1. Trang chủ
  2. Huyết Học Truyền Máu
  3. Bệnh lơ xê mi dòng plasmo: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh lơ xê mi dòng plasmo: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh lơ xê mi dòng plasmo: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Lơ xê mi là tên gọi chung của nhóm bệnh lý trong huyết học, có nhiều loại bệnh lơ xê mi như: bệnh lơ xê mi cấp, bệnh lơ xê mi kinh dòng lympho, bệnh lơ xê mi tế bào dòng plasmo,... Bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ chia sẻ về bệnh lơ xê mi tế bào dòng plasmo. 

1 Bệnh lơ xê mi dòng plasmo là gì?

Bệnh lơ xê mi là nhóm bệnh trong đó có sự bất thường của các tế bào máu ác tính, thường xuất phát từ nguyên nhân bất thường trong tủy xương tạo máu. Trong đó, lơ xê mi tế bào dòng plasmo là sự tăng sinh quá nhiều các tế bào dòng plasmo trong máu ngoại vi. 

Khi xét nghiệm máu ngoại vi, các tế bào dòng plasmo là chiếm tỷ lệ lớn hơn 20 %, hoặc với số lượng lớn hơn 2 G/l. Bệnh lơ xê mi tế bào dòng plasmo được gọi là plasma cell leukemia - PCL. [1] 

Bệnh lơ xê mi dòng plasmo
Bệnh lơ xê mi dòng plasmo

2 Chẩn đoán bệnh bệnh lơ xê mi dòng plasmo

Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh lơ xê mi dòng plasmo đó là các tế bào dòng plasmo chiếm tỷ lệ lớn hơn 20% hoặc số lượng lớn hơn 2G/l trong máu ngoại vi (theo International Myeloma Working Group 2003).

3 Điều trị bệnh lơ xê mi dòng plasmo

3.1 Điều trị ban đầu

Chỉ định cho tất cả các người bệnh, phác đồ điều trị là các thuốc phối hợp. 

Dựa vào kết quả điều trị ban đầu, bác sĩ sẽ quyết định số đợt điều trị.  

Một số phác đồ cụ thể [2]

Bệnh lơ xê mi dòng plasmo
Bệnh lơ xê mi dòng plasmo

3.1.1 Phác đồ VTD

Bortezomid  

  • Liều dùng 1,3 mg/m2.    
  • Tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.    
  • Dùng vào các ngày 1, 4, 8, 11 trong 4 đợt đầu.
  • Các đợt tiếp theo dùng vào các ngày 1, 8, 15 và 22 (dùng trong 4 đợt tiếp).

Thalidomide    

  • Liều dùng 100-200 mg/ngày.    
  • Đường uống.    
  • Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 21.

Dexamethasone    

  • Liều dùng 40 mg/ngày.    
  • Truyền tĩnh mạch.   
  • Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4.

3.1.2 Phác đồ VCD

Bortezomid    

  • Liều dùng 1,3 mg/m2.   
  • Tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.    
  • Dùng vào các ngày: 1,  4,  8,  11  trong  4  đợt đầu. 
  • Trong 4 đợt tiếp theo dùng vào các ngày 1, 8,  15  và  22.

Cyclophosphomide    

  • Liều dùng tính theo 300 mg/ m2.    
  • Truyền tĩnh mạch.    
  • Dùng vào các ngày 1, 4, 8, 15, 22.

Dexamethasone    

  • Liều dùng 40 mg/ngày.   
  • Truyền tĩnh mạch.     
  • Dùng vào các ngày 1, 4, 8, 15, 22.

3.1.3 Phác đồ PAD

Bortezomid    

  • Liều dùng tính theo 1,3 mg/m2.   
  • Tiêm dưới da hoặc tiêm đường tĩnh mạch.    
  • Trong 4 đợt đầu dùng các ngày: 1, 4, 8, 11.
  • Trong 4 đợt tiếp dùng các ngày: 1, 8, 15 và 22.

Doxorubicin    

  • Liều dùng 10 mg/m2.   
  • Truyền tĩnh mạch.    
  • Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4

Dexamethasone    

  • Liều 40 mg/ngày.
  • Truyền tĩnh mạch.   
  • Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4.

3.1.4 Phác đồ VRD

Bortezomid    

  • Liều dùng tính theo 1,3 mg/m2    
  • Tiêm dưới da hoặc tiêm đường tĩnh mạch.    
  • Trong 4 đợt đầu dùng các ngày: 1, 4, 8, 11.
  • Trong 4 đợt tiếp dùng các ngày: 1, 8, 15 và 22.

Lenalidomide    

  • Liều dùng 25 mg/m2.    
  • Dùng đường uống.     
  • Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21.

Dexamethasone    

  • Liều dùng 40 mg/ngày.   
  • Truyền tĩnh mạch    
  • Các ngày 1, 8, 15, 22.

Lưu ý: khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều bortezomib là 72 giờ. Cần có sự hiệu chỉnh liều các thuốc trên khi bệnh nhân bị suy thận, suy gan, bệnh nhân lớn tuổi. 

Điều trị Lơ xê mi tế bào dòng plasmo
Điều trị Lơ xê mi tế bào dòng plasmo

3.2 Điều trị ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị được chỉ định khi bệnh nhân đã điều trị ban đầu đạt đáp ứng một phần.  

Ghép tế bào gốc từ người cho có tế bào gốc thích hợp (anh chị em ruột, bố mẹ của người mắc bệnh) nếu người bệnh nhỏ hơn 45 tuổi.

Người bệnh nhỏ hơn 65 tuổi thì điều trị ghép tế bào gốc tự thân. 

3.3 Điều trị củng cố

Cần điều trị củng cố cho bệnh nhân sau khi bệnh nhân đã được điều trị ban đầu có đáp ứng hoặc sau ghép tế bào gốc. Điều trị hai đợt, phác đồ sử dụng đó là kết hợp phác đồ VTD, RVD. 

3.4 Điều trị duy trì

Điều trị duy trì được chỉ định sau điều trị củng cố đã có đáp ứng.

Thuốc sử dụng đó là Bortezomib liều 1,3mg/m2 da mỗi 2 tuần hoặc kết hợp với Lenalidomide với liều dùng 10mg/ngày, thời gian dùng thuốc theo cân nhắc của bác sĩ. 

Cần xem xét thay đổi phác đồ, phối hợp thêm thuốc nếu sau đợt điều trị không có đáp ứng. 

3.5 Điều trị hỗ trợ

Điều trị hỗ trợ là điều trị dự phòng các trường hợp sau:

Điều trị dự phòng nhiễm trùng hoặc điều trị bệnh nhân đã bị nhiễm trùng. 

Điều trị hội chứng tiêu khối u.

Điều trị Canxi máu' data-type-link='internal' target='_blank'>tăng canxi máu.

Điều trị thiếu máu.

Điều trị ức chế hủy xương.

Tài liệu tham khảo

  1. ^   Jill Seladi-Schulman (Ngày đăng 17 tháng 8 năm 2021). What to Know About Plasma Cell Leukemia, Healthline. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên (Ngày đăng 22 tháng 4 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Cục Khám Chữa Bệnh Bộ Y Tế. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng tránh bệnh Lơ xơ mi tế bào dòng Plasmo như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lơ xê mi dòng plasmo: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lơ xê mi dòng plasmo: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633