Viện Công nghệ Sinh học Việt Nam
2 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc,
Ngày đăng:
Cập nhật:
Viện Công Nghệ Sinh Học Việt Nam được biết đến là viên nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học tại Việt Nam. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Viện công nghệ này.
1 Giới thiệu Viện Công Nghệ Sinh học
1.1 Tổng quan
Viện Công nghệ sinh học (Institute of Biotechnology, IBT), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology, VAST), đây là viện nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sinh học ở Việt Nam. Tại đây, có đội ngũ các nhà khoa học được đào tạo bài bản và chuyên sâu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại khác nhau.
Viện có nhiệm vụ chính là nghiên cứu và tìm tòi những vấn đề khoa học và công nghệ ở các lĩnh vực bao gồm công nghệ tế bào động vật, công nghệ gen, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh, công nghệ vật liệu sinh học, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học biển, công nghệ sinh học nano, công nghệ sinh – y học, tin sinh học, công nghệ protein và enzyme, và các lĩnh vực khác có liên quan.
Với hoạt động triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ về công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học.
Viện được coi là cơ sở đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao, tổ chức đào tạo sau đại học và tham gia đào tạo đại học về sinh học và công nghệ sinh học. Viện cung cấp thông tin, tư vấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học.
Viện Công Nghệ Sinh Học Việt Nam luôn tiến hành nhiệm vụ hợp tác quốc tế về sinh học và công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan: trao đổi cán bộ; cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn (thực tập sinh, thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sĩ); tham gia các chương trình/dự án hợp tác khoa học và công nghệ với các nước; tham gia và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.
1.2 Lịch sử thành lập
Ban lãnh đạo Viện qua các thời kỳ như sau:
Nhiệm kỳ 1993 – 1998: Viện trưởng: Lê Thị Muội, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Lê Trần Bình, PGS.TS.
Nhiệm kỳ 1998 – 2003: Viện trưởng: Lê Trần Bình, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Nguyễn Thị Ngọc Dao, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Trương Nam Hải, TS.
Nhiệm kỳ 2003 – 2008: Viện trưởng: Lê Trần Bình, GS. TS.
Phó Viện trưởng: Phan Văn Chi, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Trương Nam Hải, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Nông Văn Hải, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Trần Đình Mấn, TS.
Nhiệm kỳ 2008 – 2013: Viện trưởng: Trương Nam Hải, GS.TS. (2008-4/2014)
Phó Viện trưởng: Nông Văn Hải, PGS.TS. (2008-8/2012)
Phó Viện trưởng: Trần Đình Mấn, PGS.TS. (2008-2012)
Phó Viện trưởng: Quyền Đình Thi, PGS.TS.
Phó Viện trưởng: Chu Hoàng Hà, PGS.TS. (Nhiệm kỳ 2012-2017)
Từ ngày 01/5/2014: Viện trưởng: PGS.TS. Chu Hoàng Hà
Từ tháng 5/2022: Viện trưởng: GS.TS. Chu Hoàng Hà
Trong quá trình hình thành và phát triển, Viện công nghệ sinh học được tóm tắt qua 3 giai đoạn
1967 - 1075: PHÒNG SINH VẬT, VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC.
Phòng Sinh vật được thành lập vào năm 1967 do GS.TSKH. ĐẶNG THU làm Trưởng phòng. Đến năm 1975, khi Viện Khoa học Việt Nam chính thức được thành lập, Phòng Sinh vật đã phát triển thành 5 phòng trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam, bao gồm các hướng sinh học đại cương và sinh học thực nghiệm (Phòng Động vật học, Phòng Thực vật học, Phòng Sinh lý - Hóa sinh người và động vật, Phòng Sinh lý-Hóa sinh thực vật, Phòng Vi sinh vật).
1975-1993: VIỆN SINH VẬT HỌC VÀ CÁC TRUNG T M HÌNH THÀNH TỪ VIỆN SINH VẬT HỌC, VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM
Viện Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các phòng nghiên cứu về sinh vật học nói trên vào tháng 5 năm 1975 được lãnh đạo bởi GS.TSKH. NGUYỄN HỮU THƯỚC và GS.TSKH. ĐẶNG HUY HUỲNH với cương vị là Viện phó. Năm 1983, GS.TSKH. LÊ XUÂN TÚ được bổ nhiệm làm Viện trưởng.
Năm 1983: Các phòng nghiên cứu theo hướng sinh học đại cương đã phát triển và hình thành, Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học Việt Nam do GS.TSKH. ĐẶNG NGỌC THANH làm Giám đốc và GS.TSKH. ĐẶNG HUY HUỲNH làm Phó Giám đốc.
Năm 1982: Trung tâm Sinh lý- Hoá sinh người và động vật thuộc Viện Khoa học Việt Nam thành lập, Giám đốc GS.TSKH. NGUYỄN TÀI LƯƠNG.
Năm 1989: thành lập Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật, Viện Khoa học Việt Nam, Giám đốc PGS.TS. LÝ KIM BẢNG.
Năm 1990: thành lập Trung tâm Hóa sinh ứng dụng, Viện Khoa học Việt Nam, Giám đốc GS.TSKH. ĐÁI DUY BAN.
Ngày 19/06/1993: VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC được thành lập
Thực hiện Nghị định 24/CP của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, ngày 19/06/1993, Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia được thành lập, trên cơ sở hợp nhất Viện Sinh vật học, Trung tâm Sinh lý- Hóa sinh người và động vật, Trung tâm Hóa sinh ứng dụng và Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật.
1.3 Chức năng và Nhiệm vụ
Chức năng
Viện nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ dựa trên cơ sở sẵn có, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ, bao gồm các lĩnh vực: Công nghệ gen, công nghệ protein và enzym, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh - y học, công nghệ sinh học nano, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ vật liệu sinh học, công nghệ sinh học biển, công nghệ OMICS, Tin - Sinh học.
- Nghiên cứu điều tra cơ bản thuộc các lĩnh vực sinh học và những lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
- Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
- Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
- Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.
2 Hoạt động nghiên cứu
Những hoạt động nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học tập trung vào 6 hướng chính:
2.1 Nghiên cứu hệ gen học, hệ protein học và tin sinh học
Nghiên cứu các đặc điểm của hệ gen và hệ protein của người Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc, chức năng của các gen và protein có giá trị từ nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam.
Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong phân loại, xác định và bảo tồn sự đa dạng nguồn gen các loài động vật, thực vật và vi sinh vật.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin trực tuyến về hệ gen học, hệ protein học và tin sinh học.
2.2 Công nghệ gen
Nghiên cứu phát triển các protein dược phẩm tái tổ hợp.
Nghiên cứu phát triển các vaccine tái tổ hợp dùng trong nông nghiệp và y tế.
Nghiên cứu phát triển các bộ sinh phẩm trên cơ sở protein tái tổ hợp và kháng thể dùng trong nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường.
2.3 Công nghệ sinh học vi sinh vật
Đánh giá, chọn tạo và khai thác các chủng vi sinh vật mới có ích trong nông nghiệp, dược phẩm, chế biến thực phẩm và xử lý ô nhiễm môi trường.
Phát triển các hệ thống lên men, các công nghệ nền nhằm nâng cao hiệu quả biểu hiện của các chủng vi sinh trong việc sản xuất các loại protein tái tổ hợp và các chất có hoạt tính sinh học.
2.4 Công nghệ sinh học protein và enzyme
Tinh sạch và cải biến theo hướng có lợi các enzyme có tính thương mại cao.
Sàng lọc các protein đích có giá trị sinh dược.
Thiết kế và phát triển các peptide có hoạt tính sinh học.
2.5 Công nghệ sinh học thực vật
Phát triển các công nghệ tế bào thực vật phục vụ cho công tác bảo tồn và nhân nhanh các giống cây trồng và nguồn gen thực vật quý.
Cải thiện các tính trạng của cây trồng bằng phương pháp chọn dòng tế bào và chuyển gen nhằm tạo giống có chất lượng cao và có khả năng chống chịu tốt hơn.
2.6 Công nghệ sinh học động vật
Sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học nhằm kiểm soát khả năng sinh sản của vật nuôi lưu giữ tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, cấy chuyển phôi, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phát triển công nghệ tế bào gốc phục vụ trị liệu. Xây dựng các hệ thống nuôi cấy tế bào động vật phục vụ công tác chẩn đoán và sản xuất protein tái tổ hợp.
Nghiên cứu tạo động vật chuyển gen và động vật nhân bản.
3 Các sản phẩm nổi bật của Viện Công Nghệ Sinh Học Việt Nam