1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Suy tim cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Suy tim cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Suy tim cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trungtamthuoc.com - Suy tim cấp tính là một hội chứng lâm sàng đe dọa tính mạng với tỷ lệ mắc ngày càng tăng trong dân số nói chung. Suy tim đồng thời gây ra gánh nặng kinh tế to lớn, ước tính khoảng 108 tỷ USD mỗi năm. Với dân số toàn cầu đang già đi, mở rộng nhanh chóng và công nghiệp hóa, giá trị này sẽ tiếp tục tăng. [1]

1 Suy tim cấp là gì?

Suy tim cấp là sự khởi phát nhanh chóng các dấu hiệu và triệu chứng mới hoặc xấu đi của bệnh suy tim. Đây thường là một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng, cần phải nhập viện và điều trị cấp cứu chủ yếu nhằm kiểm soát tình trạng quá tải chất lỏng và tổn thương huyết động. [2]

Suy tim cấp tính là gì?

Suy tim cấp tính được chia thành 2 nhóm theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của suy tim trước đó bao gồm:

  • Suy tim cấp mất bù là trước đó người bệnh đã từng bị suy tim nhưng triệu chứng trở nên xấu đi, đột ngột hoặc tăng dần.
  • Suy tim cấp mới tức là người bệnh chưa từng bị suy tim, các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau khi có một biến cố cấp tính nào đó.

Suy tim cấp là nguyên nhân đầu tiên khiến người cao tuổi phải nhập viện và là yếu tố chính quyết định đến chi phí chăm sóc sức khỏe khổng lồ liên quan đến suy tim. Mặc dù có những tiến bộ về điều trị, tiên lượng của suy tim cấp tính là xấu, với tỷ lệ tử vong khi nhập viện từ 4% đến 7%, tỷ lệ tử vong trong 60 đến 90 ngày từ 7% đến 11%, và nhập viện lại từ 60 đến 90 ngày từ 25% đến 30%. [3]

2 ​Nguyên nhân nào gây suy tim cấp

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây suy tim cấp tính trong đó có nguyên nhân do tim và không do tim.

Nguyên nhân tại tim gây suy tim cấp tính bao gồm:

  • Người bệnh tim thiếu máu cục bộ như hội chứng mạch vành cấp tính, biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim, nhồi máu ở thất phải.
  • Các bệnh hở van tim như hẹp van tim, hở van tim, viêm nội tâm mạc, bóc tách động mạch chủ.
  • Bệnh cơ tim như viêm cơ tim, chèn ép cơ tim, bệnh cơ tim sau sinh.
  • Người bệnh tăng huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim cấp tính như nhịp tim nhanh hoặc chậm nghiêm trọng...
  • Những người sử dụng đồng thời các thuốc tăng co bóp như Verapamil, thuốc chẹn kênh beta, Diltiazem, Nifedipine...

​Các nguyên nhân gây suy tim cấp tính không do tim bao gồm:

  • Người mắc bệnh nội tiết như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, suy giáp...
  • Suy tim cấp tính do thuyên tắc phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
  • Bệnh lý nhiễm trùng gây suy tim cấp như viêm phổi, cúm, nhiễm trùng huyết...
  • Người bệnh mắc chứng làm tăng thể tích máu như đặt shunts, bệnh beri beri, bệnh Paget.
  • Suy tim cấp tính do sử dụng thuốc làm tăng giữ natri như Steroid, Tiazolidinediones, nghiện rượu, sử dụng thuốc phiện, thuốc gây nghiện...
  • Suy tim cấp do tai biến mạch máu não, do biến chứng của phẫu thuật

3 Chẩn đoán suy tim cấp như thế nào?

3.1 Biểu hiện lâm sàng

Suy tim cấp tính được chẩn đoán như thế nào?

Người bệnh suy tim cấp thường có các triệu chứng thể hiện 1 trong 6 dạng sau:

Suy tim tắc nghẽn mất bù cấp tính là nghiêm trọng hơn của mạn tính đặc trưng bởi phù ngoại biên khởi phát dần và khó thở diễn ra thường xuyên.

Suy tim cấp tính bị tăng huyết áp, bệnh khởi phát rất nhanh, huyết áp tâm thu (SBP) cao liên quan đến một số dấu hiệu như: Tắc nghẽn phổi và nhịp tim nhanh do tăng trương lực giao cảm, phân suất tống máu thất trái được bảo tồn và tỷ lệ tử vong tương đối thấp.

Suy tim cấp tính với phù phổi được đặc trưng với sự khởi phát nhanh hoặc giảm dần của suy hô hấp nặng. Người bệnh có tiếng ran khuếch tán trong phổi với thở nhanh và khó thở khi nằm và độ bão hòa oxy động mạch SaO2 dưới 90%.

Sốc tim là một hội chứng lâm sàng gây tử vong cao với biểu hiện giảm tưới máu cơ quan hoặc mô khởi phát từ từ hoặc nhanh. Đồng thời, những bệnh nhân này bị thiểu niệu, vô niệu liên quan đến SBP dưới 90 mm Hg, chỉ số tim dưới 2 L/phút/m2, lượng nước tiểu dưới 0,5mL/kg/giờ.

Suy tim cấp tính biến chứng hội chứng mạch vành cấp được đặc trưng bởi sự gia tăng áp lực làm đầy tâm trương thất trái. Người bệnh có thể bị giảm cung lượng tim do thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu.

Suy tim cấp tính bên phải đơn độc là một hình ảnh lâm sàng với biểu hiện phù khởi phát nhanh hoặc giảm dần, rối loạn tĩnh mạch cảnh và gan to. Những bệnh nhân thường không bị sung huyết phổi, áp lực làm đầy thất trái và cung lượng tim thấp.

Bệnh nhân mắc hội chứng suy tim cấp tính có dấu hiệu và triệu chứng của tắc nghẽn hệ thống hoặc phổi. Tắc nghẽn phổi liên quan đến tăng huyết áp tĩnh mạch phổi thường dẫn đến phù phổi và phế nang phổi. Các dấu hiệu lâm sàng chính của xung huyết phổi bao gồm khó thở, khó thở khi nằm, ran phổi và tiếng tim thứ ba. Tắc nghẽn hệ thống biểu hiện lâm sàng là tắc tĩnh mạch cảnh có hoặc không có phù ngoại biên.

3.2 Triệu chứng cận lâm sàng

Điện tâm đồ (ECG) nên được thực hiện khi đánh giá ban đầu ở tất cả bệnh nhân suy tim cấp tính và cần theo dõi nhịp tim. ECG hầu như luôn luôn bất thường ở những bệnh nhân nhập viện với biểu hiện suy tim cấp tính. Thông qua đó có thể xác định nguyên nhân hoặc các yếu tố nguy cơ của suy tim cấp tính để lên kế hoạch điều trị phù hợp.

X-quang phổi là một trong những phương pháp chẩn đoán thông thường ở bệnh nhân nhập viện do nghi ngờ phù tim trong suy tim cấp và tắc nghẽn phổi. Tuy nhiên, X-quang phổi bình thường, được quan sát trong khoảng 20% trường hợp, không loại trừ chẩn đoán suy tim cấp tính.

Ngoài ra, người bệnh nghi ngờ suy tim cấp tính cần làm xét nghiệm khí máu động mạch, peptide thải natri niệu, siêu âm tim...

4 Phác đồ điều trị suy tim cấp 

Mục tiêu chính của điều trị suy tim cấp tính là giảm triệu chứng và phục hồi huyết động. Các mục tiêu điều trị ban đầu khác là cải thiện oxy đến mức cần thiết (PaO2 trên 60 mm Hg, SpO2 dưới 90%), hạn chế tổn thương nội tạng. Mục tiêu ngắn hạn trong thời gian nằm viện bao gồm ổn định tình trạng lâm sàng bằng cách điều trị tối ưu, điều trị dược lý phù hợp, xem xét điều trị thiết bị trong các trường hợp được lựa chọn và giảm thời gian nằm viện...

Điều trị và quản lý bệnh suy tim

Để loại bỏ tình trạng quá tải trong suy tim cấp tính, thuốc lợi tiểu quai được sử dụng theo đường tiêm. Thuốc lợi tiểu quai chính là Furosemide, Bumetanide và Torasemide, tuy nhiên, Furosemide là loại được sử dụng phổ biến nhất. Liều khởi đầu của Furosemide tiêm tĩnh mạch là 20-40 mg. Tổng liều furosemide hàng ngày tối thiểu bằng tổng liều hàng ngày mà người bệnh dùng trước khi nhập viện, có thể tăng 2,5 lần so với liều trước dùng.

Có thể cân nhắc tùy từng người bệnh liều lợi tiểu được tăng lên hoặc phối hợp thuốc lợi tiểu thứ hai như Thiazide hoặc Spironolactone.

Nếu người bệnh không thể điều trị bằng thuốc lợi tiểu quai và Thiazide thì cân nhắc cho dùng Dopamine hoặc Dobutamine.

Với những người bệnh suy tim cấp nghiêm trọng, bị kích động, khó thở, tức ngực, lo âu có thể do dùng morphine với liều tĩnh mạch 2,5 - 5 mg. Tuy nhiên, không nên sử dụng cho người bệnh bị hạ huyết áp, chảy máu nội sọ, rối loạn ý thức, hen phế quản, COPD.

Thuốc giãn mạch được dùng cho người bệnh suy tim cấp tính chia làm thuốc nitro truyền thống, chất tương tự peptide natriuretic và thuốc khác.

Thuốc giãn mạch nitro như nitroglycerine, nitroprusside được dùng để cải thiện huyết động học và để giảm triệu chứng ở bệnh nhân có SBP> 110 mmHg . Điều trị bằng nitroglycerine được bắt đầu với liều 10-20 µg/phút và có thể được tăng lên theo cách từng bước.

Các chất tương tự peptide natriuretic bao gồm ít nhất  thuốc là Nesitiide và Ularitide

Ngoài ra, thuốc giãn mạch khác được sử dụng bao gồm Serelaxin, Clevidipine...

Các thuốc tăng co bóp làm tăng sự co bóp của cơ tim và cung lượng tim, giảm áp lực làm đầy thất, giúp cỉa thiện triệu chứng và huyết động. Trong đó, người bệnh suy tim cấp tính thường được sử dụng thuốc như Dopamine, Dobutamine, Levosimendan, Norepinephrine...

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh suy tim cấp tính, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Christopher Cook, Graham Cole, Perviz Asaria, Richard Jabbour, Darrel P. Francis, Ngày đăng: 6 tháng 1 năm 2014, The annual global economic burden of heart failure, International Jounal of Cardiology. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Sameer Kurmani và Iain Squire, Acute Heart Failure: Definition, Classification and Epidemiology, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Dimitrios Farmakis, John Parissis, John Lekakis, Gerasimos Filippatos, Acute Heart Failure: Epidemiology, Risk Factors, and Prevention, Revista Cardiologia. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Suy tim cấp tính được chia thành mấy nhóm?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Suy tim cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Suy tim cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
    OT
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633