Vespratab 40mg ACME
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Acme Formulation, Acme Formulation Pvt. Ltd. |
Công ty đăng ký | Yeva Therapeutics Pvt., Ltd. |
Số đăng ký | VN-15678-12 |
Dạng bào chế | Viên bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | hm2313 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 677 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Vespratab 40mg ACME được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Vespratab 40mg ACME.
1 Thành phần
Thành phần:
Thuốc Vespratab 40mg ACME có thành phần chính như sau:
Esomeprazole Magnesium Dihydrate có hàm lượng 40mg và các tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: dạng viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vespratab 40mg ACME
2.1 Tác dụng của thuốc Vespratab 40mg ACME
Dược lực học
Là một dạng đồng phân S của omeprazole, Esomeprazole có tác dụng làm giảm sự bài tiết acid dạ dày.
Esomeprazole ức chế tế bào thành của niêm mạc dạ dày tiết acid, kích thích tăng tạo lớp chất nhầy có tác dụng bảo vệ. Theo nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, sau 5 ngày dùng liều uống Esomeprazole Sodium 20mg và 40mg, độ pH trong dạ dày đã giảm một cách rõ rệt, đồng thời không còn hiện tượng trào ngược thực quản.
Khi dùng Esomeprazole dạng uống, hơn 70% bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược được chữa lành sau 4 tuần và gần 94% được chữa lành sau 8 tuần điều trị. Nói cách khác thuốc Vespratab 40mg ACME là một lựa chọn hiệu quả với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng.
Dược động học
- Hấp thu: Sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) xảy ra sau khoảng 1,5 giờ. AUC sau khi dùng liều đơn 40 mg Esomeprazol giảm từ 43% đến 53% sau khi ăn so với khi đói, vậy nên nên uống esomeprazol ít nhất một giờ trước bữa ăn.
- Phân bố: Thể tích phân bố biểu kiến ở trạng thái ổn định ở những người tình nguyện khỏe mạnh là khoảng 16 L.
- Chuyển hóa: Esomeprazol được chuyển hóa mạnh ở gan bởi hệ thống enzym cytochrom P450. Phần chuyển hóa chính của esomeprazol phụ thuộc vào isoenzym CYP2C19, isoenzym tạo thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl.
- Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương của esomeprazol khoảng 1 đến 1,5 giờ. Khoảng 80% liều uống esomeprazol được bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính trong nước tiểu, phần còn lại được tìm thấy dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính trong phân.
2.2 Chỉ định thuốc Vespratab 40mg ACME
Ðiều trị và dự phòng tái phát viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
Ðiều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger – Ellison.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất:Thuốc trị viêm loét dạ dày Stadnex 40 CAP: cách sử dụng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vespratab 40mg ACME
3.1 Liều dùng của thuốc Vespratab 40mg ACME
Điều trị loét dạ dày - tá tràng: mỗi lần uống 20mg đến 40mg trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày. Sau đó duy trì 10mg đến 20mg mỗi lần, ngày uống 1 lần.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: mỗi lần uống 60mg, ngày uống 1 lần. Sau đó có thể điều chỉnh liều theo triệu chứng và chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa sự hít phải acid trong suốt quá trình gây mê thông thường: uống 40 mg vào buổi tối trước khi phẫu thuật và uống thêm 40mg vào khoảng 2-6 giờ trước khi tiến hành.
3.2 Cách dùng thuốc Vespratab 40mg ACME hiệu quả:
Người dùng uống thuốc với nước, tránh sử dụng cùng với rượu bia, đồ uống có ga và chất kích thích.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày ác tính.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:Thuốc Emanera 40mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Các phản ứng ngoại ý do thuốc sau đây đã được ghi nhận hay nghi ngờ trong các chương trình nghiên cứu lâm sàng của esomeprazole. Không có phản ứng nào liên quan đến liều dùng.
- Thường gặp: Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, táo bón.
- Ít gặp: Viêm da, ngứa, nổi mề đay, choáng váng, khô miệng.
- Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan.
Các triệu chứng ngoại ý được ghi nhận đối với hỗn hợp Racemic (Omeprazole) và có thể xảy ra với Esomeprazole:
- Hệ thần kinh trung ương và ngoại vị: Dị cảm, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt. Lú lẫn tâm thần có thể hồi phục, kích động, nóng nảy, trầm cảm và ảo giác chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh nặng.
- Nội tiết: nữ hoá tuyến vú.
- Tiêu hoá: Viêm miệng và bệnh nấm Candida đường tiêu hoá.
- Huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn bộ tế bào máu.
- Gan: tăng men gan, bênh não ở bệnh nhân trước đó mắc bệnh gan nặng: viêm gan có hoặc không có vàng da, suy gan.
- Cơ xương: Đau khớp, yếu cơ và đau cơ.
- Da: Nổi mẩn, nhạy cảm ánh sáng hồng ban da dạng, hội chứng Stevens-Johnson hoại tử biểu bì gây độc, rụng tóc.
6 Tương tác
- Thuốc trị virus: Atazanavir, Ketoconazole, Ledipasvir, Mycophenolate mofetil, Nelfinavir, Posaconazole và Saquinavir.
- Thuốc trị ung thư: Bosutinib, Dabrafenib, Dasatinib, Erlotinib, Methotrexate, Nilotinib, Pazopanib và Vismodegib.
- Thuốc trị trầm cảm: Citalopram, Eslicarbazepine Acetate.
- Thuốc gây mê: Thiopental.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Với các đối tượng lái xe hay vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Vì thuốc có các tác dụng phụ tác dụng lên thần kinh, người dùng cần đánh giá tình trạng cơ thể để tránh các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến công việc.
Không sử dụng thuốc thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có báo cáo lâm sàng về tính an toàn khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. Thận trọng khi sử dụng trên nhóm đối tường này và phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Thuốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng. Nếu thuốc có hiện tượng đổi màu, mùi, vị… thì không nên tiếp tục sử dụng.
Không để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao như nóc tivi, nóc tủ lạnh và tránh xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-15678-12.
Nhà sản xuất: Công ty ACME Formulation (P) Ltd - Ấn Độ.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
9 Thuốc Vespratab 40mg ACME giá bao nhiêu?
Thuốc Vespratab 40mg ACME hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Vespratab 40mg ACME có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Vespratab 40mg ACME mua ở đâu?
Thuốc Vespratab 40mg ACME mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vespratab 40mg ACME để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Vespratab 40mg ACME có dạng viên bao tan trong ruột, dễ dàng bảo quản cũng như sử dụng.
- Trong một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và khả năng dung nạp của esomeprazole và Omeprazole ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thu được liều cao esomeprazole được khuyến cáo để điều trị và kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn [1].
- Trong một nghiên cứu dự phòng bằng hóa chất Aspirin và Esomeprazole trong Thử nghiệm dị sản Barrett có thiết kế giai thừa 2 × 2 và được thực hiện tại 84 trung tâm ở Anh và một ở Canada cho thấy liệu pháp dự phòng bằng hóa chất Esomeprazole và aspirin liều cao, đặc biệt là khi kết hợp, đã cải thiện đáng kể và an toàn kết quả ở bệnh nhân Barrett thực quản [2].
12 Nhược điểm
- Một nghiên cứu chéo ngẫu nhiên, nhãn mở, 3 giai đoạn, 6 trình tự đã được tiến hành trên mười sáu đối tượng khỏe mạnh (6 người chuyển hóa mạnh CYP2C19, 5 người chuyển hóa trung gian, 5 người chuyển hóa kém) thu được kết quả rằng sự ức chế axit vào ban đêm của esomeprazole có phần chậm hơn, yếu hơn và duy trì kém hơn so với Tegoprazan [3].
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Qi Q, Wang R, Liu L, Zhao F, Wang S (Đăng tháng 10 năm 2015). Comparative effectiveness and tolerability of esomeprazole and omeprazole in gastro-esophageal reflux disease: A systematic review and meta-analysis, Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023.
- ^ Tác giả: Jankowski JAZ, de Caestecker J, Love SB, Reilly G, Watson P, Sanders S, Ang Y, Morris D, Bhandari P, Brooks C, Attwood S, Harrison R, Barr H, Moayyedi P; AspECT Trial Team (Đăng ngày 26 tháng 7 năm 2018). Esomeprazole and aspirin in Barrett's oesophagus (AspECT): a randomised factorial trial, Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023.
- ^ Tác giả: Yang E, Kim S, Kim B, Kim B, Kim Y, Park SS, Song GS, Yu KS, Jang IJ, Lee S (Đăng ngày 23 tháng 2 năm 2022). Night-time gastric acid suppression by tegoprazan compared to vonoprazan or esomeprazole, Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023.