Varonem
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Công ty cổ phần 23 tháng 9, Công ty cổ phần 23 tháng 9 |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần 23 tháng 9 |
Số đăng ký | VD-32603-19 |
Dạng bào chế | Hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 gói x 10 ml |
Hoạt chất | Sorbitol, Magnesium Hydroxide, Nhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide), Xanthan Gum |
Tá dược | Polysorbate 80 (Tween 80), Methyl Parahydroxybenzoat (Methylparaben) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | ap014 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Nhôm hydroxyd: 525 mg
(dạng gel khô tương đương nhôm oxyd: 262,5 mg)
Magnesi hydroxyd:600 mg
Tá dược: Sorbitol 70%, Xanthan gum, Tween 80, Methyl paraben, Propyl paraben, Natri saccarin vđ 1 gói

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Varonem
Thuốc Varonem được sử dụng cho người lớn và trẻ vị thành niên từ 15 tuổi trở lên trong các trường hợp:
Chứng ợ nóng.
Dư acid dịch vị (trong các trường hợp viêm, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản)
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Varogel 10ml điều trị viêm loét dạ dày , tá tràng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Varonem
3.1 Liều dùng
Dùng cho người lớn và trẻ vị thành niên từ 15 tuổi trở lên
Uống 1 gói Varonem /lần khi xuất hiện triệu chứng của chứng ợ nóng, dư acid dịch vị.
Mỗi ngày sử dụng không vượt quá 6 gói thuốc Varonem.
Thời gian điều trị không kéo dài quá 10 ngày và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị khi dùng dài ngày hơn.[1]
3.2 Cách dùng
Uống trực tiếp không cần pha loãng thuốc với nước
4 Chống chỉ định
Người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Varonem.
Bệnh nhân suy thận nặng vì thuốc có chứa thành phần magnesi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Gastrolium điều trị trào ngược dạ dày thực quản
5 Tác dụng phụ
1. Hệ thống miễn dịch:
Hiếm gặp và chưa xác định được tần suất rõ ràng, có thể xuất hiện các phản ứng:
Ngứa ngáy
Phát ban
Nổi mề đay
Phản vệ.
2. Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
Tăng nồng độ Magie có trong máu: Đã ghi nhận báo cáo một số trường hợp tăng magnesi huyết, đặc biệt ở người bệnh suy giảm chức năng thận. Có thể do nguyên nhân khả năng đào thải magnesi qua thận bị hạn chế, dẫn đến sự tích tụ.
Tăng nhôm huyết: Một số báo cáo cho thấy tăng nhôm trong máu gặp phải ở bệnh nhân suy thận hoặc người lớn tuổi, đặc biệt khi đồng thời sử dụng thực phẩm hay thuốc chứa citrat (acid citric, natri citrat hoặc Canxi citrat), làm cho tăng khả năng hấp thụ nhôm vào cơ thể.
Giảm phospho huyết: Khi dùng thuốc trong thời gian kéo dài, liều cao, hoặc ở liều thông thường đối với người có chế độ ăn ít phospho, có thể làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu làm tăng nguy cơ tổn thương xương.
3. Hệ tiêu hóa:
Tần suất xảy ra chưa được xác định cụ thể có các triệu chứng:
Tiêu chảy
Táo bón
6 Tương tác
Khi sử dụng Varonem tránh dùng chung với một số thuốc đường uống. Do Varonem làm giảm hấp thu của các thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Các thuốc sau đây nên uống cách Varonem ít nhất 2 giờ:
Tên thuốc | |
Acid Acetylsalicylic Kháng H₂ Nhóm Biphosphonat Natri sulfo catioresin Chloroquin Cyclin Nhóm Digitalic Elvitegravir Ethambutol Fexofenadin Sắt (dạng muối) Penicillamin Phospho Propanolol | Floorin Fluoroquinolones Glucocorticosteroid ngoại trừ hydrocortison Hoóc môn tuyến giáp Indomethacin Isoniazid Ketoconazol Lanzoprazol Lincosamid Metoprolol Thuốc giảm đau Phenothiazin Sulpirid Ulipristal Rosuvastatin |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi sử dụng cho bệnh nhân mắc suy thận nặng cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ, do sản phẩm có chứa magie
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Cần thận trọng khi sử dụng Varonem trên cơ thể phụ nữ mang thai, cân nhắc kỹ về lợi ích so với nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc.
Magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy, Nhôm Hydroxyd làm tăng tình trạng táo bón ở phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy thuốc có đi vào được sữa mẹ hay không.
7.3 Ảnh hưởng của thuốc lên lái xe và người vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc nên việc lái xe hay vận hành máy, tuy nhiên nếu người sử dụng gặp phải các tác dụng không mong muốn khi sử dụng Varonem trên hệ miễn dịch hay tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy, lái xe.
7.4 Xử trí khi quá liều
Ở người có chức năng thận bình thường khi sử dụng quá liều không dẫn tới các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Trong trường hợp bệnh nhân suy thận có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:
Hạ huyết áp.
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Buồn ngủ, giảm phản xạ, mỏi cơ, chứng liệt thần kinh cơ.
Chứng nhịp tim chậm, rối loạn ECG.
Có thể làm nặng thêm các bệnh tắc ruột hoặc tiêu chảy ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Trong các trường hợp nặng nhất:
Gây liệt đường hô hấp
Hôn mê.
Suy thận hoặc ngừng tim có thể xảy ra.
Hội chứng thần kinh.
7.5 Xử trí:
Gây nôn
Tiêm tĩnh mạch chất đối kháng Vd calci gluconat.
Bệnh nhân suy thận tiến hành thẩm tách máu, nếu cần thiết tiến hành thẩm phúc mạc
7.6 Bảo quản
Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ không vượt quá 30 độ C
8 Sản phẩm thay thế
Nếu sản phẩm Varonem hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
Sản phẩm Maalox do công ty Sanofi sản xuất với thành phần Aluminum Hydroxide, Magnesium Hydroxide điều trị các triệu chứng đau dạ dày do tăng tiết dịch vị,làm giảm tác động của acid lên các vết loét
Sản phẩm Antacil của thương hiệu Thai Nakorn Patana có thành phần Al(OH)3 và Mg trisilicate giúp làm tăng pH dạ dày vai trò hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc kháng acid
Nhôm hydroxyd:
Là một chất kháng acid có khả năng làm tăng pH của dịch vị dạ dày, tuy nhiên tác dụng này xảy ra chậm hơn so với các hợp chất kháng acid thuộc nhóm calci hoặc magnesi.
Khi sử dụng lúc bụng đói, thuốc có thể nhanh chóng rời khỏi dạ dày trước khi phát huy tối đa hiệu quả trung hòa acid.
Việc nâng cao độ pH trong dạ dày sẽ làm giảm hoạt tính của enzym pepsin từ đó mang lại lợi ích rõ rệt trong điều trị bệnh nhân bị loét dạ dày.
Magnesi hydroxyd:
Là một hợp chất kháng acid vô cơ, có khả năng hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Khi phản ứng, nó giải phóng các anion có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa hoặc đóng vai trò như một chất đệm, giúp duy trì môi trường dạ dày ít acid hơn mà không ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị.
Kết quả là pH trong dạ dày được nâng lên, làm dịu các biểu hiện do tăng acid. Đồng thời, thuốc giúp làm giảm độ acid trào ngược lên thực quản và làm giảm hoạt tính của enzym pepsin – vốn hoạt động hiệu quả nhất trong môi trường pH từ 1,5 đến 2,5.
Khi pH được nâng lên trên 4, hiệu suất phân giải protein của pepsin giảm đáng kể.
Ngoài ra, magnesi hydroxyd còn có tác dụng nhuận tràng nhẹ, do đó thường được phối hợp với nhôm hydroxyd để cân bằng tác dụng và hạn chế tình trạng táo bón do nhôm gây ra.
9.2 Dược động học
Nhôm hydroxyd
Hấp thu: Nhôm hydroxyd tan chậm trong môi trường acid của dạ dày, phản ứng với acid hydrochloric tạo thành ion nhôm (Al³⁺). Trong điều kiện chức năng thận bình thường, khoảng 17–30% lượng ion này có thể được hấp thu.
Phân bố: Sau khi hấp thu, Al³⁺ được phân bố chủ yếu ở dịch ngoại bào và có thể liên kết với phosphat trong Đường tiêu hóa.
Chuyển hóa: Tại ruột non, phần lớn ion nhôm chuyển thành các muối không tan, khó hấp thu. Nếu khẩu phần ăn thiếu phosphat, việc dùng nhôm hydroxyd có thể làm giảm hấp thu phosphat, dẫn đến giảm phospho huyết và tăng nguy cơ loãng xương.
Thải trừ: Nhôm không hấp thu sẽ tạo thành các phức không tan (chủ yếu là nhôm phosphat) và được đào thải ra ngoài qua phân; phần được hấp thu sẽ được đào thải qua thận.
Magnesi hydroxyd
Hấp thu: Khi vào dạ dày, magnesi hydroxyd phản ứng với acid hydrochloric tạo thành ion magnesi (Mg²⁺). Khoảng 15–30% Mg²⁺ được hấp thu qua đường tiêu hóa.
Phân bố: Mg²⁺ hấp thu vào máu và phân bố rộng rãi trong các mô và cơ.
Chuyển hóa: Lượng magnesi không được hấp thu sẽ đi đến ruột non, nơi nó chỉ được hấp thu thêm với tỉ lệ không đáng kể.
Thải trừ: Mg²⁺ đã hấp thu được thải chủ yếu qua thận dưới dạng không chuyển hóa, trong khi phần không hấp thu sẽ được đào thải qua phân.
10 Thuốc varonem giá bao nhiêu?
Thuốc varonem hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc varonem mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc dạng gói tiện dụng dễ mang theo, có thể sử dụng ngay khi có triệu chứng khó chịu do trào ngược, viêm loét, ợ nóng…
- Thuốc có vị ngọt dễ sử dụng, không gây khó khăn cho người có nhạy cảm mạnh với mùi vị
13 Nhược điểm
- Có khả năng gây táo bón hoặc tiêu chảy đối với một số đối tượng
Tổng 12 hình ảnh











