cáo trước khi tiến hành điện chuyển theo kế hoạch đối với rung nhĩ và rung tâm nhĩ để phòng ngừa huyết khối tắc mạch liên quan đến thủ thuật.IB
Siêu âm tim thực quản được khuyến cáo nếu không cung cấp 3 tuần điều trị bằng thuốc chống đông uống, để loại trừ huyết khối tim nhằm cho phép điện chuyển sớm.IB
Thuốc chống đông uống được khuyến cáo tiếp tục trong ít nhất 4 tuần ở tất cả bệnh nhân sau khi điện chuyển và lâu dài ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ huyết khối tắc mạch, bất kể nhịp xoang có được phục hồi hay không, để phòng ngừa huyết khối tắc mạch.IB
Điện chuyển rung nhĩ (bằng điện hoặc được lý) nên được cân nhắc ở những bệnh nhân có triệu chứng với rung như dai dẳng như một phần của phương pháp kiểm soát nhịp.IIaB

55 Khuyến cáo về các khái niệm chung trong kiểm soát nhịp (2)

Khuyến cáoClassLevel
Cách tiếp cận "chờ đợi và theo dõi" đối với việc chuyển nhịp tự phát sang nhịp xoang trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát rung nhĩ (AF) nên được cân nhắc ở các bệnh nhân không có rối loạn huyết động, như là một phương án thay thế cho sốc điện chuyển nhịp tức thì.IIaB
Chiến lược kiểm soát nhịp tim nên được xem xét trong vòng 12 tháng sau khi bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ và là đối tượng có nguy cơ biến cố huyết khối tắc mạch để giảm nguy cơ tử vong do tim mạch hoặc nhập viện.IIaB
Khởi trị thuốc chống đông nên được xem xét càng sớm càng tốt trong bối cảnh chuyển nhịp không theo kế hoạch cho rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ để ngăn ngừa thuyên tắc, huyết khối liên quan đến thủ thuật.IIaB
Siêu âm tim qua thực quản nên được xem xét trước khi sốc điện chuyển nhịp nếu phát hiện huyết khối trên hình ảnh ban đầu để đảm bảo giải quyết huyết khối và ngăn ngừa thuyên tắc. huyết khối trong quá trình thủ thuật.IIaC

Không khuyến cáo chuyển nhịp sớm nếu không có chống đông thích hợp hoặc siêu âm tim qua thực quản nếu thời gian rung nhĩ kéo dài hơn 24 giờ, hoặc có khả năng chờ đợi sự chuyển nhịp tự phát.

IIIC

56 Khuyến cáo về sốc điện chuyển nhịp trong điều trị rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Sốc điện chuyển nhịp như một công cụ chẩn đoán nên được cân nhắc ở các bệnh nhân bị rung nhĩ kéo dài khi giá trị của việc khôi phục nhịp xoang đối với các triệu chứng không chắc chắn về lợi ích, hoặc để đánh giá sự cải thiện chức năng tâm thất trái.IIaC

57 Thuốc chống loạn nhịp để khôi phục nhịp xoang (1)

ThuốcĐường dùngLiều ban đầuLiều duy trì [tiếp cận dài hạn]Tỉ lệ thành công pha cấp và thời gian đạt nhịp xoangChống chỉ định và thận trọng
FlecainideĐường uống200–300 mg

Dài ngày 50-150mg

Hai lần/ngày

50–60% trong 3 giờ và 75–85% trong 6–8 giờ (3–8 giờ)- Không nên dùng ở bệnh nhân có bệnh lý tim cấu 
trúc nặng hoặc bệnh mạch vành, hội chứng 
Brugada, hoặc suy thận nặng (CrCl <35 
mL/phút/1,73 m²). 
- Khuyến cáo đánh giá an toàn và hiệu quả trong 
môi trường nội trú trước khi sử dụng liều duy trì. 
- Nên sử dụng thuốc ức chế AVN để tránh dẫn 
truyền 1:1 nếu chuyển thành cuồng nhĩ (AFL). 
- Ngưng truyền thuốc nếu thấy QRS giãn rộng >25% 
hoặc có hiện tượng block nhánh. 
- Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân có bệnh lý nút 
xoang và rối loạn chức năng AVN (chủ yếu với 
propafenone). 
- Không sử dụng để chuyển nhịp trong cuồng nhĩ.
Tĩnh mạch1–2 mg/kg over 10 min 52–95% Lên đến 6 Giờ

58 Thuốc chống loạn nhịp để khôi phục nhịp xoang (2)

ThuốcĐường dùngLiều ban đầuLiều duy trì [tiếp cận dài hạn]Tỉ lệ thành công pha cấp và thời gian đạt nhịp xoangChống chỉ định và thận trọng
PropafenoneĐường uống450-600 mg[long-term 
150-300 mg 
three times
daily]
45–55% at 3 Giờ, 69–78% at 8 Giờ (3–8 h)

- Không nên dùng ở bệnh nhân có bệnh lý tim cấu trúc nặng hoặc bệnh mạch vành, hội chứng Brugada, hoặc suy thận nặng (CrCl < 35% mL/phút/1,73 m²).

- Khuyến cáo đánh giá an toàn và hiệu quả trong môi trường nội trú trước khi sử dụng liều duy trì.

- Nên sử dụng thuốc ức chế AVN để tránh dẫn truyền 1:1 nếu chuyển thành cuồng nhĩ (AFL).

- Ngưng truyền thuốc nếu thấy QRS giãn rộng >25% hoặc có hiện tượng block nhánh.

- Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân có bệnh lý nút xoang và rối loạn chức năng AVN.

- Không sử dụng để chuyển nhịp trong cuồng nhĩ

Tĩnh mạch1.5-2 mg/kg Over 10 min

 

43–89%

Lên tới 6h)

59 Thuốc chống loạn nhịp để khôi phục nhịp xoang (3)

ThuốcĐường dùngLiều ban đầuLiều duy trì [tiếp cận dài hạn]Tỉ lệ thành công pha cấp và thời gian đạt nhịp xoangChống chỉ định và thận trọng
AmiodaroneTĩnh mạch/ Đường uống300 mg tiêm tĩnh mạch trong 30-60 phút900–1200 mg
tiêm tĩnh 
mạch trong 24 
giờ (hoặc 200 
mg uống ba 
lần mỗi ngày 
trong 4 tuần). 
[dài hạn 200 
mg uống hàng 
ngày]
44% (8–12 giờ đến vài ngày)

- Có thể gây viêm tĩnh mạch (sử dụng tĩnh mạch ngoại biên lớn, tránh tiêm tĩnh mạch >24 giờ và sử dụng bơm truyền thể tích nếu có thể).

- Có thể gây hạ huyết áp, nhịp chậm/blốc nhĩ thất, kéo dài QT.

- Chỉ sử dụng khi không còn lựa chọn nào khác ở bệnh nhân cường giáp (nguy cơ nhiễm độc giáp).

- Xem xét phổ tương tác thuốc rộng rãi

IbutilideTĩnh mạch1 mg trong 10 phút (0,01 mg/kg nếu trọng lượng <60 kg)1 mg trong 
10 phút 
(10–20 phút 
sau liều ban 
đầu)
31–51% (30–90 phút trong AF, 60–75% trong cuồng nhĩ - 60 phút)

- Nên sử dụng trong bối cảnh hồi sức tim mạch vì có thể gây kéo dài QT và xoắn đỉnh.

- Theo dõi điện tâm đồ ít nhất 4 giờ sau khi tiêm để phát hiện bất kỳ tác dụng loạn nhịp nào.

- Không nên sử dụng ở bệnh nhân có QT kéo dài, phì đại thất trái nặng (LVH), hoặc phân suất tống máu thất trái giảm (LVEF)

VernakalantTĨnh mạch3 mg/kg over 
10 phút
(tối đa
339 mg)
2 mg/kg 
trong 10phút
(10–15 phút
Sau 
Liều khởi đầu
(tối đa
226 mg)
50% trong 10 phút Không nên sử dụng ở bệnh nhân hạ huyết áp 
(huyết áp tâm thu <100 mmHg), hội chứng mạch vành cấp tính gần đây (trong vòng 1 tháng), suy tim NYHA III hoặc IV, kéo dài QT hoặc hẹp van động mạch chủ nặng. 
- Có thể gây hạ huyết áp, kéo dài QT, giãn rộng QRS, hoặc nhịp nhanh thất không bền bỉ.

60 Khuyến cáo về chuyển nhịp bằng thuốc trong điều trị rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Tiêm tĩnh mạch flecainide hoặc propafenone được khuyến cáo khi cần chuyển nhịp bằng thuốc cho rung nhĩ khởi phát gần đây, ngoại trừ ở những bệnh nhân có phì đại thất trái nặng, suy tim HFrEF, hoặc bệnh mạch vành.IA
Vernakalant (IV) được khuyến cáo khi chuyển nhịp bằng thuốc cho rung nhĩ khởi phát gần đây, ngoại trừ bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp tính gần đây (ACS), suy tim HFrEF, hoặc hẹp van động mạch chủ nặngIA
Tiêm tĩnh mạch Amiodarone được khuyến cáo khi cần chuyển nhịp trong rung nhĩ ở những bệnh nhân có phì đại thất trái nặng, suy tim HFrEF, hoặc bệnh mạch vành, chấp nhận rằng có thể có sự chậm trễ trong việc chuyển nhịp.IA
Một liều uống tự quản lý của flecainide hoặc propafenone (phương pháp "pill-in-the-pocket") nên được cân nhắc cho việc chuyển nhịp do bệnh nhân tự thực hiện ở những bệnh nhân chọn lọc có rung nhĩ kịch phát không thường xuyên, sau khi đánh giá hiệu quả và an toàn, và loại trừ những bệnh nhân có phì đại thất trái nặng, suy tim HFrEF, hoặc bệnh mạch vành.IIaB
Chuyển nhịp bằng thuốc không được khuyến cáo cho bệnh nhân có rối loạn chức năng nút xoang, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, hoặc kéo dài QTc (>500 ms), trừ khi đã xem xét các nguy cơ loạn nhịp và nhịp chậm.IIIC

61 Khuyến cáo về thuốc chống loạn nhịp để duy trì nhịp xoang dài hạn (1)

Khuyến cáoClassLevel
Amiodarone được khuyến cáo cho các bệnh nhân rung nhĩ (AF) và suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) cần liệu pháp thuốc chống loạn nhịp dài hạn đề ngăn ngừa tái phát và tiến triển của rung nhĩ, với sự cân nhắc và theo dõi cẩn thận về độc tính ngoài tim.IA
Dronedarone được khuyến cáo cho các bệnh nhân bị rung nhĩ (AF) cần kiểm soát nhịp dài hạn, bao gồm những người có suy tim phân suất tổng máu giảm nhẹ (HFmrEF) suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), bệnh tim thiếu máu cục bộ, hoặc bệnh van tim để ngăn ngừa tái phát và tiến triển của rung nhĩIA
Flecainide hoặc propafenone được khuyến cáo cho các bệnh nhân bị rung nhĩ (AF) cần kiểm soát nhịp tim dài hạn để ngăn ngừa tái phát và tiến triển của rung nhĩ, ngoại trừ những bệnh nhân có suy giảm chức năng tâm thu thất trái, phì đại thất trái nặng, hoặc bệnh mạch vành.IA
Sử dụng đồng thời chẹn beta, diltiazem, hoặc verapamil nên được cân nhắc ở các bệnh nhân rung nhĩ được điều trị bằng flecainide hoặc propafenone để ngăn ngừa dẫn truyền 1:1 nếu nhịp của họ chuyển thành cuồng nhĩ (AFL).IIaC

62 Khuyến cáo về thuốc chống loạn nhịp để duy trì nhịp xoang dài hạn (2)

Khuyến cáoClassLevel
Sotalol có thể được cân nhắc cho các bệnh nhân bị rung nhĩ (AF) cần kiểm soát nhịp tim dài hạn với phân suất tổng máu thất trái bình thường (LVEF) hoặc bệnh mạch vành để ngăn ngừa tái phát và tiến triển của rung nhĩ, nhưng yêu cầu giám sát chặt chẽ khoảng QT, nồng độ Kali máu, chức năng thận, và các yếu tố nguy cơ loạn nhịp khác.IIbA
Liệu pháp thuốc chống loạn nhịp không được khuyến cáo cho các bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền nặng trừ khi đã được điều trị tạo nhịp chống nhịp chậm.IIIC

63 Khuyến cáo về triệt đốt qua catheter trong điều trị rung nhĩ (1)

Khuyến cáoClassLevel
Quyết định điều trị dựa trên sự đồng thuận
Quyết định dựa trên đồng thuận nên được cân nhắc khi triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ, cần xem xét đến các nguy cơ thủ thuật lợi ích có thể đạt được, và các yếu tố nguy cơ tái phát rung nhĩ.IC
Bệnh nhân rung nhĩ kháng hoặc không dung nạp với liệu pháp thuốc chống loạn nhịp
Triệt đốt qua catheter được khuyến cáo ở những bệnh nhân rung nhĩ kịch phát hoặc rung nhĩ dai dẳng kháng hoặc không dung nạp với liệu pháp thuốc chống loạn nhịp để giảm triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ.IA
Liệu pháp kiểm soát nhịp ban đầu
Triệt đốt qua catheter được khuyến cáo như một lựa chọn ban đầu trong chiến lược kiểm soát nhịp với quyết định chung ở bệnh nhân bị rung như kịch phát, để giảm triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ.IA
Triệt đốt qua catheter có thể được cân nhắc như một lựa chọn ban đầu trong chiến lược kiểm soát nhịp với quyết định chung ở những bệnh nhân được chọn lọc có rung nhĩ dai dẳng, để giảm triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ.IIbC

64 Khuyến cáo về triệt đốt qua catheter trong điều trị rung nhĩ (2)

Khuyến cáo (tiếp tục)ClassLevel
Bệnh nhân suy tim
Triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ được khuyến cáo ở những bệnh nhân có rung nhĩ và suy tim với phân suất tống máu giảm (HFrEF) có khả năng cao bị bệnh cơ tim do nhịp nhanh để phục hồi chức năng thất tráiIB
Triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ nên được xem xét ở những bệnh nhân rung nhĩ có chọn lọc với suy tim HFrEF để giảm số lần nhập viện do suy tim và kéo dài sự sống.IIaB
Bệnh lý nút xoang/hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm
Triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ nên được xem xét ở những bệnh nhân có rung nhĩ liên quan đến nhịp chậm hoặc khoảng ngừng xoang sau khi kết thúc rung nhĩ để cải thiện triệu chứng và tránh cấy máy tạo nhịp tim.IIaC
Tái phát sau triệt đốt qua đường ống thông
Triệt đốt lại rung nhĩ bằng catheter nên được xem xét ở những bệnh nhân tái phát rung nhĩ sau khi đã triệt đốt lần đầu, với điều kiện là triệu chứng của bệnh nhân đã được cải thiện sau lần triệt đốt ban đầu hoặc sau khi thất bại ban đầu, để giảm triệu chứng, tái phát, và tiến triển của rung nhĩ.IIaB

65 Khuyến cáo về liệu pháp chống đông ở bệnh nhân trải qua đốt điện qua catheter

Khuyến cáoClassLevel
Khởi đầu liệu pháp chống đông đường uống được khuyến cáo ít nhất 3 tuần trước khi thực hiện triệt đốt qua catheter cho bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao, để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối liên quan đến thủ thuật.IC
Chống đông đường uống không gián đoạn được khuyến cáo cho bệnh nhân trải qua triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối liên quan đến thủ thuật.IA
Tiếp tục liệu pháp chống đông đường uống được khuyến cáo ít nhất 2 tháng sau khi triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ ở tất cả bệnh nhân, bất kể kết quả kiểm soát nhịp hay điểm số CHA₂DS₂-VA của bệnh nhân, để giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối liên quan đến thủ thuật.IC
Tiếp tục liệu pháp chống đông đường uống được khuyến cáo sau khi triệt đốt rung nhĩ theo điểm số CHA₂DS₂-VA của bệnh nhân, thay vì dựa vào mức độ thành công cảm nhận của thủ thuật triệt đốt, để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối.IC
Hình ảnh tim mạch nên được cân nhắc trước khi triệt đốt qua catheter cho rung nhĩ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối mặc dù đã sử dụng liệu pháp chống đông đường uống để loại trừ huyết khối.IIaB

66 Khuyến cáo về triệt đốt rung nhĩ bằng nội soi và phương pháp lai

Khuyến cáoClassLevel
Tiếp tục liệu pháp chống đông đường uống được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao sau khi thực hiện đồng thời, nội soi hoặc phương pháp triệt đốt lai, bất kể kết quả kiểm soát nhịp hay cắt bỏ tiểu nhĩ trái (LAA), để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối.IC
Quy trình triệt đốt bằng nội soi và phương pháp lai nên được cân nhắc ở những bệnh nhân rung nhĩ dai dẳng có triệu chứng và kháng với liệu pháp thuốc chống loạn nhịp (AAD) để ngăn ngừa triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ, trong bối cảnh quyết định điều trị dựa trên sự đồng thuận của nhóm kiểm soát nhịp gồm các chuyên gia điện sinh lý và phẫu thuật viên.IIaA
Quy trình triệt đốt bằng nội soi và phương pháp lai có thể được cân nhắc ở những bệnh nhân rung nhĩ kịch phát có triệu chứng và kháng với liệu pháp thuốc chống loạn nhịp (AAD) và thất bại với chiến lược triệt đốt qua da để ngăn ngừa triệu chứng, tái phát và tiến triển của rung nhĩ, trong bối cảnh quyết định điều trị dựa trên sự đồng thuận của nhóm kiểm soát nhịp gồm các chuyên gia điện sinh lý và phẫu thuật viên.IIbB

67 Khuyến cáo về triệt đốt rung nhĩ trong quá trình phẫu thuật tim

Khuyến cáoClassLevel
Triệt đốt qua phẫu thuật đồng thời được khuyến cáo ở bệnh nhân trải qua phẫu thuật van hai lá và rung nhĩ phù hợp với chiến lược kiểm soát nhịp để ngăn ngừa triệu chứng và tái phát rung nhĩ, với quyết định điều trị dựa trên sự đồng thuận và được hỗ trợ bởi nhóm chuyên gia điện sinh lý và phẫu thuật loạn nhịp có kinh nghiệm.IA
Hình ảnh trong quá trình phẫu thuật để phát hiện huyết khối nhĩ trái ở bệnh nhân trải qua triệt đốt phẫu thuật được khuyến cáo để định hướng chiến lược phẫu thuật, bất kể việc sử dụng thuốc chống đông đường uống, nhằm ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối liên quan đến thủ thuậtIC
Triệt đốt phẫu thuật đồng thời nên được xem xét ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim không phải van hai lá và rung nhĩ phù hợp với chiến lược kiểm soát nhịp để ngăn ngừa triệu chứng và tái phát rung nhĩ, với quyết định điều trị dựa trên sự đồng thuận và được hỗ trợ bởi nhóm chuyên gia điện sinh lý và phẫu thuật loạn nhịp có kinh nghiệmIIaB

68 Khuyến cáo để cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân

Khuyến cáoClassLevel
Đánh giá chất lượng chăm sóc và xác định các cơ hội cải thiện điều trị rung nhĩ (AF) nên được cân nhắc bởi các chuyên gia và cơ sở y tế để nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân.IIaB

69 Khuyến cáo cho bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp hoặc trải qua can thiệp qua da (1)

Khuyến cáoClassLevel
Khuyến cáo chung cho bệnh nhân rung nhĩ có chỉ định điều trị kháng tiểu cầu đồng thời
Đối với các kết hợp với liệu pháp kháng tiểu cầu, nên ưu tiên sử dụng DOAC cho bệnh nhân đủ điều kiện thay vì VKA để giảm thiểu nguy cơ chảy máu và ngăn ngừa thuyên tắc huyết khối.IA
Rivaroxaban 15 mg một lần mỗi ngày nên được cân nhắc thay vì rivaroxaban 20 mg một lần mỗi ngày khi kết hợp với liệu pháp kháng tiểu cầu ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao hơn nguy cơ huyết khối stent hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộIIaB
Dabigatran 110 mg hai lần mỗi ngày nên được cân nhắc thay vì dabigatran 150 mg hai lần mỗi ngày khi kết hợp với liệu pháp kháng tiểu cầu ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao hơn nguy cơ huyết khối stent hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộ.IIaB
Liều VKA được điều chỉnh cẩn thận với INR mục tiêu từ 2,0–2,5 và TTR >70% nên được cân nhắc khi kết hợp với liệu pháp kháng tiểu cầu ở bệnh nhân rung nhĩ để giảm thiểu nguy cơ chảy máu.IIaC

70 Khuyến cáo cho bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp hoặc trải qua can thiệp qua da (2)

Khuyến cáo tiếp tụcClassLevel
Khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ có hội chứng mạch vành cấp (ACS)
Ngưng sử dụng Aspirin sớm (≤1 tuần) và tiếp tục sử dụng thuốc chống đông đường uống (ưu tiên DOAC) kết hợp với chất ức chế P2Y₁₂ (ưu tiên clopidogrel) trong tối đa 12 tháng được khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ có hội chứng mạch vành cấp đang trải qua PCI không phức tạp để tránh chảy máu nghiêm trọng, nếu nguy cơ huyết khối thấp hoặc nguy cơ chảy máu cao.IA
Liệu pháp bộ ba với aspirin, Clopidogrel, và thuốc chống đông đường uống trong hơn 1 tuần sau hội chứng mạch vành cấp nên được cân nhắc ở bệnh nhân rung nhĩ khi nguy cơ thiếu máu cục bộ vượt trội so với nguy cơ chảy máu, với tổng thời gian sử dụng (≤1 tháng) được quyết định dựa trên đánh giá các nguy cơ này và tài liệu rõ ràng của kế hoạch điều trị sau xuất viện.IIaC

71 Khuyến cáo cho bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp hoặc trải qua can thiệp qua da (3)

Khuyến cáo (tiếp)ClassLevel
Khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ trải qua PCI
Sau PCI không phức tạp, ngừng aspirin sớm (≤1 tuần) và tiếp tục sử dụng thuốc chống đông đường uống và chất ức chế P2Y₁₂ (ưu tiên clopidogrel) trong tối đa 6 tháng được khuyến cáo để tránh chảy máu nghiêm trọng, nếu nguy cơ thiếu máu cục bộ thấp.IA
Liệu pháp ba thuốc với aspirin, clopidogrel, và thuốc chống đông đường uống trong hơn 1 tuần sau PCI nên được cân nhắc khi nguy cơ huyết khối stent vượt trội so với nguy cơ chảy máu, với tổng thời gian sử dụng (≤1 tháng) được quyết định dựa trên đánh giá các nguy cơ này và tài liệu rõ ràng.IIaB
Khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ có bệnh mạch vành hoặc bệnh mạch máu mãn tính
Liệu pháp kháng tiểu cầu kéo dài hơn 12 tháng không được khuyến cáo ở bệnh nhân ổn định có bệnh mạch vành hoặc bệnh mạch máu mãn tính được điều trị bằng thuốc chống đông đường uống, do thiếu hiệu quả và để tránh chảy máu nghiêm trọng.IIIB

72 Các tình trạng không liên quan đến tim có liên quan đến rung nhĩ kích hoạt bởi yếu tố kích thích

Tình trạng cấp tính:

Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)

Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim

Tình trạng khẩn cấp (bỏng, chấn thương nghiêm trọng, sốc)

Tiêu thụ rượu quá mức

Sử dụng thuốc, bao gồm methamphetamines, cocaine, opiates, và cần sa

Can thiệp cấp tính, thủ thuật, và phẫu thuật

Rối loạn nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, và các tuyến khác)

Tình trạng mãn tính với viêm và tăng cường nền rung nhĩ

Bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột, bệnh Celiac, bệnh vảy nến, và các bệnh khác)

Béo phì

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ung thư

Bệnh gan nhiễm mỡ

Căng thẳng

Rối loạn nội tiết (xem Mục 9.10)

73 Khuyến cáo cho rung nhĩ kích hoạt bởi yếu tố khởi phát

Khuyến cáoClassLevel
Liệu pháp chống đông đường uống dài hạn nên được cân nhắc ở những bệnh nhân phù hợp với rung nhĩ kích hoạt bởi yếu tố khởi phát có nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối toàn thânIIaC

74 Khuyến cáo về quản lý rung nhĩ sau phẫu thuật

Khuyến cáoClassLevel
Liệu pháp Amiodarone quanh phẫu thuật được khuyến cáo khi cần sử dụng thuốc để ngăn ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật tim.IA
Thủ thuật mở màng ngoài tim phía sau đồng thời nên được cân nhắc ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim để ngăn ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật.IIaB
Liệu pháp chống đông đường uống dài hạn nên được cân nhắc ở những bệnh nhân có rung nhĩ sau phẫu thuật tim và không phải phẫu thuật tim với nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao, để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối.IIaB
Sử dụng thường quy Beta-blocker không được khuyến cáo ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật không phải tim để ngăn ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật.IIIB

75 Khuyến cáo cho bệnh nhân đột quỵ do thuyên tắc nhưng không rõ nguồn gốc

Khuyến cáoClassLevel
Theo dõi kéo dài để phát hiện rung nhĩ được khuyến cáo ở bệnh nhân ESUS để hỗ trợ quyết định điều trị rung nhĩ.IB
Khởi đầu liệu pháp chống đông đường uống ở bệnh nhân ESUS mà không có chẩn đoán rung nhĩ không được khuyến cáo do thiếu hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khốiIIIA

76 Khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ trong thời kỳ mang thai (1)

Khuyến cáoClassLevel
Sốc điện chuyển nhịp ngay lập tức được khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ trong thời kỳ mang thai và có sự mất ổn định huyết động hoặc rung nhĩ tiền kích thích để cải thiện kết quả cho cả mẹ và thai nhi.IC
Liệu pháp chống đông bằng LMWHs hoặc VKAs (trừ VKAs trong ba tháng đầu tiên hoặc sau tuần 36) được khuyến cáo cho bệnh nhân mang thai có rung nhĩ với nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối.IC
Chẹn beta-1 chọn lọc được khuyến cáo để kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ trong thời kỳ mang thai để giảm triệu chứng và cải thiện kết quả cho cả mẹ và thai nhi, trừ atenolol.IC
Sốc điện chuyển nhịp nên được cân nhắc ở bệnh nhân rung nhĩ kéo dài trong thời kỳ mang thai có bệnh cơ tim phì đại (HCM) để cải thiện kết cục cho cả mẹ và thai nhi.IIaC
Digoxin nên được cân nhắc để kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ trong thời kỳ mang thai nếu chẹn beta không hiệu quả hoặc không được dung nạp, để giảm triệu chứng và cải thiện kết quả cho cả mẹ và thai nhi.IIaC

77 Khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ trong thời kỳ mang thai (2)

Khuyến cáoClassLevel
Thuốc tiêm tĩnh mạch ibutilide hoặc flecainide có thể được cân nhắc để chấm dứt rung nhĩ ở bệnh nhân mang thai ổn định có cấu trúc tim bình thường để cải thiện kết cục cho cả mẹ và thai nhi.IIbC
Flecainide hoặc propafenone có thể được cân nhắc để kiểm soát nhịp lâu dài trong thời kỳ mang thai nếu các thuốc kiểm soát nhịp tim không hiệu quả hoặc không được dung nạp, để giảm triệu chứng và cải thiện kết cục cho cả mẹ và thai nhi.IIbC

78 Khuyến cáo cho bệnh nhân rung nhĩ và bệnh tim bẩm sinh

Khuyến cáoClassLevel
Liệu pháp chống đông đường uống nên được cân nhắc ở tất cả bệnh nhân tim bẩm sinh trưởng thành có rung nhĩ (AF/AFL) và các tình trạng như sửa chữa nội tâm mạc, tím tái, phẫu thuật Fontan, hoặc tâm thất phải hệ thống (Tâm thất phải đảm nhận vai trò chính trong việc bơm máu đi khắp cơ thể), để ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối, bất kể các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối khácIIaC

79 Khuyến cáo về phòng ngừa huyết khối tắc mạch trong cuồng nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
Kháng đông đường uống được khuyến cáo cho các bệnh nhân bị cuồng nhĩ có nguy cơ huyết khối tắc mạch cao để ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và huyết khối tắc mạch.IB

80 Công cụ sàng lọc rung nhĩ (1)

Công cụ sàng lọc rung nhĩ

(i) Bắt mạch

(ii) Sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để xác định bệnh nhân có nguy cơ

(iii) Các thiết bị dựa trên ECG

(a) Các thiết bị ECG thông thường

1.ECG 12 chuyển đạo cổ điển

2.Theo dõi Holter (từ 24 giờ đến một tuần hoặc lâu hơn)

3.Theo dõi tim di động (trong thời gian nằm viện)

4.Thiết bị cầm tay

5.Miếng dán đeo (tối đa 14 ngày)

6.Vải sinh học (tối đa 30 ngày)

(b) Máy ghi chu kỳ cấy ghép (3-5 năm)

7.Thiết bị thông minh (30 giây)

81 Công cụ sàng lọc rung nhĩ (2)

Công cụ sàng lọc rung nhĩ (tiếp) 

(iv) Các thiết bị không dựa trên ECG

(a) Phương pháp đo quang phổ và các thuật toán tự động: tiếp xúc (đầu ngón tay, thiết bị thông minh, dây đeo) và không tiếp xúc (video)

(b) Phương pháp dao động (máy đo huyết áp có khả năng xác định nhịp tim theo thuật toán)

(c) Cơ học tim (sử dụng gia tốc kế và con quay hồi chuyển để cảm nhận hoạt động cơ học của tim)

(d) Phương pháp đo quang phổ qua video (thông qua giám sát video)

(e) Loa thông minh (thông qua việc nhận diện các mẫu nhịp tim bất thường)

82 Khuyến cáo về sàng lọc rung nhĩ

Khuyến cáoClassLevel
1.Việc đánh giá lại điện tâm đồ (ECG) (12 chuyển đạo, đơn hoặc nhiều chuyển đạo) bởi bác sĩ được khuyến nghị để cung cấp chẩn đoán xác định rung nhĩ và bắt đầu quản lý phù hợp.IB
2.Đánh giá nhịp tim định kỳ trong quá trình tiếp xúc chăm sóc sức khỏe được khuyến nghị ở tất cả các cá nhân từ 65 tuổi trở lên để phát hiện sớm rung nhĩ.IC
3.Sàng lọc rung nhĩ dựa trên dân số sử dụng phương pháp ECG không xâm lấn kéo dài nên được xem xét ở những cá nhân từ 75 tuổi trở lên, hoặc từ 65 tuổi trở lên có thêm các yếu tố nguy cơ CHA2DS2-VASc để đảm bảo phát hiện sớm rung nhĩIIaB

83 Các yếu tố liên quan đến khởi phát rung nhĩ (1)

Yếu tố nhân khẩu học

•Tuổi

•Giới tính nam

•Dòng dõi Châu Âu
•Tình trạng kinh tế xã hội thấp
Hành vi lối sống•Hút thuốc/sử dụng thuốc lá
•Uống rượu
•Ít vận động
•Tập thể dục cường độ cao
•Thể thao sức bền cấp độ vận động viên hoặc thi đấu
•Caffeine

84 Các yếu tố liên quan đến khởi phát rung nhĩ (2)

Bệnh lý đi kèm và các yếu tố nguy cơ•Tăng huyết áp
•Suy tim
•Bệnh van tim
•Bệnh mạch vành
•Bệnh động mạch ngoại vi
•Bệnh tim bẩm sinh
•Tần số tim, biến thiên tần số tim
•Cholesterol toàn phần
•Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp
•Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao
•Triglycerid
•Rối loạn dung nạp Glucose, đái tháo đường
•Suy chức năng thận/Bệnh thận mạn tính (CKD)
•Béo phì
•Chỉ số khối cơ thể, cân nặng
•Chiều cao
•Ngưng thở khi ngủ
•Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

85 Các yếu tố liên quan đến rung nhĩ khởi phát (3)

Xơ vữa động mạch dưới lâm sàng

•Vôi hóa động mạch vành

•Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (IMT) và mảng xơ vữa động mạch cảnh
Bất thường ECG•Kéo dài khoảng PR
•Hội chứng suy nút xoang
•Hội chứng Wolff-Parkinson-White
Các yếu tố di truyền•Tiền sử gia đình có rung nhĩ (AF)
•Các locus nhạy cảm với AF được xác định bởi GWAS
•Hội chứng QT ngắn
•Bệnh cơ tim do di truyền

86 Các yếu tố liên quan đến rung nhĩ khởi phát (4)

BiomarkersC-reactive protein (CRP)
Fibrinogen
Yếu tố biệt hoá tăng trưởng -15
Peptides lợi niệu (nhĩ và typs B)
Cardiac troponins
biomarkers Viêm
Các yếu tố khácRối loạn chức năng tuyến giáp
Bệnh lý tự miễn
Ô nhiễm không khí
Tập thể dục cường độ cao
Sepsis
Các yếu tố tâm lý

87 Khuyến nghị cho việc dự phòng rung nhĩ tiên phát

Khuyến cáoClassLevel
Duy trì huyết áp tối ưu được khuyến nghị cho dân số chung để phòng ngừa rung nhĩ (AF), với thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs) là liệu pháp hàng đầu.IB
Điều trị suy tim phù hợp cho bệnh nhân bị suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) để phòng ngừa rung nhĩ.IB
Duy trì cân nặng bình thường (BMI 20–25 kg/m²) được khuyến nghị cho dân số chung để phòng ngừa rung nhĩ.IB
Duy trì lối sống hoạt động được khuyến nghị để phòng ngừa rung nhĩ, với tương đương 150–300 phút mỗi tuần hoạt động thể dục cường độ vừa phải hoặc 75–150 phút mỗi tuần hoạt động cường độ mạnh.IB
Tránh uống rượu quá độ và uống rượu bia quá mức được khuyến nghị cho dân số chung để phòng ngừa rung nhĩ.IB
Metformin hoặc các chất ức chế SGLT2 nên được xem xét cho những người cần quản lý dược lý bệnh tiểu đường để phòng ngừa rung nhĩ.IIaB
Giảm cân nên được xem xét cho những người béo phì để phòng ngừa rung nhĩ.IIaB

 

 

Figure 1 Tác động và kết cục liên quan đến rung nhĩ lâm sàng
Figure 1 Tác động và kết cục liên quan đến rung nhĩ lâm sàng
Figure 2 TIếp cận đa mô thức cho điều trị rung nhĩ
Figure 2 TIếp cận đa mô thức cho điều trị rung nhĩ
Figure 3 Minh họa trung tâm. Quy trình chăm sóc bệnh nhân rung nhĩ (AF)
Figure 3 Minh họa trung tâm. Quy trình chăm sóc bệnh nhân rung nhĩ (AF)
Figure 4 Quy trình chăm sóc cho bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ lần đầu
Figure 4 Quy trình chăm sóc cho bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ lần đầu
Figure 5 Quy trình cho bệnh nhân rung nhĩ kịch phát
Figure 5 Quy trình cho bệnh nhân rung nhĩ kịch phát
Figure 6 [R] Quy trình cho rung nhĩ dai dẳng
Figure 6 [R] Quy trình cho rung nhĩ dai dẳng
Figure 7 Quy trình cho rung nhĩ Mạn tính
Figure 7 Quy trình cho rung nhĩ Mạn tính
Figure 8 Quản lý các bệnh đồng mắc quan trọng để giảm tái phát rung nhĩ
Figure 8 Quản lý các bệnh đồng mắc quan trọng để giảm tái phát rung nhĩ
Figure 9 Các thuốc thông dụng tương tác với chống đông đường uống
Figure 9 Các thuốc thông dụng tương tác với chống đông đường uống
Figure 10 Điều chỉnh nguy cơ chảy máu liên quan với chống đông đường uống
Figure 10 Điều chỉnh nguy cơ chảy máu liên quan với chống đông đường uống
Figure 11 Quản lý xuất huyết liên quan chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ
Figure 11 Quản lý xuất huyết liên quan chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ
Figure 12 Tiếp cận chuyển nhịp Ở bệnh nhân rung nhĩ
Figure 12 Tiếp cận chuyển nhịp Ở bệnh nhân rung nhĩ
Figure 13 Tầm quan trọng của siêu âm tim trong lộ trình chăm sóc rung nhĩ (AF-CARE)
Figure 13 Tầm quan trọng của siêu âm tim trong lộ trình chăm sóc rung nhĩ (AF-CARE)
Figure 14 Liệu pháp chống huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ và hội chứng vành cấp hoặc mạn tính
Figure 14 Liệu pháp chống huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ và hội chứng vành cấp hoặc mạn tính
Figure 15 Các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trong sàng lọc rung nhĩ
Figure 15 Các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trong sàng lọc rung nhĩ
Figure 16 Các phương pháp tiếp cận trong sàng lọc rung nhĩ
Figure 16 Các phương pháp tiếp cận trong sàng lọc rung nhĩ

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Nguyên nhân bị bệnh rung nhĩ là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Khuyến cáo ESC năm 2024 về quản lý và điều trị rung nhĩ 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Khuyến cáo ESC năm 2024 về quản lý và điều trị rung nhĩ
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633