Vin-Hepa 5g
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Vinphaco (Dược phẩm Vĩnh Phúc), Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc |
Số đăng ký | VD-28701-18 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm truyền |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 5 ống x 10ml |
Hoạt chất | L-Ornithine L-Aspartate |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4319 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4057 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Vin-Hepa 5g được chỉ định để điều trị được chỉ định trong điều trị bệnh gan cấp tính và mãn tính như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan có tăng amoniac máu, hôn mê gan và biến chứng thần kinh trong hôn mê gan. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Vin-Hepa 5g.
1 Thành phần
Trong mỗi ống dung dịch Vin-Hepa 5g gồm các thành phần:
L-Ornithin-L-Aspartat 5g.
Nước cất pha tiêm vừa đủ 10ml.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vin-Hepa 5g
2.1 Tác dụng của thuốc Vin-Hepa 5g
L-ornithine-L-aspartate (LOLA) là muối ổn định của hai axit L-amino không thiết yếu tự nhiên: Ornithine và Axit aspartic.
Với liều cao trên 5g như một sản phẩm thuốc để giảm nồng độ amoniac trong máu và loại bỏ các triệu chứng của bệnh não gan liên quan đến xơ gan. Sử dụng LOLA với liều lượng cao làm giảm lượng amoniac trong máu cao do amoni clorua hoặc ăn phải protein hoặc do biến chứng lâm sàng của bệnh xơ gan. Trong điều kiện sức khỏe và chế độ ăn uống hợp lý, L-ornithine và L-aspartate được tổng hợp mới với số lượng đủ, nhưng trong tình trạng bệnh tật, tổn thương mô, suy cơ quan, nhu cầu trao đổi chất quá mức, tăng trưởng, mang thai hoặc thiếu hụt enzyme chu trình urê, những chất này axit amin cần được bổ sung vào thức ăn hoặc từ thuốc.
L-Ornithin tham gia vào chu trình Ure chuyển amoniac có độc thành amoniac vô hại và đào thải ra ngoài qua thận, giảm nồng độ amoniac trong máu, hỗ trợ chức năng gan trở lại bình thường.
L-Aspartat là thành phần trong chu trình acid uric, giúp giải phóng năng lượng và hỗ trợ tái tạo lại tế bào gan, chữa lành các tế bào gan bị tổn thương.
2.2 Chỉ định thuốc Vin-Hepa 5g
Thuốc Vin-Hepa 5g/10ml được chỉ định trong điều trị bệnh gan cấp tính và mãn tính như:
Xơ gan.
Gan nhiễm mỡ
Viêm gan có tăng Amoniac máu.
Hôn mê gan và biến chứng thần kinh trong hôn mê gan.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ornihepa 3g - điều trị xơ gan, gan nhiễm mỡ
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vin-Hepa 5g
3.1 Liều dùng thuốc Vin-Hepa 5g
Liều dùng được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng tham khảo:
Người lớn :
- Liều thông thường : Tối đa 4 ống/ngày.
- Viêm gan mạn tính: 2-4 ống/ngày.
- Xơ gan: Triệu chứng nhẹ : 1 ống x 1-4 lần/ngày. Với trường hợp điều trị khi không còn ý thức, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà có thể sử dụng tối đa 8 ống.ngày.
Trẻ em dưới 18 tuổi: Khuyến cáo không sử dụng.
3.2 Cách dùng thuốc Vin-Hepa 5g hiệu quả
Thuốc sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch. Không tiêm động mạch.
Cách pha:
Lấy dung dịch thuốc trong ống tiêm pha trong dung môi pha tiêm tương thích, sau đó sử dụng. Một số dung môi pha thuốc: Nacl 0,9%, Dextrose 5%...
Để đảm bảo tương thích với tĩnh mạch, chỉ pha tối đa 6 ống với 500ml dung dịch truyền.
Sau khi pha, nên sử dụng ngay hoặc phải bảo quản ở nhiệt độ 25 độ C.
Tốc độ truyền tối đa là 1 ống/1 giờ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Vin-Hepa 5g với bệnh nhân có dị ứng với bất kỳ thành phần chứa trong sản phẩm.
Bệnh nhân suy thận nặng.
Nhiễm Lactat huyết.
Ngộ độc Methanol.
Bệnh nhân không dung nạp được Fructose-Sorbitol, thiếu men Fructose-1,6-diphosphatase.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc : [CHÍNH HÃNG] Thuốc Proliver Aflofarm hỗ trợ điều trị bệnh gan.
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân có thể gặp một số tình trạng như nôn mửa, buồn nôn. Khi đó bạn cần thông báo với nhân viên y tế để có thể xử lý kịp thời.
6 Tương tác
Hiện nay chưa có báo cáo về tương tác thuốc của Vin-Hepa 5g. Để đảm bảo an toàn, hãy thống báo cho bác sĩ biết những thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đây.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân suy gan nặng cần điều chỉnh tốc độ phù hợp làm giảm tác dụng phụ.
Khi dùng liều cao, cần theo dõi nồng độ ure trong máu và nước tiểu.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa rõ tính an toàn của Vin-Hepa 5g sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi sử dụng thuốc Vin-Hepa 5g cho nhóm đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Hiện nay chưa có báo cáo về hiện tượng sử dụng Vin-Hepa 5g quá liều. Do thuốc được sử dụng đường tiêm truyền và cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế nên trường hợp quá liều, quên liều ít khi xảy ra. Nếu có biểu hiện lạ trong quá trình dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu lên sản phẩm.
8 Nhà sản xuất
SĐK (nếu có): VD-28701-18.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 ống x 10ml.
9 Thuốc Vin-Hepa 5g giá bao nhiêu?
Thuốc Vin-Hepa 5g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm Vin-Hepa 5g có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Vin-Hepa 5g mua ở đâu?
Thuốc Vin-Hepa 5g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vin-Hepa 5g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Vin-Hepa 5g để giảm nồng độ amoniac trong máu và loại bỏ các triệu chứng của bệnh não gan liên quan đến xơ gan. [1]
- Những phát hiện này cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về lợi ích tiềm tàng của L-ornithine L-aspartate( LOLA ) trong việc ngăn ngừa bệnh não gan quá phát OHE ở bệnh xơ gan qua một loạt các biểu hiện lâm sàng. [2]
- L-ornithine L-aspartate với khả năng làm giảm amoniac trong máu và do đó có thể có lợi cho những người bị xơ gan và bệnh não gan. Điều này đã được rất nhiều các nhà khoa học nguyên cứu và được công nhận. [3]
- Dạng tiêm truyền nên sinh khả dụng cao, hoạt chất trực tiếp đi thẳng vào vòng tuần hoàn, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đường tiêu hóa. Do thuốc được bào chế dưới dạng tiêm truyền nên cần nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế, nhờ đó mà tình trạng quên liều, hay quá liều cũng sẽ hạn chế xảy ra.
12 Nhược điểm
- Có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: đau, sưng tại nơi tiêm hoặc gặp phỉa tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hanna Sikorska, Janusz Cianciara, Alicja Wiercińska-Drapało( xuất bản tháng 06/2010) ,Physiological functions of L-ornithine and L-aspartate in the body and the efficacy of administration of L-ornithine-L-aspartate in conditions of relative deficiency], PubMed. Truy cập ngày 30/01/2023
- ^ Roger F Butterworth( cập nhật tháng 1 năm 2020), Beneficial effects of L-ornithine L-aspartate for prevention of overt hepatic encephalopathy in patients with cirrhosis: a systematic review with meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 01 năm 2023
- ^ Ee Teng Goh, Caroline S Stokes , Sandeep Sidhu , Hendrik Vilstrup , Lise Lotte Gluud , Marsha Y Morgan( xuất bản ngày 15/05/2018) L-ornithine L-aspartate for prevention and treatment of hepatic encephalopathy in people with cirrhosis, PubMed. Truy cập ngày 20/01/2023