1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Người thứ hai trên thế giới chữa khỏi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS

Người thứ hai trên thế giới chữa khỏi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS

Người thứ hai trên thế giới chữa khỏi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS

Trungtamthuoc.com - Theo tờ Reuters đưa tin: Người đàn ông nhiễm HIV có biệt danh "bệnh nhân London" đã trở thành người thứ hai trên thế giới thoát khỏi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

1 Người thứ hai trên thế giới chữa khỏi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS

Căn bệnh thế kỉ mang tên HIV/ADIS - nó đã và đang hủy diệt loài người một cách đáng sợ. Các chuyên gia y tế, các y bác sĩ luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng tìm đủ mọi cách, mọi phương pháp, nghiên cứu đủ mọi loại thuốc để có thể đẩy lùi căn bệnh quái ác này. Chỉ cần có một tia sáng le lói thôi cũng đủ khiến cả thế giới suc sôi và hi vọng về một tương lại tươi sáng.

Căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS
Căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS

Theo tờ Reuters đưa tin: Người đàn ông nhiễm HIV có biệt danh "bệnh nhân London" đã trở thành người thứ hai trên thế giới thoát khỏi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

Giáo sư Ravindra Gupta, nhà nghiên cứu HIV đến từ Đại học Cambridge, người đứng đầu đội ngũ bác sĩ điều trị ca bệnh trên tiết lộ rằng: Họ không tìm thấy một chút dấu tích nào của virus hay một phát hiện nào mới.

Khi đang làm việc tại Đại học College London, giáo sư Gupta đã điều trị cho bệnh nhân London, khi kể lại quá trình điều trị, giáo sư cho biết "bệnh nhân London" nhiễm HIV từ năm 2003 và đến năm 2012. Cùng với đó anh này lại được chẩn đoán mắc một dạng ung thư máu có tên gọi ung thư hạch Hodgkin. HIV đã là án tử, lại thêm một án tử nữa - căn bệnh quái ác ung thư máu, dường như không một điều nào có thể tồi tệ hơn lúc này đối với anh ấy. Thực sự khó khăn khi phải đối mặt với 2 căn bệnh nguy hiểm này cùng một lúc.

Hình ảnh bệnh nhân London
Hình ảnh bệnh nhân London

Năm 2016, tình trạng ung thư của bệnh nhân chuyển biến nặng, đội ngũ y tế quyết định dùng biện pháp ghép tủy bởi như giáo sư Gupta nói với Reuters: "Đây là cơ hội sống sót cuối cùng của anh ấy". Người hiến tặng đề nghị giấu tên, tuổi, quốc tịch và các chi tiết khác, chỉ biết là người này không có quan hệ huyết thống với bệnh nhân và sở hữu đột biến gene CCR5 delta 32 có khả năng chống lại HIV. Ca ghép tủy diễn ra tương đối tốt đẹp, tuy nhiên bệnh nhân lại gặp phải một số tác dụng phụ như các tế bào miễn dịch của người hiến tặng tấn công các tế bào miễn dịch của người nhận. Nhưng may mắn thay tình trạng này không kéo dài.

Sau gần 3 năm kể từ khi bệnh nhân được nhận tế bào gốc tủy xương và 18 tháng không sử dụng thuốc kháng virus, tình trạng sức khỏe của "bệnh nhân London" vẫn ổn định. Các xét nghiệm rất nhạy cảm vẫn không tìm thấy dấu hiệu của HIV.

Trước "bệnh nhân London", "bệnh nhân Berlin" có tên thật là Timothy Brown cũng được chữa khỏi HIV nhờ phương pháp điều trị tương tự diễn ra ở Đức năm 2007.

Giáo sư Gupta lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định chắn chắn 2 bệnh nhân đã chữa khỏi HIV hoàn toàn. Theo ông, nên thay thế bằng các cụm từ "khỏi về mặt chức năng" hoặc dùng từ "đang thuyên giảm" để nói về hai bệnh nhân này. Bên cạnh đó, phần lớn các chuyên gia nhận định rằng phương pháp điều trị bằng cách ghép tủy của những người có gen CCR5 delta 32 không thể được sử dụng phổ biến bởi không những chi phí cao, mà còn rất phức tạp và mức độ rủi ro cao. Đồng thời những người mang bộ gen trên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu những người này có gộc Bắc Âu, mà để ghép tủy thành công lại còn yêu cầu độ tương thích, tìm được một người mang gen đột biến CCR5 delta 32 đã khó, tìm người tương thích khó càng thêm khó.

Ông Anton Pozniak, chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế cho biết: Mặc dù đây không phải là một chiến lược có thể áp dụng quy mô lớn trong chữa trị căn bệnh thế kỷ, nhưng nó cho phép chúng ta hy vọng, đánh dấu một bước tiến quan trọng. Hy vọng rằng, với kết quả khả quan này sẽ dẫn đến một chiến lược an toàn, hiệu quả và dễ dàng ứng dụng công nghệ gen hoặc kỹ thuật kháng thể. [1]

Câu chuyện của "bệnh nhân London" chứng tỏ một điều rằng nhân loại có thể đẩy lùi HIV/AIDS trong tương lai. 

Bà Sharon Lewin, đồng chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế nhận định: "Chúng ta chưa chữa khỏi HIV, song kết quả này cho phép chúng ta hy vọng về một tương lai loại bỏ được hoàn toàn virus".

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Kate Kelland (Ngày đăng: ngày 5 tháng 3 năm 2019). London HIV patient becomes world's second AIDS cure hope, Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633