Hà Thủ Ô Đỏ đã chế biến
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Dược sĩ Hương Trà Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Tóm tắt nội dung
Radix Fallopiae multiflorae praeparata
Vị thuốc là rễ củ của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multjflora Thunb. Haraldson; Syn. Polygonum multiflorum Thunb.,), họ Rau răm (Polygonaceae) đã được chế biến theo phương pháp sau đây.
1 Phương pháp chế biến
1.1 Nguyên liệu
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multjfforae): 10 kg.
Đậu đen (Semen Wignae), loại xanh lòng: 1 kg (có thể dùng tới 3,3 kg).
Gạo tẻ hoặc gạo nếp: vừa đủ.
1.2 Ngâm
Lấy Hà thủ ô đỏ loại tạp, rửa sạch, phân loại to nhỏ cho đều, thêm nước vo gạo ngập trên 5 cm, ngâm trong 24 h (nếu là mùa hè, sau mỗi 6 - 8 h phải thay nước vo gạo mới). Trong quá trình ngâm thỉnh thoảng đảo đều, sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo nước.
Nước vo gạo: Lấy gạo tẻ hoặc nếp, thêm nước, chà sát (vo) 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 2 min, gạn lấy nước, cứ 1 kg gạo vo lấy 4 lít nước, chuẩn bị trước khi dùng.
1.3 Chuẩn bị nước đậu đen
Lấy đậu đen rửa sạch cho vào nồi inox (không dùng nồi gang, sắt), thêm nước cho ngập, đun sôi nhỏ lửa đến khi đậu nhừ mà không bị trào dịch chiết khỏi nồi, thêm nước nếu cạn, gạn lấy nước (có thể lọc để lấy dịch trong, không lẫn tính bột đậu), cứ 1 kg đậu đen lấy khoảng 20 lít dịch chiết, chuẩn bị trước khi dùng.
1.4 Nấu
Dùng nồi nấu phù hợp với lượng được liệu, đặt vỉ bằng tre nứa hoặc inox ở đáy nồi, xếp Hà thủ ô đã ngâm nước vo gạo ở trên vào nồi, thêm nước đậu đen cho ngập. Đun sôi sau đó sẽ hạ lửa (giảm gia nhiệt) từ từ cho đến khi sôi nhẹ lăn tăn trên mặt (để không bị cháy dược liệu), đun trong 6h. Để qua đêm. Ngày tiếp theo, đảo những củ trên xuống dưới, tiếp tục đun như trên, đun lặp lại như vậy cho đến khi chín đều (củ mềm, cắt ngang thấy phần ngoài màu đen, phần trong tím hồng), trong khi đun có thể thêm nước nếu cần, tốt nhất là khi củ mềm thì nước cũng cạn. Lấy ra, để nguội đến khi thái không bị bở vụn, bỏ lõi, thái lát 2 - 3 mm, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60 °C - 70 °C đến khi các lát hà thủ ô đã se, tâm trở lại dịch Hà thủ ô thu được trong quá trình nấu (nếu còn) cho tới khi hết dịch. Tiếp tục phơi và sấy khô.
Ghi chú 1: Hà thủ ô đỏ và đậu đen đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam. Gạo tẻ hoặc nếp đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện qui trình bào chế Hà thủ ô đỏ ở điều kiện thường.
Ghi chú 2: Phương pháp cửu chưng cửu xái (chưng và phơi 9 ngày đêm) cũng được chấp nhận.
Phương pháp cửu chưng cửu xái: Lấy hà thủ ô đỏ đã thái lát, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm (96 h), đem rửa sạch, cho vào thạp đồng, đổ nước đậu đen cho ngập, đun cách thủy 9 h vào ban đêm, ngày phơi 12 h trong bóng râm, tối lại cho vào thạp đồng, rưới nước đậu đen và lại đun cách thủy tiếp. Đến tối thứ 9 nếu còn nước đậu đen thì tẩm vào Hà thủ ô phơi tiếp, sau đó sấy khô.
Không chế biến Hà thủ ô đỏ vào mùa nồm, dễ ẩm mốc. Không dùng dụng cụ bằng Sắt nấu hà thủ ô đỏ vì trong hà thủ ô đỏ có chất tương ky với sắt.
2 Mô tả
Hà thủ ô đỏ đã chế biến là các phiến mỏng khô, cứng, dày 1 - 2 mm, màu nâu hoặc nâu thẫm, cong vênh. Chất cứng, mặt gẫy phẳng, bóng, màu nâu hoặc đen. Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát.
3 Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, ngâm với 10 ml nước trong 30 min, gạn lấy 5 ml, thêm 3 giọt đến 4 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), dung dịch không được có màu đỏ sẫm. Song song làm một mẫu chứng (mẫu không thêm dung dịch natri hydroxyd 10 %) trong cùng điều kiện để so sánh.
B. Lấy 0,1 g bột, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) đun trong cách thủy trong 5 min, để nguội, lọc. Acid hóa dịch lọc bằng đung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) đến môi trường acid (thử bằng giấy quỳ), sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT), lớp ether ethylic có màu vàng cam, gạn lấy 5 ml ether, thêm 5 ml amoniae đậm đặc (TT), lớp amoniac sẽ có màu đỏ.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254 (2 - 10 µm).
Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (5 : 2 : 2 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 0,25 g bột thô được liệu, thêm 20 ml methanol (TT), siêu âm (490 W) trong 30 min hoặc đun hồi lưu trên cách thủy 30 min. Để nguội. Lọc, để bay hơi dịch lọc đến cạn. Hòa tan cắn bằng 2 ml methanol (TT) thu được dung dịch thử.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan 2,3,5,4'-tetrahydroxystilben-2-O-beta-D-glucosid chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có 2,3,5,4'-tetra hydroxystilben-2-O-beta-D-glucosid chuẩn thì dùng bột rễ củ Hà thủ ô đỏ (mẫu chuẩn thích hợp: dược liệu Việt Nam hoặc dược liệu nhập khẩu), chiết như mô tả trong phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký lấy bản mỏng ra để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng. Quan sát các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có một vết cùng màu sắc và tương đương về vị trí với vết của 2,3,5,4'-tetrahydroxystilben-2-O-beta-D-glucosid trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và tương đương về vị trí với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.
===>Xem thêm thông tin: Cây Hà Thủ Ô trắng hay Hà Thủ Ô đỏ tốt hơn?
4 Độ ẩm
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).
5 Tro toàn phần
Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).
6 Tro không tan trong acid
Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).
7 Tạp chất (Phụ lục 12.11)
Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.
Tỷ lệ xơ gỗ: Không quá 1,0 %.
8 Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 5,0 %, tính theo được liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng efhanol 96 % (TT) làm dung môi.
9 Kim loại nặng
Không quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3).
Dùng 1 g dược liệu để thử và 2 ml dung địch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.
10 Định lượng
Tiến hành Phương pháp sắc ký lỏng như mô tả trong chuyên luận Hà thủ ô đỏ.
Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,4 % 2,3,5,4'-tetrahydroxystilben-2-O-beta-D-glucosid (C20H22O9), tính theo được liệu khô kiệt.
11 Bảo quản
Để nơi khô, trong đồ đựng kín, tránh mốc, mọt.
12 Tính vị, quy kinh
Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính ấm. Vào các kinh can, thận và tâm.
13 Công năng, chủ trị
Bổ can thận, ích khí, trừ phong, tiêu ung nhọt, giải độc nhẹ. Chủ trị: cơ thể suy nhược, huyết hư, di tinh, đới hạ, đại tiện ra máu, ung nhọt.
14 Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 8 g đến 12 g (có thể dùng đến 20 g), dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
15 Kiêng kỵ
Người táo bón không nên dùng.
Không ăn các loại hành khi dùng thuốc vì hành làm thuốc phát tán không thu liễm vào huyết được.