1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Mặt nổi đầy mụn vì thói quen tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp

Mặt nổi đầy mụn vì thói quen tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp

Mặt nổi đầy mụn vì thói quen tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp

Thói quen tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp là cách mà nhiều người chào đón buổi sáng. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ không còn làm như vậy nữa sau khi biết những tác hại sau của việc này. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về tác hại của thói quen tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp.

1 Nguyên nhân của thói quen tắt chuông báo thức

Có thể một số người đã ý thức được thói quen xấu này, nhưng bộ não của họ không thể đưa ra quyết định lí trí ngay lúc đó. Đúng hơn, cơn buồn ngủ có thể tạo ra một thứ gọi là quán tính giấc ngủ và trong đó có hành động tắt báo thức rồi ngủ tiếp. 

Quán tính giấc ngủ, được đặc trưng bởi cảm giác uể oải mà bạn cảm thấy khi thức dậy, là trạng thái tạm thời giữa ngủ và thức. Hiệu ứng của tình trạng này bao gồm tốc độ suy nghĩ và lập luận chậm hơn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn lại dễ dàng nhấn nút “tạm dừng” báo thức trong khi vẫn đang nhắm mắt, như một thói quen.

Trên thực tế, giữa quán tính giấc ngủ và sự ấm cúng trên chiếc giường của bạn hay cái lạnh và bóng tối lờ mờ bên ngoài, việc chống lại ý muốn chợp mắt thêm một lúc nữa đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy vô vọng.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Mỹ mất trung bình 24 phút để thực sự ra khỏi giường - sau hai lần báo thức và hai lần nhấn nút báo lại. 

2 Tác hại của việc tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp

Hậu quả ngay lập tức của việc tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp chính là muộn làm hoặc muộn học. Tuy nhiên, trong những trường hợp không có những hậu quả đã định sẵn này thì việc “tạm dừng” đồng hồ báo thức có thực sự có hại không?[1]

2.1 Đảo lộn chu kỳ ngủ thức

Cơ thể của chúng ta cũng có đồng hồ sinh học của riêng nó. Khoảng 2 tiếng trước thời điểm cần thức dậy, lượng Melatonin giảm xuống gần mức thấp nhất và cơ thể đã chuẩn bị để bắt đầu một ngày mới. Khi tiếng chuông báo thức vang lên, cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc thức dậy. 

Vì thế, hành động tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để thức dậy và chu kỳ giấc ngủ bắt đầu bị rối loạn. Mặc dù nghe có vẻ vô lý, nhưng ngủ quá nhiều thực sự khiến bạn buồn ngủ hơn vào ban ngày

Tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp khiến bạn buồn ngủ hơn vào ban ngày
Tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp khiến bạn buồn ngủ hơn vào ban ngày

2.2 Tăng mệt mỏi và uể oải

Bạn tắt chuông báo thức và ngủ tiếp vì nghĩ rằng, ngủ thêm một chút thì bạn sẽ trở nên tỉnh táo hơn sau khi thức dậy. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Bạn chỉ thực sự tỉnh táo và tràn trề năng lượng khi có một giấc ngủ sâu. 

Một cuộc khảo sát với khoảng 20.000 người đã chỉ ra rằng, những người không thể dậy ngay sau tiếng chuông báo thức có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn vào ban ngày. Ngủ thêm một chút có thể khiến bạn trở nên lơ mơ và không tỉnh táo cả một ngày. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất học tập và làm việc.

2.3 Mụn mọc lên nhiều hơn

Việc liên tục nhấn vào nút “tạm dừng” báo thức cũng có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn. Cứ vài phút bạn lại bị đánh thức bởi tiếng chuông và tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể làm gia tăng hormone gây căng thẳng. Tình trạng này có thể kích thích các tuyến bã nhờn trên da hoạt động nhiều hơn và làm bít tắc các lỗ chân lông. Khi đó, làn da của bạn cũng trở nên nhạy cảm hơn và dễ dàng xuất hiện mụn.

2.4 Gây rối loạn tiêu hóa

Thời gian ngủ thức bị đảo lộn mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể và ảnh hưởng đến nội tiết. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, cơ thể sẽ không biết chính xác thời điểm cần đi ngủ và thức dậy. Đôi khi nó khiến bạn trở nên khó ngủ hơn vào ban đêm, ngủ ít hơn mức cần thiết. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và ruột. 

Tắt báo thức rồi ngủ tiếp có thể gây rối loạn tiêu hóa
Tắt báo thức rồi ngủ tiếp có thể gây rối loạn tiêu hóa

2.5 Suy giảm sức đề kháng

Mặc dù ngủ thêm một chút có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn ngay lúc đó. Tuy nhiên, hành động này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch và gây suy giảm sức đề kháng. Bạn có thể dễ bị ốm vặt hơn.

2.6 Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Với phụ nữ, việc tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp có thể gây căng thẳng, làm ảnh hưởng đến hormone sinh dục. Kết quả là khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, thậm chí là chậm kinh, mất kinh.

3 Làm thế nào để ngừng thói quen này?

Thỉnh thoảng nhấn nút báo lại có lẽ không phải là vấn đề già to tát. Nhưng nếu bạn thường xuyên thực hiện hành động này nó có thể trở thành một thói quen độc hại. Sau đây là 5 mẹo giúp khắc phục thói quen này.[2]

3.1 Thực hiện một giấc ngủ chất lượng

Các nghiên cứu cho thấy, quán tính giấc ngủ xảy ra rõ ràng hơn sau một giấc ngủ ngắn hoặc bạn thức dậy vào giữa đêm. Cả 2 điều này đều có thể ngăn ngừa bằng việc thực hiện một giấc ngủ chất lượng.

Nếu quán tính giấc ngủ thực sự là cản trở cho việc thức dậy vào mỗi sáng thì bạn cần đảm bảo mình đã có một giấc ngủ chất lượng. Khi đó bạn sẽ giảm thiểu được những quyết định hồ đồ được đưa ra khi muốn ngủ nướng thêm một chút. Bạn có thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ bằng cách:

  • Ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm
  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày
  • Cố gắng thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng
  • Cho bản thân thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ
  • Giữ cho phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối và mát mẻ
  • Hạn chế ngủ trưa và uống cafe
  • Tránh uống rượu hoặc xem điện thoại/ máy tính trước khi ngủ
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi ngủ
  • Tập thể dục thường xuyên

3.2 Đặt báo thức một cách khoa học

Trước khi đi ngủ bạn có thể muốn bản thân thức dậy sớm hơn một chút nên đã đặt báo thức sớm hơn mức cần thiết và nghĩ rằng một giấc ngủ ngắn là đủ. Nhưng điều này không hề xảy ra theo mong muốn của bạn. Một giấc ngủ ngắn có thể khiến bạn dễ gặp phải quán tính giấc ngủ hơn. 

Thay vào đó, hãy đặt báo thức vào thời điểm bạn thực sự cần phải thức dậy và cố gắng không thay đổi chúng trong nhiều ngày. Đây là bước đầu tiên để tạo thói quen buổi sáng.

3.3 Ngồi dậy ngay khi nghe thấy báo thức

Khi chuông báo thức của bạn kêu, hãy cố gắng thực hiện một động tác thay đổi tư thế đơn giản. Đó là ngồi dậy. Động tác này có thể giúp đánh thức cơ thể bạn và giúp bạn không rơi vào giấc ngủ ngắn và ngủ tiếp trong vô thức. 

3.4 Bật đèn khi chuông báo thức vang lên

Ánh sáng sẽ báo hiệu cho cơ thể bạn biết rằng đã đến lúc phải thức dậy và ngăn chặn việc sản xuất melatonin, một loại hormone thúc đẩy giấc ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng ngay khi chuông báo thức kêu có thể giúp bạn thoát khỏi quán tính buồn ngủ và chuyển sang trạng thái tỉnh táo hơn.

Nếu gần chỗ nằm của bạn không có đèn hoặc bạn không thể đứng lên để mở rèm cửa, hãy cân nhắc việc sử dụng bóng đèn thông minh có thể bật tắt bằng giọng nói hoặc cảm ứng với chuông báo thức của bạn.

3.5 Đặt đồng hồ báo thức xa 

Nếu bạn không thể chiến thắng được quán tính giấc ngủ và liên tục nhấn nút tạm dừng, hãy đặt đồng hồ báo thức sang vị trí khác, xa nơi bạn nằm. Điều này bắt buộc bạn phải ngồi dậy hoặc rời khỏi giường để tắt báo thức. Khi đó, bạn cũng trở nên tỉnh táo hơn và giảm khả năng ngủ tiếp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Katie McCallum. Ngày đăng: Ngày 15 tháng 12 năm 2021. Does Hitting the Snooze Button Help or Hurt?, Houston Methodist. Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 08 năm 2023
  2. ^ Julie Marks, Ivanhoe Newswire. Ngày đăng: Ngày 24 tháng 02 năm 2022. You Snooze, You Lose: Research shows falling back asleep may do more harm than good, New4jax. Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 08 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633