Calci (Canxi)

498 sản phẩm

Calci (Canxi)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Trungtamthuoc - Phần lớn lượng Calci của cơ thể được tìm thấy trong xương và răng, và một phần nhỏ trong máu, cơ. Hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương và răng khỏe mạnh, tham gia vào quá trình đông mau đồng thời giúp điều chỉnh nhịp tim và nhiều chức năng dẫn truyền thần kinh. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Calci.

1 Calci là gì?

Calci là một nguyên tố vi lượng đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của khung xương, răng. Nó tham gia vào quá trình điều hòa sự đông máu, co duỗi của cơ, co bóp của tim cũng như tham gia vào sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh. 

Phần lớn Calci tập trung trong xương và răng (khoảng 99%) và chỉ 1 phần rất nhỏ có trong mô, máu, cơ. 

Cơ thể luôn có những cơ chế nhằm giữ lượng Calci ổn định trong máu và các mô. Khi nồng độ Calci trong máu giảm xuống quá thấp, các Hormon tuyến cận giáp sẽ tạo ra các tín hiệu cảnh báo đến xương, từ đó giúp giải phóng Calci vào máu. Hormon này cũng kích thích hoạt động của các thụ thể Vitamin D nhằm tăng cường hấp thu Calci vào trong máu. Đồng thời báo hiệu cho thận giảm lượng Calci đào thải ra ngoài bằng đường tiểu. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ Calci, Hormon Calcitonin sẽ ngăn chặn sự giải phóng Calci từ xương vào máu, báo hiệu cho thận tăng đào thải Calci ra ngoài cơ thể. 

Cơ thể không thể tự sinh tổng hợp được loại hợp chất này do đó việc tiêu thụ các thực phẩm giàu Calci, hoặc sử dụng loại thực phẩm hỗ trợ chính là cách duy nhất để bổ sung lượng Calci cần thiết.

Nguyên tử Calci 

2 Lượng Calci được khuyến nghị trong 1 ngày

​Nhu cầu calci trong mỗi giai đoạn cuộc đời mỗi con người là khác nhau, đặc biệt tăng nhanh ở độ tuổi trẻ em, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và thời kỳ cho con bú.

Nhu cầu Calci mỗi ngày được khuyến nghị như sau:

Độ tuổi Lượng Calci cần thiết
Dưới 6 tháng tuổi300mg/ngày
Từ 6-11 tháng tuổi400mg/ngày
Từ 1 đến 3 tuổi500mg/ngày 
Từ 4 đến 6 tuổi600mg/ngày 
Từ 7 đến 9 tuổi700mg/ngày

Nam nữ trong độ tuổi vị thành niên từ 10-18 tuổi

1000mg
Phụ nữ từ 19-50 tuổi1.000 mg mỗi ngày
Nữ giới trên 51 tuổi1.200 mg
Người trong giai đoạn mang thai và cho con bú1.000 mg
Đối với nam giới 19-70 tuổi1.000 mg
Đối với nam giới trên 71 tuổi1.200 mg

3 Vai trò của nguyên tố Calci với sức khỏe 

3.1 Calci với sức khỏe của xương, răng

Trong suốt cuộc đời, khung xương sẽ liên tục bị phá vỡ đồng thời hình thành lại. Ở những người khỏe mạnh được cung cấp đầy đủ Calci kết hợp với tập luyện thể chất đầy đủ, quá trình sản xuất xương sẽ vượt ngưỡng quá trình mất xương cho đến khoảng 30 tuổi. Sau đó quá trình tiêu hủy của xương sẽ vượt ngưỡng sản xuất. Tình trạng này còn được gọi là “Cân bằng Calci âm”, và là nguyên nhân chính dẫn đến mất xương. Nữ giới sau mãn kinh thường có xu hướng bị mất xương nhiều hơn nam giới do lượng Hormone bị suy giảm mạnh dẫn đến giảm việc hình thành và bảo tồn xương. 

Việc bổ sung Calci bằng chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng mất xương và tiêu xương ở mọi lứa tuổi. Tuổi tác càng cao, khả năng hấp thu Calci của cơ thể càng thấp, do đó đôi khi việc bổ sung quá nhiều Calci không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được vấn đề. 

3.2 Điều khiển sự co duỗi của cơ

Calci là thành phần liên kết các sợi Myosin và Actin. Khi nhận các kích thích, cơ thể sẽ giải phóng ra Calci tự do nhằm mục đích giúp các cơ thực hiện hoạt động co lại. Khi hành động này được thực hiện ngược lại, Calci sẽ được đưa ra khỏi hệ thống cơ, các cơ sẽ được giãn ra. Do đó, việc bổ sung thiếu hụt Calci là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chuột rút, co cứng cơ đột ngột. 

3.3 Tham gia vào hoạt động bơm máu của tim 

Tim mạch là một hệ thống cơ quan đảm nhận việc bơm máu đi nuôi cơ thể, và Calci đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Các ion Calci sẽ đi vào các tế bào cơ tim, sau đó tham gia vào quá trình điều phối các hoạt động tại đây (co bóp hoặc thả lỏng). Hoạt chất có mối tương quan chặt chẽ với tế bào, điều khiển hành động co bóp từ đó giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể. 

Trong nhiều trường hợp, các kênh vận chuyển Calci trong cơ thể gặp trục trặc có thể dẫn đến các rối loạn trong hoạt động của tim. Ngoài ra sự điều tiết bất thường của các ion Calci cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy giảm chức năng cơ bóp, bơm máu hoặc nghỉ ngơi của tim. 

3.4 Bổ sung Calci có thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng

Tác giả Michael Asher MA Weingarten, Anca Zalmanovici Trestioreanu, John Yaphe và các cộng sự đã thực hiện 2 thử nghiệm mù đôi có đối chứng giả dược, nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Calci trong việc làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng.

Tổng cộng có 1346 đã tham gia vào nghiên cứu. Liều Calci nguyên tố được bổ sung ở nhóm thực nghiệm là 1200mg mỗi ngày trong thời gian trung bình là 4 năm và 2000mg/ngày trong ba năm. Tỷ lệ thời gian theo dõi là 14% và 11%, (trong các đối tượng thử nghiệm cho người )

Kết quả: Sau 4 năm đã giúp giảm 26% tỷ lệ mắc u tuyến đại trực tràng. Và sau tổng cộng 7 năm cho thấy kết quả khả quan trong việc ngăn ngừa Polyp tuyến đại trực tràng.

3.5 Ngăn ngừa hình thành sỏi thận

Nhiều cuộc nghiên cứu có quy mô lớn được công bố trên Women's Health Initiative và Nurses' Health Study đã cho thấy mối tương quan giữa việc sử dụng các thực phẩm giàu Calci có khả năng làm giảm nguy cơ sỏi thận ở nữ giới. 

Nghiên cứu từ các thử nghiệm lớn bao gồm Sáng kiến ​​Sức khỏe Phụ nữ và Nghiên cứu Sức khỏe Y tá cho thấy việc ăn nhiều thực phẩm chứa Canxi làm giảm nguy cơ sỏi thận ở phụ nữ.

Lợi ích của việc bổ sung thực phẩm giàu Calci (chủ yếu ở sữa) trong việc ngăn ngừa sỏi thận đã được thực hiện ở một nghiên cứu có quy mô lớn, đánh giá trên tổng số 45.619 nam giới. Theo đó, người sử dụng trên 2 ly sữa mỗi ngày có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển sỏi thận đến 42% so với nhóm uống ít hơn 1 ly sữa trên tháng. Việc ăn Phomai mỗi tuần có thể giảm thiểu nguy cơ sỏi thận đến 30%.

3.6 Các vai trò khác đối với cơ thể

Ngoài những lợi ích kể trên, Calci còn được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng suy tuyến cận giáp hoặc loãng, mất xương. Các thuốc chứa Calci có thể được sử dụng trong điều cho những bệnh nhân bị hạ Calci huyết, hoặc ở bệnh nhân phẫu thuật tuyến cận giáp và đã thể hiện kết quả lâm sàng khả quan. Việc bổ sung Calci được cho là có những lợi ích sau đây:

  • Hỗ trợ tăng cường phát triển khung xương của bào thai, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến huyết áp cao ở thai phụ. 
  • Ngăn ngừa tình trạng hạ Calci huyết gây ra do nhiều nguyên nhân.
  • Hỗ trợ làm giảm Cholesterol trong máu đồng thời giúp kiểm soát cân nặng. 

4 Thiếu Calci là gì?

Thiếu Calci gây bệnh gì? Nồng độ Calci trong cơ thể luôn được điều hòa chặt chẽ, trong trường hợp thiếu hụt nhẹ xương sẽ chịu trách nhiệm giải phóng Calci lúc này cơ thể thường không có triệu chứng gì nổi bật. Tuy nhiên, khi sự thiếu hụt Calci nghiêm trọng hơn hoặc hạ Calci huyết sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Nguyên nhân của tình trạng thiếu Calci thường là do chế độ ăn uống không khoa học, suy thận, phẫu thuật đường tiêu hóa (cắt bỏ một phần dạ dày,...) hoặc do sử dụng các thuốc lợi tiểu gây cản trở quá trình hấp thụ. 

Triệu chứng - Dấu hiệu thiếu Canxi là:

  • Chuột rút hoặc yếu cơ.
  • Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Chán ăn.
  • Rối loạn khoáng hoá tại xương.
  • Trẻ em còi xương, chậm lớn.
  • Thiếu hụt Calci dài ngày có thể dẫn đến loãng xương hoặc mất xương. 

5 Độc tính khi bổ sung thừa Calci

Giới hạn bổ sung trên ngày đối với Calci là 2.500mg từ thực phẩm và chế phẩm bổ sung. Ở những người trên 50 tuổi liều bổ sung trên ngày không được vượt quá 2.000 mg. Việc bổ sung thừa Calci có thể là nguyên nhân gia tăng tình trạng sỏi thận, táo bón hoặc thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt. Ở một số người, việc bổ sung dư thừa Calci dài ngày là nguyên nhân gia tăng các bệnh lý tim mạch. 

Triệu chứng tăng Calci máu thường gặp là:

  • Suy nhược, mệt mỏi.
  • Buồn nôn ói mửa.
  • Hụt hơi.
  • Đau ngực.
  • Tim đập nhanh, nhịp tim không đều.

6 Các loại thực phẩm chứa nhiều Calci 

Thiếu Canxi ở người lớn nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm giàu nguyên tố này:

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomat.

Ăn các loại rau có màu xanh thẫm như cải xoăn, Cần Tây... Trong rau xanh có chứa nhiều Vitamin K, đây là Vitamin hình thành nên osteocalcin, hỗ trợ tăng cường tích tụ Calci vào xương.

Các loại hải sản như cua, tôm, cá...

Việc bổ sung đầy đủ lượng Calci cần thiết cho cơ thể là một điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên cũng cần chú ý để vượt ngưỡng cho phép.

7 Tài liệu tham khảo

1.Calcium, Medlineplus. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023.

2.Chuyên gia NCBI, Calcium, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023.

3.Calcium, The Nutrition Source. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Calci (Canxi)

Calci - D Khapharco
Calci - D Khapharco
Liên hệ
Kẹo dẻo Super Man Bibica
Kẹo dẻo Super Man Bibica
Liên hệ
Canxi Nano MK7 Diophaco
Canxi Nano MK7 Diophaco
Liên hệ
Calcium D3 Mk7 Vinapha
Calcium D3 Mk7 Vinapha
Liên hệ
BabyKids ĂN NGON YẾN SÀO
BabyKids ĂN NGON YẾN SÀO
Liên hệ
Vitacomplex Gricar
Vitacomplex Gricar
Liên hệ
Nature’s Bounty Calcium Magnesium Zinc
Nature’s Bounty Calcium Magnesium Zinc
Liên hệ
Kem đánh răng YCHIE
Kem đánh răng YCHIE
Liên hệ
Kid bipharton
Kid bipharton
Liên hệ
Bánh ăn dặm Gerber hình sao 42g
Bánh ăn dặm Gerber hình sao 42g
Liên hệ
Bánh ăn dặm Pororo vị chuối
Bánh ăn dặm Pororo vị chuối
Liên hệ
Bánh ăn dặm Bebedang
Bánh ăn dặm Bebedang
Liên hệ

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
1900 888 633
hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA