1 / 8
toraxim1 T7065

TORAXIM

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

107.000
Đã bán: 8 Còn hàng
Thương hiệuDelta Pharma, Delta Pharma Limited
Công ty đăng kýCông ty TNHH Dược phẩm Đức Anh
Số đăng kýVN-19600-16
Dạng bào chếBột pha hỗn dịch uống
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ
Hoạt chấtCefpodoxim proxetil
Xuất xứBangladesh
Mã sản phẩmhm5151
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ Kiều Trang Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 14501 lần

Thuốc Toraxim được chỉ định để điều trị các bệnh lý gây ra bởi nhiễm khuẩn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Toraxim.

1 Thành phần

Thành phần:  Công thức bào chế cho 1 hộp đông khô Toraxim bao gồm các thành phần:
Hoạt chất chính là Cefpodoxime proxetil 400mg.
Tá dược vừa đủ.
Nhóm thuốc: thuốc kháng sinh.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Toraxim

2.1 Toraxim có tác dụng gì?

CefpodoximeCephalosporin bán tổng hợp thế hệ thứ ba và là kháng sinh beta-lactam có hoạt tính diệt khuẩn. Tác dụng của Cefpodoxime phụ thuộc vào sự liên kết của nó với các protein liên kết penicillin (PBP) nằm trong màng tế bào chất của vi khuẩn. Liên kết dẫn đến ức chế các enzym transpeptidase, do đó ngăn cản liên kết chéo của cầu pentaglycine với phần còn lại thứ tư của pentapeptide và làm gián đoạn quá trình tổng hợp chuỗi peptidoglycan. Kết quả là, Cefpodoxime ức chế sự hình thành vách ngăn vi khuẩn và tổng hợp thành tế bào.
Cefpodoxime là một kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba đường uống có hiệu quả chống lại hầu hết các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Thường được sử dụng để điều trị viêm tai giữa cấp tính, viêm họng và viêm xoang, Cefpodoxime Proxetil là một tiền chất được niêm mạc ruột hấp thụ và khử ester thành Cefpodoxime.

2.2 Đối tượng sử dụng của thuốc Toraxim

Thuốc Toraxim được chỉ định điều trị trong các trường hợp :
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phổi mắc trong cộng đồng do S. pneumoniae hoặc H. Influenza, cơn cấp trầm trọng của bệnh bệnh viêm phế quản mạn tính.[1]
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm họng do Streptococcus, viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang.
Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng: Đi tiểu ra mủ, viêm bàng quang.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng do Staphylococcus aureus như áp xe, viêm mô tế bào, vết thương do nhiễm độc, các vết loét trên da.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc kháng sinh Pacfon 100 : công dụng, chỉ định, chống chỉ định. 

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Toraxim

3.1 Liều dùng thuốc Toraxim

Liều thường dùng:

  • Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 100-400 mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.
  • Trẻ em từ 2 tháng đến 12 tuổi: Uống 10mg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

Liều khuyến cáo cho một số bệnh như sau:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 

  • Viêm họng hoặc viêm amidan, liều Cefpodoxim là 100 mg, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ, trong 5 đến 7 ngày.
  • Bệnh viêm phổi nhẹ đến trung bình, viêm phế quản mạn có xuất hiện đợt kịch phát cấp tính: liều 200 mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ, dùng trong 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu từ nhẹ đến đến trung bình: dùng 100mg/ lần, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ, dùng trong 7 ngày. 
  • Nhiễm khuẩn da nhẹ, chưa có biến chứng: liều 400mg/ lần, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ, dùng trong 7-14 ngày.
  • Bệnh lậu chưa có biến chứng: liều 200mg hoặc 400 mg, chú ý chỉ sử dụng một liều duy nhất sau đó sử dụng thuốc khác.

Trẻ em từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi:

  • Viêm tai giữa cấp: 5 mg/kg, uống mỗi lần cách nhau 12 giờ, dùng trong 5 ngày.
  • Viêm xoang cấp: 5 mg/kg, uống mỗi lần cách nhau 12 giờ, trong 10 ngày.
  • Viêm họng và amidan: 5 mg/kg, mỗi lần cách nhau 12 giờ, trong 5 đến 10 ngày. 
  • Da và cấu trúc: 400 mg, uống mỗi lần cách nhau 12 giờ, trong 7 đến 14 ngày
  • Viêm phổi mắc tại cộng đồng : Liều 200 mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ, dùng trong 10-14 ngày.
  • Lậu không biến chứng: chỉ sử dụng một liều duy nhất 400mg, phối hợp với một kháng sinh khác cho hiệu quả tốt hơn.

Liều cho người suy thận:

  • Căn cứ vào mức độ suy thận mà giảm liều thuốc sử dụng.
  • Người bệnh đang thẩm tách máu, uống liều thường dùng 3 lần/ tuần.

3.2 Cách dùng thuốc Toraxim hiệu quả

Toraxim dạng hỗn dịch uống không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nên người bệnh có thể uống bất cứ lúc nào trước ăn, trong ăn, sau ăn.

3.3 Hỗn dịch thuốc Toraxim pha như thế nào?

Mỗi chai thuốc Toraxim đều có dung tích 75ml, có vạch ngang chỉ dung tích 50ml ở trên vai chai, bên trong chứa 400 mg hỗn hợp bột đông khô của Cefpodoxim base.
Mở nắp chai, thêm nước đun sôi để nguội vào vạch đánh dấu trên vai chai, sau đó lắc kĩ tạo thành hỗn dịch.
Rót hỗn dịch trên ra muỗng để uống, chú ý đậy nắp kín lọ thuốc sau khi sử dụng trong, để lọ thuốc còn dư ở nơi tránh ánh sáng và bảo quản dưới 30⁰C.

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc Toraxim trong các trường hợp sau:
Những bệnh nhân bị bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Bệnh nhân có tiểu sử dị ứng với cephalosporin hay các kháng sinh nhóm cephalosporin.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Ecodom B 100 mg là thuốc gì, bao nhiêu tiền, tác dụng gì? 

5 Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Toraxim có thể gồm:
Trên hệ tiêu hóa: xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Phản ứng dị ứng: bệnh nhân dùng thuốc Toraxim có thể bị ban đỏ, nổi mày đay, sốt kèm phát ban.
Người sử dụng thuốc Toraxim có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, khó ngủ, lú lẫn, hoa mắt…..
Người bệnh có thể bị rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời.
Bệnh nhân sau khi uống thuốc có thể gặp tình trạng tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu.
Đã có nghiên cứu chứng minh dùng thuốc có hoạt chất Cefpodoxime proxetil như thuốc Toraxim gây viêm thận kẽ có hồi phục.

Chú ý: Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc các nhân viên y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

6 Tương tác

Không nên dùng Toraxim với các thuốc kháng acid cũng như các thuốc ức chế H2 do nó làm giảm sự hấp thu trong huyết tương của Toraxim.
Dùng đồng thời Toraxim với Probenecid sẽ ức chế sự bài tiết Toraxim.
Khi sử dụng chung Toraxim với các thuốc có khả năng gây ngộ độc thận cần theo dõi chức năng thận cẩn thận.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Lưu ý
Thuốc Toraxim khi uống sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do đó không sử dụng cho người đang lái xe và vận hành máy móc.
Chú ý không uống thuốc khi có hiện tượng ẩm mốc, chảy nước.

Thận trọng
Nên làm kháng sinh đồ trước khi sử dụng thuốc để xác định các vi khuẩn nhạy cảm, từ đó giúp giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và duy trì hiệu quả của Toraxim.
Khi sử dụng thuốc có thể gây tiêu chảy và viêm đại tràng do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ có thai: Hiện nay, chưa có báo cáo chứng minh sự an toàn khi sử dụng thuốc Toraxim đối với phụ nữ có thai. Do đó nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng và chỉ nên sử dụng ở trường hợp thật cần thiết. 
Bà mẹ cho con bú: Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng do Cefpodoxim có bài tiết vào sữa mẹ, do đó cần quyết định nên không sử dụng thuốc hay ngừng cho con bú.
Xử trí khi quá liều
Nếu xảy ra phản ứng độc hại nghiêm trọng khi sử dụng quá liều, báo ngay cho bác sĩ, chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc để giúp loại bỏ cefpodoxime ra khỏi cơ thể.

7.3 Bảo quản 

Để Toraxim tránh xa tầm tay trẻ em.
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30⁰C.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-19600-16.
Nhà sản xuất: Sản xuất bởi công ty Delta Pharma Limited Bangladesh.
Đóng gói: Hộp 1 lọ đông khô chứa 400 mg Cefpodoxim base và một muỗng lường dung tích 5ml.

9 Thuốc Toraxim giá bao nhiêu?

Thuốc Toraxim hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Toraxim mua ở đâu?

Thuốc Toraxim mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Toraxim để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    tôi bị viêm tai giữa, dùng thuốc TORAXIM có hiệu quả không?

    Bởi: trần hòa vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
TORAXIM 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • TORAXIM
    KA
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc nào cũng có, mọi người nên đến đây mua thuốc nhé

    Trả lời Cảm ơn (2)
  • TORAXIM
    TP
    Điểm đánh giá: 5/5

    Sản phẩm TORAXIM Uống xong rất tốt. Thuốc TORAXIM, Võ Thu Phượng Đa tạ

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633