Zaromax 500
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Số đăng ký | VD-26006-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Azithromycin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4849 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3559 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zaromax 500 sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da,...
1 Thành phần
Thành phần:
Một viên Zaromax 500mg bao gồm các thành phần:
Hoạt chất chính: Azithromycin dihydrat hàm lượng 500mg.
Tá dược vừa đủ 500mg: Dicalci phosphat, magnesi stearat, HPMC K4M,...
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zaromax 500
2.1 Thuốc Zaromax 500 có tác dụng gì?
Với phổ kháng khuẩn rộng và khả năng kìm khuẩn khi nồng độ thấp và diệt khuẩn khi nồng độ cao ở một số vi khuẩn nhạy cảm với nhóm kháng sinh macrolid, đặc biệt là azithromycin thì cơ chế tác dụng của nhóm này đó là ức chế sự hình thành protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào các ribosome 50S. Khi môi trường nhiễm khuẩn có pH thấp thì hoạt tính kháng khuẩn của azithromycin giảm đi.[1]
Phổ kháng khuẩn của azithromycin thể hiện trong bảng sau:
Vi khuẩn Gram dương | S.aureus (tụ cầu vàng), S.pneumoniae (Phế cầu khuẩn), S.pyogenes (Liên cầu khuẩn sinh mủ), S.agalactiae (Liên cầu khuẩn nhóm B) |
Vi khuẩn Gram âm | L.pneumophila, H.influenzae, H.ducreyi (Trực khuẩn hạ cam), N. Gonorrhoeae (Lậu cầu) |
Vi khuẩn họ Chlamydia | Chlamydiae pneumophilae ( gây viêm phổi) và C.trachomatis |
Xoắn khuẩn | Borrelia burgdorferi (gây bệnh lyme), Treponema pallidum (Xoắn khuẩn giang mai) |
Các vi sinh vật khác | Toxoplasma gondii (Trùng cong), Plasmodium falsiparum (Ký sinh trùng sốt rét), Entamoeba histolytica (Trùng kiết lị) |
2.2 Chỉ định thuốc Zaromax 500
Chỉ định đối với các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với azithromycin: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm họng, viêm xoang); nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản); viêm tai giữa; nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Điều trị nhiễm khuẩn sinh dục gây ra bởi Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae không đa kháng chưa xuất hiện biến chứng.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zaromax 500
3.1 Liều dùng thuốc Zaromax 500
Thuốc Zaromax 500 liều dùng tham khảo như sau:
Người lớn | Nhiễm khuẩn da và mô mềm + Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới: - Ngày đầu:1 viên/ngày. - 4 ngày sau: 1/2 viên/ngày. Nhiễm khuẩn đường sinh dục: 2 viên. |
Trẻ em | Ngày đầu: 10 mg/ kg thể trọng/ ngày. Ngày thứ 2 - 5: 5 mg/ kg thể trọng/ ngày. |
Sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Zaromax 500 hiệu quả
Thuốc Zaromax 500 cách dùng như sau: Uống thuốc cùng với nước lọc tinh khiết 1 lần mỗi ngày trước 1 tiếng trước ăn hoặc 2 tiếng sau ăn.
Nên điều trị với thuốc ít nhất là 5 ngày vào thời điểm nhất định để tránh quên liều.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Ketolid hay bất kì thành phần nào nào của thuốc.
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Đau bụng, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn.
Ít gặp: Phát ban, viêm âm đạo, cổ tử cung, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, ngủ gà, ...
Hiếm gặp: sốc phản vệ, giảm bạch cầu trung tính nhất thời, phù mạch, nồng độ men transaminase cao.
Báo ngay cho bác sĩ khi gặp bất kỳ những tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc.
6 Tương tác
Các dẫn chất nấm cựa gà | Khả năng gây ngộ độc |
Digoxin | Làm tăng nồng độ cơ chất của p - glycoprotein (digoxin) trong huyết thanh, cần theo dõi lâm sàng.[2] |
Cyclosporin | Cmax và AUC0-5 tăng lên đáng kể, nồng độ cyclosporin cần được theo dõi và điều chỉnh liều theo đó. |
Thuốc kháng acid | Không nên dùng cùng một lúc cả hai thuốc |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi sử dụng cần phải theo dõi các biểu hiện bội nhiễm từ vi khuẩn không nhạy cảm cũng như các loại nấm.
Mặc dù ít xảy ra nhưng vẫn nên cẩn trọng tình trạng dị ứng thuốc như sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson (SJS) hay phù thần kinh mạch.
Với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận có Độ thanh thải creatinin > 40ml/phút thì cần phải căn chỉnh liều cho hợp thể trạng.
Bệnh nhân có chức năng gan kém không được sử dụng vì thuốc hầu như thải trừ qua gan. Đã xuất hiện trường hợp tử vong do viêm gan, suy gan,... khi sử dụng azithromycin.
Bệnh nhân có tiền sử hay đang mắc chứng rối loạn khoảng QT, loạn nhịp tim, suy tim cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi thật sự cần dùng thuốc này.
Nhược cơ là một trong những báo cáo nghiên cứu của bệnh nhân, biểu hiện khi sử dụng azithromycin nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
7.2 Khuyến cáo cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ được sử dụng azithromycin khi có sự chỉ định của bác sĩ mà các thuốc khác không thích hợp vì chưa có thông báo nghiên cứu về tác động của azithromycin trên phôi thai và trẻ bú mẹ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có tài liệu ghi nhận về tình trạng quá liều của kháng sinh azithromycin nhưng đối với kháng sinh nhóm Macrolid thường biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, sức nghe suy giảm, tiêu chảy khi sử dụng quá liều.
7.4 Bảo quản
Nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào thuốc.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ < 30 độ C).
Để xa tầm tay, tầm nhìn của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-26006-16.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Ưu điểm
- Azithromycin là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng với tác dụng kìm khuẩn.
- Thuốc Zaromax 500 được sản xuất theo tiêu chuẩn của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt chuẩn Japan-GMP.
- Đối tượng sử dụng rộng rãi từ người lớn đến trẻ nhỏ.
- Hạn chế quên liều vì thuốc chỉ dùng 1 lần/ngày.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Pubchem. Azithromycin, Pubchem. Truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2024.
- ^ Kieran L Quinn, Erin M Macdonald, cập nhập tháng 09 năm 2017. Macrolides, Digoxin Toxicity and the Risk of Sudden Death: A Population-Based Study, Drug Saf. Truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2024.