Tần (Fraxinus chinensis Roxb.)
33 sản phẩm
Dược sĩ Tăng Uyên Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Tần được sử dụng rộng rãi bởi công dụng trị thấp nhiệt và bệnh về mắt. Vậy, vị thuốc này có tác dụng gì? Và sử dụng Tần thế nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1 Giới thiệu về cây Tần
Tần còn có tên gọi khác là Tần Trung Quốc, Trăn tàu, mọc rải rác nơi ẩm, trên các bãi cát ven suối, ở độ cao dưới 1000m.
Tên khoa học của Tần là Fraxinus chinensis Roxb., thuộc họ Nhài (Oleaceae). Dưới đây là hình ảnh cây Tần bì.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây gỗ cao tới 8-12m, có khi hơn. Lá kép lông chim mang 3-5-7 lá chét hình bầu dục, đầu có mũi dài, gốc hơi hình nêm, dài khoảng 3-10cm, rộng 1,5-5cm, khi non có lông, mép có răng ở phần trên, gân bên 8-9 đôi; cuống bên dài 1cm. Hoa mọc thành chùy rộng, dài 8-15cm, khác gốc, hoa không có cánh; đài có 4 răng; nhị 2, bầu 2 ô. Quả có cánh dài 3-4cm, rộng 4-6cm, chứa 1 hạt hơi hình thoi. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ, thân, rễ, lá, được gọi là Tần bì.
Có thể thu hái rễ quanh năm, tốt nhất là vào mùa xuân, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Kon Tum, Lâm Đồng. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Lào.
2 Thành phần hóa học
Các nhóm hợp chất sau đã được tìm thấy trong chiết xuất vỏ thân Tần:
- Glucoside secoiridoid: (8E)-4''-O-methylligstroside, (8E)-4''-O-methyldemethylligstroside, 3'',4''-di-O-methyldemethyloleuropein, (8E)-ligstroside, oleuropein, (8E)-3’’,4’’-di-O-methyloleuropein, oleoside methyl ester.
- Coumarin: Aesculetin, scopoletin, isoscopoletin, aesculetin dimethyl ester, fraxidin, fraxetin, 6'-O-sinapinoyl esculin, 6'-O-vanillyl esculin và umbelliferone.
- Phenylpropanoid: Methyl isoferulate, methyl ferulate, methyl 3,4-dimethoxycinnamate, methyl (E)-p-coumarate và (E)-ferulaldehyde.
- Phenylethanoid: Tyrosol, 4-hydroxyphenethyl acetate.
- Lignan: (+)-pinoresinol, (+)-salicifoliol.
- Benzenoid: p-hydroxybenzaldehyde, sinapaldehyde glucoside.
- Dẫn xuất pyran: Fraxilatone.
- Các hợp chất khác: Caffeic acid, triacontanoic acid, 2-(4-hydroxyphenyl)ethyl ester, syringaldehyde, sinapaldehyde, syringin, osmanthuside H, (+)-pinoresino-4′-O-β-D-glucoside, β-sitosterol, daucosterel, ursolic acid.
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây sáng mắt - Duy trì thị lực, giảm triệu chứng hô hấp
3 Tác dụng - Công dụng của Tần
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Chống oxy hóa
Esculetin, một thành phần chính từ chiết xuất Tần, thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất chống lại các gốc DPPH liên kết với các anion superoxide trong hệ thống xanthine oxidase và esculetin cũng ức chế hiệu quả quá trình oxy hóa 7′-dichlorodihydrofluorescein diacetate (CM-H2DCFDA) và 5-(6-)dichloromethyl-2′.
3.1.2 Chống lão hóa
Esculetin từ chiết xuất Tần dẫn đến tác dụng bảo vệ chống lại quá trình quang hóa thông qua việc điều chỉnh giảm MMP-1 mRNA theo kiểu phụ thuộc vào liều lượng do tính chất thu hồi gốc tự do của nó.
3.1.3 Chống viêm
Các hợp chất glucoside secoiridoid trong chiết xuất vỏ thân Tần chống lại sự tạo ra oxit nitric (NO) do lipopolysacarit (LPS), các cytokine tiền viêm nổi tiếng, yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-α) và Interleukin 6 (IL-6) thông qua việc ức chế kích hoạt MAPK và IκBα trong các đại thực bào được kích hoạt bằng LPS. Ngoài ra, (8E)-4''-O-methylligstroside, aesculetin, fraxetin kích thích kiểu hình M2 chống viêm bằng cách nâng cao biểu hiện của arginase 1 và yếu tố giống Krüppel 4 (KLF4).
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Dâu tằm - Vị thuốc chữa cao huyết áp, hen suyễn và viêm gan hiệu quả
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Tần có tính mát, vị đắng, chát, vỏ có tác dụng lợi thấp, tiêu viêm, thu liễm, chỉ dương.
Trong đông y, vỏ Tần được dùng trong chữa thấp nhiệt sinh lỵ, tiêu chảy, bạch đới, viêm gan hoàng đản, bỏng, giác mạc lở loét, viêm kết mạc, bệnh mắt hột. Lá trị da dị ứng, viêm da, mề đay, nhọt mủ, dùng đắp trị vết thương do dao rìu.
4 Các bài thuốc từ cây Tần
4.1 Chữa thấp nhiệt sinh lỵ hoặc rong kinh, bạch đới
Tần bì 16g, vỏ rễ Thanh thất 12g. Cùng sắc uống.
4.2 Chữa bốc hỏa, mắt đỏ, sưng đau và ra gió chảy nước mắt
Tần bì, Hoàng Liên ô rô, mỗi vị 12g. Sắc uống.
4.3 Trị lỵ
Tần bì, hoàng bá mỗi vị 6g, sắc uống ngày một thang.
4.4 Trị đại tràng táo kết
Tần bì, đại hoàng, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang.
4.5 Trị viêm phế quản
Dùng viên nén tần bì, mỗi viên chứa 0,3g cao chế từ tần bì; mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần.
4.6 Trị ngứa, sần da
Tần bì 30g, nấu nước rửa hằng ngày.
4.7 Trị mắt chắp lẹo (mạch lạp thũng), đại tiện khô ráo
Tần bì 3 chỉ, Đại hoàng 2 chỉ. Sắc nước uống.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Hao-Chiun Chang và cộng sự (Ngày đăng 14 tháng 12 năm 2020). Secoiridoid Glucoside và các thành phần chống viêm từ vỏ thân của Fraxinus chinensis, MDPI. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
2. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Tần trang 790-791, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.