1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh mày đay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh mày đay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh mày đay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Người bệnh bị nổi các mảng mề đay có ba đặc điểm là đỏ đặc trưng, ​​phồng rộp và ngứa. Đôi khi, người bệnh có cảm giác nóng rát kèm theo. Hầu hết trường hợp bị nổi mề đay đều có triệu chứng ngứa, và người bệnh càng cảm thấy ngứa nhiều hơn khi gãi.

1 Mày đay là gì?

Mày đay được đặc trưng bởi các vết ban rất ngứa (nổi mề đay), có hoặc không có các nốt ban đỏ xung quanh. Mề đay có thể cấp tính hoặc mãn tính, tự phát hoặc do dị ứng. [1]

Mày đay cấp tính có thể được gây ra bởi phản ứng dị ứng với thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm hoặc xà phòng. Hoặc bệnh xảy ra do nhiễm trùng, côn trùng cắn, dị ứng môi trường, tăng áp lực lên da quá mức, nhiễm lạnh hoặc nóng... Mề đay có 2 dạng là cấp tính với triệu chứng xảy ra dưới 6 tuần hoặc mãn tính khi triệu chứng kéo dài trên 6 tuần.

Mề đay có thể bị nhầm lẫn với một loạt các bệnh da liễu khác có triệu chứng tương tự và ngứa. Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, trừ khi người bệnh bị sưng có chứa mầm bệnh.

Hình ảnh bệnh mày đay

2 Nguyên nhân gây mày đay

Nhiều yếu tố có thể gây ra mày đay với các triệu chứng khó chịu.

  • Mày đay cấp tính.  

Đây là những phát ban kéo dài dưới 6 tuần. Các nguyên nhân phổ biến nhất là thức ăn, thuốc và nhiễm trùng. Vết cắn của côn trùng và các bệnh cũng có thể là nguyên nhân. [2]

Thuốc, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây nổi mề đay. Tuy nhiên, thường gặp nhất là các thuốc: Penicillin, Aspirin, thuốc chống viêm không steroid, Sulfonamid, lợi tiểu thiazide, thuốc tránh thai, thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, Vitamin, Codein... Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng từ 1-2h đến 15 ngày sau khi uống. Mề đay do hậu quả của việc sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch sẽ xảy ra ngay lập tức, thường là mề đay cấp tính.

Thực phẩm là nguyên nhân gây nổi mề đay thường bao gồm các loại hạt, trứng, cá, hải sản, socola, thịt, sữa bò, trái cây... Chất bảo quản như thuốc nhuộm azo, dẫn xuất axit benzoic và salicylat và thuốc nhuộm thực phẩm cũng là những yếu tố quan trọng gây bệnh. Mề đay thường thấy 1-2h sau khi ăn, uống. Nổi mề đay liên quan đến thực phẩm gặp nhiều hơn ở trẻ em.

Tác nhân dị ứng đường hô hấp như phấn hoa, bào tử nấm mốc, ve, gàu động vật và lông cũng có thể gây nổi mề đay. Hoặc hút thuốc là nhiều thể làm nặng thêm chứng nổi mề đay, do có chứa nhiều hóa chất. Mề đay do dị ứng đường hô hấp thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc.

Nhiễm trùng hô hấp có thể gây nổi mề đay như: Viêm xoang, viêm amidan, áp xe răng, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm gan, bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng và ký sinh trùng. Ký sinh trùng là nguyên nhân gây nổi mề đay, đặc biệt là ở trẻ em.

Mề đay có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm...

Những yếu tố căng thẳng, buồn bã và trầm cảm có thể làm nặng thêm chứng nổi mề đay từ trước và cũng gây ra nổi mề đay.

Yếu tố vật lý gây nổi mề đay bao gồm áp lực, nóng, lạnh. Mề đay thứ phát do áp lực thường biểu hiện trung bình 3-4 giờ sau khi tiếp xúc với áp lực.

Mày đay do yếu tố di truyền: Dạng này gây hiện tượng phù mạch, nổi mề đay lạnh gia đình. Nguyên nhân được cho là do thiếu kháng thể liên quan đến PLCG2 và rối loạn điều hòa miễn dịch hoặc nổi mề đay do rung (nổi mề đay khi một kích thích rung sẽ kích hoạt các tế bào mast để giải phóng histamine và các chất trung gian gây viêm khác) [3] [4]

  • Mày đay mãn tính

Tình trạng này được coi là nổi mề đay mãn tính nếu các vết hàn xuất hiện trong hơn sáu tuần và tái phát thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nổi mề đay mãn tính vô căn là một dạng của nổi mề đay mạn tính nhưng nguyên nhân không xác định được rõ ràng.

Bệnh hệ thống có thể gây nổi mề đay mãn tính bao gồm: Bệnh tuyến giáp và các bệnh thấp khớp như Lupus ban đỏ hệ thống, ung thư hạch, bệnh bạch cầu và ung thư biểu mô...

Nổi mề đay mãn tính có thể rất khó chịu và cản trở giấc ngủ cũng như các hoạt động hàng ngày. Đối với nhiều người, thuốc kháng histamine và thuốc chống ngứa giúp giảm ngứa. [5]

3 Phương pháp chẩn đoán mề đay

Người bệnh bị nổi các mảng mề đay có ba đặc điểm là đỏ đặc trưng, ​​phồng rộp và ngứa. Đôi khi, người bệnh có cảm giác nóng rát kèm theo. Hầu hết trường hợp bị nổi mề đay đều có triệu chứng ngứa, và người bệnh càng cảm thấy ngứa nhiều hơn khi gãi. Các tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể và hồi phục trong khoảng 2 -3 giờ mà không để lại dấu vết gì. Sự phục hồi tự phát này đôi khi có thể kéo dài đến 1 ngày.

Người bệnh mày đay có các vết mẩn ngứa, phồng rộp.

Với những trường hợp bị phù mạch, thường xảy ra ở các khu vực như mí mắt và niêm mạc môi, với biểu hiện sưng da đột ngột. Một số trường hợp người bệnh có biểu đau và nóng rát trước khi bị ngứa, đôi khi không ngứa, tổn thương này tự thoái triển trong khoảng 72h.

Có thể dựa vào một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân mày đay như:

Xét nghiệm máu nổi mề đay để tìm bạch cầu đa nhân ái toan, nếu tăng có thể là bệnh dị ứng hoặc ký sinh trùng, còn giảm thường gặp ở người bị lupus ban đỏ hệ thống.

Thử nghiệm lẩy da, áp da, sinh thiết da...

Xác định kháng nguyên đặc hiệu IgE bằng MAST CLA 1 với người bệnh nghi ngờ mày đay.

Cần phân biệt bệnh mày đay với chứng da vẽ nổi, viêm mạch mày đay, phù Quincke, chứng hồng ban da...

4 Cách chữa mày đay 

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.

4.1 Nguyên tắc điều trị

Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với nguyên nhân là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh mày đay.

Điều trị cụ thể cho người bệnh mày đay

Trước tiên, người bệnh mày đay cần tự chăm sóc như sau:

  • Tất cả các thuốc, đồ găn, thức uống nghi ngờ gây dị ứng phải được dùng lại.
  • Không nên gãi, chà xát mạnh trên da đặc biệt là vùng da kích ứng.
  • Người bệnh mày đay có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Người bệnh cần tẩy giun sán định kỳ, ăn uống đủ dinh dưỡng để không bị táo bón.
  • Mặc quần áo cotton, thoải mái, không hoạt động ra mồ hôi nhiều và nghỉ ngơi, không căng thẳng stress.
Bệnh mày đay cần điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh mày đay bằng thuốc:

Để làm giảm và biến mát các phản ứng dị ứng trên da, điều chỉnh chức năng, tổn thương rối loạn bằng cách loại bỏ chất hóa học trung gian.

Với người bệnh nổi mề đay thể nhẹ cần dùng các thuốc kháng histamin H1 bao gồm: Fexofenadine, Loratadin, Cetirizin.

Nếu người bệnh bị nối mề đay nghiêm trọng cần phối hợp thêm thuốc corticoid.

Corticoid được dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng hay có phù thanh quản, có viêm mạch, không đáp ứng với kháng histamin thông thường. Không dùng corticoid cho người bệnh mày đay mạn tính tự phát. Các thuốc corticoid cho bệnh nhân mày đay gồm Prednisone, Prednisolone hoặc methylprednisolone theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Epinephrin dùng với kháng histamin liều cao cho người bệnh mày đay có phù mạch cấp tính. Ban đầu người bệnh dùng với liều 0,3 – 0,5mg tiêm bắp, có thể lặp lại sau 15 – 20 phút, nghiêm trọng thì sau  1 -  2 phút.  Nếu người bệnh không đáp ứng thì dùng adrenalin theo đường tĩnh mạch như hướng dẫn của bộ y tế.

Trường hợp mày đay mạn tính, có thể liên quan đến bệnh lý khác do đó cần được thăm khám kỹ lưỡng để tìm nguyên nhân.

Nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc histamin H1 thông thường, có thể dùng thêm kháng histamin H2 như: Famotidine, Ranitidine, Cimetidine theo đúng hướng dẫn.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh mày đay, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc trong điều trị và dự phòng mày đay.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Amanda Oakley, Urticaria – an overview, Dermnet NZ. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Hives and Your Skin, WebMD. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Hives, Medlineplus. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Nicholas Van Rooij, Vibratory urticaria, Dermnet NZ. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  5. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayo clinic, Chronic hives, Mayoclinic. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 8 Thích

    Sử dụng thuốc gì cho bệnh mày đay?


    Thích (8) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh mày đay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh mày đay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
    PL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (11)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633