Phan Tả Diệp (Lá)
Dược sĩ Hương Trà Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Tóm tắt nội dung
Folium Cassiae angustifoliae
Lá chét phơi hay sấy khô của cây Phan Tả Diệp (Cassia angustifolia Vahl), họ Vang (Caesalpiniaceae). Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.
1 Mô tả
Lá chét hình thuôn dài hoặc hình mũi mác, màu xanh lục hơi vàng hoặc màu xanh lục nâu, góc lá hơi lệch (bất đối), dài 15 đến 50 mm, rộng 7 đến 20 mm ở phần trung tâm. Hai bề mặt lá nhẵn hoặc gần như nhẵn, gân lá hơi nổi. Chỉ số lỗ khí: 10 - 12, 5 -15.
2 Bột
Bột màu lục sáng hoặc hoặc lục vàng, chất xốp nhẹ. Quan sát trên kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì của phiến lá gồm các tế bào hình đa giác thành mỏng mang lông che chờ đơn bào ngắn, đầu nhọn thành có chứa các hạt hoặc các vết sẹo, lỗ khí kiểu song bào, và thường đi kèm với mô giậu. Lông đơn bào bị gãy. Mảnh mô mềm phiến lá gồm các tế bào thành mỏng, một số tế bào có chứa tỉnh thể calci oxalat. Sợi mang tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Các tinh thể calci oxalat nằm riêng lẻ hoặc tập trung thành đám hình cầu gai. Các mảnh mạch.
3 Định tính
A. Lấy khoảng 25 mg bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 50 ml nước, 2 ml acid hydrocloric (TT). Đun nóng trong cách thủy 15 min, để nguội, chuyển vào bình gạn, lắc với 40 ml ether ethylic (TT). Gạn lấy lớp ether, lọ qua nafri sulfat khan (TT). Lấy 5 ml dịch lọc, bốc hơi trên cách thủy đến cắn, để nguội, thêm vào cắn 5 ml dung dịch amoniac loãng (TT), xuất hiện màu vàng hoặc màu cam. Đun nóng dung dịch này trên cách thủy 2 min, xuất hiện màu hồng hoặc đỏ.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
3.1 Chuẩn bị
Bản mỏng: Silica gel 60F254.
Dung môi khai triển: Propanol - ethyÌ acetat - nước - acid acetic băng (40 : 40 : 30 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 mI hỗn hợp Ethanol 96 % - nước (1 : 1), đun nóng trên bếp và lấy ra ngay khi sôi, để nguội. Lọc hoặc ly tâm 3000 rpm, sử dụng dịch lọc hoặc dịch ly tâm để chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột lá Phan tả diệp (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
3.2 Cách tiến hành
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên thành các vạch dài 1 cm. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid nitric (TT) 20 % (tt/tt). Sấy bản mỏng ở 120 °C trong 10 min. Để nguội rồi phun tiếp dung dịch Kali hydroxyd (TT) 5 % trong ethanol 50 % (TT) đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường (để bản mỏng khoảng 3 h sau khi phun các vết sẽ bắt màu rõ hơn). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và tương đương về vị trí với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
4 Độ ẩm
Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).
5 Tro toàn phần
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9,8).
6 Tro không tan trong acid
Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).
7 Tạp chất
Không quá 4,0 % (Phụ lục 12.11).
8 Định lượng
Tiến hành định lượng trong điều kiện tránh ánh sáng.
Cân chính xác khoảng 0,15 g bột dược liệu (qua rây số 180) cho vào bình nón 100 ml. Thêm chính xác 30,0 ml nước, lắc đều, cân. Đun hồi lưu trong cách thủy sôi trong 15 min. Để nguội, cân lại, bù khối lượng đã mất bằng nước. Ly tâm 3000 rpm, lấy 20,0 ml dịch ly tâm chuyển vào bình gạn, thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), lắc với cloroform (TT) 3 lần, mỗi lần 15 ml. Gạn bỏ lớp cloroform, thêm 0,10 g Natri hydrocarbonat (TT), lắc trong 3 min. Ly tâm 3000 rpm, lấy 10,0 ml dịch ly tâm vào bình nón nút mài 100 ml. Thêm 20 ml dung dịch Sắt (III) clorid 10,5 % (TT), trộn đều. Đặt bình nón vào nồi cách thủy sao cho lớp nước trong nồi cao hơn lớp chất lỏng trong bình nón, đun hồi lưu trong 20 min. Thêm 3 ml acid hydrocloric (TT) và tiếp tục đun 20 min nữa, trong quá trình đun thỉnh thoảng lắc đề hòa tan tủa. Để nguội, chuyển hỗn hợp vào bình gạn, lắc với erher ethylic (TT) 3 lần, mỗi lần 25 ml (Chú ý: Dùng ether để tráng rửa bình nón, chuyển mẫu vào bình gạn). Gộp các dịch chiết ether, rửa bằng nước 2 lần, mỗi lần 15 ml. Gạn lấy lớp ether, chuyển vào bình định mức 100,0 ml, thêm ether ethylic (TT) vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch này, để bay hơi cẩn thận đến khô. Hòa tan cắn vừa đủ trong 10,0 ml dung dịch magnesi acetat (TT) 0,5 % trong methanol (TT). Đo độ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng 515 nm (Phụ lục 4.1), so sánh với mẫu trắng là methanol (TT).
Hàm lượng phần trăm (X %) của hydroxyanthracen glycosid tính theo sennosid B và tính theo dược liệu khô kiệt được tính theo công thức sau:
X % = (A x 1,25 x 100)/[m x (100 - r)]
Trong đó:
A: độ hấp thụ của mẫu thử ở bước sóng 515 nm.
m: khối lượng cân mẫu thử (g).
r: độ ẩm của dược liệu (%).
Lấy 240 là giá trị A (1 %, 1 cm) của sennosid B ở bước sóng 515 nm. Hàm lượng hydroxyanthracen glycosid trong dược liệu tính theo sennosid B (C42H38O20) không được ít hơn 1,5 % tính theo được liệu khô kiệt.
9 Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.
10 Tính vị, quy kinh
Vị cay, tính ôn. Vào các kinh can, đại trường.
11 Công năng, chủ trị
Nhuận tràng, thanh gan mật, tiêu viêm, sát trùng, khu phong, giải độc. Chủ trị: Táo bón (dùng dược liệu khô), viêm gan, vàng da (dùng dược liệu đã sao vàng). Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da cơ địa, ngứa lở (dùng lá tươi).
12 Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 16 g đến 32 g (nhuận tràng), từ 8 g đến 12 g (viêm gan, vàng da), dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát, lấy nước cốt bôi chỗ viêm, đau hoặc bôi chỗ bị hắc lào sau khi cạo nhẹ lớp vẩy.
13 Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn không nên dùng kéo dài.