Zoacnel 20mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty CP Dược Phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty CP Dược Phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-27459-17 |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Isotretinoin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm2347 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Mụn |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 9190 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zoacnel được chỉ định để điều trị mụn trứng cá nhờ tác động vào tuyến bã nhờn trên da. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zoacnel.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Zoacnel 20mg chứa thành phần chính là Isotretinoin 20mg và tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang mềm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zoacnel 20mg
2.1 Tác dụng của thuốc Zoacnel 20mg
Thuốc Zoacnel 20mg là thuốc gì?
Hoạt chính chính của thuốc là Isotretinoin. Isotretinoin có tác dụng làm giảm mụn trứng cá nhờ việc tác động vào tuyến bã nhờn của da [1].
Thông qua 2 cơ chế chính là làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn và làm giảm kích thước của tuyến bã nhờn.
Tuyến bã nhờn là một trong những nguyên nhân chính gây mụn, đặc biệt là mụn trứng cá, chính các tế bào biểu mô của nang lông tuyến bã nhờn là hung thủ gây tắc nghẽn, dẫn đến sự tích tụ nhờn, các chất bẩn trên da mặt. Từ đó tạo thành nhân mụn rồi phát triển thành mụn trên mặt bạn. Mụn kèm với viêm sưng nóng đỏ đau, không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn gây sự khó chịu cho người bệnh.
Thông qua việc ức chế sản sinh tế bào, thuốc ngăn chặn mụn từ quá trình hình thành, ức chế sự phát triển của nó, cơ chế tác động từ gốc giúp có tác dụng nhanh chóng, bền vững và lâu dài.
2.2 Chỉ định thuốc Zoacnel 20mg
Thuốc Zoacnel 20mg được dùng trong các trường hợp:
Người thường xuyên bị mụn trứng cá.
Điều trị bằng kháng sinh và thuốc bôi nhưng không hiệu quả.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất:Thuốc Thyanti Soft Capsule (Isotretinoin 10mg): Cách dùng & Giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zoacnel 20mg
3.1 Liều dùng thuốc Zoacnel 20mg
Liều dùng khuyến cáo: mỗi lần uống từ 1-2 viên, ngày uống từ 1-2 lần.
Với người bị suy thận: cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp với khả năng dung nạp.
3.2 Cách dùng thuốc Zoacnel 20mg hiệu quả
Uống cùng với lượng nước vừa đủ.
Nên dùng thuốc vào bữa ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất, có hiệu quả cao.
4 Chống chỉ định
Đối tượng quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Người suy gan.
Sử dụng đồng thời với các kháng sinh nhóm tetracyclin.
Lipid máu cao.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Imanok 10mg - Đánh bay mụn trứng cá nặng ở ngực, mặt và lưng
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng không mong muốn đã được báo cáo:
Khô niêm mạc, niêm mạc mũi, viêm kết mạc, chảy máu cam, khô mắt, tăng transaminase, da khô, khô môi,…
Viêm mí mắt, khô mắt, kích ứng mắt.
Viêm môi, viêm da, ….
Ngoài ra có một số biểu hiện rất ít gặp, tuy nhiên nguy hiểm như: tăng huyết áp nội sọ, bộc phát trứng cá, đục thủy tinh thể, tiểu đường, trầm cảm, co giật, viêm gan, nhìn mờ, viêm tuyến tụy, tăng uric máu, rối loạn tâm thần, rụng tóc, mù màu, tăng sắc tố da...
Khi gặp bất cứ tác dụng không mong muốn nào, nên báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý hợp lý.
6 Tương tác
Không nên dùng cùng với Vitamin A hoặc dẫn xuất khác của Vitamin A như Retinol do có nguy cơ gây quá liều.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần sử dụng đủ liều trình, đúng liều lượng để thấy rõ hiệu quả của thuốc.
Trong thời gian sử dụng thuốc thì nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bụi bẩn, đồng thời không nên dùng chung với các thuốc bôi trên da hoặc các thuốc trị mụn khác.
Dùng thuốc trong thời gian đầu có thể gây ra vấn đề tiêu chảy, nếu tình trạng quá nghiêm trọng nên ngừng dùng và dùng thêm thuốc tiêu chảy.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Không được phép sử dụng, thuốc này bị chống chỉ định với đối tượng trên do nguy cơ gây quái thai.
Trong thời gian sử dụng thuốc, không nên có em bé hay có ý định có em bé vì nguy cơ của thuốc.
7.3 Xử trí khi quá liều
Quá liều thuốc có thể gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, buồn nôn, phát ban...Nếu phát hiện bất thường, hãy đến ngay trung tâm y tế để được hỗ trợ xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Tránh xa tầm tay trẻ em.
Đặt thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Không được phép cho trẻ em cầm chơi sản phẩm, vì có thể gây nên những tác động xấu tới sức khỏe của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-27459-17.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) - Việt Nam.
9 Thuốc Zoacnel 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Zoacnel hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, Zoacnel 10mg giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zoacnel 20mg mua ở đâu?
Thuốc Zoacnel mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zoacnel để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Isotretinoin là phương pháp điều trị duy nhất cải thiện và điều trị khỏi mụn trứng cá vừa và mụn trứng cá nặng [2].
- Liều thuốc có thể thay đổi dựa trên tình trạng mụn, do đó giúo hạn chế được các nguy cơ tác dụng phụ và chi phí điều trị [3].
- Thuốc dung nạp tốt và có nguy cơ thấp xảy ra tác dụng phụ trên niêm mạc.
- Dạng viên nang mềm dễ uống và sử dụng tiện lợi [4].
12 Nhược điểm
- Thuốc không dùng được cho đối tượng phụ nữ mang thai do nguy cơ cao gây dị tật.
Tổng 23 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Isotretinoin, PubChem. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Edileia Bagatin, Caroline Sousa Costa (Đăng ngày 1 tháng 8 năm 2020). The use of isotretinoin for acne - an update on optimal dosing, surveillance, and adverse effects, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Uma Shankar Agarwal và cộng sự (Đăng ngày tháng 11 năm 2011).Oral isotretinoin in different dose regimens for acne vulgaris: a randomized comparative trial, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y tế phê duyệt, tải bản PDF tại đây