Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Thuốc tác dụng lên hệ tạo máu: cơ chế tác dụng và phân loại các thuốc

248 sản phẩm

Cập nhật lần cuối: , 8 phút đọc

Hiện tại có rất nhiều bệnh lý xảy ra liên quan tới hệ tạo máu như: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nhược sắc, huyết khối tắc mạch, chảy máu do giảm prothrombin thứ phát,... Vậy lựa chọn những thuốc nào để điều trị những bệnh này và cách sử dụng chúng như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1 Thiếu máu

1.1 Thiếu máu là gì?

Thiếu máu xảy ra khi xét nghiệm máu cho bệnh nhân phát hiện thấy số lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp hơn so với ngưỡng ở người bình thường. 
Khi bệnh nhân bị thiếu máu, lượng hồng cầu và huyết sắc tố bị thiếu hụt so với bình thường nên các tế bào không có khả năng thực hiện được đầy đủ chức năng do không được cung cấp đủ Oxy.

Tình trạng thiếu máu
Tình trạng thiếu máu

Những người có khả năng dễ mắc bệnh thiếu máu nhất là những người phụ nữ đang mang thai (thiếu máu thiếu sắt) hoặc phụ nữ đang có kinh nguyệt, người bị rối loạn đường ruột hay chế độ ăn thiếu sắt, Vitamin B12 hay Acid Folic,...

1.2 Triệu chứng thiếu máu

Khi bệnh nhân mắc chứng thiếu máu sẽ có dấu hiệu như sau:

  • Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá, đau bụng, đi ra phân lỏng hoặc táo bón. Bệnh nhân cảm thấy không muốn ăn hay bị đầy bụng.
  • Khi thiếu máu, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt hay ù tai, trầm trọng hơn là ngất đi.
  • Nhức đầu, tâm trạng cảm thấy luôn cáu gắt. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, hay quên và mất ngủ hoặc ngủ gà.
Triệu chứng thiếu máu
Triệu chứng thiếu máu
  • Quan sát thấy da và niêm mạc của bệnh nhân xanh xao, nhợt nhạt, xệ mí mắt.
  • Bệnh nhân cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh, có thể thấy khó thở.
  • Phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, khi xét nghiệm trên bệnh nhân thiếu máu, ta thấy các chỉ số giảm so với bình thường:

  • Công thức máu: Nồng độ Hb trong máu ở nữ giới nhỏ hơn 120g/l, ở nam giới nhỏ hơn 130g/l và ở người già nhỏ hơn 110g/l.
  • Ferritin trong máu giảm (thiếu máu thiếu sắt) hoặc sinh tủy giảm (Suy tủy) hay lượng Acid Folic và vitamin B12 giảm.

1.3 Nguyên nhân gây thiếu máu

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh thiếu máu ở người:

  • Thiếu máu thiếu sắt: Sắt là yếu tố quan trọng tham gia tạo nên hemoglobin vận chuyển Oxy tới các cơ quan trong cơ thể. người bệnh có thể bị mất máu do những tác nhân như rong huyết ở phụ nữ, giun móc hay bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, u chảy máu trĩ,...
  • Thiếu máu do thiếu Vitamin B12: Bệnh nhân không hấp thu được vitamin B12 vào cơ thể do 1 đoạn dạ dày hoặc hồi tràn bị cắt, viêm hồi tràng hoặc thiểu năng tuyến tuỵ,...
  • Thiếu máu do thiếu Acid Folic: Acid Folic là 1 trong những yếu tố cần thiết cho sự tăng sinh hồng cầu tại cơ thể người. Acid Folic thiếu hụt dẫn tới bệnh nhân có thể bị thiếu máu hồng cầu to ưu sắc, hay xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng thuốc ngừa thai hay cơ thể kém hấp thu hoặc nghiện rượu,...
Nguyên nhân gây thiếu máu
Nguyên nhân gây thiếu máu
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: cơ thể sản sinh nhiều kháng nguyên bất thường tấn công hồng cầu, khiến hồng cầu bị vỡ nên bệnh nhân bị thiếu máu.
  • Thiếu máu do suy tủy xương: Bệnh nhân bị thiếu máu do tủy xương không còn khả năng tạo đủ máu cho nhu cầu của cơ thể do 1 số nguyên nhân như di truyền, hoá chất, tia xạ, nhiễm trùng hay yếu tố khác.
  • Do bất thường di truyền: chuỗi Hemoglobin có cấu trúc bất thường khiến hồng cầu bị tiêu huỷ sớm hơn bình thường (trung bình hồng cầu tồn tại được 120 ngày) và gây ra bệnh Thalassemia.
  • Thiếu máu do suy thận mạn: Nồng độ Erythropoietin trong máu giảm thấp hơn mức bình thường do giảm số lượng tế bào cạnh cầu thận mà nguyên nhân bởi suy thận mạn.

2 Điều trị thiếu máu

Thiếu máu khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau nhức chân tay, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ suy giảm. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu rất nguy hiểm vì có nguy cơ sinh non hoặc băng huyết.
Tuỳ vào nguyên nhân gây ra thiếu máu cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. 

Điều trị thiếu máu
Điều trị thiếu máu

Một số biện pháp sau hay sử dụng trong điều trị thiếu máu như:

  • Cho bệnh nhân điều trị thiếu máu bằng các thuốc Corticoid hay các thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân.
  • Bổ sung các yếu tố tạo máu như sắt, Acid Folic, Vitamin B12 và các loại vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể.
  • Cho bệnh nhân sử dụng Erythropoietin tăng khả năng tạo máu của tủy xương.
  • Chỉ truyền máu trong trường hợp bệnh nhân đã điều trị thiếu máu theo phương pháp xác định nguyên nhân mà cơ thể vẫn chưa điều chỉnh được.

Ngoài ra, khi điều trị thiếu máu cho bệnh nhân có thể kết hợp thêm các biện pháp khác để cải thiện tình trạng cho bệnh nhân.

3 Thuốc điều trị thiếu máu

3.1 Thuốc sắt cho bệnh nhân thiếu máu

Vai trò của sắt với cơ thể: 

  • Bình thường, hàm lượng sắt tồn tại trong cơ thể người trưởng thành là 3 - 5g và phân bố ở các cơ quan như gan, tuỷ , xương, lách hay trong hồng cầu, enzym hoặc cơ,...
  • Cơ thể được bổ sung sắt qua các thực phẩm giàu sắc như thịt nạc, giá đậu, gan, tim, hoa quả, trứng,... 
  • Khi thiếu hụt lượng sắt trong cơ thể, một số chức năng của enzym hoặc cơ quan bị giảm sút dẫn tới nhiều bệnh lý, điển hình là thiếu máu nhược sắc.
Bổ sung sắt cho người thiếu máu
Bổ sung sắt cho người thiếu máu

Chỉ định:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú mà có biểu hiện của bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  • Những người bị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mạn hay bị cắt 1 đoạn dạ dày,... hấp thu sắt kém nên cần bổ sung sắt.
  • Những người bị thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt mà tác nhân là giun móc, bệnh trĩ hay phụ nữ bị rong huyết lâu ngày,...

Một số thuốc bổ sung sắt để điều trị thiếu máu hay dùng:

  • Viên sắt điều trị thiếu máu Fogyma: Sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt như người suy dinh dưỡng, trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt, thấp bé, phụ nữ mang thai và cho con bú.

=>> Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về cách dùng thuốc tham khảo tại: Thuốc bổ sắt Fogyma: tác dụng, cách dùng và giá bán.

  • Thuốc chống thiếu máu Tardyferon B9: sử dụng thuốc trong các trường hợp dự phòng bệnh nhân có nguy cơ thiếu sắt và Acid Folic trong thời gian mang thai mà chế độ ăn không cung cấp đủ.

=>> Xem thêm về thông tin thuốc cụ thể:  Thuốc Tardyferon B9: Tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

1 số thuốc bổ sung sắt cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt
1 số thuốc bổ sung sắt cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt 

3.2 Acid Folic chống thiếu máu

Vai trò của Acid Folic đối với cơ thể:

  • Acid Folic hay còn gọi là Vitamin B9 tham gia vào quá trình tổng hợp các nucleotid và là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo ra hồng cầu bình thường. Bình thường, cơ thể hấp thu Acid Folic qua những loại thức ăn như rau quả tươi, thịt cá, trứng hay gan,...
  • Khi thiếu Acid Folic, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Acid Folic
Acid Folic

Chỉ định:

  • Dự phòng và điều trị cho những bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu tan máu mà nguyên nhân là thiếu Acid Folic.
  • Những người đang dùng các thuốc kháng Acid Folic (Methotrexat), bệnh nhân sốt rét, bệnh nhân đang sử dụng thuốc Hydantoin để điều trị động kinh, mẹ bầu thiếu Acid Folic,...

Một số thuốc bổ máu hay gặp khi điều trị cho bệnh nhân thiếu máu do thiếu Acid Folic:

  • Thuốc điều trị thiếu máu Ferrovit: Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt như đối tượng phụ nữ có thai, trẻ em hay người bị xuất huyết bên trong như đường ruột, ung thư ruột kết hay loét dẫn tới chảy máu, bệnh nhân phẫu thuật dạ dày khó hấp thu sắt hay thẩm tách máu.
    Ngoài ra sử dụng thuốc này còn đề phòng nguy cơ thiếu sắt và Acid folic ở trẻ em, phụ nữ có kinh nguyệt, rong huyết ở phụ nữ mang thai.

=>> Bạn đọc xem thêm thông tin thuốc cụ thể: Thuốc bổ máu Ferrovit:Tác dụng, liều dùng và giá bán.

  • Thuốc bổ máu Fumafer-B9 Corbiere Daily use: Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt hoặc dự phòng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu acid Folic ở mẹ bầu, phụ nữ sau sinh hoặc cho con bú, trẻ em chế độ ăn không đáp ứng đủ.

=>> Xem thêm về liều dùng và giá bán thuốc: Thuốc Fumafer - B9 Corbiere Daily use: Tác dụng và liều dùng.

Các thuốc bổ sung Acid Folic
Các thuốc bổ sung Acid Folic
  • Acid Folic Nature Made: bổ sung Acid Folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú, sản phụ mới sảy thai.

=>> Bạn đọc xem thêm cách dùng của sản phẩm: Acid Folic Nature Made: công dụng-chỉ định, lưu ý khi sử dụng

3.3 Vitamin B12 điều trị thiếu máu

Vai trò của vitamin B12 với cơ thể: 
Vitamin B12 hay có tên là Cobalamin tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể, đặc biệt là quá trình tạo hồng cầu và chu trình Krebs. Bình thường Vitamin B12 được cung cấp cho cơ thể qua các loại thức ăn như gan, trứng, cá, thịt,...

 Vitamin B12
 Vitamin B12

Khi thiếu vitamin B12, người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu hồng cầu to và viêm dây thần kinh, rối loạn trí nhớ và tâm thần, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân và tay.
Chỉ định: 
Bổ sung vitamin B12 cho những trường hợp:

  • Bệnh nhân bị đau hoặc viêm dây thần kinh.
  • Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to.
  • Những người bị viêm ruột mạn hoặc cắt dạ dày sử dụng thuốc để dự phòng thiếu máu hoặc thần kinh bị tổn thương.
  • Kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác để nâng cao thể trạng cho trẻ em và phụ nữ có thai và cho con bú.

Một số thuốc chống thiếu máu do thiếu vitamin B12:

  • Thuốc Vitamin B12 500mcg/ml được sử dụng trong các trường hợp điều trị thiếu máu do nguyên nhân là giun móc hoặc bệnh nhân bị cắt bỏ dạ dày, thiếu máu ác tính. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị đau hay viêm dây thần kinh.

=>> Bạn đọc xem thêm về cách sử dụng thuốc: Vitamin B12 500mcg Vinphaco: Tác dụng và cách dùng.

1 số thuốc bổ sung vitamin B12
1 số thuốc bổ sung vitamin B12
  • Viên nang uống Nature Made Vitamin B12 1000 mcg: điều trị một số bệnh như đau mỏi vai gáy, đau hoặc viêm dây thần kinh và các bệnh thiếu máu do không hấp thụ đủ vitamin B12.

=>> Xem thêm thông tin về liều dùng và cách dùng thực phẩm: Viên uống Nature Made Vitamin B12 1000 mcg: Tác dụng và cách dùng.

3.4 Sử dụng Erythropoietin cho người thiếu máu

Erythropoietin được tiết bởi các tế bào cạnh cầu thận và có tác dụng gián tiếp gây tăng sinh hồng cầu do kích thích tủy xương.
Sử dụng thuốc này đối với bệnh nhân bị thiếu máu bởi nguyên nhân thiếu sắt, tổn thương tuỷ xương hay viêm thận.
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong điều trị thiếu máu do phẫu thuật, dùng thuốc điều trị ung thư hay thiếu máu bởi bệnh AIDS.
Một số thuốc điều trị thiếu máu có chứa hoạt chất chính là Erythropoietin:

  • Thuốc điều trị thiếu máu Eprex 2000: sử dụng điều trị các trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu do nhiễm HIV, thẩm phân máu, ung thư có hoá trị không phải dạng tuỷ bào.

=>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm về cách dùng và liều dùng thuốc: Thuốc Eprex 2000 điều trị thiếu máu: Cách dùng và lưu ý sử dụng.

  • Thuốc Eriprove 1000IU chống thiếu máu: chỉ định thuốc trong một số bệnh lý như thiếu máu do HIV, phẫu thuật hay hoá trị liệu ung thư hay thiếu máu do suy thận mạn. Ngoài ra, trẻ sinh non nhưng bị thiếu máu có thể sử dụng thuốc này để điều trị.

=>> Xem thêm về thông tin cụ thể của thuốc: Thuốc Eriprove 1000IU - điều trị thiếu máu: Cách dùng, giá bán.

4 Thiếu máu nên ăn gì?

Thiếu máu nên ăn gì là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn vì có thể bổ sung hàm lượng lớn các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu qua chế độ ăn.
Thực đơn thiếu máu có thể bao gồm những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt là 1 yếu tố quan trọng do nó tham gia vào quá trình tạo Hemoglobin ở hồng cầu. Người bệnh thiếu máu có thể bổ sung sắt từ những loại thực phẩm như: thịt đỏ, mộc nhĩ, gan động vật, nấm,... để cải thiện tình trạng thiếu máu và nâng cao thể trạng của cơ thể.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Các loại vitamin như B12, B9 (Acid Folic),... đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình biệt hóa nguyên bào hồng cầu hay tạo ra hồng cầu. Vì thế, bệnh nhân bị thiếu máu có thể bổ sung các loại vitamin nhóm này thông qua các loại thực phẩm như: rau đậm màu, cá hồi, cá ngừ, đậu (đậu xanh, đậu nành,...), măng tây, sữa, tôm, cua,...
Thiếu máu nên ăn gì
Thiếu máu nên ăn gì
  • Thực phẩm giàu vitamin C: tiêu biểu như xoài, cải xoăn, dâu tây, ổi, Đu Đủ,... Khi sử dụng thực phẩm giàu Vitamin C cùng với các loại thức ăn giàu sắt thì giúp quá trình hấp thu sắt tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng khác như chống viêm, chống nhiễm trùng,...

5 Đông máu

5.1 Đông máu là gì?

Đông máu là một quá trình sinh lý bình thường và xuất hiện khi cơ thể có biểu hiện máu chảy ra ngoài. Sau khi cơ thể có hiện tượng xuất huyết ra khỏi lòng mạch khoảng 2 - 4 phút thì cục máu đông (huyết khối) được hình thành để ngăn không cho máu tràn ra ngoài.

Đông máu
Đông máu

5.2 Cơ chế đông máu

Đông máu xảy ra theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: hình thành thrombokinase.
Thrombokinase có thể được tạo thành bởi 2 con đường nội sinh và ngoại sinh.

  • Cơ chế ngoại sinh: Khi thành mạch bị tổn thương dẫn đến Thromboplastin (yếu tố III) cùng với Phospholipid thoát ra ngoài. Sau đó, các yếu tố này kết hợp với những yếu tố như Calci, yếu tố VII, để hoạt hoá yếu tố X để tổng hợp lên Thrombokinase.
  • Cơ chế nội sinh: Khi mô bị tổn thương, các yếu tố XII, IX, VIII, XI, X, V sau khi được hoạt hoá kết hợp với Calci để tạo thành Thrombokinase.

Giai đoạn II: tổng hợp thrombin.
Thrombin được tổng hợp từ Thrombokinase qua xúc tác của Prothrombin.

 Cơ chế đông máu
 Cơ chế đông máu

Giai đoạn III: tổng hợp Fibrin.
Fibrinogen kết hợp với Thrombin được tổng hợp từ giai đoạn trước để hình thành nên Fibrin. Các sợi Fibrin sau khi được hình thành thì kết hợp với nhau tạo thành 1 mạng lưới, không tan trong huyết tương, tạo thành cục máu đông ngăn không cho máu tràn ra ngoài.

5.3 Sinh bệnh học của huyết khối

Cục máu đông chỉ xuất hiện khi thành mạch bị tổn thương khiến máu chảy ra ngoài. Hơn nữa, chúng tồn tại không lâu và dễ bị phân huỷ bởi plasmin hay do dòng máu đánh tan.
Tuy nhiên, nếu trong lòng mạch hình thành huyết khối thì bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý.

Sinh bệnh học của huyết khối
Sinh bệnh học của huyết khối

Tiến triển của cục huyết khối:

  • Phân huỷ cục nghẽn (cục máu đông).
  • Tổ chức hóa cục máu đông: chúng bám vào tế bào nội mô hoặc thành mạch rồi tăng sinh thành tổ chức hạt.
  • Dòng máu mới được tái tạo thông 2 đầu mạch bị tắc.
  • Huyết khối vỡ thành các cục máu đông nhỏ, phân tán rải rác trong hệ tuần hoàn gây tắc mạch và bệnh nhân có nguy cơ hoại tử.
  • Những cục huyết khối to chứa bạch cầu và các men trong bạch cầu vỡ ra làm tan tơ huyết.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào các cục máu đông nên cơ thể điều động bạch cầu tới tiêu diệt. Sau đó, bạch cầu thoái hoá dần tại đó và mủ xuất hiện. Khi cục huyết khối vỡ thì mủ phân tán ra máu, di chuyển và tới bám các vị trí khác nhau gây nhiễm trùng.

5.4 Các loại rối loạn đông máu

Các loại rối loạn đông máu hay gặp như:

  • Huyết khối tĩnh mạch: Những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch sẽ thường có hiện tượng cục máu đông bám tại thành tĩnh mạch. Trong thời gian dài, những cục máu đông đó sẽ phát triển dần thành tổ chức hạt.
  • Huyết khối thành: Huyết khối ở buồng tim của bệnh nhân, dễ gây biến chứng nhồi máu cơ tim.
  • Huyết khối động mạch: cục máu đông hay xuất hiện tại ổ loét do xơ vữa động mạch.
  • Huyết khối van tim: huyết khối tại van tim do bệnh viêm nội tâm mạc.
  • Huyết khối mạch máu nhỏ

6 Thuốc tác dụng đến quá trình đông máu

Hiện tại có các loại thuốc sau tác dụng tới quá trình đông máu:
- Thuốc đông máu (hay còn gọi là thuốc cầm máu): thuốc đông máu có hai loại là toàn thân (Calci clorid và vitamin K) và tại chỗ như Thrombokinase.
- Thuốc chống đông máu

  • Thuốc chống đông máu toàn thân: gồm 3 nhóm là thuốc kháng vitamin K (Coumarin, Indandion), thuốc ức chế các yếu tố đông máu (Heparin) và thuốc chống kết tập tiểu cầu ( tiêu biểu như các thuốc: Clopidogrel, Aspirin, Dipyridamol,  Ticlopidin).
  • Thuốc chống đông máu tại chỗ: đại diện của nhóm này là natri Citrat.
Thuốc tác dụng đến quá trình đông máu
Thuốc tác dụng đến quá trình đông máu

- Thuốc tiêu Fibrin có tác dụng làm tan cục máu đông và điển hình của nhóm thuốc này là Streptokinase.
- Thuốc chống tiêu Fibrin: đại diện của nhóm thuốc này bao gồm: Acid aminocaproic (EACA), Aprotinin, Acid Tranexamic.

7 Thuốc cầm máu

Thuốc đông máu hay còn có tên khác gọi là thuốc cầm máu, có tác dụng ngăn không cho máu tràn ra bên ngoài do cơ chế chống tiêu Fibrin, giảm tính thấm của thành mao mạch.

7.1 Thuốc đông máu toàn thân

Thuốc đông máu vitamin K
Vitamin K có khả năng làm đông máu theo cơ chế tác dụng sau:
Các tiền chất của các yếu tố đông máu được hoạt hoá do tác động của hệ enzym ở microsom gan. Khi trong huyết tương có mặt của vitamin K, hệ thống enzym ở microsom gan được hoạt hoá và các yếu tố đông máu cũng được hoạt hoá và tham gia quá trình đông máu.

Vitamin K
Vitamin K

Chỉ định: 

  • Xuất huyết ở trẻ sơ sinh hoặc do bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Chảy máu ở người bệnh giảm prothrombin thứ phát như: sau ngộ độc các thuốc chống đông như Indandion, Coumarin hay thuốc giảm đau Salicylat,...
  • Sử dụng thuốc trước phẫu thuật hoặc cho những người mà cơ thể thiếu vitamin K do khó hấp thu hoặc loạn khuẩn.

Thuốc Calci clorid đông máu
Calci là một yếu tố tham gia quá trình đông máu trong cơ thể và làm bền vững cấu trúc cục máu đông, giảm tính thấm của thành mạch nên có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống dị ứng và được sử dụng trong điều trị hạ Calci máu.
Chỉ định:

  • Dự phòng chảy máu cam, chảy máu dạ dày hay dưới da, ho ra máu,...
  • Trẻ em mọc răng chậm, chậm phát triển hoặc bị co giật do Calci máu giảm.
  • Bệnh nhân hạ Calci máu có biểu hiện co giật cơn tetani, co thắt thanh quản.
  • Là thuốc giải độc cho các trường hợp như ngộ độc ethylen glycol, quá liều thuốc chẹn kênh Calci hay mắc bệnh tăng Mg2+, K+.

Thuốc Carbazochrom và Etamsylat đông máu
Thuốc Carbazochrom và Etamsylat đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng của mao mạch, giảm khả năng thẩm thấu của mao mạch nên hạn chế xuất huyết. Thuốc có tác dụng kéo dài kể từ khi tiêm thuốc (6 - 24h)
Chỉ định: Sử dụng thuốc trong điều trị xuất huyết sau phẫu thuật tai mũi họng, phẫu thuật tạo hình hoặc bệnh nhân có độ bền thành  mạch kém.
Một số thuốc đông máu toàn thân hay sử dụng: 

  • Thuốc Adrenoxyl 10mg: với hoạt chất chính là Carbazochrom dihydrat, thuốc được sử dụng để điều trị xuất huyết mao mạch và cầm máu trong phẫu thuật.

=>> Xem thêm thông tin thuốc cụ thể: Thuốc cầm máu Adrenoxyl 10mg: Tác dụng và lưu ý sử dụng.

  • Thuốc Vincynon 250mg/2ml: có chứa hoạt chất Etamsylat được dùng để điều trị mất máu thời gian ngắn do đa kinh hay phẫu thuật, điều trị và dự phòng chứng xuất huyết quanh não thất ở trẻ sơ sinh.

=>> Bạn đọc tham khảo thêm thông tin về cách dùng và liều dùng của thuốc: Thuốc Vincynon 250mg/2ml: Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

1 số thuốc đông máu toàn thân
1 số thuốc đông máu toàn thân
  • Thuốc Calci Clorid 500mg/5ml: điều trị cho bệnh nhân bị hạ Calci huyết gây co cứng cơ, thiếu Calci mạn tính ở trẻ, còi xương, loãng xương, tăng Kali huyết và Magnesi huyết,...

=>> Xem thêm về cách dùng thuốc: Thuốc Calci Clorid 500mg/5ml: tác dụng và lưu ý sử dụng

  • Thuốc Vinphyton 10mg: có chứa hoạt chất là Vitamin K1 được sử dụng trong điều trị các bệnh chảy máu do giảm prothrombin huyết, giảm vitamin K ở bệnh nhân bị ứ mật hay sử dụng thuốc chống đông máu Coumarin.

=>> Bạn đọc tham khảo về liều dùng thuốc: Thuốc Vinphyton 10mg: Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng.

7.2 Thuốc đông máu tại chỗ

Thuốc đông máu tại chỗ bao gồm các enzym đông máu như: Thrombokinase và Thrombin.
Thrombokinase: là tinh chất phổi và não của động vật và tham gia vào quá trình đông máu. Sử dụng thuốc trong các trường hợp chảy máu cam hay răng miệng. Nếu chảy máu nhiều hơn thì quấn băng thật chặt để hạn chế.
Thrombin: tham gia vào quá trình tổng hợp Fibrin từ Fibrinogen. Thuốc được dùng tại chỗ và không nên theo đường tiêm để tránh xuất hiện huyết khối trong lòng mạch. Ngoài ra, có thể uống thuốc để điều trị xuất huyết dạ dày.

8 Thuốc chống tiêu Fibrin - cầm máu

Ở một số bệnh nhân bị các bệnh như rối loạn đông máu, tiêu Fibrin cấp, tăng Plasmin trong máu, tình trạng tiêu Fibrin nhanh quá dẫn tới xuất huyết trầm trọng.
Cơ chế tác dụng:
Có hai loại thuốc chống tiêu Fibrin với cơ chế tác dụng khác nhau:

  • Thuốc ức chế Protease: thuốc chống tiêu Fibrin bằng cơ chế gắn với Plasmin và vô hiệu hoá tác dụng của nó. Tuy nhiên, thuốc chỉ sử dụng được bằng đường tiêm vì đường uống gây mất tác dụng của thuốc.
  • Thuốc tổng hợp có tác dụng chống tiêu Fibrin: chúng sử dụng cơ chế ức chế hoạt động của Plasmin lên Fibrin và ức chế sự hoạt hoá của Plasminogen nên Fibrin không tiêu nhanh.

Chỉ định: Thuốc chống tiêu Fibrin được sử dụng trong dự phòng xuất huyết sau phẫu thuật tạo hình, cắt bỏ tuyến tiền liệt, tiêu Fibrin cấp, phẫu thuật vùng tai, mũi, họng và thiếu Fibrin nguyên phát.
Một số thuốc chống tiêu Fibrin thông dụng:

Một số thuốc chống tiêu Fibrin
Một số thuốc chống tiêu Fibrin

 

  • Thuốc Aprosol - chống tiêu Fibrin: có chứa hoạt chất chính là Aprotinin có tác dụng dự phòng chảy máu ở một số bệnh nhân bị tiêu Fibrin cấp, rong huyết, cắt bỏ tuyến tiền liệt,...
  • Thuốc Medisamin 500mg: có chứa hoạt chất chính là Acid tranexamic được sử dụng trong điều trị xuất huyết bất thường trong và sau phẫu thuật, sản khoa hay phẫu thuật tuyến tiền liệt, tan huyết do lao phổi, chảy máu cam, chảy máu thận,...

=>> Bạn đọc xem thêm thông tin thuốc cụ thể tại: Thuốc  Medisamin 500mg: Cách dùng và lưu ý sử dụng

9 Thuốc làm tiêu Fibrin - chống đông máu

Cơ chế tác dụng:
Plasmin có tác dụng tiêu huỷ các sợi Fibrin khiến máu không đông lại được. Tuy nhiên, trong cơ thể người ở trạng thái bình thường chỉ có dạng Plasminogen chưa được hoạt hoá. Trong điều kiện nhất định, Plasminogen được hoạt hoá thành Plasmin làm tiêu Fibrin và Fibrinogen.

Thuốc làm tiêu Fibrin
Thuốc làm tiêu Fibrin

Các thuốc chống đông máu bằng cách làm tiêu Fibrin khiến cục máu đông cũng bị tan theo và mạch máu được thông, huyết khối không còn bám tại các cơ quan của cơ thể.
Chỉ định:

  • Điều trị cho bệnh nhân bị huyết khối tại động mạch ở tay, chân gây tắc, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim, huyết khối mạch vành cấp, tắc mạch phổi,...
  • Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị tắc ống dẫn do mủ, viêm mủ màng phổi, huyết khối ở màng phổi, khớp xương,...

Một số thuốc chống đông bằng cơ chế tiêu Fibrin:

  • Thuốc chống đông Streptase 1.500.000: có chứa hoạt chất chính là Streptokinase, được chỉ định trong điều trị bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi. 
  • Thuốc làm tiêu cục máu đông Urokinase: được chỉ định trong điều trị huyết khối động mạch vành, làm tan máu đông là nguyên nhân gây nghẽn mạch phổi hay điều trị huyết khối tĩnh mạch.

10 Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu được dùng để ức chế sự tạo thành và phát triển của huyết khối trong dòng máu. Cấu tạo của cục máu đông này bao gồm một mạng Fibrin dính lấy hồng cầu và tiểu cầu.
Vì thế, các thuốc chống đông này được chỉ định để điều trị và dự phòng các bệnh huyết khối như huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, huyết khối van tim nhân tạo hay phòng ngừa tắc mạch ở bệnh nhân bị thấp tim và rung nhĩ.
Các thuốc chống đông ít khi được dùng trong điều trị huyết khối tại động mạch vì máu chảy nhanh và cấu tạo huyết khối tại đó gồm lượng nhỏ Fibrin bám lấy tiểu cầu.

10.1 Thuốc chống đông máu Heparin

Thuốc chống đông máu Heparin hay còn gọi là thuốc chống đông máu đường tiêm có tác dụng chống đông rất nhanh nhưng ngắn, sử dụng theo đường tiêm do không hấp thu qua đường tiêu hoá.

Nhóm thuốc chống đông máu Heparin
Nhóm thuốc chống đông máu Heparin  

Cơ chế tác dụng:

  • Heparin kết hợp với Antithrombin III trong máu làm tác dụng chống đông của Antithrombin III này tăng lên 1000 lần, khiến các yếu tố đông máu và Thrombin mất hiệu lực đông máu.
  • Heparin kích thích tổng hợp yếu tố hoạt hóa Plasminogen nên có tác dụng chống huyết khối.
  • Thuốc chống đông Heparin sử dụng ở liều cao có thể gây tình trạng giảm tiểu cầu do khiến Fibrinogen gắn chặt với tiểu cầu hơn.
  • Thuốc còn có kháng Histamin, Bradykinin, Serotonin, chống mẫn cảm, ức chế khả năng bài tiết Aldosteron của cơ thể và chống viêm.
  • Ngoài ra, thuốc còn làm giảm nồng độ Triglycerid trong huyết tương.

Chỉ định:

  • Sử dụng thuốc trong điều trị và dự phòng các bệnh tắc nghẽn mạch máu như: viêm mạch vành, viêm tĩnh mạch huyết khối, nhồi máu, tắc mạch phổi, nghẽn mạch sau mổ,... Sử dụng thuốc ngay khi có biểu hiện tắc mạch tại bệnh nhân. Phụ nữ có thai và cho con bú cũng sử dụng được thuốc này.
  • Những thuốc thuộc nhóm Heparin phân tử lượng thấp được dùng trong phòng ngừa huyết khối ở các cơ, nội tạng sau phẫu thuật
  • Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng điều trị tại bệnh nhân bị các bệnh liên quan tới tăng lipid máu.

Thuốc chống đông máu Heparin có hai nhóm:

  • Thuốc chống đông máu Heparin phân tử lượng thấp ( có trọng lượng phân tử khoảng 1000 -  10.000 DA): các đại diện cho nhóm này bao gồm: Enoxaparin, Dalteparin, Nadroparin.  
  • Thuốc chống đông máu Heparin phân tử lượng cao (10.000 -  30.000 DA): tiêu biểu là các thuốc Calci heparin và Natri heparin.

Một số thuốc chống đông máu đường tiêm hay gặp:

  • Thuốc chống đông Lovenox 4.000 anti Xa IU/0.4 ml:có chứa hoạt chất Enoxaparin được sử dụng trong điều trị và phòng các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch phổi, thuyên tắc tĩnh mạch phổi, đau thắt ngực không ổn định,... hay phòng huyết khối khi chạy thận nhân tạo.

=>> Bạn đọc xem thêm về liều dùng và cách dùng thuốc tại: Thuốc Lovenox 4.000 anti Xa IU/0.4 ml: Tác dụng và cách dùng.

  • Thuốc chống đông đường tiêm Fraxiparine 2.850 IU Axa /0.3 ml: có chứa hoạt chất Nadroparin được dùng trong điều trị các bệnh thuyên tắc mạch, nhồi máu cơ tim không sóng Q, đau thắt ngực bất thường hay phòng huyết khối ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

=>> Bạn đọc có thể xem thêm thông tin thuốc tại: Thuốc Fraxiparine 2.850IU/0.3 ml: Liều dùng và lưu ý sử dụng.

Một số thuốc chống đông máu đường tiêm hay gặp
Một số thuốc chống đông máu đường tiêm hay gặp

10.2 Thuốc chống đông kháng vitamin K

Thuốc chống đông kháng vitamin K hấp thu tốt qua đường tiêu hoá nên hay sử dụng thuốc theo đường uống.
Thuốc chống đông kháng vitamin K còn có tên gọi khác là thuốc chống đông đường uống xuất hiện tác dụng sau ít nhất 48 - 72h kể từ khi sử dụng thuốc và có thời gian tác dụng khá dài, thường khoảng từ 2 -  5 ngày.
Thuốc chống đông kháng vitamin K có khả năng qua được hàng rào nhau thai. Vì vậy, phụ nữ đang trong thai kỳ khoảng 3 tháng đầu sử dụng thì có thể gây ra hậu quả là trẻ sinh ra bị dị tật.
Cơ chế tác dụng: Các thuốc thuộc nhóm này có cấu trúc hoá học khá giống với vitamin K nên cạnh tranh gắn vào receptor trên enzym Epoxid - reductase khiến cho vitamin K - epoxid không được khử thành vitamin K. Vì thế các yếu tố đông máu không được hoạt hoá và máu không đông lại được.

Cơ chế tác dụng thuốc chống đông kháng vitamin K
Cơ chế tác dụng thuốc chống đông kháng vitamin K

Chỉ định: Các thuốc chống đông đường uống được sử dụng trong điều trị hoặc dự phòng các bệnh huyết khối tắc mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch ở những người thay van tim nhân tạo, tắc mạch phổi hay nghẽn mạch ở bệnh nhân bị rung nhĩ,...
Tuy nhiên, thuốc chống đông đường uống không được lựa chọn ưu tiên trong điều trị huyết khối động mạch não và tắc động mạch ngoại biên.
Thuốc chống đông kháng vitamin K có 2 nhóm chính:

  • Dẫn xuất 4 - hydroxy coumarin: đại diện là các thuốc như Warfarin, Dicumarol,...
  • Dẫn xuất Indandion: Phenyl - indandion, Clophenindion,...

Một số thuốc chống đông đường uống hay sử dụng để điều trị:

  • Thuốc chống đông máu Sintrom 4mg: thuốc chứa hoạt chất chính Acenocoumarol sử dụng để điều trị và phòng ngừa biến chứng huyết khối gây tắc mạch ở những bệnh nhân thay van tim nhân tạo, rung nhĩ, van hai lá, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi hay đề phòng nhồi máu cơ tim do huyết khối.

=>> Xem thêm thông tin chi tiết về thuốc: Thuốc chống đông Sintrom 4mg: chỉ định và cách dùng

  • Thuốc chống đông máu đường uống Coumadin 5mg: thuốc bao gồm thành phần chính là Warfarin điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim cấp và thuyên tắc phổi.
Một số thuốc chống đông đường uống hay sử dụng
Một số thuốc chống đông đường uống hay sử dụng

10.3 Thuốc chống kết tập tiểu cầu - kháng đông máu

Cơ chế tác dụng của thuốc chống kết tập tiểu cầu:
Hiện tượng kết tập tiểu cầu: Tiểu cầu có khả năng làm đông máu. Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu sẽ tới đó, hoạt hoá và bám vào các sợi Collagen để phủ vết thương và giải phóng các yếu tố khiến Fibrin gắn vào tiểu cầu, làm chúng kết tập và tạo cục máu đông.
Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế hoạt động của Cyclooxygenase của tiểu cầu gây giảm tổng hợp Thromboxan A2 nên có tác dụng đông máu.
Chỉ định: Các thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh huyết khối gây ra tắc nghẽn mạch.
Một số thuốc chống kết tập tiểu cầu tiêu biểu như:

  • Thuốc chống đông Aspirin Stada 81mg: sử dụng thuốc ở liều 500mg - 1g có khả năng chống đông máu rất tốt. Vì thế, thuốc được ứng dụng trong dự phòng đau thắt ngực, đột quỵ tái phát do thiếu máu não hay thiếu máu tim cục bộ và dự phòng huyết khối ở vùng tim mạch.

=>> Bạn đọc xem thêm về liều dùng thuốc Aspirin Stada 81mg: Thuốc Aspirin STADA 81mg: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng.

  • Thuốc chống đông Plavix 75mg: chứa hoạt chất chính là Clopidogrel được dùng để dự phòng biến chứng ở các bệnh nhân bị bệnh tim, tắc mạch do huyết khối, huyết khối do xơ vữa,... 

=>> Xem thêm về cách dùng thuốc tại: Thuốc Plavix 75mg: công dụng, cách dùng và giá bán. 

Một số thuốc chống kết tập tiểu cầu tiêu biểu
Một số thuốc chống kết tập tiểu cầu tiêu biểu

11 Thuốc kháng đông máu thế hệ mới

Hiện nay đã xuất hiện những loại thuốc kháng đông theo đường uống nhưng ức chế trực tiếp các yếu tố đông máu như Rivaroxaban và Apixaban ức chế hoạt hoá yếu tố đông máu Xa và Dabigatran ức chế hoạt động của yếu tố IIa.
Ảnh: Cơ chế tác dụng của thuốc kháng đông máu thế hệ mới
Ưu điểm của nhóm thuốc này so với thuốc chống đông kháng vitamin K là tiện dụng, không cần hiệu chỉnh liều và không cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh học. Tuy nhiên, để đề phòng nguy cơ xuất huyết thì bác sĩ vẫn nên theo dõi trong quá trình điều trị.
Chỉ định:
Thuốc kháng đông thế hệ mới được sử dụng trong điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi hay sau phẫu thuật thay khớp hoặc dự phòng đột quỵ tại bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc rung nhĩ,...
Một số thuốc chống đông máu thế hệ mới:

  • Thuốc chống đông máu Pradaxa 150mg: thuốc có hoạt chất chính là Dabigatran nên sử dụng trong dự phòng tai biến mạch máu não, tắc mạch ở những người bị rối loạn nhịp tim hay người già và đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật thay khớp dưới,...

=>> Bạn đọc tìm hiểu thêm về thông tin thuốc: Thuốc kháng đông máu Pradaxa 150mg: tác dụng và lưu ý sử dụng.

  • Thuốc kháng đông Xarelto 10mg: có hoạt chất chính là Rivaroxaban nên thuốc được chỉ định trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật thay thế khớp gối hoặc khớp háng.

=>> Xem thêm về cách sử dụng thuốc hiệu quả tại: Thuốc Xarelto 10mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.
 

Một số thuốc chống đông máu thế hệ mới
Một số thuốc chống đông máu thế hệ mới

Trên đây là thông tin về bệnh lý và các loại thuốc tác động trên máu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được những kiến thức cơ bản về các mặt bệnh liên quan tới máu và chỉ định của các thuốc điều trị các bệnh lý.

12 Tài liệu tham khảo

  1. Sách dược lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2007, trang 113 - 129.
  2. Dược thư quốc gia Việt Nam, Hà Nội, 2017, trang 388 - 412.
  3. Sử dụng hợp lý, an, toàn các thuốc chống đông đường uống mới
  4. Sử dụng hợp lý, an toàn các thuốc chống đông kháng vitamin K.
  5. Treatment of anaemia caused by iron, vitamin B12 or folate deficiency.
  6. Individualized Treatment for Iron-deficiency Anemia in Adults.
Xem thêm chi tiết
Fiborize Fiborize
Liên hệ
Đã bán 27
A.T Tranexamic inj A.T Tranexamic inj
75.000₫
Đã bán 213
Fogy Max Gold Fogy Max Gold
85.000₫
Đã bán 122
Hemo Valia Hemo Valia
110.000₫
Đã bán 121
Sifer Sifer
600.000₫
Đã bán 316
Thông huyết điều kinh Thông huyết điều kinh
70.000₫
Đã bán 135
Cốm Sferafer Cốm Sferafer
390.000₫
Đã bán 175
Octanate 500IU Octanate 500IU
Liên hệ
Đã bán 11
Octanate 1000UI Octanate 1000UI
6.000.000₫
Đã bán 17
Medstand Ngọc Dạ Linh Medstand Ngọc Dạ Linh
90.000₫
Đã bán 201
Tranecid 250 Tranecid 250
250.000₫
Đã bán 524
Fumahem Oral Solution Fumahem Oral Solution
Liên hệ
Đã bán 132
Cammic 500mg (Viên) Cammic 500mg (Viên)
250.000₫
Đã bán 192
Haemo Vital Doppelherz Aktiv Haemo Vital Doppelherz Aktiv
355.000₫
Đã bán 251
Iron Drops Kinder Doppelherz Iron Drops Kinder Doppelherz
300.000₫
Đã bán 442
Vinphyton 1mg/1ml Vinphyton 1mg/1ml
130.000₫
Đã bán 212
Xelostad 10 Xelostad 10
870.000₫
Đã bán 234
Sokel Plus Sokel Plus
845.000₫
Đã bán 106

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    tôi đang mang thai uống aspirin được không?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • LN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Mình đã mua thuốc tại Trung Tâm Thuốc lần này lần thứ 2, và cảm thấy cực hài lòng và yên tâm. Cách mua hàng đơn giản, dược sĩ tận tình, chuyên môn tốt. Cảm ơn nhà thuốc nhiều nhé, mình sẽ ủng hộ trong các lần tiếp theo.

    Trả lời Cảm ơn (1)
Gửi
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

1900 888 633
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA