Schuster 20mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-30349-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Leflunomide |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6411 |
Chuyên mục | Thuốc Cơ - Xương Khớp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Schuster 20mg được bác sĩ chỉ định điều trị viêm khớp dạng thấp đợt cấp ở người lớn, giúp giảm các triệu chứng và dấu hiệu, ngăn ngừa tổn thương và cải thiện chức năng vận động. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Schuster 20mg.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Schuster 20mg là Leflunomid hàm lượng 20mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Schuster 20mg
2.1 Tác dụng của thuốc Schuster 20mg
Thuốc Schuster 20mg chứa Leflunomid là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Leflunomide là amit của axit monocacboxylic, là một dẫn xuất của isoxazole. Có tác dụng ức chế miễn dịch và chống viêm, được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến.
Leflunomide là tiền chất và được chuyển đổi thành một chất chuyển hóa có hoạt tính, A77 1726, ngăn chặn dihydroorotate dehydrogenase, một loại enzyme chủ chốt của quá trình tổng hợp pyrimidine de novo. Kết quả là ngăn chặn sự mở rộng của các tế bào lympho T đã hoạt hóa. Tác nhân này cũng ức chế các protein tyrosine kinase khác nhau như protein kinase C (PKC), do đó ức chế sự tăng sinh tế bào [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu tốt, nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 6-12 giờ sau khi uống.
Phân bố: Thể tích phân bố trong cơ thể của Leflunomide là 0,13L/kg. Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương là trên 99,3%.
Chuyển hóa: Chủ yếu là gan. Leflunomide được chuyển đổi thành dạng hoạt động sau khi uống.
Thải trừ: Thuốc được bài tiết qua thận và qua mật dưới dạng chất chuyển hóa có hoạt tính. Thời gian bán thải của thuốc là 2 tuần.
2.2 Chỉ định thuốc Schuster 20mg
Thuốc Schuster 20mg được chỉ định điều trị:
- Viêm khớp dạng thấp đợt cấp ở người lớn, giúp giảm các triệu chứng và dấu hiệu, ngăn ngừa tổn thương và cải thiện chức năng vận động.
- Viêm khớp vảy nến hoạt động.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Osbifin 20mg điều trị viêm khớp dạng thấp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Schuster 20mg
3.1 Liều dùng thuốc Schuster 20mg
Viêm khớp dạng thấp:
- Liều tấn công: 100mg/lần/ngày, dùng trong 3 ngày. Bỏ liều tấn công có thể làm giảm đi nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
- Liều duy trì: 10-20mg/lần/ngày tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
Viêm khớp vảy nến hoạt động:
- Liều tấn công: 100mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày.
- Liều duy trì: 20mg/lần/ngày.
- Hiệu quả thường bắt đầu sau 4 - 6 tuần và có thể tiếp tục được cải thiện đến 4 - 6 tháng.
Suy thận: Suy thận nhẹ không cần hiệu chỉnh liều.
Người già trên 65 tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều.
Trẻ em: Không khuyến cáo cho ter dưới 18 tuổi do độ an toàn và hiệu quả chưa được kiểm chứng.
3.2 Cách dùng của thuốc Schuster 20mg
Dùng thuốc bằng đường uống.
Có thể uống lúc no hoặc đói.
Nếu quên liều thì uống ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần tới liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã qua, tuyệt đối không được uống gấp đôi để bù liều quên.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Schuster 20mg cho đối tượng bị mẫn cảm với Leflunomide hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Suy giảm chức năng gan.
Suy giảm miễn dịch như AIDS.
Thiểu sản tủy xương, thiếu máu nặng, giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính hay tiểu cầu do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến.
Nhiễm trùng nặng.
Suy thận mức độ vừa đến nặng.
Hạ protein máu nặng như hội chứng thận hư.
Phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không dùng biện pháp tránh thai hiệu quả.
Phụ nữ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Arastad 20 điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Toàn thân | Chán ăn, sút cân, suy nhược. | ||
Sinh dục và tiết niệu | Suy thận, giảm cận biên tinh trùng, số lượng và khả năng di chuyển | ||
Cơ xương khớp | Viêm bao màng hoạt dịch | Đứt gân | |
Da và mô dưới da | Rụng tóc, eczema, ngứa, phát ban, khô da | Mày đay | |
Gan mật | Tăng chỉ số men gan | Viêm gan, vàng da ứ mật | |
Tiêu hóa | Viêm đại tràng, buồn nôn, nôn, viêm miệng, loét miệng, đau bụng | Rối loạn vị giác | Viêm tụy |
Hô hấp | Bệnh phổi kẽ | ||
Tim mạch | Tăng huyết áp nhẹ | Tăng huyết áp nặng | |
Thần kinh | Nhức đầu, dị cảm, chóng mặt, bệnh thần kin ngoại vi | ||
Tâm thần | Lo lắng | ||
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Tăng CPK | Hạ Kali máu, hạ phosphat máu, tăng lipid máu | Tăng LDH |
Miễn dịch | Phản ứng quá mẫn nhẹ | Sốc phản vệ, viêm mạch | |
Máu và hệ bạch huyết | Giảm bạch cầu | Thiếu máu, giảm nhẹ tiểu cầu | Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan |
Nhiễm trùng, kí sinh trùng | Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết có thể tử vong |
6 Tương tác thuốc
Methotrexat: Tăng nguy cơ gây thiếu máu toàn phần ngoại vi, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Vaccin: Chưa có dữ liệu về an toàn và hiệu quả. Không dùng vaccin giảm độc lực trên bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc.
Warfarin và thuốc chống đông máu coumarin: Tăng thời gian prothrombin.
NSAIDs, Corticoid: Có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ liên kết với protein huyết tương của các thuốc NSAIDs.
Cholestyramin, than hoạt tính: Làm giảm đáng kể và nhanh chóng nồng độ của chất chuyển hóa trong máu.
Chất ức chế hoặc cảm ứng enzym CYP450: Ảnh hưởng tới nồng độ chất chuyển hóa của thuốc, dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độc tính của thuốc.
Tác dụng trên repaglinid (cơ chất CYP2C8): Tăng nồng độ tối đa và AUC của repaglinid trong máu.
Tác dụng trên caffein (Cơ chất CYP1A2): Giảm nồng độ tối đa và AUC của caffein.
Cơ chất vận chuyển anion hữu cơ 3: Tăng nồng độ tối đa và AUC của của Cefaclor.
Ảnh hưởng trên BCRP (protein kháng ung thư vú), cơ chất của polypetid vận chuyển anion hữu cơ B1 và B3: Tăng nồng độ tối đa và AUC của rosuvastatin.
Thuốc tránh thai đường uống: Tăng nồng độ tối đa và AUC của Ethinylestradiol và Levonorgestrel.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không dùng đồng thời cùng các thuốc DMARDs gây độc tính trên gan hoặc máu như methotrexat.
Chất chuyển hóa của thuốc có thời gian dài từ 1 đến 4 tuần. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra kể cả khi ngừng điều trị. Trong trường hợp cần thải nhanh thuốc như ngộ độc thì có thể tiến hành biện pháp tăng thải thuốc.
Đã có báo cáo tổn thương nặng trên gan và gây tử vong. Cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số men gan như AST, ALT. Tránh sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình điều trị
Thuốc có thể gây ảnh hưởng trên huyết học. Nếu có phản ứng huyết học nặng cần ngừng thuốc và tiến hành tăng thải Leflunomide.
Leflunomide có thời gian tồn tại lâu trong cơ thể. Nếu chuyển sang một liệu pháp DMARDs khác mà không tiến hành tăng thải sẽ tăng nguy cơ xảy ra các rủi ro. Cần theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn đầu sau khi chuyển đổi.
Nếu bị viêm loét miệng cần dừng thuốc. Các phản ứng trên da xảy ra với mức độ rất hiếm như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, phản ứng dị ứng. Dừng thuốc khi thấy xuất hiện các phản ứng trên da.
Thuốc có đặc tính ức chế miễn dịch nên làm bệnh nhân tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thuốc có thể ảnh hưởng trên hệ hô hấp, gây nên bệnh phổi kẽ, tăng áp lực động mạch phổi, các triệu chứng khác như ho, khó thở.
Đã có báo cáo về bệnh thần kinh ngoại vi trên bệnh nhân dùng thuốc. Các trường hợp làm tăng nguy cơ như trên 60 tuổi, đái tháo đường, dùng cùng các thuốc độc thần kinh.
Thuốc có nguy cơ gây viêm đại tràng, cần tiến hành chẩn đoán thích hợp.
Cần kiểm tra chỉ số huyết áp trước và trong quá trình điều trị.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Chất chuyển hóa của Leflunomide có thể gây nên dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Chưa có dữ liệu về bài tiết của thuốc vào sữa. Không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Một số tác động trên hệ thần kinh như chóng mặt, giảm khả năng tập trung, giảm phản xạ ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, tăng men gan, thiếu máu, giảm bạch cầu, ngứa, phát ban.
Xử trí: Tăng đào thải bằng cholestyramin hoặc Than hoạt tính. Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ và cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Schuster 20mg nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30349-18.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Schuster 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Schuster 20mg hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Schuster 20mg mua ở đâu?
Thuốc Schuster 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Leflunomide được sử dụng làm DMARD đầu tiên trong RA dường như có hiệu quả như methotrexate; giúp làm giảm số lượng khớp bị sưng rõ rệt hơn đối với Methotrexate [2].
- Thuốc có ít ảnh hưởng trên Đường tiêu hóa hơn so với các thuốc DMARD như methotrexate.
- Leflunomide là một loại thuốc chống thấp khớp làm thay đổi bệnh làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh ở bệnh nhân trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp hoạt động.
- Thuốc có hiệu quả và dung nạp tốt như Sulfasalazine hoặc methotrexate, và là một lựa chọn thay thế phù hợp cho các thuốc này ở bệnh nhân trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp đang hoạt động [3].
12 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây dị tật và không dùng được cho phụ nữ có thai.
- Là thuốc ức chế miễn dịch nên có thể gây nhiễm trùng cơ hội.
Tổng 17 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Leflunomide, PubChem. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Roberto Alfaro-Lara và cộng sự (Đăng ngày tháng 6 năm 2019). Systematic review and meta-analysis of the efficacy and safety of leflunomide and methotrexate in the treatment of rheumatoid arthritis, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả A Prakash 1, B Jarvis (Đăng ngày tháng 12 năm 1999). Leflunomide: a review of its use in active rheumatoid arthritis, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2023