Multicand
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Synmedic Laboratories, Synmedic Laboratories |
Công ty đăng ký | Synmedic Laboratories |
Số đăng ký | VN-12039-11 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Itraconazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | TH982 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Nấm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2762 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Multicand được chỉ định để điều trị nhiễm nấm hầu họng, nấm âm đạo và các bệnh nấm khác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Multicand.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Multicand có thành phần là Itraconazole với hàm lượng 100mg và các thành phần tá dược khác vừa đủ khối lượng 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Multicand
2.1 Tác dụng của thuốc Multicand
Multicand 100mg có thành phần chính là Itraconazole là một dẫn xuất Triazole, có phổ hoạt động rộng.
Các nghiên cứu In vitro đã chứng minh rằng Itraconazole làm suy yếu quá trình tổng hợp Ergosterol trong tế bào nấm. Ergosterol là một thành phần màng tế bào quan trọng trong nấm. Suy giảm tổng hợp Ergosterol cuối cùng dẫn đến tiêu diệt tế bào nấm.
Itraconazole được hấp thu nhanh sau khi uống. Sinh khả dụng đường uống là tối đa khi viên nang được uống ngay sau bữa ăn.
Hấp thu của viên nang Itraconazole bị giảm ở những đối tượng độ Acid dạ dày giảm, chẳng hạn như đối tượng dùng thuốc ức chế tiết Acid dạ dày (ví dụ, thuốc đối kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton).
2.2 Chỉ định của thuốc Multicand
Nhiễm nấm âm hộ.
Bệnh nấm da gây ra bởi các chủng nấm nhạy cảm với Itraconazole (bao gồm Epidermophyton floccosum, các loài Trichophyton hoặc các loài Microsporum).
Bệnh nấm miệng.
Bệnh nấm móng gây ra bởi nấm sợi tơ và/hoặc nấm men.
Điều trị bệnh nhiễm nấm Histoplasma.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Ketoconazole 200mg Mekophar chống nấm hiệu quả nhanh chóng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Multicand
3.1 Liều dùng thuốc Multicand
Liều dùng thuốc Multicand cho bệnh viêm âm hộ: 200 mg hai lần mỗi ngày trong 1 ngày.
Nấm da nói chung, nấm da đùi: 100 mg mỗi ngày một lần trong 15 ngày hoặc 200 mg mỗi ngày một lần trong 7 ngày.
Nấm da chân, nấm móng tay: 100 mg mỗi ngày một lần trong 30 ngày.
Bệnh nấm miệng: 100 mg mỗi ngày một lần trong 15 ngày.
Tăng liều tới 200 mg mỗi ngày một lần trong 15 ngày ở bệnh nhân AIDS hoặc giảm bạch cầu do giảm hấp thu ở những nhóm này.
Bệnh nấm móng (móng chân có hoặc không có của móng tay): 200 mg mỗi ngày một lần trong 3 tháng.
Đối với nhiễm trùng da, âm hộ và hầu họng, hiệu quả lâm sàng và tác dụng tối ưu đạt được 1 - 4 tuần sau khi ngừng điều trị và nhiễm trùng móng, 6 - 9 tháng sau khi ngừng điều trị. Điều này là do việc thải trừ Itraconazole khỏi da, móng và màng nhầy chậm hơn so với huyết tương.
3.2 Cách dùng thuốc Multicand
Thuốc Multicand sử dụng bằng đường uống. Uống thuốc với một cốc nước đun sôi để nguội.
Thời điểm uống thuốc thích hợp là ngay sau bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Multicand được chống chỉ định ở những bệnh nhân quá mẫn với Itraconazole hoặc với bất kỳ tá dược nào.
Dùng đồng thời một số chất nền CYP3A4 chống chỉ định với Multicand. Nồng độ trong huyết tương của các thuốc này tăng lên, do dùng chung với Itraconazole, có thể làm tăng hoặc kéo dài cả tác dụng điều trị và tác dụng phụ đến mức có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Multicand không nên dùng cho bệnh nhân có bằng chứng rối loạn chức năng tâm thất như suy tim sung huyết (CHF) hoặc tiền sử CHF ngoại trừ trường hợp đe dọa tính mạng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng khác.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Itraxcop (Itraconazole 100mg): tác dụng, chỉ định, lưu ý
5 Tác dụng phụ
Khi dùng thuốc kháng nấm dài ngày, người bệnh có thể bị nhiễm trùng.
Tác dụng không mong muốn ít gặp: Viêm xoang, nhiễm trg đường hô hấp trên, viêm mũi và rối loạn máu và bạch huyết.
Hiếm gặp tình trạng bệnh nhân bị giảm bạch cầu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.
Dùng thuốc Multicand bệnh nhân ít gặp tác dụng phụ là phản ứng mẫn cảm với thuốc gây mẩn ngứa, mẩn đỏ, phát ban.
Tác dụng không mong muốn hiếm gặp: Bệnh huyết thanh, phù, phản ứng phản vệ và rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, tăng triglyceride máu, rối loạn hệ thần kinh.
Thường gặp tác dụng không mong muốn là đau đầu, chóng mặt.
Hiếm gặp: Suy tim sung huyết, rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất, chứng tê liệt, chứng khó đọc, rối loạn mắt, rối loạn thị giác (bao gồm nhìn đôi và mờ mắt), rối loạn tai và mê đạo, mất thính giác thoáng qua hoặc vĩnh viễn, ù tai, rối loạn tim.
Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp triệu chứng khó thở khi uống thuốc này.
6 Tương tác
Hấp thu Itraconazole bị suy giảm khi độ Acid dạ dày giảm. Ở những bệnh nhân bị giảm Acid dạ dày, nên dùng thuốc với một loại đồ uống có tính Acid.
Không có thông tin liên quan đến quá mẫn chéo giữa thuốc Multicand và các thuốc chống nấm Azole khác. Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân quá mẫn với các Azole khác.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc này.
Không nên được sử dụng ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết hoặc có tiền sử suy tim sung huyết trừ khi lợi ích lớn hơn nguy cơ, khi sử dụng cần theo dõi cẩn thận.
Cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan. Nên theo dõi cẩn thận những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan khi dùng thuốc Multicand. Khuyến cáo rằng nửa đời thải trừ của thuốc Multicand bị kéo dài đã được quan sát trong thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Multicand không được sử dụng trong khi mang thai trừ các trường hợp nghiêm trọng.
Phụ nữ có khả năng sinh con uống Multicand nên sử dụng biện pháp phòng ngừa thai. Tránh thai hiệu quả nên được tiếp tục sau khi kết thúc liệu pháp Multicand.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ bảo quản không quá 30 độ C.
Để thuốc xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-12039-11.
Nhà sản xuất: Synmedic Laboratories - Ấn Độ.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Multicand giá bao nhiêu?
Thuốc Multicand giá bao nhiêu? Hiện nay, thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Multicand mua ở đâu?
Thuốc Multicand mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Multicand để mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 3 hình ảnh