Tinh dầu ngải cứu Việt
Mỹ phẩm
Thương hiệu | Dược phẩm G24, Công ty TNHH TM&DV Dược phẩm G24 |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH TM&DV Dược phẩm G24 |
Dạng bào chế | Dung dịch |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 180ml |
Dược liệu | Ngải Cứu (Artemisia vulgaris L.), Bưởi (Citrus grandis L.), Quế, Dây Đau Xương (inospora sinensis (Lour.) Merr.), Hương Nhu Tía (É Tía - Ocimum tenuiflorum L.), Đại Hồi (Hồi, Bát Giác Hồi Hương - Illicium verum H.), Cúc Tần (Pluchea indica (L.) Less.), Huyết Giác (Dracaena cambodiana) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4634 |
Chuyên mục | Hương Liệu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2326 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Tinh dầu ngải cứu Việt với thành phần chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên như ngải cứu, dây đau xương, mật gấu được biết đến khá phổ biến với công dụng giảm đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh toa,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về sản phẩm Tinh dầu ngải cứu Việt
1 Thành phần
Thành phần của tinh dầu ngải cứu Việt
- Lá ngải cứu tự nhiên
- Khúc tần, Hương Nhu, Lá Bưởi.
- Đinh hương, hồi, quế.
- Mật gấu, dây đau xương, Huyết Giác.
- Các thảo dược khác.
Dạng bào chế: Dầu xoa bóp.
2 Tác dụng - Chỉ định của Tinh dầu ngải cứu Việt
2.1 Tác dụng của từng thành phần
2.1.1 Tác dụng của lá ngải cứu
Lá ngải cứu có tính ấm. vị đắng. Trong Đông y, lá ngải cứu thường được dùng để cầm máu, giảm đau, an thai. Theo Y học hiện đại, trong lá ngải cứu có chứa nhiều flavônid, axit phenolic, sesquiterpen lacton, coumarin. Các chất này có vai trò chống oxy hóa, bảo vệ gan, hạ huyết áp, kháng nấm, kháng khuẩn. Ngoài ra, ngải cứu còn được biết đến như một vị thuốc quý giúp làm giảm tình trạng đau xương khớp, đau thần kinh tọa. Ngải Cứu còn có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm do đó rất thích hợp khi sử dụng ngoài da.
2.1.2 Tác dụng của lá khúc tần
Trong y học cổ truyền, khúc tần có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa lỵ, cảm mạo, sốt không ra mồ hôi. Theo Y học hiện đại, khúc tần chứa nhiều tinh dầu và một số thành phần hóa học như Sắt, Vitamin C,.. có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Bên cạnh đó, đây là cũng được xem là một vị thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy.
2.1.3 Tác dụng của dây đau xương
Dây Đau Xương có vị đắng, tính mát, thường được sử dụng để điều trị những triệu chứng của bệnh đau xương, nhức mỏi vai gáy nhờ công dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng trong dây đau xương có chứa hoạt chất alcaloid có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, trong dược liệu này còn chứa nhiều các chất khác có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp, điều trị viêm khớp.
Tinh dầu ngải cứu Việt còn bổ sung thêm nhiều dược liệu quý khác trong thành phần có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường hiệu quả của sản phẩm.
2.2 Chỉ định của Tinh dầu ngải cứu Việt
Sản phẩm dùng để xoa ngoài da trong các trường hợp
- Các trường hợp đau mạn tính bao gồm: Đau thần kinh, đau cột sống, đau cơ xương khớp.
- Bong gân, viêm xương, nhức mỏi cơ bắp.
- Đau thần kinh tọa, thấp khớp, viêm xương.
- Chấn thương do lao động hoặc vận động mạnh, tê bì tay chân.
- Tụ máu, bầm tím.
- Bệnh nhân cần phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não.
- Cảm gió, cảm mạo, cảm lạnh.
- Ho do thay đổi thời tiết, chóng mặt, nghẹt mũi, say tàu xe.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Tinh dầu Húng Chanh Minion Gold cho bé khỏe mạnh
3 Liều dùng - Cách dùng của Tinh dầu ngải cứu Việt
3.1 Liều dùng của Tinh dầu ngải cứu Việt
Bôi ngày 3-4 lần vào chỗ bị đau hoặc bầm tím. Có thể bôi lên các huyệt vị ở lòng bàn chân, bàn tay.
3.2 Cách sử dụng hiệu quả nhất
Bạn đọc có thể tham khảo các bước sử dụng Tinh dầu Ngải cứu Việt như sau:
Bước 1: Rửa sạch vùng da bị đau và lau khô.
Bước 2: Lấy một lượng dầu vừa đủ, thoa đều lên vùng da bị đau. Dùng tay massege nhẹ nhàng cho dầu thấm vào sâu bên trong da.
Với các chỗ sưng đau như ở khớp gối, cổ chân bị bong gân,...có thể lấy một ít bã trong lọ sau đó đắp lên vùng khớp xương bị đau. Quấn băng, gạc hoặc màng bọc thực phẩm từ 3 đến 5 tiếng để tăng hiệu quả giảm đau của sản phẩm.
4 Chống chỉ định
Trẻ em dưới 5 tuổi.
Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Dầu gừng bé Thơ 10ml: công dụng, cách dùng, lưu ý sử dụng
5 Tác dụng phụ
Chưa có dữ liệu về việc xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu ngải cứu Việt. Nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ là tác dụng phụ của sản phẩm, hãy liên hệ với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
6 Tương tác
Hiện tại chưa ghi nhận tương tác xảy ra giữa tinh dầu ngải cứu và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng để hạn chế tối đa tương tác không mong muốn có thể xảy ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi sử dụng.
Không bôi sản phẩm lên vùng mí mắt hoặc miệng.
Chỉ sử dụng ngoài da, không sử dụng Tinh dầu ngải cứu Việt cho các vết thương hở, vết loét hoặc đang bị chảy máu.
Sau khi lấy sản phẩm, cần đậy chặt nắp và để nơi cao ráo để tránh làm vỡ lọ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không sử dụng sản phẩm lên các đối tượng này vì một số biến cố bất lợi có thể xảy ra cho thai nhi và trẻ đang bú mẹ.
7.3 Bảo quản
Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Để xa sản phẩm khỏi tầm với của trẻ em.
Nhiệt độ bảo quản là dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty TNHH TM&DV Dược phẩm G24
Đóng gói: Hộp 1 lọ 180ml
Sản phẩm tinh dầu ngải cứu Việt không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
9 Tinh dầu ngải cứu Việt giá bao nhiêu?
Tinh dầu ngải cứu Việt giá bao nhiêu? Hiện nay sản phẩm đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Tinh dầu ngải cứu Việt mua ở đâu chính hãng?
Tinh dầu ngải cứu Việt mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Review về sản phẩm tinh dầu ngải cứu Việt
Là sản phẩm của người Việt, chiết xuất từ các dược liệu quý của Việt Nam như ngải cứu, mật gấu, khúc tần, dây đau xương,..Sản phẩm có tác dụng tốt với các trường hợp đau nhức xương khớp, bầm tím.
Chị Thu Hà, Thái Nguyên chia sẻ: 'Bố chồng mình hay bị tê bì chân tay và đau nhức các khớp xương. Từ khi biết đến Tinh dầu ngải cứu Việt, mình đã mua cho bố sử dụng thử và thấy rất hài lòng. Sản phẩm có mùi thơm từ dược liệu rất dễ chịu, lúc đầu bôi lên da thấy mát xong đó nóng dần lên, theo mình biết lúc đó là sản phẩm bắt đầu phát huy công dụng. Từ ngày sử dụng, bố mình thấy tình trạng đau nhức xương khớp được cải thiện rất nhiều, tối ngủ ngon hơn, trái gió trở trời cũng không còn thấy đau mỏi nữa. Bé nhà mình 10 tuổi thỉnh thoảng có vết bầm tím mình cũng sử dụng sản phẩm để bôi cho con và thấy rất an toàn. Trong nhà mình lúc nào cũng có 1 lọ Tinh dầu ngải cứu Việt vì tính ứng dụng cao của nó.'
12 Ưu nhược điểm của Tinh dầu ngải cứu Việt
13 Ưu điểm
- Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần từ dược liệu nên được đánh giá là an toàn với người sử dụng, khả năng xuất hiện tác dụng phụ thường ít.
- Là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam do đó giá thành khá rẻ và dễ tìm mua trên thị trường.
- Sản phẩm được bào chế dưới dạng tinh dầu bôi ngoài da do đó rất thuận tiện cho đa số người dùng.
- Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng lá ngải cứu có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa trong điều trị chán ăn, achlorhydria, viêm dạ dày và đầy hơi. Ngoài ra, nó còn thể hiện đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. [1].
- Người ta đã chứng minh được rằng các thành phần hóa học trong cây Quế chi không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mà nó còn có khả năng chống lại một số căn bệnh ung thư. [2].
- Các chất chiết xuất hydroalcohol của lá ngải cứu ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm và chống co thắt còn có tác dụng hạ huyết áp, tăng cườngg miễn dịch của cơ thể, giúp chúng ta chống lại một số căn bệnh. [3].
14 Nhược điểm
- Sản phẩm được đóng gói trong lọ thủy tinh do đó nếu không cẩn thận có thể làm vỡ lọ.
- Có thể gây bẩn quần áo trong quá trình sử dụng.
- Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Wichtl, M (Ngày đăng năm 2004). Herbal drugs and phytopharmaceuticals: a handbook for practice on a scientific basis, Google Scholar. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Manjeshwar Shrinath Baliga 1, Rosmy Jimmy, Karadka Ramdas Thilakchand, Venkatesh Sunitha, Neeta Raghavendra Bhat, Elroy Saldanha, Suresh Rao, Pratima Rao, Rajesh Arora, Princy L Palatty (Ngày đăng năm 2013). Ocimum sanctum L (Holy Basil or Tulsi) and its phytochemicals in the prevention and treatment of cancer, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Júlia Movilla Pires 1, Fúlvio R Mendes , Giuseppina Negri , Joaquim M Duarte-Almeida , Elisaldo A Carlini (Ngày đăng tháng 2 năm 2009). Antinociceptive peripheral effect of Achillea millefolium L. and Artemisia vulgaris L.: both plants known popularly by brand names of analgesic drugs, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022