1 / 3
qdenga vaccine 2 S7545

Vaccine Qdenga

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 0 Còn hàng
Thương hiệuTakeda Pharmaceuticals, Takeda
Công ty đăng kýTakeda
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 01 lọ bột pha tiêm.
Hạn sử dụng18 tháng
Hoạt chấtKháng nguyên Dengue
Xuất xứNhật Bản
Mã sản phẩmthom1998
Chuyên mục Vacxin

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Hoàng Mai Biên soạn: Dược sĩ Hoàng Mai
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 819 lần

Trungtamthuoc.com - Tháng 5.2024 vừa qua, Bộ Y tế đã phê duyệt vắc xin Qdenga Takeda (Nhật Bản) cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn trong phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Và vào ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc đã triển khai đợt tiêm chủng đầu tiên. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về sâu hơn về loại vắc xin sốt xuất huyết này và đối tượng nào có thể tiêm chủng trong bài viết dưới đây.

1 Vắc xin Qdenga được Bộ Y Tế phê duyệt phòng sốt xuất huyết

Qdenga lần đầu tiên được chấp thuận sử dụng tại Indonesia vào năm 2022, Qdenga sau đó lần lượt được chấp thuận tại Vương quốc Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Qdenga đã được chấp thuận tại Châu Âu vào năm 2023. Đến nay vắc xin đã được triển khai rộng rãi trên gần 40 quốc gia, cũng đã bắt đầu tiêm vắc xin đầu tiên này từ ngày 20/9 tại nước ta. [1]

Qdenga đã được chấp thuận tại Châu Âu
Qdenga đã được chấp thuận tại Châu Âu

Sau nhiều năm chờ đợi, vào tháng 5 năm 2024, Bộ Y tế phê duyệt cấp phép cho vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết đầu tiên tại nước ta, thuộc của hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản. Đây là vắc xin mới, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất, hứa hẹn là cuộc cải cách trong phòng ngừa và chống dịch sốt xuất huyết. 

Vắc xin này phòng đủ 4 chủng sốt xuất huyết là DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4. Hiệu quả đem lại cho thấy hiệu lực lên tới 80%, và giảm nguy cơ nhập viện khi mắc bệnh khoảng 90%. Đặc biệt, đối với đối tượng từng bị mắc sốt xuất huyết, khi tiêm phòng vắc xin có hiệu quả phòng tái nhiễm cao.

Vắc xin Qdenga đã có tại Việt Nam
Vắc xin Qdenga đã có tại Việt Nam

2 Thông tin về vắc xin sốt xuất huyết Qdenga

2.1 Thành phần

1 liều (0,5 mL) chứa virus sốt xuất huyết sống, giảm độc lực:

  • DEN-1 ≥ 3,3 log10 PFU/liều
  • DEN-2 ≥ 2,7 log10 PFU/liều
  • DEN-3 ≥ 4,0 log10 PFU/liều
  • DEN-4 ≥ 4,5 log10 PFU/liều

Dạng bào chế: bột pha Dung dịch tiêm.

2.2 Chỉ định của vaccin Qdenga

Qdenga được chỉ định để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở những người từ 4 tuổi trở lên. [2]

===> Xem thêm bài viết: FDA phê duyệt Abrysvo là vaccine ngừa RSV đầu tiên cho phụ nữ có thai

2.3 Liều lượng và cách dùng

2.3.1 Liều lượng

Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn: Qdenga nên được dùng với liều 0,5 mL theo phác đồ hai liều (0 và 3 tháng).

Tính an toàn và hiệu quả của Qdenga ở trẻ em dưới 4 tuổi vẫn chưa được xác định nên không dùng cho đối tượng này.

Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi ≥60 tuổi.

2.3.2 Cách dùng

Vắc xin bào chế dạng thuốc bột pha tiêm và vị trí tiêm tốt nhất là vùng cánh tay và cơ delta. Chống chỉ định tiêm vào phần trên cánh tay hay cơ delta, mạch máu.

Không trộn vắc xin với bất cứ loại vắc xin nào hoặc thuốc tiêm nào để tiêm.

Cách pha vaccin Qdenga bằng dung môi có trong lọ:

  • Bước 1: Gắn kim vô trùng vào lọ dung môi rồi từ từ ấn pít-tông xuống hoàn toàn, sau đó lật ngược lọ thuốc, rút toàn bộ thuốc trong lọ ra, hút đến khi thấy bong bóng trong ống tiêm thì đảo ngược ống tiêm để đưa bong bóng trở lại pit-tông.
  • Bước 2: cắm ống tiêm và lọ vắc xin đông khô và hướng dòng dung môi vào thành lọ, nhấn từ từ pit-tông tránh hình thành bọt khí.
  • Bước 3: Nhấc ngón tay ra khỏi pít-tông và giữ cụm lắp trên bề mặt phẳng, nhẹ nhàng xoay lọ theo cả hai hướng, không lắc để tránh bọt khí. Để yên lọ đến khi dung dịch trong suốt.
  • Bước 4: Rút toàn bộ thể tích dung dịch Qdenga đã pha cho đến khi thấy bọt khí xuất hiện trong ống tiêm. 
Cách pha vaccin Qdenga bằng dung môi có trong lọ
Cách pha vaccin Qdenga bằng dung môi có trong lọ

2.4 Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin sốt xuất huyết.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không được tiêm vắc xin vì chưa có các chứng minh an toàn trên đối tượng này.
  • Người mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch bao gồm cả suy giảm miễn dịch bẩm sinh và suy giảm miễn dịch mắc phải.
  • Người mắc bệnh HIV
  • Người đang điều trị bằng các biện pháp miễn dịch, đang sử dụng các sản phẩm từ máu hoặc chế phẩm từ máu như máu, huyết tương thì phải chờ ít nhất 3 tháng để hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin.
  • Người sử dụng thuốc corticoid điều trị dài ngày, đang điều trị xạ trị, hoá trị kéo dài từ 2 tuần trở lên thì cần tránh tiêm vắc xin trong vòng 4 tuần.
  • Người đang sốt cao cấp tính cần để tình trạng bệnh ổn định hơn trước khi tiêm vắc xin.

2.5 Tương tác

Immunoglobulin hoặc các sản phẩm máu có chứa immunoglobulin, chẳng hạn như máu hoặc huyết tương: để tránh trung hoà các loai vi rút đã giảm độc lực thì bệnh nhân ít nhất 6 tuần mới được tiêm vắc xin Qdenga.

Thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid toàn thân, đang hoá trị liệu: giảm hiệu lực vắc xin nên sử dụng trong vòng 4 tuần trước tiêm.

Vắc-xin tiêm khác: tiêm cùng lúc thì phải ở vị trí khác nhau

2.6 Tác dụng phụ

Các phản ứng có hại liên quan đến vaccin thu được từ các nghiên cứu lâm sàng được liệt kê dưới đây:

Hệ cơ quanTần suấtPhản ứng bất lợi
Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn

Rất phổ biến

Chung

Không phổ biến

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Viêm mũi họng, viêm amidan

Viêm phế quản, viêm mũi

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất phổ biếnGiảm sự thèm ăn
Rối loạn tâm thầnRất phổ biếnDễ cáu gắt
Rối loạn hệ thần kinhRất phổ biếnĐau đầu, buồn ngủ
Rối loạn tiêu hoáKhông phổ biếnTiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa
Rối loạn da và mô dưới daKhông phổ biếnNgứa mề đay
Rối loạn cơ xương và mô liên kếtRất phổ biếnĐau nhức cơ, đau khớp
Rối loạn chung

Rất phổ biến

Chung

Không phổ biến

Đau tại chỗ tiêm, sốt, suy nhược

Sưng, bầm tím tại chỗ tiêm

Xuất huyết tại chỗ tiêm, mệt mỏi

2.7 Lưu ý khi dùng và bảo quản

2.7.1 Lưu ý và thận trọng

  • Xem xét cẩn trọng tiền sử dị ứng với tất cả loại vắc xin khác trước khi sử dụng.
  • Các phản ứng liên quan đến lo âu, căng thẳng trong tiêm chủng có thể xảy ra nên phòng ngừa các chấn thương do ngất xỉu.
  • Phụ nữ có khả năng sinh con nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm vắc-xin.
  • Sau khi pha dung môi, phải sử dụng ngay trong vòng 2 giờ.

2.7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú

Có số lượng dữ liệu hạn chế về việc sử dụng Qdenga ở phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú,  do đó chống chỉ định dùng Qdenga trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú.

2.7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc

Qdenga có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc trong những ngày đầu sau tiêm.

2.7.4 Xử trí quá liều

Chưa có báo cáo.

2.7.5 Bảo quản

Bảo quản trong tủ lạnh (2°C đến 8°C). Không đông lạnh.

2.8 Tính chất dược lý

2.8.1 Dược lực học

Qdenga chứa virus sốt xuất huyết sống giảm độc lực. Cơ chế hoạt động chính của Qdenga là sao chép tại chỗ, gây ra nhiễm trùng từ đó kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh các tế bào miễn dịch và dịch thể chống lại bốn huyết thanh virus sốt xuất huyết.

2.8.2 Dược động học

Chưa có báo cáo.

2.8.3 Hiệu lực vắc xin

Theo báo cáo vắc xin sốt xuất huyết có hiệu quả phòng bệnh lên đến hơn 80%, chống nhập viện trên 90,4% và thời gian hiệu lực kéo dài lên đến 4,5 năm. 

3 Giá tiêm vắc xin sốt xuất huyết Qdenga

Vắc xin sốt xuất huyết được phê duyệt tại nước ta có khuyến cáo nên tiêm 2 mũi với khoảng cách mỗi mũi tiêm là 3 tháng. Trong thời gian này, vẫn có thể tiến hành tiêm vắc xin khác tuỳ chủng loại. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai thì nên tiêm phòng trước ít nhất 1 tháng và tốt nhất là trước 3 tháng.

Giá tham khảo của vắc xin Qgenda giao động khoảng 1.390.000 đồng/mũi vắc xin, có thể có sự chênh lệch khác nhau tùy vào địa điểm tiêm chủng.

Vắc xin sốt xuất huyết đã có tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc, nên chọn lựa các cơ sở uy tín, đạt tiêu chuẩn tiêm chủng, đáp ứng toàn bộ các yêu cầu xử lý những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số trung tâm tiêm chủng có thể tham khảo như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Viện Paster thành phố Hồ Chí Minh…

4 Vì sao nên tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết?

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2024, nước ta đã ghi nhận tới gần 30.000 ca mắc sốt xuất huyết và 3 trường hợp tử vong, và các ca mắc ngày càng gia tăng vào 6 tháng cuối năm, khi thời tiết cả nước chuyển sang mùa mưa bão . Vì vậy việc chủ động phòng tránh sốt xuất huyết là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. 

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do chủng virus Dengue có ở muỗi vằn, bệnh lây lan nhanh chóng qua đường muỗi đốt. Virus này có 4 chủng, vì vậy khi mắc sốt xuất huyết với một chủng sẽ chỉ có kháng thể suốt đời với chỉ chủng đó và vẫn có nguy cơ mắc các chủng còn lại, nên 1 người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. [3]

4 chủng virus sốt xuất huyết
4 chủng virus sốt xuất huyết

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết tiến triển nhanh và nguy hiểm bao gồm sốt cao, lừ đừ, mệt mỏi, nôn mửa, thậm chí vỡ mao mạch máu, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt ở đối tượng trẻ em, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác làm diễn biến bệnh nặng hơn và có tỷ lệ tử vong cao. Cho tới này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp chữa bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng như truyền dịch, lọc máu, chống sốc... Trong những trường hợp nặng chi phí điều trị bệnh có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. 

===> Xem thêm bài viết: Thuốc tiêm SAT 1500UI - Thuốc huyết thanh kháng độc tố uốn ván

Bên cạnh đó, gánh nặng sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cũng rất nghiêm trọng. Khoảng 70% người bệnh giảm khả năng lao động, trong đó hơn 50% gặp biến chứng đau khớp, đau cơ, suy nhược,... kéo dài nhiều năm. Với phụ nữ mang thai, tỷ lệ sinh non, chết lưu thai, nguy cơ tiền sản giật tăng cao, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. 

5 Các loại vắc xin sốt xuất huyết trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có hai loại vắc xin phòng sốt xuất huyết đã được phê duyệt chính thức: Vắc xin do Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản nghiên cứu, sản xuất tại Đức, và vắc xin do hãng dược phẩm hàng đầu của Pháp,Sanofi Pasteur phát triển. Cụ thể:

Vắc xin Dengvaxia của công ty Sanofi Pasteur, có hiệu lực phòng chống cả 4 chủng huyết thanh sốt xuất huyết, chỉ tiêm cho người đã từng bị mắc sốt xuất huyết. Đến nay Bộ Y tế vẫn chưa cấp phép sử dụng tại nước ta nên vắc xin này chưa có. [4]

Vắc xin Qdenga của công ty Takeda Nhật Bản được phê duyệt tại hơn 37 quốc gia trên thế giới và tại nước ta. Đây cũng là vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam. Ưu điểm của vaccine này là có thể tiêm được cho người từ 4 tuổi trở lên, và có thể sử dụng cho người chưa từng mắc hoặc đã từng mắc sốt xuất huyết. Đây là vaccin sống giảm động lực, chống được cả 4 chủng virus gây bệnh, đã được nghiên cứu tại 14 quốc gia, tại 88 điểm trên thế giới, đảm bảo đa dạng dịch tễ nhiều nơi, cũng như độ an toàn cho nhiều đối tượng.

Các loại vắc xin sốt xuất huyết
Các loại vắc xin sốt xuất huyết

6 Ai nên tiêm phòng sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết có thể bị ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn, người cao tuổi và gây ra nhiều gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Vì vậy để phòng ngừa bệnh, mọi người đủ điều kiện để tiêm vắc xin thì nên tiêm phòng sốt xuất huyết. Một số đối tượng có nguy cơ cao trở nặng hơn khi mắc bệnh, nên tiêm phòng như:

  • Người trong quốc gia có dịch tễ bệnh cao, hoặc chuẩn bị lưu hành tới quốc gia có bệnh đều nên tiêm phòng sốt xuất huyết.
  • Người lớn tuổi, người cao huyết áp, mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường hen suyễn…
  • Người mắc bệnh lý về huyết học như thiếu máu, tan máu..
  • Đối tượng đã từng mắc sốt xuất huyết.

Theo khuyến cáo chung nên hoàn thành ít nhất 2 mũi tiêm phòng.


Tổng 3 hình ảnh

qdenga vaccine 2 S7545
qdenga vaccine 2 S7545
qdenga vaccine 3 J3018
qdenga vaccine 3 J3018
qdenga vaccine 4 C0832
qdenga vaccine 4 C0832

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Martin Angelin 1, Jan Sjölin và cộng sự (Ngày đăng 2 tháng 6 năm 2023) Qdenga® - A promising dengue fever vaccine; can it be recommended to non-immune travelers?. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Chuyên gia European Medicines Agency, (Ngày đăng 14 tháng 10 năm 2022) Qdenga. EMA. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Chuyên gia WHO, (2024, February 21). Dengue. World Health Organization
  4. ^ Sanofi (2015),  Information on Dengvaxia®  Sanofi. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    muốn tiêm vắc xin ở đâu được ạ?

    Bởi: tâm vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Hiện nay vắc xin đã triển khai tiêm chủng trên toàn quốc, bạn có thể liên hệ các cơ sở tiêm chủng gần nơi sống để tiêm ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Vaccine Qdenga 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Vaccine Qdenga
    T
    Điểm đánh giá: 4/5

    đã từng bị sốt xuất huyết thật sự sợ mắc lại, may mắn có vắc xin rồi

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633