Gelatin (Gelatinum)

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:


Gelatin là protein tinh chế thu được bằng cách thủy phân từng phần bằng acid (dạng A), bằng kiềm (dạng B) hoặc bằng enzym colagen của động vật (kể cả cá và gia cầm). Gelatin cũng có thể là hỗn hợp của nhiều loại khác nhau. Quá trình thủy phân tạo ra các sản phẩm dạng gel hoặc không phải dạng gel. Chuyên luận này được áp dụng cho cả hai loại sản phẩm trên.

Gelatin được mô tả trong chuyên luận này không thích hợp cho các chế phẩm dùng để tiêm hoặc cho các mục đích đặc biệt khác.

1 Tính chất

Chất rắn, màu vàng nhạt đến màu vàng nâu sáng, thường ở dạng phiến trong, mảnh vụn, hạt hoặc bột.

2 Độ tan

Gelatin thực tế không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường. Gelatin dạng gel trương nở trong nước lạnh và khi đun nóng cho dung dịch keo, dung dịch keo này khi làm lạnh tạo thành gel cứng hoặc mềm. Điểm đẳng điện là một đặc tính quan trọng trong nhiều ứng dụng của gelatin: Điểm đẳng điện của gelatin dạng A trong khoảng pH từ 6,0 và 9,5; gelatin dạng B là pH từ 4,7 đến 5,6. Khoảng giới hạn này áp dụng cho nhiều loại gelatin, với trường hợp ứng dụng cụ thể thường sử dụng giới hạn hẹp hơn.

Các loại gelatin khác nhau cho dung dịch có độ trong và màu sắc khác nhau. Tùy theo ứng dụng cụ thể mà các tiêu chí độ trong và màu sắc thích hợp được đưa ra áp dụng.

3 Định tính

A. Dung dịch S: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) ở khoảng 55 °C, pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi và giữ dung dịch ở nhiệt độ này để tiến hành các phép thử.
Thêm 0,05 ml dung dịch Đồng Sulfat 12,5 % (TT) vào 2 ml dung dịch S. Trộn đều và thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Màu tím xuất hiện.
B. Thêm 0,5 g chế phẩm vào trong một ống nghiệm chứa 10 ml nước. Để yên 10 min, đun nóng ở 60 °C trong 15 min và giữ ống thẳng đứng ở 0 °C trong 6 h. Xoay ngược ống, chế phẩm chứa trong ống chảy ra ngoài ngay lập tức nếu là dạng không tạo gel và không được chảy ra ngoài ngay lập tức nếu là dạng tạo gel.

4 pH

Từ 3,8 đến 7,6 (Phụ lục 6.2).
Dùng dung dịch S để đo.

5 Độ dẫn điện

Tối đa 1 mS.cm-1, xác định trên dung dịch 1,0 % ở 30 °C ± 1,0 °C.

6 Lưu huỳnh dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

7 Peroxyd

Không được quá 10 phần triệu, sử dụng giấy thử peroxyd có trên thị trường với thang đo từ 0 phần triệu đến 25 phần triệu. Peroxydase xúc tác phản ứng oxy hóa giữa peroxyd với một chỉ thị hữu cơ làm chi thị chuyển màu xanh lam. Cường độ của màu thu được tỷ lệ thuận với nồng độ peroxyd và có thể so sánh với một thang màu đã được cung cấp để xác định nồng độ peroxyd.

Kiểm tra sự phù hợp của phép thử: Nhúng giấy thử trong dung dịch hydrogen peroxyd mẫu 10 phần triệu H2O2 (TT) trong 1 s sao cho vùng phản ứng bị ướt. Vẩy bỏ phần chất lỏng thừa và so sánh màu của vùng phản ứng sau 15 s với thang màu được cung cấp kèm theo giấy thử. Phép thử chỉ có giá trị khi màu tương ứng với nồng độ 10 phần triệu.

Tiến hành thử: Cân 20,0 g ± 0,1 g chế phẩm vào một cốc thủy tinh và thêm 80,0 ml ± 0,2 ml nước. Khuấy để làm ẩm gelatin và để yên ở nhiệt độ phòng trong 1 h đến 3 h, đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun cốc trong cách thủy trong vòng 20 min ± 5 min ở 65 °C ± 2 °C để hòa tan mẫu. Khuấy bằng đũa thuỷ tinh để thu được dung dịch đồng nhất. Nhúng giấy thử vào dung dịch thử trong 1 s để làm ướt vùng phản ứng. Vẩy bỏ phần chất lỏng thừa và so sánh màu của vùng phản ứng sau 15 s với thang màu mẫu. Nhân nồng độ đọc từ thang màu với 5 để tính nồng độ phần triệu của peroxyd trong chất thử.

8 Độ bền gel

Phải đạt từ 80 % đến 120 % giá trị ghi trên nhãn của chế phẩm. Độ bền gel được biểu hiện bằng khối lượng tính ra gam cần thiết để tạo ra một lực tác dụng lên piston có đường kính 12,7 mm, làm lún 4 mm trong gel có nồng độ 6,67 % (kl/kl) và đã được làm đông ở 10 °C.

8.1 Thiết bị

Máy đo độ bền gel bao gồm:

Một piston hình trụ có đường kính 12,7 mm ± 0,1 mm với bề mặt chịu lực có cạnh đáy tròn.

Một chai có đường kính trong ɸ 59 mm ± 1 mm và cao 85 mm.

Điều chỉnh thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Cài đặt khoảng cách 4 mm, tốc độ thử 0,5 mm/s.

8.2 Tiến hành

Cho 7,5 g chế phẩm vào mỗi chai. Thêm 105 ml nước, đậy chai bằng mặt kính đồng hồ và để yên trong 1 h đến 4 h. Đun nóng trong cách thủy ở 65 °C ± 2 °C trong 15 min. Trong khi đun khuấy nhẹ nhàng bằng đũa thủy tinh. Khi dung dịch đã đồng nhất và không còn nước ngưng tụ trên thành trong của chai, để ở nhiệt độ phòng 15 min, chuyển chai vào bể điều nhiệt ở 10 °C ± 0,1 °C và được lắp một thiết bị thích hợp để đảm bảo mặt phẳng đặt chai ngang hoàn toàn. Đậy chai bằng nút Cao Su và để yên trong 17h ± 1 h.

Lấy các chai mẫu từ bể điều nhiệt và nhanh chóng lau nước từ bên ngoài của chai. Đặt chai vào giữa máy đo độ bền gel và điều chỉnh sao cho piston tiếp xúc với bề mặt gel cũng gần điểm trung tâm càng tốt và đo.

9 Sắt

Không được quá 30 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Cân 5,0 g chế phẩm vào bình nón nút mài, thêm 10 ml acid hydrocloric (TT). Đậy nút, đun cách thủy ở 75 °C đến 80 °C trong 2 h. Để nguội, pha loãng dung dịch trong bình với nước thành 100,0 g.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch Sắt mẫu 8 phần triệu Fe (TT), pha loãng bằng nước nếu cần.

Bước sóng: 248,3 nm.

10 Crom

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch thử trong phép thử “Sắt”.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch Crom mẫu 100 phần triệu Cr (TT), pha loãng bằng nước nếu cần.

Bước sóng: 357,9 nm.

11 Kẽm

Không được quá 30 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch thử trong phép thử “Sắt”.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch Kẽm mẫu 10 phần triệu Zn (TT) pha loãng với nước nếu cần.

Bước sóng: 213,9 nm.

12 Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 %, (Phụ lục 9.6).

(5,000 g; 105 °C, 16h).

13 Giới hạn nhiễm khuẩn

Tổng số vi sinh vật hiếu khí: Không được quá 103 CFU/g. 

Tổng số nấm: Không được quá 10CFU/g.

Xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6).

Chế phẩm phải không có Escherichia coli Salmonella (Phụ lục 13.6).

14 Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh nóng và ẩm.

15 Ghi nhãn

Nhãn phải ghi rõ độ bền gel hoặc không phải dạng tạo gel.

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633