1 / 7
vicimadol 1g 1 G2012

Vicimadol 1g

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 40 Còn hàng
Thương hiệuDược phẩm VCP, Công ty Cổ phần Dược phẩm VCP
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm VCP
Số đăng kýVD-18407-13
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5 ml
Hoạt chấtCefamandol
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmd23738
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kiều Trang Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 5359 lần

Thuốc Vicimadol 1g được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu,...  Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Vicimadol 1g. 

1 Thành phần

Thành phần: Thuốc Vicimadol 1g có chứa hoạt chất chính là Cefamandole (dạng Cefamandol Nafat) hàm lượng 1g. 

Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh.

Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vicimadol 1g 

2.1 Tác dụng của thuốc Vicimadol 1g

Hoạt chất Cefamandol trong thuốc Vicimadol 1g thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2. Cefamandol có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bao gồm vi khuẩn Gram âm (E.coli, Klebsiella, P.rettgeri, H.influenzae,...) và Gram dương (Tụ cầu trừ chủng kháng Methicillin, phế cầu khuẩn. liên cầu tan huyết beta) và các vi khuẩn kị khí như cầu khuẩn Gram âm, Gram dương và các trực khuẩn Gram âm (Bacteroides, Fusobacterium) và Gram dương (Clostridium).

Cefamandol gần như không có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh, Enterobacteriaceae. Phần đa các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacteroides fragilis, Serratia đều kháng lại tác dụng diệt khuẩn của Cefamandol.

Cơ chế tác dụng của hoạt chất Cefamandol: Cefamandol có khả năng kìm hãm sự hình thành và tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.Vi khuẩn không có vách bảo vệ sẽ bị tiêu diệt.

Cefamandol có phổ tác dụng với vi khuẩn Gram âm hẹp hơn khi so với các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3 nhưng lại mạnh hơn nhóm Cephalosporin thế hệ 1.

2.2 Chỉ định thuốc Vicimadol 1g

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do các loại vi khuẩn sau gây ra bao gồm phế cầu, Haemophilus influenzae, Proteus mirabilis, tụ cầu, Klebsiella.

Nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Viêm phúc mạcnhiễm khuẩn huyết.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn trước và sau khi mổ.

Bệnh nhân bị hỗn hợp nhiễm khuẩn hiếu khí và kỵ khí gây ra các bệnh phụ khoa, đường hô hấp dưới, da,...

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Tarcefandol 1g: tác dụng, liều dùng, cách dùng thuốc

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vicimadol 1g  

3.1 Liều dùng thuốc Vicimadol 1g

3.1.1 Liều dùng thuốc Vicimadol 1g đối với người lớn

Bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp sâu trong thời gian khoảng 3 - 5 phút hoặc truyền ngắt quãng hay liên tục với liều dùng khoảng 0,5 - 2g với mỗi lần trong 4 - 8 giờ.

3.1.2 Liều dùng thuốc Vicimadol 1g đối với trẻ em

Mỗi ngày sử dụng thuốc với liều dùng khoảng 50 - 100mg/kg cân nặng và được chia làm nhiều lần. Nếu bệnh nhân có biểu hiện bệnh tiến triển trở nên nặng thì có thể sử dụng liều không vượt quá 150mg/kg cân nặng trong 1 ngày.

3.1.3 Liều dùng thuốc Vicimadol 1g đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận

Cần phải giảm liều dùng của bệnh nhân. Liều khởi đầu được khuyến cáo khoảng 1 - 2g, các liều duy trì được sử dụng như sau:

Nếu bệnh nhân có Độ thanh thải Creatinin khoảng 50 - 80 ml/phút thì sử dụng liều dùng khoảng 750mg - 1,5g mỗi lần và các liều cách nhau 6h. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng thì sử dụng liều khoảng 1,5g mỗi lần và các liều cách nhau 4h hoặc liều 2g mỗi lần, các liều cách nhau 6h.

Đối với bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin khoảng 25 - nhỏ hơn 50ml/phút: Bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ được khuyến cáo dùng thuốc với liều khoảng 750mg - 1,5g mỗi lần và các liều cách nhau 8h. Nếu bệnh nhân bị nặng thì tăng liều lên 1,5g mỗi lần và nhắc lại sau 6h hoặc 2g mỗi lần, nhắc lại sau 8h.

Đối với bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin từ 10 - nhỏ hơn 25ml/phút: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nhẹ được sử dụng thuốc với liều khuyến cáo khoảng 500m - 1g và các liều cách nhau khoảng 8h. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng hơn thì sử dụng liều khoảng 1g và các liều cách nhau 6h hoặc liều khoảng 1,25g và các liều cách nhau 8h.

Nếu bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin từ 2 - nhỏ hơn 10ml/phút: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nhẹ dùng thuốc với liều dùng khuyến cáo khoảng 670mg, mỗi liều cách nhau khoảng 8h hoặc 1g với mỗi liều cách nhau khoảng 12h. Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng thì mỗi lần dùng thuốc với liều dùng khoảng 500 - 750mg và các lần sử dụng thuốc cách nhau khoảng 12h.

Đối với bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin khoảng nhỏ hơn 2ml/phút thì mỗi lần sử dụng thuốc với liều khoảng 500mg, các lần dùng thuốc cách nhau 8h hoặc 1g và cách nhau 12h. Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng thì sử dụng thuốc với liều dùng khoảng 250 - 500mg, các lần dùng thuốc cách nhau khoảng 12h.

3.1.4 Liều dùng thuốc Vicimadol 1g đối với bệnh nhân dùng thuốc để dự phòng nhiễm khuẩn trong lúc phẫu thuật

Sử dụng thuốc với liều khởi đầu khoảng 1 - 2g trước khi phẫu thuật khoảng 0,5 - 1h rồi dùng liều duy trì khoảng 1 - 2g và các liều cách nhau 6h trong khoảng thời gian kéo dài 24 - 72h.

Bệnh nhân ghép tạng.

3.2 Cách dùng thuốc Vicimadol 1g hiệu quả

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm nên được sử dụng để tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng khuẩn Beta-lactam với thuốc Aminoglycosid cùng một ống tiêm có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Nếu cần phải sử dụng các thuốc này đồng thời thì phải tiêm ở những bộ phận khác nhau và không trộn chung một ống tiêm.

Nếu Dung dịch thuốc sau khi pha đông lạnh thì cần được làm ấm không vượt quá 37 độ C để dễ tan và nếu tan hoàn toàn thì dừng làm ấm. Không nên làm đông lạnh thuốc lần nữa.

4 Chống chỉ định

Không nên sử dụng thuốc Vicimadol 1g cho những bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần trong thuốc.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Imeclor 125mg - Phòng và điều trị nhiễm khuẩn

5 Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn như sau: 

  • Viêm tĩnh mạch huyết khối, đau khi tiêm bắp.
  • Độc hại thần kinh.
  • Thiếu máu tan huyết miễn dịch.
  • Tăng enzym gan, Phosphatase kiềm.
  • Viêm thận kẽ cấp tính.
  • Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả.

6 Tương tác

Không nên sử dụng cùng lúc thuốc và rượu vì có thể gây tích tụ Acetaldehyd trong máu dẫn tới vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, bụng co cứng, buồn nôn,...

Sử dụng thuốc với Probenecid có thể làm giảm thải trừ Cefamandol.

Sử dụng thuốc tan huyết khối và Cefamandol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Kiểm tra về tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân.

Dùng thuốc thời gian dài có thể dẫn tới hiện tượng đề kháng thuốc ở những chủng vi khuẩn không nhạy cảm hoặc bội nhiễm do nấm.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người có bệnh về đường tiêu hoá, đặc biệt là viêm đại tràng.

Khi sử dụng thuốc thì bệnh nhân có thể mắc viêm đại tràng màng giả.

Thuốc có thể sử dụng trên bệnh nhân là người lái xe hoặc vận hành máy móc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Đối với phụ nữ đang mang thai: khuyến cáo bệnh nhân sử dụng thuốc trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Đối với bà mẹ đang cho con bú: Thận trọng khi sử dụng thuốc để điều trị trên nhóm bệnh nhân này.

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi sử dụng thuốc ở liều cao thì bệnh nhân có thể có biểu hiện co giật và các triệu chứng khác của ngộ độc thần kinh trung ương. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có hiện tượng viêm đại tràng màng giả.

Xử trí: Không nên tiếp tục sử dụng thuốc và cần được cấp cứu kịp thời ở cơ sở y tế gần nhất.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Để thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng.

Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-18407-13.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm VCP - Việt Nam.

Đóng gói: Hộp 1 lọ, 10 lọ, Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5 ml.

9 Thuốc Vicimadol 1g giá bao nhiêu?

Thuốc Vicimadol 1g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Vicimadol 1g mua ở đâu?

Thuốc Vicimadol 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vicimadol 1g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 


Tổng 7 hình ảnh

vicimadol 1g 1 G2012
vicimadol 1g 1 G2012
vicimadol 1g 2 R7715
vicimadol 1g 2 R7715
vicimadol 1g 3 G2517
vicimadol 1g 3 G2517
vicimadol 1g 4 V8868
vicimadol 1g 4 V8868
vicimadol 1g 5 M5242
vicimadol 1g 5 M5242
vicimadol 1g 6 O6713
vicimadol 1g 6 O6713
vicimadol 1g 7 V8450
vicimadol 1g 7 V8450
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thuốc Vicimadol 1g có gây tác dụng phụ không?

    Bởi: hải vân vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Vicimadol 1g 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Vicimadol 1g
    KD
    Điểm đánh giá: 5/5

    thuốc Vicimadol 1g hiệu quả, cảm ơn nhà thuốc an huy

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Vicimadol 1g
    BV
    Điểm đánh giá: 5/5

    Những hộp Vicimadol 1g Nhìn bắt mắt. Thuốc Vicimadol 1g, Bảo Vy Nhà thuốc rất tuyệt với

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633