1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh Argyria (Argigyria's disease): Căn nguyên, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Bệnh Argyria (Argigyria's disease): Căn nguyên, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Bệnh Argyria (Argigyria's disease): Căn nguyên, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh Argyria (Argyrosis) là một bệnh da rất hiếm gặp, biểu hiện đặc trưng bằng tình trạng sạm da do tiếp xúc quá nhiều với nguyên tố bạc hay các hợp chất của nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh Argyria.

Chương 6. BỆNH DA HIẾM GẶP KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN, BỆNH ARGYRIA (Argigyria's disease), trang 197-200, Sách BỆNH DA HIẾM GẶP

Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2024

Chủ biên: Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang - Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

Tải bản PDF TẠI ĐÂY

1 ĐẠI CƯƠNG

Bệnh Argyria (Argyrosis) là một bệnh da rất hiếm gặp, biểu hiện đặc trưng bằng tình trạng sạm da do tiếp xúc quá nhiều với nguyên tố bạc hay các hợp chất của nó. Bệnh hay gặp ở những người làm trong các xưởng chế tác sản phẩm sử dụng bạc, hay các công nhân khai thác mỏ kim loại có bạc. Ngoài ra, những người lạm dụng các thuốc, hóa chất, mỹ phẩm, đồ trang sức... có chứa bạc cũng có thể bị bệnh này. Thuật ngữ argyria bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (Argyria có nghĩa là bạc).

2 CĂN SINH BỆNH HỌC

- Bạc là nguyên tố nhạy cảm ánh sáng, có tính kháng khuẩn, độ dẫn điện cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề như: y tế, công nghệ điện ảnh, mỹ phẩm, trang sức... Những người sử dụng (uống, xịt, tra mắt...) các thuốc có bạc, những người ăn các sản phẩm có bạc, hay những người sống trong môi trường có bụi kim loại bạc lâu dài, có thể tích lũy một lượng lớn bạc ở da hay các cơ quan nội tạng có thể bị bệnh này hay ngộ độc bạc.

- Khi kim loại bạc hấp thụ qua đường tiêu hóa, ăn, uống vào dạ dày sẽ tạo thành các muối bạc, sau đó lưu hành trong máu đến các cơ quan như gan, lách, thận... làm thay đổi màu sắc cũng như ở da. Thời gian tiếp xúc càng lâu, tích tụ càng nhiều bạc và các hoạt chất của nó, bệnh càng nặng và khó điều trị. Các vùng hở của da tiếp xúc nhiều với bạc, ánh sáng, da càng sạm và đen hơn vùng khác (do ánh sáng phân hủy chúng thành bạc kim loại hay bạc sulfite).

- Các hợp chất bạc hay được sử dụng trong y tế:

+ Nitrat bạc: có trong các thuốc điều trị chảy máu và giãn tĩnh mạch.

+ Kem sulfadiazine bạc: bôi vết thương, bỏng da.

+ Acetate bạc: cai thuốc lá.

+ Colloidal bac: thuốc tra mắt.

3 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

3.1 Thể khu trú

Đây là thể nhẹ, hay gặp ở những người sử dụng các sản phẩm thuốc có bạc để tra mắt, nhỏ mũi, uống, bôi... Nếu dùng nhiều và lâu ngày có thể xuất hiện các triệu chứng:

- Lợi, môi bị xanh xám.

- Da vùng tiếp xúc (bôi, xịt) thay đổi màu sắc xanh xám hay trắng xám.

- Mắt: thường không nguy hiểm, chỉ thay đổi màu sắc, nhưng có thể ảnh hưởng tới thần kinh và thị giác giảm.

- Móng: màu xanh xám.

Hình 6.7. Bệnh nhân nam 17 tuổi bị bỏng độ hai ở cả lông mày, mí mắt trên bên trái và má trái. Điều trị bằng bạc sulfadiazine sau 3 ngày xuất hiện màu xám đen ở những vùng bôi thuốc (Nguồn: Verena Isak và cộng sự, 2019, Case Reports in Dermatology)
Hình 6.7. Bệnh nhân nam 17 tuổi bị bỏng độ hai ở cả lông mày, mí mắt trên bên trái và má trái. Điều trị bằng bạc sulfadiazine sau 3 ngày xuất hiện màu xám đen ở những vùng bôi thuốc (Nguồn: Verena Isak và cộng sự, 2019, Case Reports in Dermatology)

3.2 Thể toàn thân

Hay gặp ở những người làm nghề lâu năm trong môi trường tiếp xúc với bạc và các hợp chất bạc. Đó là các thợ mỏ, công nhân chế tác, sản xuất các đồ trang sức, trang thiết bị y tế, đúc tiền... Ngoài ra những người hay ăn các thức ăn, sản phẩm có bạc trong thời gian dài cũng có thể bị.

- Da toàn thân bị sạm xanh.

- Vùng da tiếp xúc với ánh nắng bị sạm đen (trán, mũi, má, bàn tay).

- Cơ quan nội tạng: có thể rối loạn chức năng gan, thận. Các cơ quan tiêu hóa cũng thay đổi màu sắc, nhưng chỉ khi phẫu thuật mới phát hiện được.

Hình 6.8. Một phụ nữ Nhật Bản 69 tuổi. Sắc tố màu xám ở mặt 2 năm qua. Điều trị viêm họng mạn tại chỗ bằng protein bạc (Protein Gin) 5 lần/tuần trong hơn 5 năm (Nguồn: Noriyasu Sakai, 2007, Acta Dermato-Venereologica)
Hình 6.8. Một phụ nữ Nhật Bản 69 tuổi. Sắc tố màu xám ở mặt 2 năm qua. Điều trị viêm họng mạn tại chỗ bằng protein bạc (Protein Gin) 5 lần/tuần trong hơn 5 năm (Nguồn: Noriyasu Sakai, 2007, Acta Dermato-Venereologica)

4 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- Tiền sử tiếp xúc, sử dụng nhiều, lâu dài các sản phẩm có hợp chất bạc.

- Đo nồng độ bạc/hợp chất bạc trong máu và nước tiểu.

- Sinh thiết da.

5 ĐIỀU TRỊ

- Hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu để làm mất màu sạm da.

- Trang điểm để làm mờ các vùng da sạm.

- Sử dụng Hydroquinone 5%: có tác dụng ở thể nhẹ.

- LASER QS nd YAG bước sóng 1064 nm.

6 PHÒNG BỆNH

Cần áp dụng các biện pháp sau:

- Hạn chế ăn, uống, sử dụng các thức ăn, thuốc, sản phẩm chứa bạc và hợp chất bạc.

- Không tiếp xúc với môi trường có các bụi bạc với nồng độ cao.

- Cần sử dụng trang bị, đồ bảo hộ lao động trong môi trường sản xuất liên quan đến bạc.

Bạn đọc có thể theo dõi thêm về bệnh Degos (Malignant atrophic papulosis) TẠI ĐÂY


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633