Cilastatin Natri

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Ước tính: 4 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Cilastatin natri - Dược Điển Việt Nam 5 bản bổ sung

Cilastatin natri là natri (Z)-7-[[(R)-2-amino-2-carboxyethyl]sulphanyl]-2-[[[(1S)-2,2-dimethylcyclopropyl] carbonyl]amino]hept-2-enoat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,5 % C16H25N2NaO5S, tính theo chế phẩm khan.

1 Tính chất

Bột vô định hình màu trắng hay hơi vàng, hút ẩm. Rất dễ tan trong nước và methanol, khó tan trong Ethanol khan, rất khó tan trong dimethyl sulfoxid, thực tế không tan trong aceton và methylen clorid.

2 Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cilastatin natri chuẩn

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

3 Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

4 pH

Từ 6,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để thử.

5 Góc quay cực riêng

Từ +41,5° đến +44,5%, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 thể tích acid hydrocloric (TT) và 120 thể tích methanol (TT), sau đó pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. 

6 Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A. Dung dịch đệm phosphat pH 3,25 (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT) - pha động A(50:50).

Dung dịch thử: Hòa tan 32,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 3 mg cilastatin chuẩn dùng kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 1 {có chứa tạp chất A, B, E, F, G (epimer 2) và H} trong nước và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 3 mg cilastatin chuẩn dùng kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 2 (có chứa tạp chất C và G (epimer I)} trong nước và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 32 mg mesityl oxyd (TT) (tạp chất D) trong 100,0 ml nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

6.1 Điều kiện sắc ký

Cột kích thước (25 cm × 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped otadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký tương hợp với pha động 100 % là dung dịch nước (5 µm).

Nhiệt độ cột: 50oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 mm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

6.2 Cách tiến hành

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian (min)

Pha động A (% tt/tt)

Pha động B (% tt/tt)

0-31000
3-28100 → 900 → 10
28-389010
38-6390 → 5010 → 50
63-7850 → 3050 → 70
78-883070

Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cilastatin chuẩn dùng kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 1 và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic các tạp chất A, B, E, F. G (epimer 2) và H. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cilastatin chuẩn dùng kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 2 và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic các tạp chất C và G (epimer 1); sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic tạp chất D.

Thời gian lưu tương đối so với cilastatin (thời gian lưu khoảng 50 min): Tạp chất E khoảng 0,2; tạp chất A (epimer 1) khoảng 0,60; tạp chất A (epimer 2) khoảng 0,62; tạp chất D khoảng 0,9; tạp chất F khoảng 0,98; tạp chất G (epimer 1) khoảng 1,02; tạp chất G (epimer 2) khoảng 1,05; tạp chất H khoảng 1,06, tạp chất B khoảng 1,17; tạp chất C khoảng 1,23.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống sắc ký:

Tỷ số đỉnh - hõm (Hp/Hv) ít nhất là 10; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất F so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến điểm thấp nhất của đường cong tách pic tạp chất F khỏi pic cilastatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Tỷ số đỉnh - hõm (Hp/Hv) ít nhất là 2,5; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất G (epimer 1) so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến điểm thấp nhất của đường cong tách pic tạp chất G (epimer 1) khỏi pic cilastatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng phần trăm các tạp chất dựa vào nồng độ của cilastatin trong dung dịch đối chiếu (1). Nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: tạp chất C là 1,3; tạp chất E là 3,3; tạp chất G (epimer 1) là 1,6; tạp chất G (epimer 2) là 1,6.

6.3 Giới hạn

Tạp chất A (tổng các epimer): Không được quá 0,5 %.

Tạp chất C: Không được quá 0,4 %.

Tạp chất E: Không được quá 0,3 %.

Tạp chất B, F, H: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,1 %.

Tạp chất G (đối với mỗi epimer): Không được quá 0,1 %.

Các tạp chất khác. Với mỗi tạp chất, không được quá 0,05 %.

Tổng các tạp chất: Không được quá 1,0 %

Bỏ qua các tạp chất có hàm lượng dưới 0,03%,

Bỏ qua pic tạp chất D có thời gian lưu tương ứng với pic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

6.4 Ghi chú

Tạp chất A: Acid (Z)-7-[(RS)-[(R)-2-amino-2-carboxyethyl] sulfinyl]-2-[[[(1S)-2,2-dimethylcyclopropyl] carbonyl)amino]hept-2-enoic.

Tạp chất B: Acid (Z)-7-[[(R)-2-[[(1RS)-1-methyl-3-oxobutyl]amino]2-carboxyethyl]sulfanyl]-2-[[[(1S)-2,2-dimethyl-cyclopropyl]carbonyl]amino]hept-2-enoic.

Tạp chất C: Acid (Z)-7-[[(R)-2-[(1,1-dimethyl-3-oxobutyl)amino]2-carboxyethyl]sulfanyl]-2-[[[(1S)-2,2-dimethylcyclopropyl]carbonyl]amino]hept-2-enoic.

Tạp chất D: 4-methylpent-3-en-2-on (mesityl oxyd).

Tạp chất E: Acid 7-[[(2R)-2-amino-2-carboxyethylsulfanyl]-2- oxoheptanoic.

Tạp chất F: Acid (Z)-7-[[(2R)-2-amino-2-carboxyethyl]sulfanyl)-2-[(2,3-dimethylbut-3-enoyl)amino]hept-2-enoic.

Tạp chất G: Acid (E)-(2RS)-7-[[(2R)-2-amino-2-carboxyethyl]sulfanyl)-2-[[[(1S)-2,2-methylcyclopropyl]carbonyl]amino]hept-3-enoic.

Tạp chất H: Acid (Z)-7-[(2-aminoethyl)sulfanyl]-2-[[[(1S)-2,2-dimethylcyclopropyl]carbonyl]amino]hept-2-enoic.

7 Tạp chất D, aceton và methanol

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 0,5 ml propanol (TT) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong nước, thêm 2,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 2,0 ml aceton (TT), 0,5 ml methanol (TT) và 0,5 ml mesityl oxyd (TT) (tạp chất D) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch thu được, thêm 2,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với nước. Dung dịch này có chứa 316 µg aceton, 79 µg methanol và 86 µg tạp chất D trong 1 ml.

7.1 Điều kiện sắc khí

Cột silica nung chảy (30 m × 0,53 mm) phủ pha tĩnh ma- crogol 20 000 (TT) (lớp phim dày 1,0 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Tốc độ dòng: 9 ml/min.

Nhiệt độ

 Thời gian (min)Nhiệt độ (oC)
Cột0 - 2,550
2,5 - 550 → 70
5 - 5,570
Buồng tiêm mẫu 160
Detector 220

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

7.2 Cách tiến hành

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Tính hàm lượng % của aceton, methanol và tạp chất D theo công thức:

(C/W) x (Ru/Rs)

Trong đó:

C là nồng độ của dung môi hữu cơ có trong dung dịch đối chiếu ( µg/ml).

W là lượng cilastatin natri (mg) có trong dung dịch thử.

Ru: tỷ lệ diện tích pic dung môi hữu cơ tương ứng và diện tích pic propanol trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử.

Rs: tỷ lệ diện tích pic dung môi hữu cơ tương ứng và diện tích pic propanol trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

7.3 Giới hạn

Aceton: Không được quá 1,0 % (kl/kl).

Methanol: Không được quá 0,5 % (kl/kl).

Tạp chất D: Không được quá 0,4 % (kl/kl).

8 Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,50 g chế phẩm.

9 Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,17 EU/mg (Phụ lục 13.2).

Nếu chế phẩm được dùng để sản xuất các dạng thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

10 Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 30 ml methanol (TT), thêm 5 ml nước. Thêm dung dịch acid hydrocloric 0,1N (CĐ) đến khoảng pH 3,0. Tiến hành định lượng theo phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), dùng dung dịch natri hydroxyd 0,1N (CĐ). Quá trình chuẩn độ trải qua ba bước nhảy điện thế. Chuẩn độ đến điểm tương đương thứ ba. Tính thể tích thuốc thử tiêu thụ giữa điểm uốn thứ nhất và thứ ba.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1N (CĐ) tương đương với 19,02 mg của C16H25N2NaO5S.

11 Bảo quản

Trong đồ đựng kín, ở nhiệt độ 2 °C đến 8°C. Nếu chế phẩm vô khuẩn thì phải bảo quản trong đồ đựng kín, vô khuẩn.

12 Loại thuốc

Ức chế men dehydropeptidase-1, ức chế chuyển hóa Imipenem ở thận.

13 Chế phẩm

Thuốc tiêm.

Cilastatin Natri - Dược điển Việt Nam 5

Cilastatin natri là natri (Z)-7-{[(R)-2-amino-2-carboxy ethyl sulphanyl]-2-((((1S)-2,2-dimethylcyclopropyl carbonyl] amino]hept-2-enoat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,5 % C16H25N2NaO5S, tính theo chế phẩm khan.

14 Tính chất

Bột vô định hình màu trắng hay hơi vàng, hút ẩm. Rất dễ tan trong nước và methanol, khó tan trong ethanol khan, rất khó tan trong dimethyl sulfoxid, thực tế không tan trong aceton và methylen clorid.

15 Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phố hấp thụ hồng ngoại của cilastatin natri chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của Ion Natri (Phụ lục 8.1).

16 Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha bằng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

17 pH

Từ 6,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để thử.

18 Góc quay cực riêng

Từ +41,5° đến +44,5°, tinh theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 thể tích acid hydrocloric (TT) và 120 thể tích methanol (TT), sau đó pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

19 Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril - dung dịch acid phosphoric 0,1 % (tt/tt) trong nước (30 : 70).

Pha động B: Dung dịch acid phosphoric 0,1 % (t/t) trong nước.

Pha động được sử dụng theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian (min)Pha động A (%tt/tt)Pha động B (%tt/tt)
0-3015-10085-0
30-461000
46-56100-150-85

Dung dịch thử: Hòa tan 32,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với nước. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với nước. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 16 mg chế phẩm trong dung dịch hydrogen peroxyd loãng (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Để yên trong 30 min. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 32 mg mesityl oxyd (TT) (tạp chất D) trong 100 ml nước. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 50 ml với nước.

19.1 Điều kiện sắc ký

Cột kích thước (25 cm × 4,6 mmn) được nhồi pha tĩnh C (5 μm).

Nhiệt độ cột: 50 °C.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

19.2 Cách tiến hành

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống sắc ký:

Tiêm dung dịch đối chiếu (3): Trên sắc ký đồ sẽ có 3 pic chính trong đó 2 pic được rửa giải ra đầu tiên (tạp chất A) có thể không tách ra hoàn toàn.

Hệ số phân bố khối lượng: Ít nhất là 10 cho pic tương ứng với cilastatin (pic thứ 3) trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (3).

Tiêm dung dịch đối chiếu (1): Tỷ số tín hiệu trên nhiều phải ít nhất là 5,0 đối với pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1).

Tiêm dung dịch đối chiếu (2), dung dịch đối chiếu (4) và dung dịch thử.

19.3 Giới hạn

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích pic nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %) và pic tương ứng với pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung địch đối chiếu (4).

19.4 Ghi chú

Tạp chất A: Acid (2)-7-|(RS)-[(R)-2-amino-2-carboxy-ethyl]sulfinyl]-2-[[[(15)-2,2-dimethylcyclopropyl] carbonyl]-amino]hept-2-enoic,

Tạp chất B: Acid (Z)-7-[[(R)-2-[[(1RS)-1-methyl-3-oxobutyl}amino]2-carboxyethyl]sulfanyl]-2-[[[(1S)-2,2-dimethyl- cyclopropyl carbonyl]amino]hept-2-enoic,

Tạp chất C: Acid (Z)-7-[[(R)-2-[(1,1-dimethyl-3-oxobutyl)amino]2-

carboxyethylsulfanyl]-2-[[[(IS)-2,2-dimethyl-cyclopropyl]carbonyl)amino]hept-2-enoic,

Tạp chất D: 4-methylpent-3-en-2-on (mesityl oxyd).

20 Tạp chất D, aceton và methanol

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 0,5 ml propanol (TT) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong nước, thêm 2,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 2,0 ml aceton (TT), 0,5 ml methanol (TT) và 0,5 ml mesityl oxyd (TT) (tạp chất D) trong nước (TT) và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch thu được, thêm 2,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với nước, Dung dịch này có chứa 316 µg aceton, 79 µg methanol và 86 µg tạp chất D trong 1 ml.

20.1 Điều kiện sắc ký

Cột sắc ký: Silica nung chảy (30 m × 0,53 mm) được phủ pha tĩnh Macrogol 20 000 (lớp phim dày 1,0 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Tốc độ dòng: 9 ml/min.

Nhiệt độ:

CộtThời gian (min)Nhiệt độ (°C)
0-2,550
2,5-550-70
5-5,570
Buồng tiêm mẫu 160
Detector 220

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

20.2 Cách tiến hành

Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Tính hàm lượng % của aceton, methanol và tạp chất D theo công thức:

Trong đó:

(C/W) x (Ru/Rs)

C là nồng độ của dung môi hữu cơ có trong dung dịch đối chiếu (µg/ml).

W là lượng cilastatin natri (mg) có trong dung dịch thử.

Ru là tỷ lệ diện tích pic dung môi hữu cơ tương ứng và diện tích pic propanol trên sắc ký để thu được của dung dich thử.

Rs là tỷ lệ diện tích pic dung môi hữu cơ tương ứng và diện tích pic propanol trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

20.3 Giới hạn

Aceton: Không được quá 1,0 % (kl/kl)

Methanol: Không được quá 0,5 % (kl/kl)

Tạp chất D: Không được quá 0,4 % (kl/kl).

21 Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

22 Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3). Dùng 0,50 g chế phẩm.

23 Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,17 EU/mg (Phụ lục 13.2)

Nếu chế phẩm được dùng để sản xuất các dạng thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

24 Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 30 ml methanol (TT), thêm 5 ml nước. Thêm dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) đến khoảng pH 3,0.

Tiến hành định lượng theo phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), dùng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Quá trình chuẩn độ trải qua ba bước nhảy điện thế. Chuẩn độ đến điểm tương đương thứ ba.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1N (CĐ) tương đương với 19,02 mg của C16H25N2NaO5S.

25 Bảo quản

Đựng trong đồ bao gói kín, ở nhiệt độ không vượt quá 8 °C. Nếu chế phẩm vô khuẩn thì phải bảo quản trong bao bì kín, vô khuẩn.

26 Loại thuốc

Chất ức chế men dehydropeptidase-I, ức chế sự chuyển hóa imipenem ở thận.

27 Chế phẩm

Thuốc tiêm.

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633