Voltaren SR 75mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Novartis, Novartis Farma S.p.A. |
Công ty đăng ký | Novartis AG |
Số đăng ký | VN-11972-11 |
Dạng bào chế | Viên nén phóng thích chậm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Diclofenac |
Xuất xứ | Ý |
Mã sản phẩm | m5111 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Voltaren SR 75mg được sử dụng trong chống viêm, giảm đau xương khớp. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Voltaren SR 75mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Voltaren SR 75mg có thành phần bao gồm:
- Natri Diclofenac với hàm lượng 75mg.
- Các tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng viên nén phóng thích chậm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Voltaren SR 75mg
2.1 Thuốc Voltaren SR 75mg là thuốc có tác dụng gì?
Diclofenac có tác dụng chống viêm, giảm đau nhóm non-steroid ức chế enzym cyclooxygenase, ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm viêm, giảm đau.
Diclofenac có tác dụng ức chế thành phần COX-1 và 2, các enzym chịu trách nhiệm sản xuất prostaglandin (PG) G2 là tiền chất của các PG khác. Các phân tử này có hoạt tính rộng trong việc giảm đau và viêm và việc ức chế sản xuất chúng là cơ chế phổ biến liên kết các tác dụng của diclofenac. [1]
Diclofenac được hấp thu hoàn toàn qua Đường tiêu hóa và 60% nồng độ hoạt chất được hấp thụ trải qua quá trình chuyển hóa lần đầu. Diclofenac liên kết hơn 99,7% với protein huyết thanh, chủ yếu là Albumin. Diclofenac được thải trừ chủ yếu dưới dạng đã chuyển hóa. Trong tổng liều, 60-70% được thải trừ qua nước tiểu và 30% được thải trừ qua phân. [2]
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ngăn cản quá trình phân giải protein màng, làm vững bền màng lysosome, ngăn cản giải phóng các chất trung gian hóa học gây viêm.
2.2 Chỉ định của thuốc Voltaren SR 75mg
Voltaren SR 75mg uống giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các tình trạng viêm và đau trong các trường hợp: viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống,...
Hỗ trợ làm giảm, ngăn ngừa các triệu chứng viêm và đau sau phẫu thuật, đau răng, các thủ thuật nha khoa, Đau Bụng Kinh, đau sưng tấy của đợt gout cấp,...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Diclofenac 50mg Mekophar- Chống viêm giảm đau xương khớp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Voltaren SR 75mg
3.1 Liều dùng thuốc Voltaren SR 75mg
Người lớn:
- Liều dùng khởi đầu thông thường hàng ngày 100-150mg Diclofenac tương đương với 1 viên nén Voltaren 100 hoặc 2 viên nén Voltaren SR 75mg.
- Liều dùng lâu dài hoặc các tình trạng bệnh lí nhẹ: Mỗi ngày sử dụng 75-100mg Diclofenac tương đương 1 viên Voltaren SR 75mg.
- Liều dùng nên chia thành sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.
Bệnh nhân cao tuổi trên 65 tuổi: Sử dụng theo dõi tình trạng biến chứng viêm loét đường tiêu hóa.
Trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi: Voltaren SR 75 có hàm lượng Diclofenac lớn, không nên dùng cho đối tượng này.
3.2 Cách dùng thuốc Voltaren SR 75mg hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng viên nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống với nước sau bữa ăn, không được nhai hay nghiền nát viên thuốc.
Thuốc nên được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Trong quá trình điều trị, tránh và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hay sản phẩm kích thích, bởi nó có thể ảnh hưởng tương tác với thuốc gây tác dụng không mong muốn.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng mẫn cảm với hoạt chất bất kì thành phần tá dược khác trong thuốc.
Phụ nữ trong thai kì 3 tháng cuối.
Bệnh nhân có các triệu chứng dị ứng khi sử dụng các thuốc chống viêm N-steroid khác như Aspirin, Meloxicam,...
Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày tiến triển, xuất huyết tiêu hóa, thủng tiêu hóa.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Diclofenac 50mg Dược Hà Nội điều trị viêm xương khớp
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng bất lợi thường gặp: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đầy hơi, chán ăn, các phản ứng dị ứng mẫn cảm thuốc.
Một số tác dụng hiếm gặp có thể xảy ra trên tim như nhồi máu cơ tim, đau ngực, đánh trông ngực, suy tim...
6 Tương tác
Thuốc ức chế CYP2C9: thuốc kháng nấm nhóm Azol,... gây tăng nồng độ trong huyết tương, đồng thời ức chế chuyển hóa của diclofenac.
Thuốc cảm ứng enzym CYP2C9: thuốc kháng lao Rifampicin,...cạnh tranh với diclofenac.
Thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc chẹn Beta (Bisoprolol,...), thuốc ức chế men chuyển (Enalapril,...).
Diclofenac có thể làm tăng khả năng giữ Kali khi dùng cùng với các thuốc làm tăng Kali máu: Lợi tiểu giữ Kali như Furosemid, Thiazid,..., Ciclosporin, Trimethoprim,...
Các thuốc kháng sinh nhóm Quinolon như Ciprofloxacin,...có thể gây ra co giật (phản ứng đã được báo cáo).
Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu: Wafarin, Clopidogrel nếu dùng chung với diclofecnac có thể giảm tác dụng và tăng nguy cơ chảy máu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân có vấn đề chức năng gan, thận, bệnh nhân người cao tuổi: Xem xét đầy đủ các chỉ số liên quan chức năng gan thận trước khi sử dụng.
Bệnh nhân có vấn đề về huyết khối tim mạch: Diclofenac gây tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những bệnh nhân có biến cố. Thận trọng đánh giá khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch ngay cả ở những bệnh nhân không mắc các triệu chứng tim mạch trước đó.
Bệnh nhân có tiền sử hoặc nghi ngờ có vấn đề viêm loét đường tiêu hóa: Theo dõi các biến chứng đường tiêu hóa khi sử dụng thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ trước khi dùng.
Kiểm tra, uống đúng thuốc, đứng liều.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Không dùng cho phụ nữ có thai bởi Voltaren SR 75mg có thể qua nhau thai gây độc cho thai nhi do sự ức chế Prostaglandin gây ảnh hưởng độc tính đến sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc bài tiết quá sữa mẹ với nồng độ thấp. Thận trọng sử dụng có xem xét lợi ích và nguy cơ cho trẻ sơ sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Tình trạng quá liều xảy ra khi dùng Diclofenac, có thể dẫn tới các tác dụng phụ như đã được liệt kê ở trên.
Trong trường hợp quá liều, tốt nhất hãy thông báo tới trạm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tiến hành điều trị triệu chứng tới khi tình trạng sức khỏe trở về ổn định.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ lí tưởng là nhiệt độ phòng dưới 30°C.
Tránh xa tầm tay của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-11972-11.
Nhà sản xuất: Công ty Novartis Farma S.p.A - Italy.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Voltaren SR 75mg giá bao nhiêu?
Thuốc Voltaren SR 75mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Voltaren SR 75mg mua ở đâu?
Thuốc Voltaren SR 75mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Voltaren SR 75mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm - Nhược điểm của thuốc Voltaren SR 75mg
12 Ưu điểm
- Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, đã được chia liều cụ thể, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
- Dạng bào chế viên nén phóng thích chậm, tăng thời gian tác dụng của thuốc và giảm số lần uống thuốc cho bệnh nhân.
- Công ty sản xuất Novartis Farma S.p.A, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo GMP, được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.
- Thuốc được chỉ định dùng sau bữa ăn, do đó có thể làm giảm ảnh hưởng của Diclofenac tới dạ dày và đồng thời có thể hạn chế tình trạng quên liều.
13 Nhược điểm
- Giá thành của thuốc Voltaren SR 75mg khá đắt.
- Đối tượng được chỉ định dùng thuốc còn hạn chế.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên những bệnh nhân không dung nạp được thuốc.
Tổng 26 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Brunton LL, Hilal-Dandan R, Knollmann BC (Ngày đăng năm 2018). Goodman & Gilman's: The Pharmacological Basis of Therapeutics (13th ed.), McGraw-Hill Education. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả P A Todd và E M Sorkin (Ngày đăng tháng 3 năm 1988). Diclofenac sodium. A reappraisal of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic efficacy, Pubmed. Truy cập ngày 17 thánh 10 năm 2022