Vidorovacyn
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Thephaco (Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa), Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y Tế Thanh Hoá |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y Tế Thanh Hoá |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Spiramycin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | M5006 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3077 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Vidorovacyn được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng như viêm quanh chân răng, viêm nhiễm sau nhổ răng, viêm nhiễm đường hô hấp và tai mũi họng,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Vidorovacyn.
1 Thành phần
Thành phần:
Thuốc Vidorovacyn chứa hoạt chất chính là: Acetyl spiramycin với hàm lượng 200mg.
Dạng bào chế: Dạng viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vidorovacyn
2.1 Tác dụng của thuốc Vidorovacyn
Tác dụng của Acetyl spiramycin:
- Spiramycine ở dạng Acetyl spiramycin, đây là một kháng sinh nhóm Macrolide. So với Erythromycin thì Spiramycine có tác dụng tốt hơn, vì vậy Spiramycine có tác dụng với hầu hết các chủng vi khuẩn.
- Spiramycine có tác dụng rất hiệu quả với các vi khuẩn như các vi khuẩn chi Streptococcus, Staphylococcus nhạy cảm với kháng sinh Methicillin, vi khuẩn coccobacillus gram dương Rhodococcus equi, loài Branhamella catarrhalis, vi khuẩn là tác nhân gây bệnh ho gà Bordetella pertussis, Helicobacter pylori gây loét dạ dày tá tràng, Campylobacter jejuni gây ngộ độc thực phẩm, Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây viêm phổi, vi khuẩn Chlamydia trachomatis tương tự như siêu vi trùng (không có khả năng phát triển ngoài tế bào sống), vi khuẩn gây bệnh lyme Borrelia burgdorferi và nhiều chủng vi khuẩn khác.
- Trong một số trường hợp bệnh do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn của chi Ureaplasma, chi Legionella gây ra cũng có thể điều trị bằng thuốc nhưng chỉ đạt được hiệu quả nếu nồng độ kháng sinh tại ổ viêm cao hơn nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu.
- Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc ví dụ như vi khuẩn Staphylococcus đã kháng methicillin, vi khuẩn chi Enterobacteriaceae, chi Pseudomonas, chi Acinetobacter, chi Fusobacterium,…Vì thế để có thể điều trị bằng Spiramycine thì cần thực hiện kháng sinh đồ xem chủng vi khuẩn đó có nhạy cảm với kháng sinh hay không và có điều chỉnh thích hợp. Trong điều kiện thí nghiệm thấy Spiramycine có tác dụng đối với trùng cong Toxoplasma gondii.
2.2 Chỉ định của thuốc Vidorovacyn
Viêm nhiễm đường hô hấp và tai mũi họng: viêm mũi, viêm họng, viêm amydal cấp, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm phổi cấp.
Nhiễm khuẩn da liễu: đầu đinh, áp xe vết thương nhiễm khuẩn, viêm bì có mủ, viêm nang lông, vết loét,...
Viêm nhiễm đường tiêu hóa: viêm ruột kết, tai biến nhiễm độc đường ruột, nhiễm khuẩn đường dẫn mật, lỵ amip.
Nhiễm khuẩn răng miệng: viêm quanh chân răng, viêm nhiễm sau nhổ răng.
Dự phòng viêm thấp khớp cấp tái phát ở người dị ứng với Penicilin.
Viêm niệu đạo, đường tiết niệu, bệnh lậu, giang mai.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc kháng sinh Zolgyl điều trị nhiễm khuẩn răng miệng
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Vidorovacyn
3.1 Liều dùng của thuốc Vidorovacyn
Đối với người lớn ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 6 đến 9 triệu đơn vị, tương đương 2 viên nén cho 1 lần uống.
Đối với trẻ em có cân nặng trên 20kg nên dùng ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng 1,5 triệu đơn vị cho 10kg cân nặng.
3.2 Cách dùng của thuốc Vidorovacyn hiệu quả
Khi dùng không nên bẻ viên thuốc để chia liều, chỉ nên uống thuốc Vidorovacyn cả viên cùng với nước không nên nhai.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho người bị dị ứng với Spiramycine hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Zidocin DHG, điều trị các vấn đề về răng miệng hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Ngoài ra có thể xuất hiện các phản ứng trên da như mẩn ngứa, mề đay, phát ban da.
6 Tương tác
Tính đến thời điểm hiện nay thì chưa có báo cáo nào về sự tương tác của Vidorovacyn và các thuốc khác. Tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng các thuốc điều trị khác để có thêm lời khuyên.
Thuốc không chịu ảnh hưởng của thức ăn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nên thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ.
Với các bệnh nhân bị suy thận có thể không cần điều chỉnh liều dùng vì thuốc được bài tiết dưới dạng không có hoạt tính qua thận nên không gây độc với thận.
Tuân thủ đúng liều dùng đã được khuyến cáo sử dụng.
Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có báo cáo an toàn khi dùng thuốc cho nhóm đối tượng này. Thận trọng cân nhắc trước khi dùng cho người mẹ có thai hoặc đang cho con bú, chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
7.3 Bảo quản
Nên để thuốc trong hộp kín nếu chưa sử dụng, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Để thuốc ngoài tầm tay của trẻ và vật nuôi.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược & thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa - Việt Nam.
Đóng gói: Mỗi hộp có 20 viên chia làm 2 vỉ.
9 Thuốc Vidorovacyn giá bao nhiêu?
Thuốc Vidorovacyn hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Vidorovacyn mua ở đâu?
Thuốc Vidorovacyn mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vidorovacyn để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 1 hình ảnh