Vỏ nang cứng Gelatin

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Vỏ nang cứng gelatin (vỏ nang) là vỏ đựng thuốc có tác dụng phân liều, bảo vệ dược chất, được coi như một thành phần của dạng thuốc.

Vỏ nang thường chứa các dạng thuốc rắn (như bột, cốm, vi nang, pellet, viên nén mini...). Sau khi uống, vỏ nang tan rã trong dịch tiêu hóa giải phóng dược chất. Vỏ nang cứng có thể được xử lý để giải phóng dược chất ở ruột.

Thành phần chính của vỏ nang cứng là gelatin, nước; ngoài ra là các chất phụ gia khác (như chất hóa dẻo, chất làm đục, chất tạo màu, chất sát khuẩn...). Các thành phần của vỏ nang phải đạt tiêu chuẩn được dụng và tiêu chuẩn của nhả sản xuất, phải tránh tương tác với được chất đóng nang trong quá trình bảo quản.

1 Mô tả

Vỏ nang gồm hai phần hình trụ lồng khít vào nhau (nắp và thân), mỗi phần có một đầu đáy tròn kín và một đầu hở. Hai phần có màu hoặc không màu; nếu có màu thì màu có thể đồng nhất hoặc màu khác nhau; trong suốt hoặc đục một phần hay toàn bộ nang; có in hoặc không in chữ hoặc dấu hiệu trên bề mặt vỏ nang. Phần nắp và thân phải lồng khít vào nhau và duy trì độ đóng kín.

2 Tính chất

Vỏ nang nhẵn; đồng nhất về màu sắc, hình dạng và kích thước.

3 Mùi

Lấy 100 vỏ nang cho vào một lọ kín để 24 h ở nhiệt độ từ 30 °C đến 40 °C, không được xuất hiện mùi lạ.

4 Kích thước của vỏ nang

Kích thước vỏ nang có khuynh hướng thay đổi theo hàm lượng ẩm, điều kiện bảo quản và tiếp xúc với môi trường. Thành phần hóa học của vỏ nang cũng ảnh hưởng ở một mức độ nhất định tới kích thước khi tiếp xúc với nhiệt và ẩm. Kích thước (đường kính ngoài, chiều dài, bề dày thành kép) của vỏ nang (đối với vỏ nang quy định kích cỡ từ số 0 đến số 4 tại Bảng 4) được quy định tại Bảng 1, 2 và 3 dưới đây. Các phép đo kiểm tra được thực hiện ở nhiệt độ từ 20 °C đến 25 °C và độ ẩm tương đối trong khoảng 45 % đến 50 %. 

Bảng 1 - Đường kính ngoài

Kích cỡNắp (mm)Thân (mm)
07,57 - 7,697,26 - 7,38
16,85 - 6,976,56 - 6,68
26,28 - 6,406,01 - 6,13
35,75 - 5,875,50 - 5,62
45,25 - 5,375,00 - 5,12

Ghi chú: Đo ở vị trí cách 3 mn từ đầu cắt của vỏ nang.

Bảng 2 - Chiều dài

Kích cỡNắp (mm)Thân (mm)
010,68 - 11,6818,22 - 19,22
19,51 - 10,5116,22 - 17,22
28,67 - 9,6714,84 - 15,84
37,73 - 8,7312,98 - 13,98
46,97 - 7,9711,84 - 12,84

Bảng 3 - Bề dày thành kép

Kích cỡNắp (mm)Thân (mm)
00,187 - 0,2230,177 - 0,213
10,182 - 0,2180,175 - 0,211
20,180 - 0,2160,173 - 0,209
30,178 - 0,2140,170 - 0,206
40,176 - 0,2120,164 - 0,200

Ghi chú: Đo ở vị trí cách 3 mm từ đầu cắt của vỏ nang.

5 Khối lượng trung bình

Vỏ nang có nhiều loại với kích cỡ khác nhau. Kích cỡ vỏ nang được quy định theo số trong Bảng 4, có ký hiệu từ số 0 đến số 4, đó là các kích cỡ vỏ nang thông dụng. Những quy định đối với vỏ nang có kích cỡ khác có thể theo sự thỏa thuận của nhà sản xuất vỏ nang và người sử dụng vỏ nang, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Tiến hành: Cân 100 vỏ nang và xác định khối lượng trung bình của một vỏ nang. Kết quả được đánh giá dựa vào Bảng 4.

Bảng 4 - Khối lượng trung bình của vỏ nang

Vỏ nang số (Kích cỡ)Khối lượng danh định của vỏ nang (mg)Giới hạn cho phép (%)
096± 10
176± 10
263± 10
350± 10
440± 10

Chú ý: Để đảm bảo chất lượng của vỏ nang không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, đặt vỏ nang trong điều kiện nhiệt độ 25 ± 2 °C và độ ẩm 50 ± 5 % ít nhất 12 h trước kh tiến hành phép thử Khối lượng trung bình.

6 Định tính

Đun sôi một vỏ nang trong 20 ml nước, để nguội và ly tâm. Lấy dịch lỏng phía trên (dung dịch A) để thử các phản ứng sau

A. Thêm 1 ml dung dịch acid picric bão hòa (TT) vào 5 m dung dịch A, xuất hiện tủa màu vàng chanh.

B. Thêm 1 ml dung dịch tanin 5 % (TT) vào 5 ml dung dịch A, xuất hiện tủa.

7 pH

Dung dịch S: Hòa tan khoảng 1,0 g vỏ nang trong nước không có carbon dioxyd (TT) ở khoảng 55°C, pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi và giữ dung dịch ở nhiệt độ này để tiến hành phép thử.

Dung dịch S có pH từ 3,8 đến 7,6 (Phụ lục 6.2).

8 Độ rã

Không được quá 15 min (Phụ lục 11.6). Dùng đĩa.

9 Lưu huỳnh dioxyd

Không được quá 200 phần triệu.

9.1 Chuẩn bị

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g vỏ nang trong 150 ml nước nóng trong bình cầu đáy tròn, cổ dài. Thêm 5 ml acid phosphoric (TT) và 1 g Natri bicarbonat (TT), ngay lập tức nối binh với ống ngưng (chú ý: Có thể giảm bọt bằng cách thêm một vài giọt chất chống tạo bọt thích hợp, ví dụ như dầu Silicon). Tiến hành cất lấy 50 ml. Hứng dịch cất vào phía dưới bề mặt của 15 ml dung dịch iod 0,1 N (TT). Pha loãng dung dịch thu được với nước vừa đủ 100,0 ml. Bốc hơi trên cách thủy 50,0 ml dung dịch, thỉnh thoảng thêm nước và tiếp tục bốc hơi cho đến khi dung dịch gần như không màu. Pha loãng dung dịch này với nước thành 40 ml, trung hòa bằng acid hydrocloric (TT), lọc nếu cần. Chuyển dung dịch thu được vào ống Nessler, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT).

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 10 ml dung dịch sulfat mẫu 1000 phần triệu SO4 (TT) với nước thành 100,0 ml. Hút 7,5 ml dung dịch thu được chuyển vào ống Nessler, pha loãng với nước thành 40 ml, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), trộn đều.

9.2 Tiến hành

Thêm vào mỗi ống chứa dung dịch thử và ống chứa dung dịch đối chiếu 5 ml dung dịch bari clorid 25 %, pha loãng với nước thành 50 ml, để yên 10 min và quan sát độ đục bằng cách nhìn từ trên xuống trên nền đen.

Ống chứa dung dịch thử không được đục hơn ống chứa dung dịch đối chiếu.

10 Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9,4.2).
Cân chính xác 5,0 g vỏ nang, thêm 10 ml nước, để yên trong 1 h. Làm ấm để hòa tan, thêm 10 ml acid hydrocloric (TT) và một lượng dung dịch brom (TT) hơi dư. Thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric thiếc hóa (TT), đun hồi lưu trên cách thủy sôi trong 1 h, để nguội. Dùng nước để  chuyển dung dịch thu được sang bình định mức 100 ml, thêm nước tới vạch, lắc đều. Lấy 10 ml dung dịch tiến hành thử theo phương pháp A.

11 Cắn sau khi nung

Không được quá 7,0%.

Cân chính xác 5,0 g vỏ nang, thêm 1,5 g đến 2 g dầu parafin (để tránh mất mẫu do trương nở) và đốt đến khi không còn khỏi, nung ở nhiệt độ 550 °C đến khối lượng không đổi.

12 Kim loại nặng

Không được quả 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy cắn thu được trong phép thử “Cắn sau khi nung”. Thêm 2 ml acid hydrocloric (TT) và 0,5 ml acid nitric (TT), bốc hơi trên cách thủy tới khô. Thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (TT) và 15 ml nước vào cắn thu được, làm ẩm trong vài min. Lọc và rửa bằng nước để thu được 100,0 ml dịch lọc. Pha loãng 20,0 ml dịch lọc thành 25,0 ml với nước.

Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

13 Mất khối lượng do làm khô

Từ 12,5 % đến 16,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 105 °C).

14 Giới hạn nhiễm khuẩn

Đạt yêu cầu về giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6, phương pháp đĩa thạch).

15 Bảo quản

Vỏ nang bảo quản tránh ẩm, ở nhiệt độ không quá 30 °C.

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633