Zengesic
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | STADA, Công ty TNHH LD STADA |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH LD STADA |
Số đăng ký | VD-19193-13 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ × 10 viên |
Hoạt chất | Diclofenac, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm4021 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 6396 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zengesic được chỉ định nhiều để giảm đau trong các trường hợp đau đầu và đau xương khớp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zengesic.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi viên Zengesic có chứa:
- Paracetamol (Acetaminophen) với hàm lượng 500mg.
- Diclofenac với hàm lượng 50mg.
- Tá dược vừa đủ cho 1 viên nén.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruột.
2 Tác dụng- chỉ định của thuốc Zengesic
2.1 Tác dụng của thuốc Zengesic
Tác dụng của từng thành phần của thuốc:
Paracetamol (Acetaminophen) là 1 dẫn xuất tổng hợp không gây nghiện của P-Aminophenol. Đây là 1 loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, được WHO khuyến cáo là 1 liệu pháp đầu tay trong việc xử lý tình trạng đau. Cơ chế tác dụng của Paracetamol là ức chế trực tiếp việc sinh tổng hợp Prostaglandin (tác nhân gây đau) chủ yếu tại thần kinh trung ương. Từ đó giúp làm giảm các cơn đau và hạ sốt (không làm hạ thân nhiệt của người bình thường).
Diclofenac: Diclofenac là 1 thuốc kháng viêm thuộc nhóm NSAID. Hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt (hiệu quả hạ sốt không cao). Cơ chế hoạt động của Diclofenac là ức chế thụ thể Cyclooxygenase (Cox 1, Cox 2) từ đó ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin (tác nhân gây viêm, đau). Diclofenac được chỉ định trong điều trị các trường hợp viêm đau do nhiều nguyên nhân như: đau xương khớp, đau đầu, đau bụng kinh…
2.2 Chỉ định của thuốc Zengesic
Giảm đau từ nhẹ đến vừa trong các bệnh lý xương khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,...
Người bị đau răng, sau các cuộc phẫu thuật nhỏ.
Phụ nữ bị Đau Bụng Kinh.
Người bị đau nửa đầu hoặc đau cả đầu.
Giảm đau trong các trường hợp chấn thương, viêm cơ, bong gân...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ophazidon (Lọ 100 viên): tác dụng, liều dùng, giá bán
3 Liều dùng- Cách dùng thuốc Zengesic
3.1 Liều dùng của Zengesic
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có các chức năng cơ thể bình thường: Uống 1 viên/1 lần dùng, ngày dùng 3 lần, với khoảng đều nhau. Mỗi lần dùng cần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ để đảm bảo tính an toàn.
3.2 Cách dùng thuốc Zengesic hiệu quả
Thuốc Zengesic được dùng bằng đường uống. Bạn nên uống thuốc với 1 ly nước đầy tránh cho việc thuốc dính vào thực quản hay dạ dày.
Để tránh gây kích ứng dạ dày bạn nên uống thuốc sâu các bữa ăn chính.
4 Chống chỉ định
Người bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Người bị dị ứng với bất cứ chống viêm nào thuộc nhóm NSAID.
Người bị loét dạ dày tá tràng hay đang gặp tình trạng xuất huyết dạ dày.
Người bị hen phế quản, suy hô hấp.
Người gặp các tình trạng bệnh lý về tim mạch hay huyết áp cao.
Bệnh nhân thiếu hụt men G6PD bẩm sinh.
Người mắc phải hội chứng tạo keo
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Gofen 400 clearcap (Hộp 50 Viên): tác dụng, chỉ định, tương tác
5 Tác dụng phụ
Việc sử dụng thuốc Zengesic có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như:
Da: Ngứa, ban da, mày đay.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, chán ăn, khó tiêu, đau vùng thượng vị, xuất huyết ống tiêu hoá.
Hô hấp: khó thở, co thắt phế quản.
Thị giác: Nhìn mờ, nhức mắt.
Thận: Suy thận, viêm bàng quang, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp, đau ngực, loạn nhịp tim.
Toàn thân: Hội chứng Stevens Johnson, sốc phản vệ.
Máu: Giảm tiểu cầu, bạch cầu.
Thính giác: ù tai, khó nghe.
Những tác dụng phụ trên thường rất ít gặp. Nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe nào có nghi ngờ từ việc sử dụng thuốc Zengesic dừng ngay thuốc và báo lại cho bác sĩ. Nếu tình trạng nặng và có diễn biến phức tạp đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được tiếp nhận điều trị kịp thời.
6 Tương tác thuốc
Rượu bia và đồ uống có chứa cồn có thể làm tăng độc tính trên gan của Zengesic.
Các thuốc chống đông máu (Warfarin) và các loại Coumarin khác do có thể làm tăng tác dụng đông máu.
Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) khi kết hợp với Zengesic làm tăng độc tính trên gan.
Cholestyramin: làm giảm tốc độ hấp thu của Paracetamol trong Zengesic.
Domperidon (thuốc chống nôn): làm giảm tác dụng khi dùng kèm với Zengesic.
Metoclopramide (thuốc điều trị đau dạ dày và thực quản): làm giảm tác dụng của Zengesic.
Kháng sinh nhóm Quinolon: tăng nguy cơ tiến triển co giật.
Các chống viêm thuộc nhóm NSAID và Glucocorticoid: làm tăng tác dụng bất lợi nên hệ tiêu hóa.
Thuốc lợi tiểu (Furosemid, Thiazid): giảm tác dụng lợi tiểu.
Các thuốc chống tăng huyết áp khi dùng đồng thời với Zengesic có thể làm giảm đi tác dụng dược lý.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý hạn dùng của sản phẩm, tránh sử dụng thuốc hết hạn hay viên thuốc bị biến dạng, mốc hay thay đổi màu sắc.
Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ.
Người gặp các rối loạn về đông máu (máu khó đông, chảy máu không kiểm soát).
Người có chức năng gan, thận kém.
Người có tiền sử thiếu máu não.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối có thể gây tình trạng khó sinh. Các tài liệu liên quan đến việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai còn rất hạn chế, do đó để đảm bảo tính an toàn bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm. Chỉ sử dụng sản phẩm khi chứng minh được lợi ích mà thuốc đem lại vượt xa những nguy cơ có thể xảy ra.
Bà mẹ cho con bú: Thuốc có thể gây hại cho trẻ bú mẹ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng, cân nhắc giữa việc dừng cho trẻ bú và chuyển loại thuốc khác an toàn hơn.
7.3 Xử trí khi quá liều
Những biểu hiện của việc quá liều có thể là: nôn, buồn nôn, hoa mắt, đau vùng thượng vị, nôn, buồn nôn… Nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào ( bảo gồm cả những biểu hiện trên) trong quá trình sử dụng. Ngưng việc sử dụng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Mang theo mẫu, nhãn thuốc hoặc lượng thuốc còn lại đi để bác sĩ biết được loại thuốc bạn đã sử dụng để có các biện pháp cấp cứu kịp thời.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-19193-13.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH LD STADA.
Đóng gói: Hộp có 10 vỉ × 10 viên nén bao phim, hộp 1 chai 100 viên.
9 Thuốc Zengesic giá bao nhiêu?
Thuốc Zengesic giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zengesic mua ở đâu?
Thuốc Zengesic mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zengesic để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. Với đội ngũ dược sĩ chuyên môn cao chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7.
Tổng 4 hình ảnh