Viên cảm cúm Traflu ngày
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Công ty Cổ phần TRAPHACO, Công ty cổ phần Traphaco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Traphaco |
Số đăng ký | VD-35602-22 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 12 viên nén bao phim |
Hoạt chất | Dexamethasone, Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin hydroclorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4908 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4816 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày được sử dụng trong điều trị ho, sốt, ngạt mũi, đau người. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần:
- Paracetamol: 500mg.
- Phenylephrine: 7,5mg.
- Dextromethorphan: 15mg.
- Tá dược cho 1 viên nén bao phim vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày
2.1 Tác dụng của thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày
2.1.1 Dược lực học
- Pracetamol
Mang chức năng là hạ sốt và giảm đau với đặc tính là hạn chế tác động lên hệ hô hấp và tim mạch, không gây tổn thương dạ dày, không làm kích ứng, không can thiệp bài tiết axit uric tại ống thận, không làm mất cân bằng axit-bazơ, không ức chế kết tập tiểu cầu, cầm máu không bị rối loạn, chỉ tác động lên cyclooxygenase/prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.
- Phenylephrine
Phenylephrine là chất cường giao cảm adrenergic alpha-1 làm co mạch máu, tăng huyết áp và giãn đồng tử. Ngoài ra còn tác động tim đập nhịp chậm do phản xạ, kéo thể tích máu giảm trong tuần hoàn, làm lưu lượng máu qua thận ít dần đồng thời cũng làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể.
- Dextromethorphan
Dextromethorphan là hoạt chất được chỉ định phối hợp với thuốc khác để điều trị ho. Dextromethorphan có thời gian tác dụng ở mức trung bình. Ở liều cao có thể dẫn đến tình trạng say.
2.1.2 Dược động học
- Pracetamol
Sinh khả dụng đường uống đạt 88% và Cmax trong huyết tương đạt ngay sau 90 kể từ lúc uống.
Phân bố khắp cơ thể trừ mô mỡ và Vd (thể tích phân bố) đạt khoảng 0,9L/kg. Có 10-20% tỷ lệ thuốc liên kết với hồng cầu. Tỷ lệ liên kết protein huyết tương là 10-25% ở liều điều trị.
Paracetamol chuyển hóa chính ở gan theo động học bậc 1 gồm 3 con đường: liên hợp với glucuronide, liên hợp với sulfat, oxy hóa nhờ con đường enzym cytochrom P450, chủ yếu là CYP2E1, để tạo ra N- acetyl-p-benzoquinone imine hoặc NAPQI.
Con đường bài tiết qua nước tiểu với < 5% dạng paracetamol tự do và >/= 90% liều dùng bài tiết trong khoảng 24 giờ.[1]
- Phenylephrine
Phenylephrine đạt sinh khả dụng qua đường uống là 38%.
Thể tích phân bố của phenylephrin đạt 340L.
Được chuyển hóa nhờ monoamine oxidase A+B và SULT1A3. Và chất chuyển hóa chính là axit meta-hydroxymandelic dạng bất hoạt, cuối cùng là các liên hợp sulfat. Ngoài ra, Phenylephrine còn được chuyển hóa thành phenylephrine glucuronide.
Thải trừ qua nước tiểu với 86% liều phenylephrine (57% là axit meta-hydroxymendelic bất hoạt, 16% là thuốc không được chuyển hóa, và 8% là liên hợp sulfat bất hoạt).
Phenylephrine có độ thanh thải là 2100mL/phút.[2]
- Dextromethorphan
Với 30 mg dextromethorphan thì Cmax đạt được là 2,9 ng/mL và Tmax là 2,86h và AUC là 17,8 ng*h/mL.
Thể tích phân bố của dextromethorphan là 5-6,7L/kg.
Dextromethorphan là 60-70% protein liên kết trong huyết thanh.
Dextromethorphan có thể được N-khử methyl thành 3-methoxymorphinan bởi CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9 hoặc O-khử methyl thành dextrorphan bởi CYP2D6 và CYP2C9. Dextrorphan bị N-khử methyl bởi CYP3A4 và CYP2D6, trong khi 3-methoxymorphinan bị O-khử methyl bởi CYP2D6. Cả hai đều được chuyển hóa để tạo thành 3-hydroxymorphinan. Dextrorphan và 3-hydroxymorphinan đều là O-glucuronidated hoặc O-sulfate.
Dextromethorphan có t/2 từ 3-30 giờ.[3]
2.2 Chỉ định thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày
Làm giảm các triệu chứng của cảm cúm gây ra: nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm, ho, đau người.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày-đêm: tác dụng, chỉ định, liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày
3.1 Liều dùng thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày
Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: 1-2 viên/lần, mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4-6h. Tối đa 8 viên/ngày.
Trẻ em từ 10-16 tuổi: Uống 1 viên/lần, mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4-6h. Tối đa 4 viên/ngày.
Dạng bào chế của thuốc không phù hợp cho trẻ < 10 tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày hiệu quả
Sử dụng thuốc bằng đường uống: Uống thuốc cùng với một ly nước lọc vừa đủ để nuốt trôi được viên thuốc dễ dàng.
Đảm bảo khoảng cách thời gian uống thuốc là 4-6h. Thuốc dùng trước hoặc sau ăn đều được do thức ăn không làm ảnh hưởng đến thuốc.
4 Chống chỉ định
Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong công thức của thuốc.
Mắc các bệnh: mạch vành nặng, tăng huyết áp nặng, nhịp nhanh thất, nhồi máu cơ tim.
Người sử dụng thuốc ức chế MAO, bị cơn hen cấp.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Phaanedol cảm cúm - Đánh bay cảm cúm, cảm lạnh
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn của thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày: Khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, dị ứng, phát ban, mệt mỏi, chóng mặt , buồn ngủ, nổi mề đay, lo âu,...
Báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu khác thường khi đang dùng thuốc để được điều trị kịp thời, giảm thiểu hậu quả nghiêm trong.
6 Tương tác
Các thuốc ức chế MAO, bromocriptin | Không dùng đồng thời |
Oxytoxin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, atropin sunfat, guanethidi Phentolamin và thuốc chọn alpha - adrenergic, các thuốc lợi tiểu | Tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin tăng lên Tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin giảm đi |
Thuốc mê là hydrocarbon halogen hóa, digitalis Propanolol và thuốc chẹn Beta - adrenergic. | Tác dụng lên tim của phenylephrin tăng lên Tác dụng lên tim của phenylephrin giảm đi |
Phenothiazin | Gây hạ sốt nghiêm trọng |
Các thuốc chống co giật: Phenytoin, barbiturat, carbamazepin; Isoniazid và các thuốc chống lao | Tăng độc tính của paracetamol với gan |
Probenecid | Làm giảm đào thải paracetamol |
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương | Tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của Dextromethorphan |
Quinidin | Làm giảm chuyển hóa Dextromethorphan ở gan |
Uống rượu quá nhiều và dài ngày | Tăng nguy cơ độc cho gan của paracetamol |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
7.1.1 Viên cảm cúm Traflu ngày thận trọng khi sử dụng:
- Không dùng thuốc để giảm đau cho người lớn quá 10 ngày, trẻ em quá 5 ngày; sốt cao > 39,5 độ C, sốt kéo dài quá 3 ngày hoặc tái phát trừ trường hợp chỉ định của bác sĩ.
- Người suy chức năng gan, thận, uống bia rượu thận trọng dùng thuốc.
- Thận trọng dùng thuốc với người bị ho có nhiều đờm, khó thở, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh phổi mạn tĩnh.
- Người cao tuổi, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, nhịp tim chậm, cường giáp, xơ cứng động mạch nặng, tiểu đường týp 1, tăng nhãn áp.
- Dùng liều cao kéo dài có thể xảy ra tình trạng lạm dụng và phụ thuộc Dextromethorphan.
- Bác sĩ cần báo cho bệnh nhân những phản ứng trên da nghiêm trọng do Paracetamol tác động lên như hội chứng Steven-Johnson (SJS),...
- Đối tượng lái xe và vận hành máy móc thận trọng vì thuốc gây mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ.
7.1.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có báo cáo về sự an toàn của thuốc sử dụng cho đối tượng này. Cho nên chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Các nghiên cứu về thuốc ở người mẹ đang cho con bú thì chưa có báo cáo về tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ.
7.2 Xử trí khi quá liều
Paracetamol: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tổn thương gan, niêm mạc và da móng xanh tím, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn, hoại tử gan, nặng nhất là tử vong. Với trường hợp ngộ độc Paracetamol thì giải độc bằng Acetylcystein hiệu quả nhất là trong 36h từ lúc ngộ độc.
Dextromethorphan: Buồn ngủ, buồn nôn, nôn, nhìn không rõ, bí tiểu, rung giật nhãn cầu, ảo giác, suy hô hấp, co giật,... Với trường hợp ngộ độc Dextromethorphan sử dụng Naloxon giải độc.
Phenylephrin: tăng huyết áp, xuất huyết não, nhức đầu, co giật, ngoại tâm thu, dị cảm,...
Cách xử trí: Đến ngay cơ sở y tế gần nhà rửa dạ dày ngay. Điều trị hỗ trợ tích cực và triệu chứng.
7.3 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30 độ C.
Tránh ẩm ướt, ánh nắng mặt trời.
Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-35602-22.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Traphaco.
Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 12 viên nén bao phim.
9 Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày giá bao nhiêu?
Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày mua ở đâu?
Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline 1900 888 633 nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày
12 Ưu điểm
- Thuốc dạng viên dễ nuốt, dễ bảo quản và mang theo người.
- Viên cảm cúm Traflu ngày là sự kết hợp của ba hoạt chất: Paracetamol, Phenylephrine, Dextromethorphan nên điều trị cảm cúm hiệu quả nhanh.
- Paracetamol làm hạ sốt, giảm đau không để lại tổn thương cho dạ dày.
- Là sản phẩm của Công ty cổ phần Traphaco luôn thuộc TOP đầu công ty dược phẩm tại Việt Nam.
- Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày được sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn WHO, GMP EU, PIC/S.
- Giá thành phải chăng.
13 Nhược điểm
- Thuốc chỉ dành cho trẻ từ 10 tuổi trở lên.
- Sử dụng quá liều gây nhiều biến chứng từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng.
- Xảy ra nhiều tương tác nên thận trọng khi sử dụng.
- Chưa có báo cáo sử dụng an toàn trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt nên thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Drugbank, cập nhập ngày 15 tháng 11 năm 2022. Acetaminophen, Drugbank. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022
- ^ Chuyên gia của Drugbank, cập nhập ngày 15 tháng 11 năm 2022. Phenylephrin, Drugbank. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022
- ^ Chuyên gia của Drugbank, cập nhập ngày 15 tháng 11 năm 2022. Dextromethorphan,Drugbank. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022