Đồng
211 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Đồng được biết đến là một nguyên tố vi lượng, tham gia cấu tạo hormon, tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu... của cơ thể. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Đồng.
1 Tổng quan
1.1 Đặc điểm của nguyên tố Đồng trong tự nhiên
Đồng là kim loại xuất hiện tự nhiên trong môi trường, trong đá, đất, nước và không khí. Đồng là một nguyên tố thiết yếu trong thực vật và động vật (bao gồm cả con người).
Đồng được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như dây điện, ống dẫn nước và tấm kim loại...
Đồng là chất rắn, không mùi, dể uốn, có màu đỏ bóng.
Trọng lượng phân tử: 63,55 g/mol.
Nguyên tử đồng là chất gây dị ứng kim loại. Nó có vai trò như một vi chất dinh dưỡng và một chất chuyển hóa của Escherichia coli.
1.2 Nguyên tố vi lượng Đồng trong cơ thể
Đồng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có trong một số chất bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất không kê đơn, mặc dù tình trạng thiếu đồng là khá hiếm và hiếm khi cần bổ sung.
Đồng trong cơ thể chỉ ở dạng hợp chất thường là thành phần acid amin hoặc protein, có khoảng 80–120 mg.
Những hợp chất có Đồng thường ở gan và não. Trong hồng cầu, hàm lượng Đồng khoảng 100 mcg/100ml.
Có 4% lượng Đồng được hấp thu bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Đồng là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò là đồng yếu tố cho ceruloplasmin huyết thanh, một chất oxy hóa cần thiết cho sự hình thành thích hợp của protein mang sắt, transferrin. Nó cũng giúp duy trì tốc độ hình thành hồng cầu và bạch cầu bình thường và giúp ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng thiếu hụt: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, giảm nồng độ ceruloplasmin, suy giảm quá trình hình thành chuyển giao, thiếu Sắt thứ phát và loãng xương.
Đồng dường như làm giảm khả năng tồn tại và khả năng vận động của tinh trùng. Điều này làm giảm khả năng thụ tinh với vòng tránh thai bằng đồng, tạo ra tác dụng tránh thai của đồng. Cơ chế chính xác về tác dụng của đồng đối với tinh trùng vẫn chưa được biết.
Vai trò của Đồng như sau:
- Thành phần để sản xuất Hồng cầu.
- Tổng hợp một số chất cần thiết: Elastine làm các mạch dễ co giãn, Myelin ở các dây thần kinh, Tổng hợp một số Hormone: Hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục...
- Đồng là thành phần một số Enzyme quan trọng có nhiệm vụ điều tiết các gốc tự do, làm cho các tế bào khỏi bị oxy hóa, có mặt trong các mảng bao bọc gần, vòm họng, cơ tim, gan, phổi, não.
- Chống stress.
- Đồng liên quan đến chứng phình động mạch (Aneurism). Thiếu đồng dễ dẫn đến Aneurism.
2.2 Dược động học
Đồng bài tiết chủ yếu qua mật (khoảng 80%), thành ruột (16%) và một phần nhỏ qua nước tiểu (4%).
2.3 Cơ chế hoạt động
Đồng được hấp thụ từ ruột. Người ta tin rằng đồng bị khử thành dạng Cu+ trước khi vận chuyển. Khi đã vào bên trong tế bào ruột, nó sẽ liên kết với protein vận chuyển đồng ATOX1, protein này chuyển ion sang ATPase-1 vận chuyển đồng trên màng golgi, màng này đưa đồng vào bộ máy golgi. Một khi đồng đã được tiết ra bởi các tế bào ruột vào tuần hoàn hệ thống, nó vẫn bị ràng buộc phần lớn bởi ceruloplasmin (65-90%), Albumin (18%) và alpha 2-macroglobulin (12%).
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Đồng được sử dụng bổ sung cho những trường hợp được chẩn đoán thiếu Đồng.
Bệnh Menkes và hội chứng sừng chẩm. Bệnh Menkens là bệnh di truyền chỉ gặp ở bé trai với tỷ lệ 1/35.000, biểu hiện chậm lớn, rối loạn thần kinh, dễ nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi. Khi xét nghiệm thấy Đồng ở màng nhày của ruột rất cao. Do ruột không hấp thu được Đồng gây thiếu Đồng.
Trẻ chỉ ăn sữa bò hoặc bị tiêu chảy kéo dài cũng dễ bị thiếu Đồng, biểu hiện xương mềm, dễ gãy, thiếu bạch cầu, rối loạn ở da, đôi khi cả ở hệ thần kinh.
3.2 Chống chỉ định
- Những người có tiền sử dị ứng đồng.
- Người mắc bệnh Wilson
- Người suy gan nặng.
4 Liều dùng - Cách dùng
4.1 Liều dùng
Người lớn: Tiêm tĩnh mạch 0,3 mg - 0,5 mg/ngày.
Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch
- Trẻ sơ sinh <10 kg: 20 mcg/kg/ngày.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em cân nặng từ 10 đến 40 kg: 5 đến 20 mcg/kg/ngày; liều tối đa hàng ngày: 500 mcg/ ngày.
- Trẻ em và thanh thiếu niên cân nặng > 40 kg: 200 đến 500 mcg/ngày.
Người cao tuổi: Nên sử dụng thận trọng, sử dụng liều thấp nhất.
Cân nhắc về chế độ ăn uống có đồng cho từng nhóm đối tượng:
- Trẻ 1 đến 6 tháng tuổi: 200 mcg/ngày (~30 mcg/kg/ngày).
- Trẻ 7 đến 12 tháng tuổi: 220 mg/ngày (~24 mcg/kg/ngày).
- Trẻ 1 đến 3 tuổi: 340 mcg/ngày.
- Trẻ 4 đến 8 tuổi: 440 mcg/ngày.
- Trẻ 9 đến 13 tuổi: 700 mcg/ngày.
- Trẻ 14 đến 18 tuổi: 890 mcg/ngày.
- Người >18 tuổi: 900 mcg/ngày.
- Phụ nữ Mang thai: 1.000 mcg/ngày
- Phụ nữ thời kỳ cho con bú: 1.300 mcg/ngày
4.2 Cách dùng
Tiêm tĩnh mạch hay dùng đường uống.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Acid Ascorbic (Vitamin C): Vai trò với sức khỏe con người - Dược thư 2022
5 Tác dụng không mong muốn
Hiện tượng thừa Đồng:
Bệnh Wilson, gặp ở bé trai 5 - 15 tuổi với tỷ lệ: 1/150.000, do việc đào thải Đồng bị rối loạn, Đồng tích tụ ở gan quá mức, vào máu, rồi tích tụ ở thận, não và mắt.
Ngộ độc do ăn phải muối đồng: biểu hiện nôn, tiêu chảy, loét màng nhảy của ruột, vàng da do hồng cầu bị phá hủy, nặng có thể gây hoại tử ở gan, thận.
6 Tương tác thuốc
Axit ascoricic: Đồng có thể làm giảm nồng độ axit ascoricic trong huyết thanh.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Vitamin D: Tổng hợp những thông tin chi tiết nhất
7 Thận trọng
Việc bổ sung Cu cần được chỉ định của Bác sỹ và sau khi làm xét nghiệm máu và phải cân nhắc kỹ.
Suy gan: Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan (ví dụ suy giảm bài tiết mật hoặc bệnh gan ứ mật).
Rò đường tiêu hóa: Bệnh nhân có lỗ rò đường ruột có lưu lượng cao có thể cần dùng liều cao hơn liều khuyến cáo hàng ngày.
8 Các câu hỏi thường gặp
8.1 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Đồng không?
Chưa có nghiên cứu an toàn trên động vật hay trên lâm sàng được tiến hành, cần cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích - nguy cơ trước khi sử dụng.
9 Các dạng bào chế phổ biến
Đồng được bào chế dưới dạng viên nang - dùng đường uống (Cu-5: 5mg), tiêm tĩnh mạch (0,4 mg/ml), viên nén - uống (Coppermin: 5 mg).
Các biệt dược chứa Đồng:
10 Tài liệu tham khảo
- Thực phẩm chức năng - Functional Food (Xuất bản năm 2017). Đồng (Cu) trang 364 - 365, Thực phẩm chức năng - Functional Food. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia Pubchem. Copper, NCBI. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia Drugs.com (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 11 năm 2021). Copper, Drugs.com. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia Drugbank. Copper, Drugbank. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.