Polyamid-6 (PA-6) dùng làm đồ đựng chế phẩm không phải thuốc tiêm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

1 Định tính

Nguyên liệu cần kiểm tra: Mẫu đem thử có thể là các phần của đồ đựng mà chưa dán hoặc in nhãn, hoặc chưa bị dát mỏng. Mẫu cũng có thể là các hạt chất dẻo trong trường hợp đồ đựng được tạo ra trong cùng một quy trình kín “tạo hình - đóng thuốc - hàn kín”.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2)

Xác định phổ hấp thụ hồng ngoại của nguyên liệu cần kiểm tra trong khoảng số sóng từ 3800 cm⁻¹ đến 600 cm⁻¹. Phổ hồng ngoại của mẫu thử phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của polyamid-6 chuẩn. Sự phù hợp giữa phổ của mẫu chuẩn và mẫu thử được chấp nhận chỉ khi có các khác biệt nhỏ về phổ do thành phần tự nhiên và/hoặc do biến đổi vật lý.

B. Đo nhiệt lượng quét vi sai - DSC (Phụ lục 6.12)

Thực hiện phép thử trong môi trường khí nitrogen.

Làm nóng chế phẩm từ nhiệt độ phòng đến 250 °C với tốc độ trong khoảng từ 10 - 20 °C/min và giữ ở 250 °C trong 1 phút. Làm nguội đến nhiệt độ phòng với tốc độ cao nhất có thể (thường ở tốc độ dưới 50 °C/min) và giữ trong 1 phút. Làm nóng lại tới 250 °C với tốc độ như lần đầu. Biểu đồ phân tích nhiệt vi sai của lần làm nóng lại được dùng để so sánh. So sánh biểu đồ phân tích nhiệt vi sai của chế phẩm và polyamid-6 chuẩn. Nhiệt độ tại DSC của sự nóng chảy thu được từ biểu đồ nhiệt vi sai của chế phẩm không được lệch nhiều hơn 8,0 °C so với nhiệt độ từ biểu đồ nhiệt vi sai của polyamid-6 chuẩn.

2 Chuẩn bị các dung dịch S1, S2, S3

Dung dịch S1 (dịch chiết nước)

Lấy 25 g nguyên liệu cần kiểm tra vào bình thủy tinh borosilicat nút mài. Thêm 500 ml nước và đun sôi hồi lưu trong 5 giờ. Để nguội tới nhiệt độ phòng, lọc dịch chiết qua phễu lọc thủy tinh xốp. Chuyển dịch lọc vào bình định mức 500 ml và pha loãng tới vạch bằng nước để được dung dịch S1. Sử dụng dung dịch S1 trong vòng 4 giờ sau khi pha.

Dung dịch S2 (dịch chiết acid)

Lấy 5 g nguyên liệu cần kiểm tra vào bình thủy tinh borosilicat nút mài. Thêm 100,0 ml acid hydrochloric 0,1 M (TT), đun sôi hồi lưu trong 1 giờ và khuấy liên tục. Để nguội và cho các chất rắn lắng xuống, gạn phần dung dịch phía trên vào bình định mức 100,0 ml, pha loãng tới vạch bằng dung dịch acid hydrochloric 0,1 M (TT) để được dung dịch S2.

Dung dịch S3 (dịch chiết phenol)

Hòa tan 1,0 g nguyên liệu cần kiểm tra trong 50,0 ml phenol (TT) bằng cách đun nóng ở 50 °C trong 4 giờ và khuấy liên tục, thu được dung dịch S3. Chuẩn bị một mẫu trắng.

2.1 Độ hấp thụ ánh sáng

Đo hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch S1 trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 340 nm.

Độ hấp thụ không được quá 0,25.

2.2 Giới hạn acid - kiềm

Lấy 100 ml dung dịch S1 thêm 0,15 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Dung dịch thu được phải chuyển sang màu xanh lam khi thêm không quá 1,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ). Lấy 100 ml dung dịch S1, thêm 0,2 ml dung dịch da cam methyl (TT). Dung dịch thu được phải chuyển từ màu vàng sang da cam khi thêm không quá 4,0 ml dung dịch acid hydrochloric 0,01 N (CĐ).

2.3 Chất kiềm tự do

Dung dịch acid percloric 70% trong phenol: Hòa tan khoảng 0,72 g (0,710 - 0,725 g) acid percloric (TT) trong 50,0 ml phenol (TT).

Lấy 50,0 ml dung dịch S3, chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 70% trong phenol. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song chuẩn độ mẫu trắng, được chuẩn bị ở mục dung dịch S3, trong cùng điều kiện. Chênh lệch thể tích dung dịch chuẩn độ của mẫu thử và mẫu trắng không được quá 0,4 ml.

2.4 Tạp chất liên quan (monomer tồn dư hoặc dung môi tồn dư)

Caprolactam

Không được quá 1 %.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong lượng vừa đủ acid formic (TT). Pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch gốc caprolactam: Hòa tan 125 mg caprolactam chuẩn trong acid formic (TT). Pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0, 2, 4, 6, 8 và 10,0 ml dung dịch gốc caprolactam vào 6 bình định mức 20,0 ml. Pha loãng đến vạch với acid formic (TT), thu được 6 dung dịch theo thứ tự là mẫu trắng và các dung dịch ĐC1 đến ĐC5 có chứa lần lượt 0; 0,25; 0,50; 0,75; 1,00; 1,25 mg caprolactam/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản kích thước 2 m x 4 mm, được nhồi diatomit đã được silan hóa dùng cho sắc ký khí (TT) đã được tẩm 10 % (kl/kl) polyethylen glycol 20000.

Nhiệt độ cột: 170 °C.

Nhiệt độ detector: 250 °C.

Khí mang là hydrogen dùng cho sắc ký khí (TT) hoặc helium dùng cho sắc ký khí (TT), lưu lượng 25 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch mẫu trắng ba lần.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiêm dung dịch đối chiếu ĐC4 năm lần, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic trên sắc ký đồ thu được của dung dịch ĐC4 không được quá 5 %. Hệ số đối xứng của pic caprolactam thu được trong lần tiêm thứ 3 phải trong khoảng 0,8 - 1,3.

Rửa cột. Tiêm dung dịch mẫu trắng.

Vẽ đường chuẩn trước: Tiêm lần lượt các dung dịch đối chiếu từ ĐC1 đến ĐC5. Vẽ đường biểu thị sự tương quan giữa diện tích pic thu được và nồng độ caprolactam trong các dung dịch đối chiếu. Hệ số tương quan (r²) của đường thẳng tuyến tính không được nhỏ hơn 0,98.

Rửa cột. Tiêm dung dịch mẫu trắng. Tiêm dung dịch thử, tiêm không quá 6 dung dịch thử.

Rửa cột. Tiêm dung dịch mẫu trắng.

Vẽ đường chuẩn sau: Tiêm các dung dịch đối chiếu từ ĐC1 đến ĐC5. Vẽ đường biểu thị sự tương quan giữa diện tích pic thu được (của cả lần tiêm trước và sau) và nồng độ caprolactam trong các dung dịch đối chiếu. Hệ số tương quan (r²) của đường thẳng tuyến tính không được nhỏ hơn 0,98.

Tính lượng caprolactam trong dung dịch thử dựa vào diện tích pic thu được của dung dịch thử, đường chuẩn đã lập. Tính lượng caprolactam trong mẫu thử theo hàm lượng phần trăm bằng cách nhân kết quả thu được với hệ số 10 và chia cho khối lượng mẫu thử (g).

2.5 Carbon hữu cơ toàn phần

Lượng carbon hữu cơ toàn phần trong dung dịch S1 được xác định theo phương pháp ghi trong Phụ lục 7.11.

Phương pháp sử dụng phải có giới hạn phát hiện là 0,2 mg/L (ppm) và phải có khoảng tuyến tính từ 0,2 - 20 mg/L (khoảng phủ được giới hạn của carbon hữu cơ toàn phần).

Khoảng tuyến tính có nồng độ cao hơn có thể được dùng nếu sự tuyến tính được thiết lập. Nếu nồng độ carbon hữu cơ toàn phần của dung dịch S1 lớn hơn nồng độ trên của khoảng tuyến tính, cần pha loãng dung dịch thử đến nồng độ phù hợp cho quá trình phân tích.

Chênh lệch giữa nồng độ carbon hữu cơ toàn phần của mẫu thử và mẫu trắng không được lớn hơn 5 mg/L.

2.6 Kim loại nặng

Sử dụng dung dịch S2. Tiến hành như sau:

Dung dịch đối chiếu: Lấy chính xác 1,0 ml dung dịch chỉ mẫu 20 ppm Pb (TT) vào ống Nessler 50 ml, pha loãng đến 25 ml bằng nước. Điều chỉnh pH của dung dịch thu được đến pH 3,0 - 4,0 bằng acid acetic 6 % (TT) hoặc dung dịch amoniac loãng (TT), pha loãng với nước tới 35 ml và trộn đều.

Dung dịch thử: Lấy 25 ml dung dịch S2 vào ống Nessler 50 ml. Điều chỉnh pH của dung dịch thu được đến pH 3,0 - 4,0 bằng acid acetic 6 % (TT) hoặc dung dịch amoniac loãng (TT), pha loãng với nước tới 35 ml và trộn đều.

Tiến hành: Thêm vào mỗi ống Nessler ở trên 10 ml dung dịch hydrogen sulfide bão hòa trong nước vừa mới pha, trộn đều, pha loãng thành 50 ml bằng nước, để yên trong 5 phút và quan sát các dung dịch dọc theo chiều dài của ống trên nền trắng; màu của dung dịch thử không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu.

Arsen, chì, thủy ngân, cadmi, cobalt, nickel và vanadi:

Báo cáo giới hạn cụ thể đo được đối với dung dịch S3 theo cách tiến hành như trên với các giá trị thu được trên 0,01 mg/L (ppm) tương ứng với giới hạn trên 0,025 mg/g. Nếu các giá trị thu được thấp hơn các giá trị trên thì báo cáo kết quả nhỏ hơn 0,01 mg/L (ppm) tương ứng với nhỏ hơn 0,025 mg/g. Các chỉ tiêu chấp nhận bổ sung cho mỗi kim loại sẽ được thiết lập sau.
 

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633