Amelicol
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TBYT BÌNH ĐỊNH |
Công ty đăng ký | CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TBYT BÌNH ĐỊNH |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 gói |
Hoạt chất | Eucalyptol (Cineol), Menthol |
Dược liệu | Bạc Hà (Mentha arvensis L.), Gừng (Khương - Zingiber officinale), Tần (Fraxinus chinensis Roxb.), Tràm Trà (Melaleuca alternifolia Cheel.) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | ak648 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Amelicol với thành phần gồm hỗn hợp các loại tinh dầu bạc hà, tràm, gừng, dầu tần,... có tác dụng trị ho, đau họng, sổ mũi, điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp. Vậy khi sử dụng Thuốc Amelicol bạn cần lưu ý như thế nào về liều dùng, cách dùng, tác dụng phụ... để dùng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất? Trong bài biết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi này.
1 Thành phần
Thành phần | Hàm lượng |
Eucalyptol Tinh dầu tràm Tinh dầu gừng Tinh dầu tần Menthol |
100mg 50mg 0,75mg 0,36mg 0,5mg |
Tá dược | Vừa đủ |
Dạng bào chế: Viên nang mềm
2 Amelicol là thuốc gì? Chỉ định
Thuốc Amelicol với sự kết hợp giữa Eucalyptol cùng các loại tinh dầu bạc hà, tần, tràm, Gừng có tác dụng sát trùng đường hô hấp, giúp làm loãng niêm dịch và làm dịu cơn ho dùng để trị ho, giảm đau họng và người đang bị cảm cúm, sổ mũi.
==>> Xem thêm sản phẩm khác: Thuốc Eucalyptin 100mg giúp giảm ho, long đờm, điều trị cảm cúm
3 Liều dùng - Cách dùng Thuốc Amelicol
3.1 Liều dùng
Người lớn: Uống 1 viên Thuốc Amelicol mỗi lần, ngày 3-4 lần
Trẻ > 2,5 tuổi: uống mỗi lần 1 viên Thuốc Amelicol, ngày 2 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. [1]
3.2 Cách dùng
Thuốc Amelicol dùng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không dùng Thuốc Amelicol cho người mẫn cảm với thành phần tinh dầu, Eucalyptol hay bất cứ tá dược nào có trong thuốc.
Trẻ em < 2,5 tuổi, trẻ có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao không thích hợp dùng Thuốc Amelicol.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Mecaflu Forte giải pháp làm loãng niêm dịch, dịu ho nhanh chóng
5 Tác dụng phụ
Vì Thuốc Amelicol có chứa menthol nên khi sử dụng lượng lớn có thể gây đau bụng dữ dội, nôn/buồn nôn, chóng mặt hoặc/và buồn ngủ hay hôn mê. Cần thông báo cho bác sĩ ngay khi bạn thấy có dấu hiệu trên để được xử lý kịp thời.
6 Tương tác thuốc
Chưa có thông tin về tương tác giữa Thuốc Amelicol và các thuốc khác.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc Amelicol có chứa menthol có tác dụng ức chế hô hấp qua đường thở đặc biệt là ở trẻ em nhỏ tuổi và trẻ sơ sinh
Người đang mang thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi dùng Thuốc Amelicol.
Thuốc Amelicol cần thận trọng khi dùng cho người bị loét dạ dày.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Amelicol khi sử dụng cho đối tượng này cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Thuốc Amelicol nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
7.4 Xử trí khi quá liều
Chưa có thông tin về quá liều khi sử dụng Thuốc Amelicol.
8 Sản phẩm thay thế
Pastitussin là sản phẩm của Công ty cổ phần hoá-dược phẩm Mekophar. Thuốc có dạng viên ngậm chứa Eucalyptol, menthol được biết là thuốc dùng để để sát khuẩn vùng miệng và họng, làm giảm các triệu chứng ho, viêm họng, đau họng, rát cổ, khản tiếng. Hiện tại, Pastitussin có giá 65.000/Hộp 50 vỉ x 10 viên
Jettan do Công ty US Pharma USA sản xuất, chứa Eucalyptol (Cineol), Menthol, Gừng (Khương), Quế, Mật Ong được trong điều trị giảm ho, long đờm,.... Jettan hiện có giá bán 80.000/Hộp 4 vỉ x 15 viên
9 Thông tin chung
Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TBYT BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 gói
Xuất xứ: Việt Nam
10 Cơ chế tác dụng
Eucalyptol |
Eucalyptol có tác dụng kháng khuẩn được dùng để trị ho và tăng cường kích thích tiêu hóa. Eucalyptol thải trừ chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán vào huyết tương. [2] |
Menthol | Menthol được tìm thấy nhiều trong lá Bạc Hà còn có tên gọi khác là bạc hà não có tác dụng làm làm họng, trị ho và làm loãng niêm dịch. Với lượng nhỏ, Menthol gây hưng phấn tăng bài tiết mồ hôi và giảm thân nhiệt. Menthol sau hấp thu được thải trừ qua nước tiểu và phân dạng glucuronide. |
Tinh dầu tràm, bạc hà, gừng, tần |
Tinh dầu gừng đã được biết đến từ lâu với tác dụng kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn đồng thời giúp làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống viêm và giảm đau tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm. Tinh dầu tần cũng như tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên vi khuẩn, một số loại phải kể đến như staphylococcus, salmonella typhi, Coli bethesda, E.coli,... Tinh Dầu Tràm được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn in vitro ngoài ra có tác dụng giảm ho tốt, long đờm, giúp thông thoáng đường thở trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thể nhẹ |
11 Thuốc Amelicol giá bao nhiêu?
Thuốc Amelicol hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Amelicol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua Thuốc Amelicol trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Amelicol với các thành phần từ tự nhiên, phối hợp giữa nhiều loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn tốt dùng để trị các triệu chứng ho, sổ mũi,..gây khó chịu
- Thuốc Amelicol an toàn dùng được cho cả người đang mang thai và mẹ cho con bú theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc Amelicol bào chế dạng viên nang mềm nên rất dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng.
14 Nhược điểm
- Thuốc Amelicol không thích hợp cho trẻ < 30 tháng tuổi.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do cục quản lý dược phê duyệt, tại đây
- ^ Tác giả: GH Seol và các cộng sự, Ngày cập nhật: năm 2016), Eucalyptol and its role in chronic diseases, Springer. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024